BCG – đi cùng doanh nghiệp trên hành trình tới VN30

Không biết có phải vậy không.
Làng chứng thì hay dặn nhau là phải tránh xa các noise.

Sắp đạt 700.000 views rồi.

Tin tức về BCG dạo này ít ỏi, giá của BCG cũng đì đẹt, chả có gì tươi mới, nên đành theo dõi từ xa thôi vậy.

Trồng một vụ cũng có những lúc trời mưa gió, không thể ra đồng chăm cây, đành ngồi trong nhà xem phim, giải trí…chờ lúc mưa gió tạnh ráo thì ra xem cây.

Việc tích luỹ tài chính của các bạn trẻ ngày nay ngày càng trở nên khó khăn khi vật giá leo thang. Một mặt thì chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến cho việc tiết kiệm để đầu tư trở nên khó khăn. Mặt khác, giá của các tài sản đầu tư như bất động sản, cổ phiếu, crypto đã trở nên quá cao và hàm chứa nhiều rủi ro.

Khi độ khó tăng lên thì sẽ có 2 khuynh hướng diễn ra. Một số bạn buông xuôi, không còn nỗ lực phấn đấu nữa. Một số bạn sẽ cố gắng phấn đấu nhiều hơn.
Các bạn thuộc nhóm số 2 rất năng động trong việc học hỏi các kiến thức về tài chính và đầu tư, cũng như về kinh doanh.
Học hành bài bản thì cần đầu tư nhiều thời gian và công sức, và cả tiền bạc nữa nên một số bạn tìm đến các kênh nội dung trên mạng xã hội để học hỏi các kiến thức này. Nhưng nhiều bạn thiếu khả năng phân biệt được những kiến thức nào là thật, còn nội dung nào là nội dung xào nấu được sử dụng để lùa gà. Đây là mảnh đất màu mỡ cho các cá nhân và băng nhóm sử dụng các kiến thức được xào nấu lại từ các nơi khác (thậm chí là sử dụng AI để xào nấu) để lùa gà. Để tăng độ hấp dẫn, những người này thường hay khoe khoang sự giàu có và thành công của họ trên mạng. Các bạn nên cẩn thận và tìm hiểu cho kỹ nhé.

Cách tốt nhất để trang bị kiến thức cho mình là hãy học những điều cơ bản trước, tránh chạy theo những gì mà mình không hiểu rõ, nhất là những thứ lấp lánh. Đằng sau những cái gì lấp lánh thường là lưỡi câu (bạn nào đi câu cá bằng mồi giả thì biết vụ này nè).

Việc tích luỹ đầu tư cần phải có những mục tiêu cụ thể, được tính toán dựa vào các kiến thức cơ bản để bảo đảm tính khả thi.
Khi đặt ra các mục tiêu không khả thi, các bạn sẽ bị cuốn vào những thứ rủi ro rất cao, nằm ngoài sự kiểm soát của bạn, rất nguy hiểm.
Còn khi bạn đặt ra cho mình những mục tiêu khả thi thì việc đầu tư tích luỹ sẽ khá nhẹ nhàng và thoải mái.

Mục tiêu tài chính của các bạn nên được chia ra làm ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.
Mục tiêu càng dài hạn thì bạn càng có thể chấp nhận rủi ro để đầu tư vì lỡ có đi xuống thì cũng còn nhiều thời gian để đi lên.
Còn các mục tiêu ngắn hạn thì bạn phải tập trung vào những hạng mục đầu tư ít rủi ro vì bạn không có nhiều thời gian để chờ hay làm lại nếu lỡ có rủi ro xảy ra.

Đầu tư tài chính là công việc giúp chúng ta đạt được một số mục tiêu cụ thể trong cuộc sống một cách khả thi.

(Mr. H Đ Ng Ng)

Sai lầm tuổi trẻ là niềm tin mãnh liệt rằng công ty chính là ngôi nhà thứ 2 của mình.

