700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

Chỉ báo vùng đáy là chửi a7 chửi cổ đất trên các diễn đàn ai ai cũng cắt lỗ cổ BDS thì mình ôm vào. thể nào cũng xx vài lần

2 Likes

dất thực tế có gặp khó khăn nhưng làm gì có chết, chỉ chờ gió đông thôi. Vậy mà cổ đất lại down hơn 80% hết. Thật là phi lí

1 Likes


A7 nói chỉ chuẩn. Bao giờ khắp nơi chửi bới A7 thì chuẩn bị tiền mà xúc vì đó là chỉ báo vùng đáy chuẩn nhất

2 Likes

ở VN mình, kẻ nào coi thường đất thì chỉ sớm hay muộn sẽ trở thành ăn mài hết. Lịch sử hàng nghìn năm chứng minh kẻ ôm đất muôn đời thịnh. Nhìn thực tế xung quanh đi, đừng nghe bọn lí thuyết suông, bọn mọt sách chỉ biết đi làm thuê thôi, biết gì mà dạy đời thiên hạ

1 Likes

Ai yêu đất quý đất ôm cổ đất lúc khủng hoảng đều giàu hết
haha

2 Likes

Thật hãi hùng mọi thứ đang đi đúng kịch bản này

3 Likes

rảnh xem video a7 1 năm thành cao thủ

3 Likes

Đại gia nào ở VN cũng phải ôm đất, ôm tiền vàng thì rủi ro cao, đầu tư kinh doanh sản xuất thì bị bọn quan lại nó chèn ép và đẻo từng miếng thịt mỗi ngày, thuế phí bôi trơn thì vô số kể, làm được 10d phải chi cho bọn nó hết 7đ. Nhiều khi sau mấy mươi năm làm ăn kinh doanh chả được gì, chỉ nhã mật nuôi bọn tham nhũng, … chán! Còn chăng chỉ có đất. Đất là người Mẹ

Bọn làm doanh nghiệp là con cừu. Nuôi béo quá ko lớn được ko lấy được lông nữa thì thịt. Còn giá trị lợi dụng thì còn được sống

3 Likes

chuẩn đấy, đó là lí do tại sao HPG có tiền mặt liền qua bđs, VND cũng thế, trùm của trùm tài phiệt của VN là bọn bank cũng cho tài sản đảm bảo các khoản vay là bđs. Họ se ôm bđs hết nếu doanh nghiệp khg chịu nổi

1 Likes

RỒi ông So DBC cũng múc đất rồi. Ông Chủ PTB cũng làm mấy cái dự án BDS ở Quy nhơn rồi.

3 Likes

đúng, cuối cùng khi có tiền thì các đại gia của VN đều quay về ôm đất thôi. Chỉ có bọn khóc thuê mới chê đất và chả hiểu mịa gì

1 Likes

vào nhóm săn siêu cổ của mình không. Nhóm đang thiếu một số anh em chuyên cổ đất. Mình bận quá con cái bận rộn

3 Likes

không, mình chinh chiến bao năm đơn độc quen rồi bác, chỉ thíc người ae thiện lành nào cùng chí hướng vào trao đổi đàm đạo cho vui thôi

2 Likes

nay kết phiên bđs và đtc chắc tím hết à

Tàu đã đi đúng hướng rùi, cứ thế giương buồm theo gió lướt sóng về tới bến đỗ nha người ae!

Đã chịu bấm nút thì nhanh lắm nha!

Cận cảnh loạt dự án bất động sản được chọn gỡ vướng ở TP.HCM

NGỌC HIỂN

Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản TP.HCM là lãnh đạo UBND TP cùng các sở ngành đã tổ chức cuộc họp gỡ vướng cho từng doanh nghiệp, với 7 dự án được ưu tiên xử lý trong cuộc họp chiều 20-2.

Các dự án đã được cấp phép nhưng vướng thủ tục, pháp lý nên phải dừng triển khai, hiện được UBND TP tổ chức họp, lắng nghe những vướng mắc theo thẩm quyền giải quyết của TP. Trong ảnh là thực trạng dự án 30,2ha phường Bình Khánh tại TP Thủ Đức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tin mừng cho doanh nghiệp bất động sản

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Công ty TNHH Gotec Việt Nam cho biết TP.HCM tổ chức cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho từng dự án bất động sản là tin mừng cho doanh nghiệp này, cũng như nhiều doanh nghiệp khác đã gặp những vướng mắc thời gian qua.

