Halo Nickles, cảm ơn các bé nhà anh đã đặt câu hỏi thông minh
Ở trên, @Monique_sisters đã trả lời cho anh rồi và BEAR đồng ý với cách đó khi áp dụng cho TTCK VN. Tính Nhịp (2010) là cách đơn giản nhất để xác định con số % chốt lời cơ bản của một mã CK. Có thể Nickles và Rhia quên vì cách này đã bị dừng dạy trong các trường Bắc Mỹ và Châu Âu từ năm 2014, vì tính không chính xác như Modern KeP trong bộ phương pháp mới. Tuy nhiên, đây vẫn là bước tiếp cận phù hợp với các bạn nhỏ. Trong các giáo trình kinh tế dành cho trẻ em, cách này được nhắc đến như một Bài đọc thêm.
Vì đây là cách đơn giản theo các nguyên tắc cơ bản nên chỉ đưa ra giới hạn an toàn để chốt lãi, đó như một lời nhắc nhở kiểm soát lòng tham của mỗi nhà đầu tư. Sẽ có những trường hợp giá tiếp tục tăng mạnh lên các nền mới vì những yếu tố chủ quan và khách quan. Thế nhưng, Chốt lãi luôn Đúng và cần sự thực tập kiểm soát Lòng Tham từ sớm.
Cách này đơn giản là: Tính tổng % tăng giảm trung bình của 3 Nhịp gần giống nhau trước đó để xác định % chốt lãi tương đối trong tương lai. Đồng thời xác định được vùng Đỉnh của Nhịp để ra các quyết định mua bán kèm theo các chỉ báo khác.
+++ Chỉ áp dụng trong trường hợp Chốt lãi.
+++ Áp dụng cùng với các Nguyên tắc cơ bản của “lướt sóng”, khi cp có xu hướng và có Nhịp. Về cách xác định Nhịp thì xem lại bài Xác định Nhịp và Ngưỡng cổ phiếu (Bài số 544) nha.
Ví dụ. Bên dưới là biểu đồ giá theo ngày của MIG từ 15/12/2022 đến 25/5/2022.
Trên hình, BEAR khoanh tròn 3 vùng Nhịp được chọn để tính tổng % tăng giảm:
-
Vùng tăng Nhịp 1 (25/1 - 9/2): Tổng % tăng giảm trong phiên = 1.47% + 0.24% + 0.48% + 6.97% + 2.47% + 0% + 3.73% = 15.36%, làm tròn xuống còn 15%.
-
Vùng tăng Nhịp 2 (1/3 - 4/3): Tổng % tăng giảm trong phiên = 4.61% + (-0.63%) + 3.38% + (-0.41%) = 7.77%, làm tròn xuống còn 7%.
-
Vùng tăng Nhịp 3 (21/3 - 28/3): Tổng % tăng giảm trong phiên = 6.87% + 0% + 6.22% + 0.38% + 0.19% + 1.50% = 15.16%, làm tròn xuống còn 15%.
Sau khi tính xong, ta thấy vùng chốt lời trung bình của MIG nằm trong khoảng 7% đến 15%. Đây là khoảng % chốt lời tính từ đáy Nhịp gần nhất, đồng thời cũng cho thấy vùng Đỉnh của một Nhịp. Trước khi mua vào, cần xem xét 2 điều:
-
Một là, so sánh chênh lệch % của giá hiện tại với giá đáy gần nhất để xem đây là có phải vùng Đỉnh của Nhịp không? Nếu % chênh lệch nằm trong khoảng 7 - 15% tức là đang trong vùng Đỉnh của Nhịp - vùng chốt lãi. Số % này càng tiến về 15% thì cơ hội chốt lời càng ít đi và có khả năng giá đang ở sau Đỉnh - không nên mua.
-
Hai là, vị trí của giá vốn (sẽ mua) so với đáy Nhịp gần nhất là bao nhiêu? Nhằm xác định mình đang nằm ở đâu để khấu trừ khoảng % còn lại.
Cụ thể như sau:
Ngày 23/5/2022, mình muốn mua vào MIG với giá 25.00 thì phải so giá này với Đáy nhịp gần nhất vào ngày 17/5/2022, % chênh lệch từ ngày 17, 18, 19, 20 = 6.87% + 1% + (-0.80%) + (-1.40%) = 5.67%, làm tròn xuống là 5%. Như vậy so với khoảng chốt lời 7% đến 15% ở trên, mình vẫn chưa thuộc vùng Đỉnh của Nhịp và vẫn còn dư địa tăng sau đó. Vậy nên, một quyết định mua MIG giá 25.00 vào ngày 23/5/2022 là phù hợp (phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khác).
Khi đã mua xong rồi, việc của mình là theo dõi sự tăng giảm % của các phiên sau đó.
Dư địa tăng còn lại = 15% - 5% = 10%, đây chính là khoảng % còn lại từ giá vốn để xem xét chốt lãi.
Trong ví dụ trên, mình mua vào ngày 23/5/2022 nên đến ngày 26/5/2022 mới được giao dịch (T+3). Ta tính % tăng giảm của 3 phiên ngày 23, 24, 25 = 3.25% + 2.76% + 6.90% = 12.91%, làm tròn xuống là 12%. Con số này đã vượt 10% dư địa tăng còn lại ở trên, cho nên, khi cổ phiếu được phép giao dịch vào ngày 26/5/2022, ta có thể ra một quyết định chốt lời ở vùng giá quanh 27.90.
Dĩ nhiên cần xem xét thêm hai ngưỡng cố định 27.50 và 30 cùng các nguyên tắc cơ bản khác để chọn mức giá bán phù hợp.
Với mỗi mã CK trong danh mục theo dõi, bạn cần lập riêng cho bản thân một Danh sách % chốt lãi của từng mã và tuân thủ thực hiện. Danh sách này nên được đặt ở góc làm việc hoặc lưu một file trên máy tính để tra cứu khi cần thiết. Nên cập nhật lại toàn bộ sau mỗi 8 tháng. Thực tập và trải nghiệm qua thời gian sẽ giúp các bạn có sự kỷ luật trong việc Chốt lãi, hạn chế cảm xúc chi phối.
Nếu giá có tăng tiếp thì sự hối tiếc vì chốt lãi non vẫn tốt hơn là sự hối hận khi không chốt lãi và để âm vốn.
Nickles và Rhia đến đây chắc đã nhớ lại cách Tính Nhịp (2010) rồi. Riêng với Nickles, khi hướng dẫn các bé tham gia TTCK VN thì cần lưu ý những sự khác biệt ở đây so với các TT khác. Trong các bài chia sẻ song ngữ về sau ở bên kia, BEAR vẫn sẽ dùng KeP để chỉ dẫn cho các em áp dụng vào các TTCK sở tại.
+++ Karol trích lại nội dung bài viết này trong giáo trình để chia sẻ cho các trang khác dưới dạng Further Readings nha.