Để thật sự bứt phá trong tài chính và sự nghiệp, có một phẩm chất không thể bỏ qua: sự khiêm nhường.

Khi còn giữ được sự khiêm nhường, chúng ta sẽ luôn thấy mình còn “room” để học hỏi, để mở mang kiến thức và kỹ năng. Đây là lúc bạn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những điều mới mẻ và chấp nhận những góp ý để hoàn thiện bản thân.

Ngược lại, nếu nghĩ mình đã biết hết mọi thứ, thường xuyên chê bai hay chỉ trích người khác, thì rất khó để có thể tiến bộ. Sự kiêu ngạo sẽ đóng lại cánh cửa học hỏi, khiến chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá để phát triển.

Hãy nhớ rằng, con đường thành công là một hành trình dài và không ngừng nghỉ. Sự khiêm nhường chính là chìa khóa giúp chúng ta luôn duy trì tinh thần học hỏi, thích nghi và vươn lên mỗi ngày.

(Mr. V Đ T)

3 năm

Đã đạt con số 700.000 views

Tái cơ cấu triệt để. Tập trung giữ BGE.

có tài liệu lấy ý kiến rồi đó anh, người của Nam Á bank vào hết. BGE thì cũng có nhóm vào rồi.

Sai Lầm vì Bỏ Lỡ

Có một kiểu sai lầm trong đầu tư mà đau nhất không phải là mất tiền. Mà là… bỏ lỡ một cơ hội lớn mình hiểu rất rõ, nhưng lại không dám làm.
Nghe thì tưởng chuyện nhỏ. Nhưng thực ra, đó là điều chia đôi hai thế giới: một bên là những nhà đầu tư có thể xuất sắ, một bên là những người “lên bờ xuống ruộng” cả đời nhưng vẫn loanh quanh 10% một năm.

Khi Tôi Sai, Thường Là Vì Ba Thứ:
Thứ nhất, thiếu thông tin chính xác.
Thứ hai, thông tin không đầy đủ.
Thứ ba, ảo tưởng mình có insight, nhưng hóa ra chẳng có gì.
Cứ vướng một trong ba cái đó là tôi sai. Sai to, sai nhỏ, nhưng chắc chắn là sai.

Tôi từng thích một cổ phiếu ngành xây dựng, tưởng hiểu rõ, mua mạnh. Hóa ra chưa tìm hiểu hết lịch sử tranh chấp nội bộ. Cầm chưa đầy một năm đã lỗ 30%. Không phải vì nó không tốt, mà vì tôi chưa làm đủ bài tập.

Sai Lầm Lớn Nhất Không Phải Là Lỗ Tiền…
Sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp đầu tư của tôi không phải là mua nhầm.
Mà là không mua những gì mình biết rõ hơn bất kỳ ai. Hoặc bán quá sớm.
Tôi từng nghiên cứu rất kỹ một doanh nghiệp vật liệu xây dựng. Lãnh đạo xuất sắc, Quản trị giỏi, ông ta là nhà khoa học cực kỳ giỏi để đưa ra dòng đá vượt xa tiêu chuẩn thị trường . Tôi thậm chí quen cả người trong ngành, hiểu cấu trúc giá vốn, biên lợi nhuận, chu kỳ thị trường.
Nó là một doanh nghiệp “đang nằm ngủ”, nhưng chỉ cần một đợt bơm vốn cho nhà máy mới là thức giấc.
Và rồi sao? Tôi dám mua nhưng quyết định từ bỏ khi rắc rối trong doanh nghiệp lâu hơn dự kiến.
Lúc đó tôi đang mải tập trung làm theo kiểu “an toàn”, “đa dạng hóa”, “tránh rủi ro”… Và tôi bỏ lỡ một cổ phiếu sau này tăng hơn 40 lần.
Không phải tôi không biết. Là tôi không dám tin chính mình. Tôi biết nó, hiểu nó, nhưng lại không đủ can đảm hành động khi cơ hội tới.

