A7 bảo đừng cãi thiên thời. Dòng dầu khí đang gặp THIÊN THỜI. PVC dẫn sóng

Ngay lúc này lần đầu tiên giá dầu lên 100 đô sau 10 năm với việc thiếu hụt nguồn cung lại thêm chiến tranh Nga-Ukraine đã hiện hữu càng đẩy giá dầu leo thang. PVC dẫn sóng.

Mua ngay PVC cổ phiếu trũng nhất dòng dầu khí. Năm 2014 giá dầu thấp hơn hiện tại mà PVC có giá 45 đấy. Số lượng cổ phiếu lưu hành của PVC từ năm 2014 đến nay vẫn vậy. Giờ giá dầu cao hơn năm 2014 thì PVC xứng đáng có giá 6x

P/s: PVC vốn hóa mua cả công ty chỉ 800 tỷ mà đang có khoản tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hơn 430 tỷ. HƯỞNG LỢI DÀI HẠN TỪ GIÁ DẦU và báo cáo tài chính quý 1/2022 được hoàn nhập 68 tỷ dự phòng giảm giá hàng tồn kho đẩy lợi nhuận PVC tăng mạnh.

Lãnh đạo PVC quyết tâm đưa PVC vào hàng doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng. Link từ trang web công ty PVC: https://pvchem.com.vn/tin-tuc-pvchem/pvchem-san-sang-gia-nhap-khoi-doanh-nghiep-nghin-ti-dong.html

PVC vừa bán xong 2.5 triệu cổ phiếu quỹ mục đích là để mở đường cho việc tăng vốn 1:1 vì theo quy định phải giải quyết xong đống cổ phiếu quỹ thì mới được tăng vốn điều lệ. Đánh chứng khoán mà anh em không đánh game tăng vốn thì đánh game gì :slight_smile:

2 Likes

Giá dầu lên 100 đô rồi trong khi nhiều mã dầu khí giá chỉ đang tương đương lúc giá dầu 65 đô thôi. Cá biệt có PVC giá cổ phiếu đang 20k chỉ tương đương giá dầu 50 đô ==> PVC đang trũng nhất dòng dầu khí là vì thế

Giá dầu lên 100 đô mà các con giời vẫn nghi ngờ sóng dầu khí, vậy thì còn đi xa chỉ mới đang chân sóng ngành thôi. PVC dẫn sóng

Giá thép tăng. Cổ phiếu thép tạo đỉnh sau đó
Giá khí đốt tăng. Cổ phiếu khí đốt tạo đỉnh sau đó.
Giá đường tăng. Cổ phiếu tạo đỉnh sau đó
Giá bđs tăng cổ bđs tạo đỉnh sau đó

Giá dầu tăng vượt đỉnh. Cổ phiếu dầu khí vẫn đang chân đáy??? Múc hay đợi giá dầu lên 150usd mới múc!

1 Likes

PVC chỉ mới chân sóng thôi. 8 năm mới có sóng trở lại, 8 năm giá dầu mới lên 90 đô nên sóng lần này của PVC rất dài

1 Likes

Hết dòng cổ phiếu này tăng đến dòng cổ phiếu khác tăng thôi. Dòng dầu khí 8 năm mới có sóng trở lại nên sóng này rất dài đấy !

Đừng chống lại thiên thời

Một loạt tin tốt đáng chú ý, LAS bắt đầu tăng rồi:

Người ta cứ nói chuyện đao to búa lớn trong khi cái chính yếu nhất là chọn được dòng THIÊN THỜI thì lại không làm được

8 năm rồi mới thấy giá dầu vượt 90 đô

8 năm rồi mới thấy con sóng dầu khí to thế này

ĐỪNG BỎ LỠ

Cổ phiếu dầu khí PVD, PVC, GAS hưởng lợi nhờ chuỗi dự án khủng

ĐỨC MẠNH - Thứ ba, 01/02/2022 14:00 (GMT+7)

Dự án Lô B - Ô Môn sẽ sớm được khởi công trong nửa cuối 2022 được kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam và nhóm cổ phiếu dòng P trong những năm sắp tới.

Sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, tín hiệu tích đã cực xuất hiện sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (16.12.2021) về quản lý và sử dụng vốn ODA thay thế Nghị định 56, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.

Chứng khoán VNDirect kỳ vọng dự án thượng nguồn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối quý II/2022 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong Q2/22, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B - Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2022.

Theo đó, Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư ước tính lên tới 10 tỉ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ước tính khoảng 19,23 tỉ USD sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án (từ dự án thượng nguồn và đường ống dẫn khí). Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Ô Môn với tổng công suất 3.810MW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai.

Do đó, VNDirect tin rằng việc khởi công một dự án trọng điểm như Lô B - Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí trong những năm tới.

Báo cáo của VNDirect Research chỉ ra các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B, bao gồm các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD.