Phía Gotec cho hay chưa thể mở bán dự án bất động sản nên đang hoạt động cầm chừng, chờ đợi những động thái tích cực từ cơ quan chức năng để tiếp tục chi trả những khoản phí như nhân sự, triển khai dự án, trả nợ cho đối tác…

Theo vị này, doanh nghiệp kỳ vọng những động thái tích cực từ cuộc họp sẽ mở ra tín hiệu tốt cho các dự án bất động sản trên địa bàn TP, riêng dự án này có thể thực hiện cam kết ký hợp đồng mua bán với các khách hàng trong tháng 3.

Còn khoảng 116 dự án bất động sản gặp vướng

Các dự án gặp vướng được UBND TP xem xét gỡ vướng trong cuộc họp ngày 20-2 bao gồm: dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp đường Bến Nghé (phường Tân Thuận Đông, quận 7); khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú); dự án chung cư Cửu Long (phường 1, quận 4);

khu phức hợp Sóng Việt (khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức), khu nhà ở Thiên Lý (phường Phước Long B, TP Thủ Đức), dự án 30,2ha phường Bình Khánh (TP Thủ Đức) và dự án chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1).

Các dự án trên của các doanh nghiệp như Công ty TNHH Gotec Việt Nam, Công ty Gamuda Land, Công ty Quốc Lộc Phát, Công ty An Thiên Lý, Công ty Việt Hưng Phú, Tập đoàn Novaland…

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, các dự án này gặp vướng mắc liên quan đến các thủ tục mở bán căn hộ, vướng mắc ở khâu tính thuế đất, giấy phép xây dựng, xác định lại giá đất, dự án vướng thanh tra, kiểm tra…

Ông Bùi Xuân Cường - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết TP.HCM sẽ lập tổ công tác để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án bất động sản. Hiện nay ở TP.HCM có khoảng 116 dự án gặp vướng, trong đó có 38 dự án ưu tiên tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm.

Dưới đây là chùm ảnh do Tuổi Trẻ Online vừa ghi nhận về hiện trạng của 7 dự án bất động sản đang gặp vướng mắc.

Dự án chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1) đã được UBND TP.HCM trao quyết định chấp thuận đầu tư. Tập đoàn Novaland là nhà phát triển dự án với tên thương mại là Grand Manhattan. Dự án này gặp vướng liên quan đến nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khu phức hợp Sóng Việt thuộc lô đất 1-17 của khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) có tổng mức đầu tư dự kiến 7.300 tỉ đồng. Hiện Công ty CP bất động sản Sơn Kim (Sơn Kim Land) là nhà phát triển dự án, tên thương mại của dự án là The Metropole Thủ Thiêm. Năm 2019, Thanh tra Chính phủ kết luận dự án này được UBND TP.HCM chỉ định nhà đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tính và thu tiền sử dụng đất. Đến nay, các vướng mắc liên quan vẫn chưa tìm được lối ra - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự án 30,2ha phường Bình Khánh (TP Thủ Đức) do Công ty TNHH phát triển quốc tế Thế Kỷ 21 làm chủ đầu tư, sau này được Novaland mua lại với tên thương mại là The Water Bay. Dự án đang bị tạm ngưng xây dựng để thanh tra, kiểm tra. Theo Thanh tra Chính phủ, TP.HCM đã không thực hiện đấu giá theo quy định, tính tiền sử dụng đất không đúng thời điểm giao đất đối với dự án - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (Celadon City, quận Tân Phú) hiện do Gamuda Land phát triển. Do những vấn đề liên quan đến chuyển nhượng dự án và nghĩa vụ đóng thuế, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị UBND TP thu hồi số tiền 514 tỉ đồng với quan điểm cho rằng UBND TP đã khấu trừ khoản tiền này vào tiền sử dụng đất là không đúng quy định. Những vấn đề liên quan đến việc đóng thuế, tính thuế khiến dự án gặp vướng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Công ty TNHH Gotec Việt Nam cho rằng dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại đường Bến Nghé (phường Tân Thuận Đông, quận 7) do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư đã hoàn thành phần móng, hầm và tầng 1, đã đủ điều kiện được bán, cho thuê mua đối với nhà ở thương mại. Tuy nhiên, dù nhiều lần nộp hồ sơ mà doanh nghiệp này vẫn nhận được câu trả lời là “đang rà soát”. “Các khoản thiệt hại trước mắt là khoảng 1.052 tỉ đồng cho tổn thất về doanh thu và chi phí. Về lâu dài nếu không sớm giải quyết cấp thông báo đủ điều kiện bán, chúng tôi sẽ không còn khả năng chi trả chi phí và duy trì hoạt động, dẫn đến mức độ thiệt hại sẽ lớn hơn”, công ty này cho hay - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự án chung cư Cửu Long (1 Tôn Thất Thuyết, quận 4, TP.HCM) được CapitaLand mua lại và đặt tên thương mại là De La Sol. UBND TP.HCM từng ban hành quyết định số 596 chấp thuận đầu tư cho dự án này với diện tích 14.474,1m2, quy mô 870 căn hộ, trong đó 261 căn hộ phục vụ nhu cầu tái định cư cho người dân trên địa bàn quận 4. Hiện dự án này còn vướng mắc pháp lý về giấy phép xây dựng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dự án khu nhà ở Thiên Lý tại phường Phước Long B (TP Thủ Đức) do Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ An Thiên Lý làm chủ đầu tư. Dự án này có quy mô 17,4 ha, có quyết định giao đất từ tháng 6-2007, quy hoạch chi tiết 1/500 tháng 8-2009 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành các hạng mục của dự án - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thấy có gió đông cái là Media nhà ta thi nhau chém gió vuốt đuôi nhé