Làm Nhà Đầu Tư Không Chỉ Là Biết Phân Tích
Nghe có vẻ trái khoáy, nhưng đúng vậy. Đầu tư không chỉ là biết định giá, đọc báo cáo tài chính hay tra tỉ lệ cổ tức. Mà còn là dám tin vào hiểu biết của mình, khi không ai tin, không ai dám tin.
Có lần tôi gặp một công ty đá tự nhiên niêm yết, giá cổ phiếu chưa bằng số tiền mặt họ đang nắm giữ. Thu nhập Eps thơm, giá 20k pe tầm 7. Tôi hiểu sâu ngành, tôi tin vào ban lãnh đạo, tôi biết đây là hàng hiếm.
Nhưng lúc đó thị trường downtrend.
Mọi người bán tháo, hô nhau "né ", “ôm tiền mặt cho lành”.
Tôi nghe quá nhiều tiếng ồn. Và rồi, tôi không dám giải ngân đủ mạnh.
Sau đó, chỉ trong vòng 5 năm, cổ phiếu đó x10.
Tôi chỉ lãi nhẹ — vì tôi sợ.
Sợ sai. Sợ bị chê là liều. Sợ thị trường đúng còn mình sai.

Chỉ Cần 3–5 Cơ Hội Trong Cả Đời
Một điều mà các nhà đầu tư mới hay quên: Cả đời đầu tư, bạn chỉ cần trúng 3 đến 5 cú là đủ đổi đời đầu tư.
Nhưng những cú đó không dễ nhận ra. Không dễ tin. Không ai tặng bạn insight. Không ai hô hào bạn mua.
Bạn phải:
– Học hỏi nhiều năm,
– Hiểu một ngành từ gốc tới ngọn,
– Nhìn xuyên qua bức màn đen thị trường đang tạo ra,
– Và cuối cùng, dám cược vào tương lai khi không ai dám.
Cơ hội kiểu này không đến mỗi quý. Có khi 5 năm mới có một lần. Và nếu bạn bỏ lỡ nó, không phải bạn mất tiền. Mà là bạn mất cả bước ngoặt sự nghiệp của đời mình.

Thị Trường Không Trả Tiền Cho Người Biết Lý Thuyết suông
Bạn có thể đọc hết sách của Buffett, Munger, Graham… Nhưng nếu bạn không dám đặt cược khi hiểu rõ, bạn sẽ chỉ lãi đều đều 10–15% mỗi năm.
Không tệ. Nhưng bạn sẽ không bao giờ đạt được cấp độ xuất sắc .
Không có gì sai khi chọn con đường an toàn. Nhưng hãy hiểu rõ rằng, an toàn cũng đồng nghĩa với từ bỏ cơ hội lớn.
Có những cổ phiếu đang nằm im như thóc — vì thị trường chán chúng, vì báo chí không đưa tin, vì chẳng ai thèm hỏi. Nhưng nếu bạn hiểu rõ ngành, bạn thấy dòng tiền đổ về hạ tầng, bạn biết quy hoạch sẽ làm gì với vùng đó, bạn đọc đủ báo cáo, và bạn tin tưởng vào quản trị — thì đó là lúc bạn nên ra đòn.… ra đòn thật mạnh mẽ.
Nếu bạn dành 5 năm để hiểu ngành điện — đến khi thị trường khủng hoảng vì giá điện bị ép, bạn sẽ thấy một số cổ phiếu định giá thấp hơn giá trị thanh lý.
Nếu bạn theo dõi ngành dược 10 năm — sẽ đến lúc bạn thấy vài công ty gần như độc quyền, bị thị trường lãng quên.
Và khi đó — nếu bạn đủ hiểu, đủ tin, đủ kiên nhẫn — bạn sẽ hành động được. Chứ không phải… đứng nhìn rồi kể lại.

(Mr. Hạnh Hoàng)

Đọc nhiều sách chứng khoán có dẫn đến loạn chưởng không bạn?

Câu hỏi này rất hay và sâu sắc, thậm chí có thể xem là một trong những mối nguy lớn nhất của người tự học đầu tư: hiểu biết thì nhiều mà hành động thì loạn.

:dart: Đọc nhiều sách chứng khoán có thể gây “loạn chưởng” nếu:

1. Không có hệ quy chiếu cá nhân rõ ràng

  • Mỗi tác giả đi theo một “trường phái”, có bối cảnh thị trường riêng (Mỹ, châu Âu, châu Á, mới nổi…).
  • Người thì căn theo giá trị nội tại (Graham, Buffett, Phil Town), người thì theo chu kỳ thị trường (Howard Marks, Dalio), người lại theo giá và dòng tiền (Wyckoff, Livermore, O’Neil).
  • Nếu không có trục tư duy riêng, người học dễ rơi vào tình trạng:

“Đọc sách nào cũng thấy hay, mà không biết dùng cái nào khi ra trận.”

2. Cố gắng áp dụng hết tất cả cùng lúc

  • Người mới đọc Graham thì đòi PE thấp;
  • Học thêm Livermore thì lại thích cổ phiếu đang breakout;
  • Gặp O’Neil thì đòi EPS tăng liên tục và Cup-with-handle;
  • Tới Howard Marks thì lại muốn chờ chu kỳ hoảng loạn…

:pushpin: Kết quả:

  • Vào lệnh thì chần chừ, thoát lệnh thì hối hận.
  • Không nhất quán nên không thể học từ chính sai lầm.

3. Không nhận ra sách là “nguyên lý”, còn thị trường là "biến số"

  • Sách dạy tư duy nền tảng, nhưng thị trường vận động theo thời đại, dòng tiền và tâm lý con người.
  • Ví dụ: Buffett từng không thích công nghệ, nhưng vẫn phải vào Apple vì ông thích “moat” hơn là “sản phẩm”.
  • Nếu cứ cố gắng áp dụng máy móc lời trong sách vào mọi thời điểm → dễ vỡ trận.

:white_check_mark: Vậy làm sao để học mà không loạn chưởng?

1. Xác định triết lý lõi của bản thân (Core Philosophy)

Ví dụ :

  • Thích tư duy “giá trị có xác nhận” → kết hợp 4M + phân tích hành vi dòng tiền.
  • Chấp nhận chờ đợi → không vào sớm, không bắt đáy khi chưa rõ hấp thụ cung.
  • Thực tế và hiểu thị trường Việt Nam → không bê nguyên xi lý thuyết phương Tây.

:point_right: Khi đã có hệ quy chiếu này rồi, đọc sách sẽ như đi chợ chọn nguyên liệu – chọn cái hợp, bỏ cái thừa.

2. Lọc sách theo mục tiêu từng giai đoạn

  • Giai đoạn mới học → đọc sách nền tảng: Graham, Phil Town, Marks, O’Neil.
  • Giai đoạn định hình phong cách → đọc sách thiên về quản lý vốn, cảm xúc: Thị trường tài chính của Schwager, “The Psychology of Money”.
  • Giai đoạn nâng cao → học về hành vi tổ chức, dòng tiền lớn, tape reading, sentiment tracking.

3. Ghi nhật ký đầu tư bằng chính ngôn ngữ của mình

  • Không sao chép nguyên mẫu “sách dạy”, mà viết lại theo góc nhìn của chính mình:

“Tôi chỉ mua khi thấy dòng tiền cá mập xác nhận.”
“Tôi không tin vào mô hình nếu volume không nói gì cả.”
“Giá trị là điều kiện cần, hành vi dòng tiền là điều kiện đủ.”

:pushpin: Kết luận:

Đọc sách là để “phá chấp” chứ không phải “ôm giáo điều”.
Người mạnh là người hiểu rõ mình dùng công cụ nào, vì sao, và bỏ qua được phần không cần.