[HỖ TRỢ] Lựa chọn vùng giá mua bán - Hành trình của Hiểu biết và Yêu thương

Vâng bác, mấy tấm avatar là “giả” hết, bữa nào đổi hình đeo khẩu trang cho bác nhận ra cho dễ nha :rofl:

Bác đoán đúng rồi, mình đổi theo tâm trạng, bữa nào vui thì xanh, buồn thì đỏ. Vậy thôi ạ :smiling_face_with_three_hearts: :four_leaf_clover:

193 Likes

Cảm ơn cô Gấu nhiều! Mình mới tham gia thêm ck thôi, cho đỡ lạc hậu. Hì
Mình có cầm C4G từ trước chia và cũng rất thích em ấy, hôm nay thấy em ấy khoẻ ghê. Có thêm những lời này của Gấu thì càng tự tin để nắm giữ (cả hàng chờ về nữa)
À, cực hâm mộ cách nói chuyện thông minh, tinh tế và dễ mến của bạn Gấu. Chúc bạn luôn giữ được phong độ và thần thái như vậy nhé

1 Likes

Bạn winterbear ơi, bạn cho nhận xét về KBC với. Tôi đã nghiên cứu FA mã KBC thấy cũng có triển vọng, dựa trên dự phóng về doanh thu và lợi nhuận năm nay từ KĐT Tràng Cát, định giá phải trên 60. Rồi xem TA thấy nó xây nền khá chắc quanh vùng 57-58, nên mua nó. Hàng về thì nó giảm xuống 52. Tôi không dùng margin nên chắc gồng lỗ thôi. Tôi bị lỗi y như lần mua mã IDC, FA và TA tốt, vào phát lỗ luôn. Thị trường của mình chơi khó quá

1 Likes

Nay bận bịu với công việc quá, giờ mới rãnh rãnh xíu. Chút bác hàng xóm @WINTERBEAR có một ngày 8/3 nhiều niềm vui và ý nghĩa nhé!!!

2 Likes

Vâng ạ. Lạc hậu hay không cũng là do mình nghĩ thôi ạ. Miễn là mình có đời sống tốt và khỏe mạnh là hạnh phúc rồi. Rất vui khi bác cũng đang giữ C4G như mình. Chúc may mắn ạ :four_leaf_clover:

194 Likes

Mình rất đồng cảm với chia sẻ của bác :pensive:

Thật ra, KBCGEX là hai mã được các bạn hỏi nhiều nhất và mình cũng nhắc các bạn nhiều lần hai mã này phù hợp với đầu tư dài hạn, nếu “lướt” thì không hiệu quả. Tuy nhiên, số người có khả năng giữ dài hạn trên 12 tháng là rất ít. Nếu bạn nào để dành được như trên thì cứ giữ thôi. Đồng thời, cá nhân mình không muốn “đụng chạm” đến các đội nhóm đang “đẩy” cho những mã cp như vậy. Gần đây cũng nổi lên TSC, đang được mọi người quan tâm. Đối với mình thì Không, đầu tư vào TSC là một “trò hề” của bọn “cá mập” :shark: :shark: :shark:

Nếu có thể làm điều gì đó cho bạn và các bạn mới. Thay vì trả lời câu hỏi riêng về KBC, mình sẽ nói về Cách xác định Nhịp trong chứng khoán. Mong những hiểu biết này giúp bạn không phải vướng vào tình trạng “vừa mua thì giảm”, “vừa bán thì tăng”, “không mua không bán thì lỡ nhịp tăng của thị trường”,…

+++ Mình không phải là một chuyên gia tài chính hoặc về chứng khoán, nên sẽ không nói về lý thuyết đã được viết trong sách. Đây là cách hiểu riêng của mình. Bắt đầu thôi :smiling_face_with_three_hearts:

Sự vận động giá đi lên và sau đó đi xuống trong một xu hướng xác định được gọi là một Nhịp. Hoặc có thể hiểu, một Nhịp sẽ có 1 đỉnh và 2 đáy và phải xuất hiện trong một trend tăng hoặc giảm của cp. Nếu cp đó không có xu hướng thì không gọi là Nhịp.