Chiến dịch giải cứu ngành bất động sản của Trung Quốc

Chính phủ, địa phương, các ngân hàng và cả hãng địa ốc Trung Quốc đã nghĩ ra nhiều cách chưa từng có để chấm dứt khủng hoảng trong ngành này.

Tháng trước, Viện Nghiên cứu Beike (Trung Quốc) cho biết 30 thành phố nước này đã hạ lãi suất cho vay mua nhà với người mua lần đầu xuống 4,1% hoặc thấp hơn. 4,1% được coi là mức lãi suất rất thấp tại nước này. Tháng 9/2021, lãi vay mua nhà tại 100 thành phố Trung Quốc đạt đỉnh là 5,74%, theo SCMP.

Các số liệu trên cho thấy nỗ lực của giới chức địa phương trong việc nới lỏng hạn chế với hoạt động vay mua nhà, trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc cố gắng vực dậy ngành bất động sản. Ngày 5/1, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thậm chí cho biết nếu giá nhà xây mới giảm 3 tháng liên tiếp trong năm nay, các địa phương có thể chọn giữ nguyên, hạ thấp hoặc thậm chí bỏ lãi suất cho vay tối thiểu với người mua nhà lần đầu.

Thông báo này được đưa ra cùng ngày với phát biểu của Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn. Đó là nước này cam kết “hỗ trợ mạnh tay” cho người mua nhà lần đầu, thông qua giảm lãi suất cho vay và tỷ lệ tiền trả trước mua nhà.

Cũng trong tháng 1, Xinhua đưa tin giới chức Trung Quốc đang soạn thảo kế hoạch hành động gồm 21 điểm, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho “các hãng xây dựng chất lượng tốt” gặp khó. Kế hoạch này nhằm đẩy nhanh gói cho vay trị giá 150 tỷ nhân dân tệ (21,8 tỷ USD) đã công bố trước đó dành cho việc bàn giao nhà. Chính phủ Trung Quốc dự định lập thêm quỹ hỗ trợ đặc biệt trị giá 200 tỷ nhân dân tệ cho việc này, cũng như sớm công bố gói vay trị giá 100 tỷ nhân dân tệ với nhà cho thuê.

Kế hoạch này còn đề cập đến thỏa thuận giữa các tổ chức tài chính và hãng bất động sản để “gia hạn nợ ở mức hợp lý”. Theo Xinhua, giới chức sẽ thử nghiệm nới chính sách “ba lằn ranh đỏ” với 30 công ty bất động sản.

Cỏ dại mọc trong một dự án dang dở của Evergrande tại Giang Tô. Ảnh: Reuters

Cỏ dại mọc trong một dự án dang dở của Evergrande tại Giang Tô. Ảnh: Reuters

Thị trường bất động sản Trung Quốc rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2021. Khi đó, hàng loạt doanh nghiệp, từ các hãng tư nhân lớn như China Evergrande Group đến các công ty được chính phủ hậu thuẫn như CIFI Holdings, đều gặp khó về dòng tiền và khả năng trả nợ.

