Trong lúc thị trường chứng khoán Việt Nam bị tra tấn bởi phe gấu. Tôi chọn viết một chủ đề mang tính giải trí hơn… Chính trị thế giới- để tạm quên đi nổi đau tài khoản âm nặng
Nhiều chuyên gia nhận định BRICS mở rộng sẽ là đối trọng kinh tế của khối G7 hay có thể phát triển thành một khối liên minh quân sự đối trọng với NATO sau khi mở rộng bằng cách kết nạp thêm 6 thành viên mới vào tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và UAE. Dưới góc nhìn quan hệ quốc tế và địa chính trị, ta phân tích thử xem!
Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là khối có sức mạnh vô song. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu cao hơn cả các nước công nghiệp G-7 dựa trên sức mua tương đương PPP.
Vậy BRICS mở rộng đánh dấu một chiến thắng lớn cho Trung Quốc, Nga? Đánh dấu sự trổi dậy của khối các quốc gia phương Nam?! Không!! BRICS mở rộng sẽ không làm đảo lộn trật tự thế giới cũng không đánh dấu sự xuất hiện của một trật tự toàn cầu mới. Vì BRICS là đại diện của Phong trào Không Liên Kết.
Việc mở rộng danh sách thành viên không biến BRICS thành một khối hùng mạnh, mà chỉ làm xói mòn sự gắn kết vốn yếu ớt mà khối này có được trước khi mở rộng.
-
Các quốc gia trong BRICS có lợi ích xung đột lẫn nhau: Cuộc đối đầu địa-chính trị ngày càng ay gắt giữa Trung Quốc và Ấn Độ (cả vị trí địa lý khiến 2 quốc gia này không thể trở thành đồng minh thực thụ- cái này từ từ mình giải thích, ngoài ra Ấn Độ cũng là bạn bè của Mỹ, bất kỳ nổ lực nhầm hạn chế sức ảnh hưởng của Ấn Độ đều đẩy quốc gia này về phía G7) khiến BRICS khó tạo ra một chương trình nghị sự thống nhất. Trong khi đó, việc kết nạp thêm thành viên mới sẽ dẫn đến những xung đột mới: Ai Cập và Ethiopia đang tranh chấp quyết liệt trên Sông Nile vì vấn đề nguồn nước (Ethiopia là thượng nguồn sông Nile, trong khi Ai Cập ở hạ nguồn, việc TQ tài trợ xây dựng đập trị thủy tại Ethiopia khiến xu đột 2 quốc gia châu Phi ngày càng căng thẳng). Trong khi Iran và Ả Rập Saudi là những kẻ thù truyền kiếp tại Trung Đông (2 quốc gia đại diện cho 2 phái lớn nhất của Hồi giáo là Sunni và Shia) => BRICS trở thành một lực lượng chính trị có ảnh hưởng trong các vấn đề toàn cầu trở nên khó hơn nhiều vì chính những xung đột nội tại của khối này! => Sự cạnh tranh giữa các nước BRICS để giành ảnh hưởng toàn cầu sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung của cả khối. BRICS sẽ dàn trận để đối đầu lẫn nhau thay vì dàn trận để chống lại phương Tây.
-
Khi thúc đẩy BRICS mở rộng, Trung Quốc chỉ đang cố tạo ra cho mình một diễn đàn mà nơi đó tiếng nói của mình có sức ảnh hưởng hơn. Nhưng không thể tạo một khối chống đối phương Tây lớn vì bên trong BRICS có quá nhiều bạn bè của Mỹ. Ai Cập, Ả Rập Saudi, và UAE là những đối tác an ninh thân cận của Mỹ. Liệu các nước này sẽ chạy theo những lời hứa chưa được kiểm chứng của Trung Quốc mà từ bỏ những đảm bảo an ninh từ phía Mỹ??
Việc mở rộng BRICS có thể khá ngu ngốc. Tuy nhiên, BRICS mở rộng mang một thông điệp hữu ích, nó yêu cầu phương Tây nên loại bỏ thái độ coi thường, bảo thủ và cần tìm ra những cách tốt hơn để thu hút các quốc gia đang phát triển về phía mình.
Lôi thôi thế đủ rồi, sẽ còn nói sau! Kê lệnh cắt lỗ cái