Bên cạnh đó, với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư), GAS cũng được kỳ vọng là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí.

Những cổ phiếu dự báo hưởng lợi từ dự án phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí theo các mốc thời gian. Ảnh: VNDirect Research

Nhìn chung, chuỗi dự án phát triển khí Lô B - Ô Môn mang theo triển vọng tăng trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam trong những năm sắp tới. Theo quan điểm của VNDirect, các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội hơn để tham gia và hưởng lợi từ dự án này, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD, và GAS ở phân khúc trung nguồn (cung cấp khí).

https://media.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2022/1/15/995336/Anh-Chup-Man-Hinh-20.png(image larger than 256KB)

Nhận định của VNDirect về thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn trong dự án Lô B - Ô Môn. Ảnh: VNDirect Research

Tiềm năng tăng giá của những cổ phiếu dầu khí trên là tiến độ dự án nhanh hơn dự kiến và khối lượng công việc cao hơn ước tính dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn nội địa. Rủi ro giảm giá nằm ở sự chậm trễ trong việc phê duyệt đầu tư dự án và trao thầu EPC.

Dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014

Vietstock | 04/02/2022 02:00

Hãy là người đâu tiên bình luận

Dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014

Vietstock - Dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014

Giá dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng vào ngày thứ Năm (03/02) lần đầu tiên kể từ năm 2014, khi nhu cầu các sản phẩm xăng dầu tăng cao trong khi nguồn cung vẫn hạn hẹp.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu WTI tiến hơn 2% lên 90.23 USD/thùng. Lần cuối cùng giá dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng là vào tháng 10/2014. Hợp đồng dầu Brent cộng 1.7% lên 91 USD/thùng. Dầu Brent đã vượt 90 USD/thùng vào ngày 26/01/2022.

Dầu đã có một đợt phục hồi bùng nổ kể từ khi rớt xuống mức đáy kỷ lục hồi tháng 4/2020 khi nhu cầu quay trở lại nhưng các nhà sản xuất vẫn kiểm soát nguồn cung. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như ở Trung Đông cũng khiến thị trường lo ngại.

Dầu WTI đã leo dốc gần 20% từ đầu năm đến nay, nới rộng đà tăng hơn 50% vào năm 2021. Khi giá dầu cao hơn, một số nhà phân tích trên Phố Wall dự báo giá dầu có thể vượt 100 USD/thùng.

Ed Moya của Oanda nói thêm rằng một phần đà tăng giá dầu trong ngày thứ Năm là do nhiệt độ lạnh lẽo và khả năng sản lượng sụt giảm.

“Thị trường đang rất eo hẹp và bất kỳ cú sốc nào đối với sản lượng sẽ khiến giá dầu tăng vọt. Sản lượng của OPEC+ đang được kiểm soát với chiến lược tăng dần, điều đó có nghĩa là dầu có thể sẽ sớm đạt được mức giá 100 USD/thùng”, ông Moya chia sẻ.

Vào ngày 03/02, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đồng minh, một nhóm được gọi là OPEC+, đã quyết định tuân theo kế hoạch đã công bố trước đó và nâng sản lượng dầu tháng 3/2022 thêm 400,000 thùng/ngày. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh OPEC+ phải đối mặt với áp lực, bao gồm từ Mỹ, để nâng sản lượng trong nỗ lực làm dịu đà leo dốc nhanh chóng của giá dầu.

John Kilduff của Again Capital cho biết đà suy yếu của đồng USD vào ngày thứ Năm cũng góp phần giúp giá dầu nhảy vọt. Khi đồng USD tăng, nó làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua nước ngoài.

Ông Kilduff nói thêm rằng mặc dù mốc 100 USD/thùng “dường như không thể tránh khỏi”, nhưng việc đạt được mốc này “sẽ không dễ dàng”. Ông cũng lưu ý nguồn cung đang quay trở lại thị trường, và cho biết những khó khăn kinh tế của Trung Quốc có thể là một rào cản khác.

Giá dầu thô lên 90 USD/thùng chỉ là điểm khởi đầu

21:42 | 31/01/2022

Chia sẻ

Bước nhảy vọt của giá dầu thô hồi đầu tuần này được cho là bắt nguồn từ rủi ro địa chính trị. Tuy nhiên, đó có thể còn là biểu hiện cho đợt tăng tiếp theo của dầu thô.

Đầu tuần này, giá dầu Brent đã có lúc leo lên mốc 90 USD/thùng, lần đầu tiên trong nhiều năm qua. Giới chuyên gia nhận định nguyên nhân giúp giá dầu thô nhảy vọt là nguy cơ chiến tranh giữa Nga và Ukraine .

Tuy nhiên, còn một số lý do chủ chốt hơn, liên quan đến các động lực cung - cầu, đã giúp cho dầu Brent đạt mức cao như thế. Hơn nữa, một số người còn nhận định, việc giá dầu leo lên 90 USD/thùng chỉ mới là khởi đầu cho một đợt tăng mới.