Nguyên nhân được cho là chính sách “ba lằn ranh đỏ” của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến nhiều hãng địa ốc nước này vỡ nợ. Hai năm qua, có khoảng 50 hãng đã vỡ nợ trái phiếu nước ngoài, với quy mô 100 tỷ USD, theo JPMorgan. Những doanh nghiệp thoát vỡ nợ thì luôn trong tình trạng bấp bênh và khó vay vốn mới.

Đến giữa năm ngoái, tình hình càng nghiêm trọng. Giá nhà tại Trung Quốc liên tục lao dốc. Nhiều dự án đình trệ vì thiếu vốn. Làn sóng ngừng trả nợ mua nhà bùng lên khắp nơi. Chiến dịch chống Covid-19 cứng rắn của Trung Quốc càng giáng đòn lên niềm tin trên thị trường.

Trong khi đó, bất động sản lại là ngành quan trọng của kinh tế Trung Quốc, với quy mô 18.200 tỷ nhân dân tệ (hơn 2.500 tỷ USD). Hơn hai phần ba tài sản của các hộ gia đình ở thành thị gắn liền với bất động sản.

Bắc Kinh vì thế phải thay đổi chính sách, tìm cách vực dậy ngành này. Tháng 3/2022, chính phủ Trung Quốc ngừng chương trình thử nghiệm áp thuế bất động sản. Họ cũng liên tiếp thúc giục các tổ chức tài chính hỗ trợ ngành này.

Đến tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh tung Kế hoạch 16 điểm nhằm cứu thị trường bất động sản đã được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và Ủy ban Quản lý Ngân hàng - Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) đưa ra hồi giữa tháng. Kế hoạch này cung cấp hướng dẫn cho giới chức tài chính trên cả nước, tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản của các doanh nghiệp và sẽ nới lỏng tạm thời hạn chế về vay ngân hàng.

Việc này đánh dấu nỗ lực toàn diện của Trung Quốc nhằm giải cứu thị trường mà Thống đốc Yi Gang từng kỳ vọng sẽ “hạ cánh mềm”. Vài tuần sau đó, hàng loạt ngân hàng Trung Quốc thông báo sẽ bơm hàng trăm tỷ USD vào bất động sản. Đây được coi là thành công bước đầu của kế hoạch này.

Cụ thể, sáu ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc sẽ bơm 140 tỷ USD vào thị trường. Số vốn trên chủ yếu để phát triển bất động sản, thế chấp cho khách hàng, mua bán – sáp nhập, cung cấp tài chính cho chuỗi cung ứng và đầu tư trái phiếu.

Trước đó, Ngân hàng Bank of China cho biết dự kiến hỗ trợ thêm nhiều hãng bất động sản, sau khi đã ký thỏa thuận cung cấp 100 tỷ nhân dân tệ (14 tỷ USD) cho China Vanke - hãng địa ốc lớn thứ ba Trung Quốc về doanh số. Country Garden - hãng bất động sản lớn nhất Trung Quốc - cũng tiết lộ trên SCMP rằng đã ký thỏa thuận chiến lược lâu dài với Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc.

Ngân hàng Công Thương Trung Quốc thì tuyên bố cho vay 655 tỷ nhân dân tệ với 12 doanh nghiệp. Còn Ngân hàng Xây dựng đã ký hợp đồng với 8 hãng địa ốc.

Các nhà băng cũng nghĩ ra những cách chưa từng có để khuyến khích vay mua nhà. Mới đây, một số ngân hàng tại Nam Ninh, Hàng Châu, Ninh Ba và Bắc Kinh nâng giới hạn tuổi của người vay mua nhà lên 80-95 tuổi. Điều này đồng nghĩa người 70 tuổi cũng có thể vay với kỳ hạn 10-25 năm. Đây là công cụ kích cầu, do nó có thể giảm được gánh nặng trả nợ hàng tháng.

Chính quyền địa phương cũng tham gia công cuộc giải cứu. Tháng 6/2022, Meishan - thành phố tại Tứ Xuyên - cho biết trợ giá cho việc mua nhà mới trong năm. Ôn Châu - một thành phố ở Chiết Giang - cho phép người mua nhà lần đầu chỉ trả lãi trong 3 năm đầu. Huainan - thành phố tại An Huy - đã đề nghị các ngân hàng tăng cho vay và giảm thời gian chấp thuận vay với người mua nhà lần đầu.

Bản thân các công ty địa ốc cũng đưa ra nhiều ưu đãi để hút khách hàng. Tháng 6/2022, hãng địa ốc Central China Real Estate nhận thanh toán bằng lúa mỳ, tài trợ cho các nông dân tối đa 160.000 nhân dân tệ (24.000 USD) để bù vào khoản tiền trả trước mua nhà trong dự án chung cư River Mansion của công ty này ở Thương Khâu (Hà Nam). Vài tuần trước đó, họ cũng đề nghị lấy tỏi từ những người đang tìm mua nhà ở một dự án khác tại thành phố Khai Phong.

Ở Vu Hồ (An Huy), thay vì bám sát giá sàn được chính phủ quy định, Golden Scale House - một dự án chung cư ở ngoại ô thành phố - đã chào mời khoản hỗ trợ sửa chữa lên tới 230.000 nhân dân tệ trong vòng một tháng sau khi giao dịch hoàn tất.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng tất cả biện pháp trên chưa phát huy được nhiều tác dụng. CNN đánh giá thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang chìm trong suy thoái chưa từng có. Giá nhà mới tại nước này đã giảm 16 tháng liên tiếp, tính đến hết tháng 12 năm ngoái.

Doanh số bán nhà của 100 hãng địa ốc hàng đầu Trung Quốc năm ngoái chỉ bằng 60% năm 2021. Số nhà xây mới được bán ra tại 30 thành phố lớn cũng giảm 31% trong năm 2022 và tiếp tục đi xuống tháng trước, theo hãng cung cấp dữ liệu tài chính Wind.

Số liệu chính thức cũng cho thấy diện tích mặt sàn nhà ở được bán tại Trung Quốc giảm gần 27% năm ngoái. Trong khi đó, đầu tư vào bất động sản giảm 10%.

Các nhà phân tích cho rằng bất chấp các biện pháp kích thích được tung ra, không phải tất cả hãng bất động sản đều có thể tồn tại qua khủng hoảng. “Những thông báo hỗ trợ trong vài tháng qua cho thấy rõ ràng Bắc Kinh chỉ củng cố tài sản cho một số hãng họ coi là tốt, và kỳ vọng những công ty này tiếp quản dự án chậm tiến độ từ các hãng đang gặp khó”, Janz Chiang – nhà phân tích tại Trivium China nhận định trên SCMP.

Trong báo cáo hồi đầu tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. “Các chính sách gần đây của giới chức nước này rất đáng hoan nghênh. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, Trung Quốc cần hành động thêm để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản này”, Thomas Helbling – Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại IMF cho biết.

Ông cho rằng các chính sách hiện tại chủ yếu giải quyết vấn đề tài chính cho các hãng vẫn đang trong tình trạng tốt. Trong khi đó, vấn đề với các hãng địa ốc gặp khó khăn và tình trạng lượng lớn nhà chưa hoàn thiện thì vẫn tồn tại.

Dẫu vậy, Zhengxin Zhang – đại diện của Trung Quốc trong ban giám đốc IMF lại phản đối điều này. Zhang cho rằng thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn hoạt động tương đối suôn sẻ và “không trong tình trạng khủng hoảng”. Zhang nói đây chỉ là “diễn biến tự nhiên của quá trình giảm đòn bẩy trong vài năm qua”.

“Những rủi ro liên quan chỉ mang tính cục bộ và là vấn đề của riêng các công ty. Tác động lên phần còn lại của thế giới sẽ là tương đối nhỏ”, người này khẳng định.

Hà Thu

Bank nhà mình cũng sớm học theo thôi!

Nhà băng Trung Quốc cho khách vay mua nhà đến năm 95 tuổi

Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm đến mức các ngân hàng nghĩ ra nhiều cách độc đáo, như cho người vay trả góp đến năm 95 tuổi.

Một số ngân hàng tại Nam Ninh, Hàng Châu, Ninh Ba và Bắc Kinh vừa nâng giới hạn tuổi của việc vay mua nhà lên 80-95 tuổi. Điều này đồng nghĩa người 70 tuổi cũng có thể vay mua nhà với kỳ hạn 10-25 năm.

