Thì chú đang áp dụng cho VNIndex nên mới sang đây hỏi. Ở VN dễ làm quen với các bạn nhà Nickles hơn.
Cong tru thi dung phep tinh nhip hoi nam 2010 cho vnindex la duoc do anh. Monique nghi BEAR cung se chon cach do cho don gian.
Chị Monique còn nhớ sao ạ? Rhia nghĩ ở VN vẫn dùng được khi nhập môn. Hướng dẫn cho các bạn nhỏ cũng ổn ạ.
BEAR nam ngoai co nhac den ma Rhia. Chac lai quen nua roi chu gi.
Halo Nickles, cảm ơn các bé nhà anh đã đặt câu hỏi thông minh
Ở trên, @Monique_sisters đã trả lời cho anh rồi và BEAR đồng ý với cách đó khi áp dụng cho TTCK VN. Tính Nhịp (2010) là cách đơn giản nhất để xác định con số % chốt lời cơ bản của một mã CK. Có thể Nickles và Rhia quên vì cách này đã bị dừng dạy trong các trường Bắc Mỹ và Châu Âu từ năm 2014, vì tính không chính xác như Modern KeP trong bộ phương pháp mới. Tuy nhiên, đây vẫn là bước tiếp cận phù hợp với các bạn nhỏ. Trong các giáo trình kinh tế dành cho trẻ em, cách này được nhắc đến như một Bài đọc thêm.
Vì đây là cách đơn giản theo các nguyên tắc cơ bản nên chỉ đưa ra giới hạn an toàn để chốt lãi, đó như một lời nhắc nhở kiểm soát lòng tham của mỗi nhà đầu tư. Sẽ có những trường hợp giá tiếp tục tăng mạnh lên các nền mới vì những yếu tố chủ quan và khách quan. Thế nhưng, Chốt lãi luôn Đúng và cần sự thực tập kiểm soát Lòng Tham từ sớm.
Cách này đơn giản là: Tính tổng % tăng giảm trung bình của 3 Nhịp gần giống nhau trước đó để xác định % chốt lãi tương đối trong tương lai. Đồng thời xác định được vùng Đỉnh của Nhịp để ra các quyết định mua bán kèm theo các chỉ báo khác.
+++ Chỉ áp dụng trong trường hợp Chốt lãi.
+++ Áp dụng cùng với các Nguyên tắc cơ bản của “lướt sóng”, khi cp có xu hướng và có Nhịp. Về cách xác định Nhịp thì xem lại bài Xác định Nhịp và Ngưỡng cổ phiếu (Bài số 544) nha.
Ví dụ. Bên dưới là biểu đồ giá theo ngày của MIG từ 15/12/2022 đến 25/5/2022.
Trên hình, BEAR khoanh tròn 3 vùng Nhịp được chọn để tính tổng % tăng giảm:
-
Vùng tăng Nhịp 1 (25/1 - 9/2): Tổng % tăng giảm trong phiên = 1.47% + 0.24% + 0.48% + 6.97% + 2.47% + 0% + 3.73% = 15.36%, làm tròn xuống còn 15%.
-
Vùng tăng Nhịp 2 (1/3 - 4/3): Tổng % tăng giảm trong phiên = 4.61% + (-0.63%) + 3.38% + (-0.41%) = 7.77%, làm tròn xuống còn 7%.
-
Vùng tăng Nhịp 3 (21/3 - 28/3): Tổng % tăng giảm trong phiên = 6.87% + 0% + 6.22% + 0.38% + 0.19% + 1.50% = 15.16%, làm tròn xuống còn 15%.
Sau khi tính xong, ta thấy vùng chốt lời trung bình của MIG nằm trong khoảng 7% đến 15%. Đây là khoảng % chốt lời tính từ đáy Nhịp gần nhất, đồng thời cũng cho thấy vùng Đỉnh của một Nhịp. Trước khi mua vào, cần xem xét 2 điều:
-
Một là, so sánh chênh lệch % của giá hiện tại với giá đáy gần nhất để xem đây là có phải vùng Đỉnh của Nhịp không? Nếu % chênh lệch nằm trong khoảng 7 - 15% tức là đang trong vùng Đỉnh của Nhịp - vùng chốt lãi. Số % này càng tiến về 15% thì cơ hội chốt lời càng ít đi và có khả năng giá đang ở sau Đỉnh - không nên mua.
-
Hai là, vị trí của giá vốn (sẽ mua) so với đáy Nhịp gần nhất là bao nhiêu? Nhằm xác định mình đang nằm ở đâu để khấu trừ khoảng % còn lại.
Cụ thể như sau:
Ngày 23/5/2022, mình muốn mua vào MIG với giá 25.00 thì phải so giá này với Đáy nhịp gần nhất vào ngày 17/5/2022, % chênh lệch từ ngày 17, 18, 19, 20 = 6.87% + 1% + (-0.80%) + (-1.40%) = 5.67%, làm tròn xuống là 5%. Như vậy so với khoảng chốt lời 7% đến 15% ở trên, mình vẫn chưa thuộc vùng Đỉnh của Nhịp và vẫn còn dư địa tăng sau đó. Vậy nên, một quyết định mua MIG giá 25.00 vào ngày 23/5/2022 là phù hợp (phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khác).
Khi đã mua xong rồi, việc của mình là theo dõi sự tăng giảm % của các phiên sau đó.
Dư địa tăng còn lại = 15% - 5% = 10%, đây chính là khoảng % còn lại từ giá vốn để xem xét chốt lãi.