Một xu hướng tăng hoặc giảm phải kéo dài ít nhất 1 tháng. Nếu bạn nào được học về Phân tích kỹ thuật (TA) thì sẽ được học bài Xác định xu hướng (flow trending). Tuy nhiên, mình chắc chắn rằng rất nhiều “broker chính hiệu” đang dạy sai, vì vậy các bạn luôn “lỡ” Nhịp.

Cách nhìn thấy flow treding thường dựa vào kỹ thuật (tỷ lệ chính xác 97%), tuy nhiên có một cách đơn giản hơn (tỷ lệ 73%). Đó chính là nhìn vào vận động giá của cp trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm xem xét. Nếu nền giá sau cao hơn nền giá trước thì là xu hướng tăng. Ngược lại là xu hướng giảm. Nếu đi ngang thì không có xu hướng. Sau khi xác định được xu hướng rồi thì tiếp theo là dự đoán thời hạn của nó. Phần này dựa vào TA sẽ rõ hơn nhưng mình nghĩ, các bạn chỉ cần kẹp nó với chỉ số RSI thôi. Khi nào RSI hướng lên hoặc hướng xuống và đi ngang trên 50 thì xu hướng đó sẽ duy trì trong ít nhất 1 tháng kế tiếp. Hãy nhớ chỉ chọn những cp đang trong xu hướng Tăng thôi nhé.

Sau khi xác định được xu hướng rồi thì xác định Nhịp thôi. Như khái niệm ở trên, trong một xu hướng sẽ có nhiều nhịp. Cứ 1 đỉnh và 2 đáy là một Nhịp. Vậy làm sao để xác định giá đang ở vùng đáy hay đỉnh của một Nhịp?

Một là, Nhịp do người tạo (“người” ở đây là lái). Muốn biết nhịp đang ở giai đoạn nào thì xem lại bài học “bước giá của lái” ở bài viết số 380 nhé. Vì là do người tạo nên nó thường mang tính không ổn định và là nhịp ngắn, thường kéo dài 3 ngày (theo T+2 ở TTCK VN).

Hai là, Nhịp do Ngưỡng. Ngưỡng ở đây KHÔNG phải là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của các đỉnh và đáy trước (gọi chung là “ngưỡng không cố định”) đâu ạ, mà đó là Ngưỡng Cố Định theo bước giá. Những ngưỡng này chính là các bước giá nguyên và + phẩy 2.50 (từ 5) hoặc + phẩy 5 (từ 100) (theo giá ở TTCK VN), ví dụ: 1 - 2 - 4 - 5 - 7.50 - 10 - 12.50 - 15 - … - 100 - 105 - 110 … Chính vì sự hiểu lầm này mà các “thầy bói chứng khoán” đã khiến nhiều bạn xác định sai Nhịp.

Ví dụ: khi giá cp đang ở mức 18.60 thì hai ngưỡng cố định gần nhất là 17.50 và 20. Mình sẽ gọi 17.50 là ngưỡng dưới (hỗ trợ cố định)20 là ngưỡng trên (kháng cự cố định). Mỗi khi lựa chọn Mua thì sẽ chọn vùng giá gần ngưỡng Dưới và lựa chọn Bán sẽ chọn vùng giá gần ngưỡng Trên.

Và để gọi là “vào đúng nhịp” thì các bạn phải luôn nhớ nguyên tắc này: Mua giá Đỏ, Bán giá Xanh và chỉ mua bán trong xu hướng Tăng.

Dĩ nhiên, nhiều bạn sẽ bảo rằng nếu tuân theo các nguyên tắc thì sẽ không tối đa hóa lợi nhuận. Điều này là ĐÚNG và nó rất quan trọng đối với các bạn chưa có kinh nghiệm về chứng khoán hoặc đang liên tiếp thua lỗ trên sàn. Các nguyên tắc như một “suất bảo hiểm” cho các quyết định của bạn. Chỉ khi các bạn đã có kiến thức đúng và trải nghiệm đủ lâu, việc “phá vỡ” các nguyên tắc mới là phù hợp.

Quay lại với câu chuyện KBC ở trên, 1 tháng vừa rồi là xu hướng giảm (do vẫn chưa vượt nền giá trước là 60). Chỉ cần đến đây thôi là mình đã bỏ qua được rồi, chưa cần xét đến các tiêu chí khác. Vậy tại sao bạn @Littlequyen vẫn mua? Như bạn chia sẻ là do xét TA và FA tốt (theo cách nhìn nhận của bạn) nên quyết định vào. Vậy là bạn đã chưa tuân thủ nguyên tắc Mua trong xu hướng Tăng nên chuyện “giá giảm ngay khi mua” là điều dễ hiểu.

Hoặc với IDC, ở thời điểm hiện tại (8/3/2022) vẫn đang xu hướng tăng trong 1 tháng (từ ngày 8/2/2022) nhưng giá đã thất bại khi chinh phục ngưỡng kháng cự cố định 77.5 nên giảm sau đó là tất yếu. Xa hơn một chút, cùng nhìn vào thời điểm IDC ở vùng đỉnh 95 (ngày 11/11/2021) đến phiên tăng trần bất ngờ ngày 7/12/2021, nhiều bạn đã mua đuổi vì nghĩ IDC đã kết thúc phiên giảm và sau đó lại tiếp tục “đu đỉnh” ở ngưỡng cố định 90. Lý do là vì 1-3 phiên tăng trần không thể xác định xu hướng. Những lúc như vậy nên trì hoãn và theo dõi. Sẽ có bạn nói như vậy là mất cơ hội “bắt đáy”. Đúng, và mình không khuyến khích “bắt đáy”. Như mình nói ở trên, muốn an toàn thì phải tuân thủ nguyên tắc, trừ khi bạn chấp nhận được rủi ro lớn hơn dự tính. Mọi lựa chọn đều có “giá” của nó.

Tóm lại, hãy nhớ chọn cp trong xu hướng Tăng và để ý các ngưỡng cố định + Bước giá của lái (nếu có) để xác định Nhịp ra vào hợp lý. Tuân thủ nguyên tắc: Mua giá Đỏ, Bán giá Xanh. Bạn sẽ an tâm hơn nhiều.

+++ Tỷ lệ sai sót vẫn có nhưng sẽ ít đi.

Lưu ý: vẫn phải phân tích FA nhé. Cơ bản không tốt thì cũng không được.

Chỉ vậy thôi ạ. Mong bạn @Littlequyen và các bạn khác dành chút thời gian xem bài viết “dài dòng” này để tăng trưởng thêm kiến thức và kinh nghiệm nha.

:four_leaf_clover: :four_leaf_clover: :four_leaf_clover:

229 Likes

Mặc dù hiểu chưa được nhiều nhưng mà vẫn thấy cuốn hút Gấu ạ. Giống ngày xửa ngày xưa đọc “7 viên ngọc rồng” mỗi thứ 6. Cảm ơn vì những gì bạn đã chia sẻ!

1 Likes

Đánh giá giúp aav ạ

1 Likes

Mới đi vắng một chút mà thị trường “loạn” quá nhỉ? Một ngày bận rộn. Anh em nhớ mua bán đúng nhịp nhé. Mời anh em một ly cafe và chúng ta lại bắt đầu thôi :smiling_face_with_three_hearts: :four_leaf_clover:

204 Likes

Mình viết dài vậy thôi, bác nào nắm được các ý chínhghi nhớ thì sẽ an tâm hơn trong các quyết định. Tâm lý trong chứng khoán là quan trọng và tất cả NĐT đều phải trải qua bài học này. Nếu không vẫn sẽ mãi cuốn theo “đám đông” và thua lỗ liên tiếp vì không có lập trường. Mong các bạn “lượm lặt” được vài điều lợi ích để nhìn nhận thông tin một cách khách quan hơn :hugs:

ĐỪNG NÊN THAM. ÍT MUỐN BIẾT ĐỦ LÀ HẠNH PHÚC :smiling_face_with_three_hearts: :sunflower: :sunflower:

208 Likes

AAV mình đã nhận xét vào ngày 25/2/2022 rồi nên xin trích dẫn lại bên dưới. Vẫn chưa có thay đổi nào khác. Nếu bác đã vào rồi thì ra thôi. Nên dành thời gian cho những cơ hội khác.

@Manhhai

192 Likes

Cảm ơn bác nha :hugs: :smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts: Hôm nay lại là một ngày đẹp trời để ngắm nhìn thị trường :four_leaf_clover:

192 Likes

Chào chủ Pic! Hôm nay cảng biển, logistic có pha quay xe khá gắt, trong đó nổi bật là VOS. Bạn cho mình xin nhận xét về mã này. Cảm ơn bạn!

1 Likes

Dù bao sóng gió,mình vẫn làm ““hàng xóm GEG”” với nhau nhé Bác Gấu!!!

1 Likes

Về Cảng biểnVận tải biển thì mình đã có lời khen khi nhận xét cho một bạn về HAHSGP trước đó rồi. Ưu thế ngành rất rõ ràng và cơ bản rất phù hợp cho đầu tư dài hạn.

VOS: câu chuyện từ một “siêu penny” hóa thành “siêu cổ đầu cơ” đã được kể đi kể lại trong nhiều bài thảo luận ở các diễn đàn. Cơ bản của VOS vẫn chưa ổn mặc cho tình hình hoạt động đội tàu được cải thiện. Cá nhân mình nghĩ vùng giá 20 - 30 là phù hợp với VOS rồi. Tuy nhiên, biên độ “sóng” ngày càng xa nhau hơn. Điều này cho thấy VOS đang đi vào vùng giá điều chỉnh. Anh em “lướt” thì cũng nên canh nhịp mà chốt lãi. Vùng giá mua hợp lý: Dưới 20. Phù hợp T+ theo tuần.

@hiephn

195 Likes

Như mình nói trước đó, mình là một “thường trú nhân dài hạn”GEG và tính đến bây giờ cũng được gần 2 năm rồi. Mối duyên này sẽ tiếp tục thêm nhiều năm nữa. Nhất ngôn cửu đỉnh :wink: :smiling_face_with_three_hearts:

201 Likes

Xin bạn cho nhận xét chung về nhóm sản xuất cao su và nhựa giúp mình nhé, liệu khi các sản phẩm dầu mỏ của Nga bị cấm xuất/nhập thì nhóm này có được hưởng lợi hay không. Trong nhóm này mình thấy mã APH giảm liên tục, mình muốn vào mua bắt sóng, xin bạn cho lời khuyên ạ

1 Likes

Chời ơi cái cần cổ đẹp quá vậy anh trai :joy::joy::joy:

1 Likes

Mình không dám cho lời khuyên gì đâu ạ. Trong phạm vi chủ đề, mình chỉ góp ý kiến cá nhân thôi. Câu hỏi của bác làm mình nhớ về cái thời đi học của mình.

Khi còn ở trường, ở chuyên ngành Kinh tế, các môn học được phân làm 2 nhóm chính: Vĩ môVi mô. Trong đó, các bộ môn thuộc nhóm Vĩ mô là tự chọn, còn các môn Vi mô là bắt buộc. Mình không biết các trường khác thế nào, ở trường mình là vậy. Lúc đầu mình cũng chẳng quan tâm chuyện phân môn như vậy làm gì. Sau này ra trường, trải qua nhiều công việc và vị trí khác nhau, mình nhận ra một điều: việc phân nhóm như vậy ngay từ đầu rất hợp lý, nó giúp mình tư duy “tốt hơn” hơn về mối quan hệ giữa các vấn đề lớn (vĩ mô) và các vấn đề nhỏ (vi mô). Nếu áp dụng phương pháp suy luận của một vấn đề lớn cho một vấn đề nhỏ (hoặc ngược lại) sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Hơi khó hiểu nhỉ? Đơn giản là, khi “giải mã” một sự việc gì đó chỉ nên thu thập những thông tin thật sự liên quan thôi. Trong chứng khoán cũng vậy. Nếu áp dụng những suy luận từ câu chuyện lớn (như sự kiện Nga - Ukraine) cho những suy luận nhỏ (đầu tư vì khoản lợi nhuận ngắn hạn, T+ theo tuần) là không phù hợp. Cá nhân mình nghĩ, chuyện phân tích ảnh hưởng thế nào là việc của các nhà nghiên cứu, nhà kinh tế và những người làm những đề tài liên quan. Đây không phải việc mà một NĐT chứng khoán cần quan tâm. Nói như vậy không có nghĩa là mình phủ nhận sự tác động của các vấn về vĩ mô.

Với mình, hiệu quả đầu tư là quan trọng, nên dành thời gian lựa chọn và phân tích những thông tin cần thiết và trực tiếp. Vậy nên, câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi của bạn @ThienDi123 là: muốn biết nhóm cao su và nhựa có hưởng lợi hay không thì phải dựa vào kết quả kinh doanh của các quý kế tiếp. Chứng khoán là kỳ vọng của nhà đầu tư, sự tăng giảm giá cp không chứng minh được nhóm ngành đó có hưởng lợi hoặc bất lợi (trực tiếp hoặc gián tiếp) hay không. Nó là kết quả tạm thời, nhìn thấy trước mắt. Mình thì không dựa vào những điều không chắc chắn để đưa ra nhận xét.

Thay vì đặt câu hỏi có hay không, mình sẽ quan tâm đến sự biến động giá cả các loại chi phí, nguyên liệu, nguồn cung ứng,… liên quan trực tiếp đến một nhóm ngành. Thông tin này có thể dễ dàng theo dõi thời gian thực như giá dầu, khí đốt, than,… và kết hợp theo dõi “phản ứng” giá các mã cp. Nếu giá cp tăng thì cho thấy kỳ vọng của NĐT là có, chứ không thể nói là được hưởng lợi. Nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ được quan hệ giữa lợi ích của ctybiến động giá cp. Chính sự “mập mờ” này khiến các bạn sử dụng cụm từ “định giá công ty” khá tùy tiện. Câu chuyện này từng xảy ra với VNM, VIC, ROS,…

Cuối cùng, vẫn phải thành thật xem lại lý do bạn mua cp là gì và bạn có thật sự quan tâm đến tình hình vĩ mô không? Hay đơn giản, điều bạn muốn duy nhất là lợi nhuận mà cp đem lại?

Về APH, mình rất thích từ “bắt sóng” của bạn. “Sóng” ở đây có thể mang nghĩa là “tín hiệu” hoặc “con sóng”. Theo mình thì bắt tín hiệu sẽ ổn hơn, để bắt một “con sóng” thì “khó lắm”. Cơ bản APH là chưa tốt, đang cải thiện. Chưa kể đang trong xu hướng giảm. Nếu “bỏ lơ” xu hướng để “lướt sóng” thì mình nghĩ đó là mạo hiểm, mức độ rủi ro rất cao. Mình không muốn bạn phải rơi vào tình thế nguy hiểm như vậy. Vì vậy, hãy bỏ qua nha.

+++ Trước đó, mình đã có nhận xét về APH rồi nên xin trích dẫn lại bên dưới để bạn tham khảo. Vì đã “thủng” mốc 27.50 rồi, chưa nên vào. Chỉ nên theo dõi thôi.

:four_leaf_clover: :four_leaf_clover: :four_leaf_clover:

@ThienDi123

201 Likes

Mình xin tóm tắt thế này để bạn hiểu.
_ Khi chọn cổ phiếu, chọn cp có xu hướng tăng (tất nhiên, ko ai muốn lỗ cả trừ khi bạn nhiều tiền muốn đi từ thiện :rofl:), cổ phiếu đã xác định đc 2 đáy - cái này tùy, có thể 2 hoặc 3, nhưng mà đáy sau phải cao hơn đáy trước (về giá).
_ Khi đã xác định được xu hướng, bạn xác định điểm mua theo RSI (cắt qua đường 50 và có xu hướng tăng là tốt nhất).

5 Likes