Yan Yuejin – nhà phân tích bất động sản tại E-House China Holdings - cho rằng giới hạn tuổi mới vừa nhằm kéo thị trường đi lên, vừa để phù hợp với bối cảnh dân số Trung Quốc già đi. “Về cơ bản, đây là công cụ kích cầu mua nhà, do nó có thể giảm được gánh nặng trả nợ hàng tháng”, ông cho biết.

Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang chìm trong suy thoái chưa từng có. Giá nhà mới tại nước này đã giảm 16 tháng liên tiếp, tính đến hết tháng 12 năm ngoái. Doanh số bán nhà của 100 hãng địa ốc hàng đầu Trung Quốc năm ngoái chỉ bằng 60% năm 2021.

Yan nói rằng cách này cũng tương tự “cho vay nhiều thế hệ”. Nếu người vay chưa thể trả hết, con cháu của họ sẽ tiếp tục việc này.

Theo Beijing News, một chi nhánh Bank of Communications trong thành phố cho biết chính sách mới đi kèm điều kiện khoản vay phải được con cái người vay bảo lãnh. Tổng thu nhập hàng tháng của họ ít nhất phải gấp đôi tiền trả góp hàng tháng.

Trước đây, giới chức quản lý ngân hàng Trung Quốc cho biết tổng tuổi của người vay cộng thời gian vay không nên vượt quá 70. Tuổi thọ trung bình của người dân nước này hiện là 78. Dù vậy, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc chưa lên tiếng về chính sách mới của các nhà băng trên.

Hong Hao – kinh tế trưởng tại Grow Investment Group cho rằng đây là biện pháp “chưa từng có” và “có thể là chiêu marketing thu hút người già vay mua nhà cho con cái”.

Yan thì nói rằng người hưởng lợi chính từ động thái này có thể không phải là người già, mà là lứa tuổi trung niên. Vì họ có thể tận dụng tối đa kỳ hạn vay mua nhà tại Trung Quốc là 30 năm.

Tuy nhiên, Wang Yuchen – luật sư bất động sản tại hãng luật Beijing Jinsu cho rằng các khoản vay mua này “rất rủi ro”. “Người già có năng lực thanh toán tương đối thấp. Một mặt, việc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ khi về già, do vẫn phải trả nợ đến cuối đời. Mặt khác, rủi ro đi kèm có thể chuyển xuống cho con cái họ, khiến nhóm này chịu thêm sức ép tài chính”, Wang kết luận.

Hà Thu (theo CNN

Các bác tin tôi đi, VN mình chậm hay sớm gì các đc cũng bắt chước anh Bạn láng giềng to con của mình thôi. Một lò ra cả đấy

Trung Quốc đưa ra thêm biện pháp để hỗ trợ bất động sản

Trung Quốc lặng lẽ gỡ bỏ các quy định ngăn chính quyền địa phương bán đất. Theo Bloomberg, đây là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm vực dậy thị trường nhà đất và thúc đẩy doanh thu của những thành phố đang chìm ngập trong nợ nần.

Trước đó, trong tháng 2/2021, các cơ quan điều hành Trung Quốc ra quy định hạn chế số lần đấu giá đất của những thành phố lớn ở mức 3 lần mỗi năm. Giới hạn này nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ của các tập đoàn bất động sản trong thời kỳ bùng nổ của bất động sản.

Hai năm sau, những biện pháp hạn chế này không còn cần thiết vì các công ty bất động sản giờ đang thiếu tiền trong bối cảnh thị trường đối mặt với quá nhiều cơn gió ngược.

Do đó, thay vì ngăn chặn, các chính quyền địa phương giờ đây phải đẩy mạnh đấu giá để thu hút những khách hàng mới và hỗ trợ ngân sách. Và đáng lo ngại hơn là 3,650 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 530 tỷ USD) trái phiếu của các chính quyền địa phương sẽ đáo hạn trong năm nay.

Trên thực tế, Bộ Tài nguyên Trung Quốc đã thông báo với ít nhất 2 thành phố rằng họ được phép tổ chức nhiều đợt đấu giá đất trong năm nay. Yan Yuejin, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu & Phát triển Trung Quốc E-house cho biết: “Chính sách mới đã điều chỉnh kế hoạch cung cấp đất đai ‘tập trung’ trước đó".

Bộ Tài nguyên Trung Quốc cũng yêu cầu các thành phố thông báo trước ít nhất ba tháng về các mảnh đất sẽ được bán để đạt được kết quả tốt hơn, Yan nói thêm.