Trong ví dụ trên, mình mua vào ngày 23/5/2022 nên đến ngày 26/5/2022 mới được giao dịch (T+3). Ta tính % tăng giảm của 3 phiên ngày 23, 24, 25 = 3.25% + 2.76% + 6.90% = 12.91%, làm tròn xuống là 12%. Con số này đã vượt 10% dư địa tăng còn lại ở trên, cho nên, khi cổ phiếu được phép giao dịch vào ngày 26/5/2022, ta có thể ra một quyết định chốt lời ở vùng giá quanh 27.90.
Dĩ nhiên cần xem xét thêm hai ngưỡng cố định 27.50 và 30 cùng các nguyên tắc cơ bản khác để chọn mức giá bán phù hợp.
Với mỗi mã CK trong danh mục theo dõi, bạn cần lập riêng cho bản thân một Danh sách % chốt lãi của từng mã và tuân thủ thực hiện. Danh sách này nên được đặt ở góc làm việc hoặc lưu một file trên máy tính để tra cứu khi cần thiết. Nên cập nhật lại toàn bộ sau mỗi 8 tháng. Thực tập và trải nghiệm qua thời gian sẽ giúp các bạn có sự kỷ luật trong việc Chốt lãi, hạn chế cảm xúc chi phối.
Nếu giá có tăng tiếp thì sự hối tiếc vì chốt lãi non vẫn tốt hơn là sự hối hận khi không chốt lãi và để âm vốn.
Nickles và Rhia đến đây chắc đã nhớ lại cách Tính Nhịp (2010) rồi. Riêng với Nickles, khi hướng dẫn các bé tham gia TTCK VN thì cần lưu ý những sự khác biệt ở đây so với các TT khác. Trong các bài chia sẻ song ngữ về sau ở bên kia, BEAR vẫn sẽ dùng KeP để chỉ dẫn cho các em áp dụng vào các TTCK sở tại.
+++ Karol trích lại nội dung bài viết này trong giáo trình để chia sẻ cho các trang khác dưới dạng Further Readings nha.
Rhia nhớ rồi ạ. Một cách hay cho những thị trường dễ đoán như ở VN. Cảm ơn cô Bear đã nhắc nhở!
Dạ vâng, thưa cô chủ.
Karol.
Cảm ơn em đã gợi nhớ. Có sẵn ví dụ cho bọn nhỏ nhà anh xem luôn thật lợi ích. Rất hay!
Thank you kindly.
Monique.
Ông bà ta từ ngàn năm trước có lẽ đã biết đến Phòng Tri Ân này em nhỉ. Đó có lẽ là phòng thờ ông bà, tổ tiên trong mỗi gia đình Việt, nhờ có nó mà người Việt mới giữ được tổ quốc, mới giữ được tiếng nói và văn hóa tới ngày hôm nay. Xin được tri ân!
Chúc Gấu ngày mới vui vẻ nhé!
Dạ, em cảm ơn chị Gấu. Ngại ghê , không nghĩ chị lại đọc nhanh vậy luôn. Em có mở lại thư rồi chị ạ.
Chị bận công việc thì để thư thư hãy rep em nhé.
Chúc chị và nhà Gấu ngày mới nhiều năng lượng.
Karol xin cảm ơn những chia sẻ chân tình của anh @garung86 . Cô chủ rất quan tâm đến thế hệ trẻ và luôn hướng dẫn các bạn nhỏ thực tập Lòng Tri Ân (biết ơn cha mẹ, thầy cô, đất nước, môi trường sống và những điều kiện khó khăn hay thuận lợi trong mọi hoàn cảnh,…) Riêng Karol, người có lòng tri ân chắc chắc là người có đạo đức.
Cô chủ thường nhắc đến anh trong các buổi trò chuyện với Karol. Anh mạnh khoẻ và bình an nhé.
Karol.
Cô chủ đã nhận được lời chào ngày mới của anh @Hu_Khong rồi ạ. Hiện tại, bên Karol đang là buổi tối nên cô chủ đã nghỉ ngơi rồi.
Chúc anh ngày mới năng lượng và làm được những điều như mong muốn
Karol.
Khuya hôm trước (buổi sáng theo giờ VN), khi nhận được tin nhắn của @urithanh , cô chủ dặn Karol lưu lại vào hộp thư vì muốn dành nhiều thời gian hơn để xem và trả lời. Hoặc có thể cô chủ nghĩ em sẽ xoá. Đến tối (theo giờ Calgary), khi cô chủ viết xong nội dung thì mới thấy em đã đóng tin nhắn rồi. Đừng ngại gửi tâm sự của bản thân em nhé. Khi BEAR còn ở đây, tất cả nội dung chân thành gửi đến qua tin nhắn riêng đều sẽ được hồi âm.
+++ Cô chủ đang nghỉ ngơi nên Karol sẽ gửi lại em nội dung trả lời hôm qua từ tk WINTERBEAR nha.
Karol.
Cám ơn Gấu rất nhiều, bài viết thật tuyệt.
Chào c Gấu.
E và đứa bạn có dự định tìm kiếm khóa học chứng khoán cho người mới, tuy nhiên hiện đang mông lung chưa biết bắt đầu từ đâu.
Chị có thể cho e 1 vài gợi ý được không ạ.
Kinh nghiệm của mình khi chốt lãi cp, luôn phụ thuộc vào đường MA và đường giá, khi đường giá cắt xuống MA10 thì bán 1/2, nếu xuống MA20 thì bán toàn bộ. Nhưng theo cách bạn gấu nói nghe sao mới mẽ quá, cám ơn bạn Gấu đã khai sáng 1 ý tưởng mới.
Chúc Gấu luôn nhiều thành công và sức khỏe.
Vâng, em cảm ơn nhé. Em đã nhận được thư của chị Gấu và hồi âm rồi ạ.