Công suất dự phòng của OPEC rất hạn chế

Gần đây các chuyên gia đã có rất nhiều bài viết về công suất dự phòng của liên minh dầu mỏ OPEC và triển vọng không thực sự khả quan. Công suất dự phòng của OPEC đang trên đà suy giảm vì một số nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu khí đã đi xuống.

Hệ quả là, đầu tháng 1, JPMorgan đã cảnh báo rằng giá dầu Brent có thể tăng lên 125 USD/thùngdo công suất dự phòng của OPEC giảm xuống còn khoảng 4% tổng công suất vào quý IV năm nay.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thậm chí còn bi quan hơn. IEA dự đoán công suất dự phòng của liên minh dầu mỏ có thể mất một nửa xuống chỉ còn 2,6 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2022.

Theo oilprice.com, IEA nhấn mạnh: “Nếu nhu cầu tiếp tục bật tăng hoặc nguồn cung hụt hơi, lượng dự trữ dầu thô thấp và công suất dự phòng eo hẹp sẽ báo hiệu một năm biến động nữa cho thị trường năng lượng toàn cầu”.

Đáng ngại hơn, không chỉ OPEC gặp vấn đề về nguồn cung. Mỹ - nhà sản xuất dầu thô lớn nhất bên ngoài liên minh OPEC, đang bơm dầu ít hơn năng lực thực tế do sức ép từ cổ đông.

Trong vài năm qua, cổ đông không ngừng gây áp lực buộc các công ty dầu mỏ đại chúng của Mỹ phải tăng cường “xanh hóa” hoạt động thay vì tìm kiếm thêm các mỏ dầu khí để khai thác. Càng ngày áp lực càng lớn hơn. Hậu quả là, Mỹ đang cung ứng ra thị trường ít dầu đá phiến hơn công suất thực sự của họ.

https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2022/1/31/crude-oil-16436326175781428303101.jpg(image larger than 256KB)

(Ảnh minh họa: Getty Images).

Nhu cầu dự kiến vượt mức trước đại dịch

Ở diễn biến khác, IEA cho rằng nhu cầu dầu thô hiện giờ có thể cao hơn hơn dự đoán trước đó. Gần đây, cơ quan này đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu dầu thô năm 2022 lên 200.000 thùng/ngày.

Nhu cầu dầu thô không chỉ trở lại mức trước đại dịch mà còn vượt xa con số đó, đạt khoảng 99,7 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, IEA nhấn mạnh. Ở kịch bản đó, giá dầu chắc chắn sẽ tăng lên.

Trong một ghi chú được Wall Street Journal trích dẫn, các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng cho hay: “Thị trường năng lượng đang cùng lúc rơi vào kịch bản tồn kho dầu thô thấp, công suất dự phòng eo hẹp và vốn đầu tư hạn chế”.

Cho nên, Phố Wall dường như đồng thuận rằng giá dầu Brent sẽ đạt mức 100 USD/thùng vào mùa hè năm nay vì các lý do mà Morgan Stanley nêu ra cũng như do chi phí hòa vốn của các nhà sản xuất dầu thô tăng lên. Và trong nửa cuối năm còn lại, giá có thể còn cao hơn.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là giá dầu có thể leo lên mức nào trước khi bắt đầu hạ nhiệt? *Oilprice.com*cho rằng rất khó để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Các công ty dầu mỏ đại chúng tại Mỹ vẫn phải tuân theo ý muốn của cổ đông, những người có vẻ đang tin tưởng rằng nhiên liệu hóa thạch sẽ không có một tương lai tốt đẹp. Nhìn chung, các công ty này không thể làm điều mà họ muốn.

Trong khi đó, OPEC có thể sẽ bơm thêm dầu ra thị trường. Song, liên minh này cũng có thể tiếp tục kiểm soát sản lượng thay vì cho phép các nước thành tự ý bơm dầu. Nguyên nhân là chỉ một số thành viên thực sự có đủ công suất để khai thác dầu thô theo ý muốn của chính họ và Arab Saudi - một trong các thủ lĩnh của OPEC, vẫn rất thận trọng trong chính sách sản lượng.

Về kĩ thuật PVC vượt đỉnh cũ kèm theo vol tăng mạnh. Rất tích cực. Mới vào chân sóng thôi

Trend tăng của giá dầu dễ lên 150 đô vào mùa hè này

Thị trường thế giới cái gì cũng giảm chỉ Dầu là tăng. Đó là thiên thời

=]]zz ờ. Bán Đất r ah. lật mặt hơn cả UPbo.

tôi luôn chúc anh em thành công, đừng nói năng hàm hồ

dầu khí đang gặp Thời đừng chống lại nó