Giá bán đất suy giảm

Cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản đã bóp nghẹt nguồn thu của chính quyền địa phương từ việc bán đất. Trong quá khứ, nguồn thu từ việc bán đất chiếm tới 30% doanh thu của chính quyền địa phương.

Năm 2022, doanh thu từ việc bán đất của các chính quyền địa phương giảm 23% xuống còn 6,690 tỷ Nhân dân tệ, là mức thấp nhất kể từ năm 2018. Điều này buộc một số địa phương phải thắt lưng buộc bụng. Tỉnh Quảng Tây cho biết doanh số bán đất sụt giảm 40% khiến họ phải chi tiêu thấp hơn mục tiêu trong năm ngoái.

Đến nay, thị tường bất động sản Trung Quốc vẫn chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm”. Zhang Kai, Chuyên viên phân tích của China Index Holdings, cho biết để thu hút nhiều bên đấu thầu hơn, chính quyền địa phương đã cho phép người mua đất hoãn thanh toán trong vòng 1 năm. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm tác động từ việc giá trị giao dịch đất đai giảm kỷ lục 48% vào năm ngoái.

Zhang cho biết: “Chính quyền địa phương phải đối mặt với áp lực tài chính trong năm nay. Việc có thêm nhiều đợt bán đất có thể giúp ích một chút, nhưng thị trường chỉ có thể ấm lên khi xu hướng phục hồi của lĩnh vực nhà đất trở nên rõ ràng”.

Doanh thu từ bán đất giảm mạnh trong năm 2022

Các thành phố có thể dựa vào các tổ chức nhà nước để mua đất trong tương lai gần, vì các công ty bất động sản tư nhân đang khủng hoảng tiền mặt và sẽ hạn chế chi tiêu.

Theo China Index Holdings, số lượng giao dịch mua đất của các công ty tư nhân đã giảm khoảng 80% trong năm 2022. Vào tháng 1/2023, chỉ có 3 trong số 100 công ty phát triển bất động sản hàng đầu mua thêm đất, theo dữ liệu của China Real Estate Information Corp.

Các đơn vị phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (LGFV) – vốn đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho xây dựng cầu đường ở Trung Quốc – đã mua hơn một nửa lô đất bán ra trong năm 2022, theo Guangfa Securities.

Tuy nhiên, chuyên viên phân tích Xie Yangchun cảnh báo sự hỗ trợ từ LGFV sẽ không bền vững. Theo dữ liệu của CRIC, những LGFV chỉ mới bắt đầu phát triển 38% số lô đất đã mua trong năm 2021. Với một số LGFV, tỷ lệ nợ của họ chậm chí còn cao hơn so với các công ty bất động sản nặng nợ.

Theo Bloomberg, những năm tới sẽ cực kỳ khó khăn với các chính quyền địa phương ở Trung Quốc. Lượng trái phiếu trị giá gần 15 ngàn tỷ Nhân dân tệ - hơn 40% dư nợ của họ - sẽ đáo hạn trong 5 năm tới. Các tỉnh cũng phải đối mặt với gánh nặng lãi suất ngày càng cao.

Chính quyền địa phương đã trả 1.1 ngàn tỷ Nhân dân tệ tiền lãi trái phiếu trong năm 2022, tăng 21% so với một năm trước đó và là mức cao nhất từ năm 2019, theo tính toán dựa trên số liệu của Bộ Tài chính Trung Quốc.

Lượng trái phiếu đến hạn của LGFV

Hàng loạt biện pháp giải cứu bất động sản

Trước đó, Bắc Kinh đã ban hành một gói giải cứu 16 điểm đối với ngành bất động sản. Thời điểm đó, đây được coi là tín hiệu giải cứu mạnh mẽ nhất của giới chức Trung Quốc.

Các biện pháp được đưa ra bao gồm gia hạn khoản vay cho doanh nghiệp địa ốc, thúc đẩy doanh số bất động sản thông qua giảm khoản tiền thanh toán trước, cắt giảm lãi suất, thúc đẩy những kênh huy động như phát hành trái phiếu, và đảm bảo việc giao nhà cho khách hàng.

Để kích cầu trên thị trường nhà ở, một số ngân hàng đã nâng giới hạn tuổi đến hạn khoản vay mua nhà lên tới 95 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả những khách hàng 70 tuổi cũng có thể vay thế chấp với kỳ hạn 10-25 năm.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI