Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Sonadezi Châu Đức (mã chứng khoán: SZC) vừa thông qua phương án tăng giới hạn tín dụng tại Vietinbank - chi nhánh 7 TP HCM. Cụ thể, tổng giới hạn cho vay dài hạn là 3.000 tỷ đồng, gồm giới hạn cho vay dài hạn đã cấp là 1.600 tỷ đồng và giới hạn cho vay dài hạn cấp mới là 2.000 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện triển khai đầu tư dự án Khu công nghiệp Châu Đức. HĐQT SZC cũng thông qua việc thế chấp/cầm cố tài sản nhằm đảm bảo cho các khoản vay tại Vietinbank.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký quyết định 214/QĐ-TTg ngày 01/03/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hiệp Thạnh giai đoạn 1 tại tỉnh Tây Ninh. Nhà đầu tư dự án là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam GVR
Quy mô sử dụng đất của dự án là 495,17ha (không bao gồm phần diện tích: đường Xóm Bố - Bàu Đồn; kênh thủy lợi N8; tuyến đường quy hoạch cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đi qua dự án).
Dự án được thực hiện tại ấp Đá Hàng và ấp Giữa, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.350 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 352,5 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư (ngày 01/03/2024).
Mới mua KBC bên toptinhieu.vn mà nó trần ngay sau khi vượt điểm cân bằng phiên nay rồi. Tín hiệu bên cái phần mềm này nó phân tích nhiều cái cũng ảo thật đấy
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty Cổ phần (GVR) CBTT về chủ trương đầu tư dự án đầu tư XD và KD cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp như sau:
Sau chuỗi phiên tăng dốc của mình thì gần đây, khi VNINDEX có sự điều chỉnh tương đối lành mạnh thì các cổ phiếu KCN như IDC, SZC vẫn có dấu hiệu đi ngang -tích lũy trên vùng cao → Đây là đặc điểm của cổ phiếu mạnh
Hiện tại, bollinger band của cả IDC và SZC đang có xu hướng bóp dần lại, các mức giảm điểm chỉ loanh quanh 1 -2% đi kèm với thanh khoản nhỏ (riêng IDC còn test về vùng MA20 và rút chân lên cho thấy có cầu vào đỡ) –> Đây là thời điểm có thể canh giải ngân mua gom thêm nếu vẫn chưa đủ hàng
Nhìn chúng, xu hướng dòng vốn FDI vào VN vẫn là rất lớn, câu chuyện của nhóm BĐS KCN là còn rất nhiều và cửa đi lên của những cổ phiếu như IDC, SZC (trong 1 khoảng tg dài) là khá cao.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư ở Hàn Quốc (7/3/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) chia sẻ với gần 300 doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam rằng hiện Bộ đang nghiên cứu chính sách hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp FDI, khi Việt Nam áp thuế tối thiểu toàn cầu từ đầu năm nay.
Trước các doanh nghiệp Hàn Quốc, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay chính sách thuế sẽ tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ thuế, phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp, gồm các nhà đầu tư Hàn Quốc. Có lẽ chính nhờ thông tin này mà trong phiên thứ 6 cuối tuần vừa rồi (8/3) -các cổ phiếu BĐS KCN vẫn giữ được mức xanh khá tốt so với phần còn lại của thị trường. Về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu và những câu chuyện xoay quanh đó, mình đã có chia sẽ trong 1 bài viết khác, nếu muốn đọc chi tiết có thể truy cập đường link sau: Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội hay rào cản cho dòng vốn FDI vào việt nam - #2 bởi Phechungkhoan
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam ở lĩnh vực xanh
Có khá nhiều những định nghĩa xoay quanh FDI xanh là gì nhưng cách giải thích của OECD khá là bao quát và chính xác khi họ cho rằng FDI xanh gồm 2 phần: (i) FDI vào lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường và (ii) FDI vào quy trình giảm thiểu phá hoại môi trường như sử dụng công nghệ sạch hơn hay hiệu quả năng lượng hơn.
Được biết, EU luôn được coi là một trong những đối tác thương mại - đầu tư quan trọng của Việt Nam và giữa 2 bên đã ký kết rất nhiều các hiệp định thương mại giúp nâng tầm mối quan hệ bền chặt và kể từ đó số lượng dự án đầu tư của các thành viên EU tại VIệt Nam vẫn luôn có xu hướng tăng theo thời gian.
Thời gian gần đây, FDI của EU vào Việt Nam chủ yếu vẫn ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, gần đây có xu hướng phát triển hơn vào các ngành lĩnh vực năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm… Trong số này, mảng năng lượng tái tạo được xem là định hướng phát triển của châu Âu (đề cập đến trong chiến lược phát triển mới và chiến lược năng lượng mới) và hiện đã có những cái tên lớn như tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners - CIP (Đan Mạch); Tập đoàn Năng lượng Quốc gia Na Uy - Equinor (nhà đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi hàng đầu trên thế giới); Tập đoàn dầu khí Total (Pháp)…
Chính vì vậy, để tiếp tục duy trì “phong độ” và nâng cao hơn nữa, Việt Nam đã và đang tích cực áp dụng những chính sách đã được thực hiện trên thế giới nhằm bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế xanh, chuyển mô hình phát triển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn và tính tới lúc này Việt Nam đã có bước đi đầu tiên là việc quy định về việc mở trộng trách nhiệm pháp lý cho nhà sản xuất - phải thu gom, tái chế, xử lý các sản phẩm do họ sản xuất ra (EPR). Ngoài ra, nước ta cũng đang chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi cho các dự án FDI xanh nhằm thu hút hơn nữa FDI xanh từ các quốc gia phát triển.
GVR thì sao ad, còn nắm giữ được tiếp không
Hnay (12/3) GVR vẫn tiếp tục trần và như mình đã nói ở trên, đối với nhóm ngành BĐS KCN thì chúng ta nên gồng thật chặt, trần vài phiên cứ kệ nó
KCN thịnh vượng cả năm 2024-2025
Qúa chuẩn luôn
GVR sẽ thoái vốn tại 8 doanh nghiệp, có khoản đầu tư lãi hơn 2 lần, cũng có khoản mất trắng
GVR lên kế hoạch thoái vốn tại 8 doanh nghiệp, tuy có khoản lãi khoản lỗ, nhưng tổng hợp lại doanh nghiệp vẫn thu về lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng. Những khoản mà GVR đang nắm giữ GVR chủ yếu dưới dạng khoản đầu tư tài chính vào công ty liên doanh, liên kết. Hiện các công ty mà GVR định thoái vốn này chỉ có 5 doanh nghiệp là đã được định giá và theo tính toán thì GVR có thể ghi nhận khoản lãi 148,1 tỷ đồng từ 5 doanh nghiệp này.
Hiện tại chúng ta thấy GVR đang có những vận động rất khỏe và như những gì đã phân tích về GVR trước đó, đây là doanh nghiệp có câu chuyện rất tiềm năng về chuyển đổi đất cao su sang đất KCN - 1 mảng đang trong thiên thời nhờ dòng vốn FDI. Nên hiện tại việc canh bán là không nên và khuyến nghị sẽ là tiếp tục gồng lãi -chúng ta phù thịnh không phù suy.
Nguồn cung khu công nghiệp miền Nam phần lớn từ đất trồng cao su
Theo SSI Research,Quy hoạch các khu công nghiệp Đồng Nai,
diện tích khu công nghiệp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt sử dụng đất cao su chuyển đổi đạt 6.760 ha (chiếm 91% tổng diện tích) đến 2025 và 2.000 ha giai đoạn 2025- 2030 (chiếm 48% tổng diện tích). Đồng thời, diện tích đất cao su chuyển sang khu công nghiệp trong giai đoạn đến 2025 của Bình Dương và Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu ước đạt 3.084 ha và 2.994 ha, 3.933 ha -
→ Có rất nhiều lợi thế như diện tích đất liền thửa lớn, đền bù giải phóng mặt bằng nhanh khi hành lang pháp lý về định giá đất được hướng dẫn rõ ràng làm cơ sở cho việc xác định giá chuyển nhượng và chi phí san lấp mặt bằng thấp do vùng đất có độ cứng cao
→ Giảm áp lực cho các doanh nghiệp về mặt chi phí
Mặt khác, việc chuyển đổi này cũng đem đến 1 lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp từ việc nhận được đền bù đất trồng cây cao su. Theo SSI Research với phương pháp định giá đất sát theo thị trường như trong Luật đất đai mới thì việc chuyển đổi đất cao su sang đất KCN trong tương lai sẽ khiến chi phí đền bù đất trồng cây cao su dự kiến có thể tăng 30-50% so với chi phí các giao dịch trong quá khứ.
Việc chuyển đổi đất cao su sang làm khu công nghiệp sẽ giúp cung cấp nguồn cung mới trong bối cảnh tỷ lệ lấp đầy tại các KCN phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương đạt trên 93%. Trong đó, những công ty có diện tích chuyển đổi lớn như Cao su Đồng Nai (Tập đoàn cao su GVR nắm giữ 100%), Cao su Đồng Phú (DPR - GVR nắm giữ 55,81%), Cao su Phước Hòa (PHR- GVR nắm giữ 66,62%), Cao su Tân Biên (GVR nắm giữ 98,46%), Cao su Bà Rịa (GVR nắm giữ 97,47%), Cao su Phú Riềng (GVR nắm giữ 100%), Cao su Dầu Tiếng (GVR nắm giữ 100%) - → GVR sẽ hưởng lợi rất nhiều
Như vậy, với diện tích đất chuyển đổi lớn, kỳ vọng cho sự đốt biến về lợi nhuận của GVR trong giai đoạn 2025 -2030 và rất lớn. Và chỉ 1 câu thôi, gồng thật chặt các cổ phiếu BĐS KCN như IDC, SZC và cả GVR
GVR trùm cuối
Qúa khỏe luôn, mới sương sương 3 tháng đầu năm 2024 đã gần 70%
Thiếu hụt nguồn cung toàn cầu gia tăng, giá cao su dự báo có thể tăng thêm 20%
Giá cao su tự nhiên thế giới đã tăng liên tục trong 6 tháng vừa qua lên mức cao nhất 13 năm nhưng chưa có dấu hiệu ngừng. Dự báo giá cao su năm nay có thể tăng từ 10 – 20% so với năm 2023 do tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngày càng gia tăng.
Cuối cùng, cũng có 1 phiên chỉnh cho ra hồn để những người ae nào thấy chưa mua đủ có thể tiếp tục canh mua tiếp đối với nhóm ngành được cho là đang trong thiên thời là BĐS KCN - không chỉ trong năm 2024 mà còn kéo dài cả những năm về sau đó. Hy vọng là không có người ae nào hôm nay bán tháo nhóm này. Những phân tích chi tiết thì đã có quá nhiều ở phía trên rồi nên việc còn lại lúc này chỉ là bơm oxy để gồng lãi thật chặt mà thôi.
KCN Tràng Duệ 3 của Đô thị Kinh Bắc (KBC) có thể sắp được chính thức phê duyệt
Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 với quy mô 687 ha đóng vai trò cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã cổ phiếu KBC) trong vòng 5 năm tới.
BẤT ĐỘNG SẢN KHU CÔNG NGHIỆP: CHỈ CANH MUA THÊM CHỨ KHÔNG CÓ BÁN
IDC và SZC hiện đang loanh quanh vùng MA20 và hiện tại mình đánh giá rằng đây là vùng có thể canh mua gom tiếp theo cho những cổ hiếu thuộc nhóm ngành thiên thời này. Không cần quá căn ke vì xu hướng dòng vốn FDI vẫn đang đổ vào VN rất mạnh, thời gian này đang đi ngang tích lũy cũng là 1 vận động bình thường và có thể cho là tích cực.
Trong 2 tháng đầu năm nay, các dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên khắp cả nước tăng trên 55% về số lượng và cao gấp hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ cho thấy việc rốt ráo của các địa phương để sớm đưa các dự án FDI vào hoạt động. Cùng với đó là sự định hướng từ phía nhà nước, liên tục cải thiện chất lượng môi trường đầu tư, tăng thêm các ưu đãi để hấp dẫn các ông lớn và kỳ vọng sắp tới là sẽ sớm nội luật hóa các quyền lợi khác (ngoài thuế suất) cho các doanh nghiệp FDI vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi mà tháng 1/2024, nước ta đã ban hành chính sách thuế tối thiểu toàn cầu -1 điều được coi như là rào cản với dòng vốn FDI (dù không quá lớn).
Đón đầu làn sóng FDI, Sonadezi Châu Đức (SZC) muốn chi hơn 1.000 tỷ đồng để làm khu công nghiệp
Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (mã cổ phiếu SZC) hiện muốn chi 1.090 tỷ đồng để để bồi thường và giải phóng mặt bằng khu công nghiệp với diện tích 92,99 ha trong bối cảnh làn sóng FDI đổ về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng có kế hoạch chi 449 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, dự kiến 200 tỷ đồng sẽ được dùng để đầu tư cho khu đô thị, 239 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, 9 tỷ đồng đầu tư Sân golf Châu Đức và 620 triệu đồng còn lại cho Dự án BOT Đường 768.
Thông tin thêm: Vốn FDI đổ vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 392 triệu USD, tăng 5,4 lần so với cùng kỳ năm 2023 giúp cho tỉnh này xếp thứ 4 trong số các tỉnh thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước.