Việt Nam có thể thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam- Hoa Kỳ, sao lại không?

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ sớm thăm Việt Nam, có thể là vào ngày 10/9 tới. Truyền thông quốc tế suy đoán rằng chuyến thăm có thể dẫn đến việc nâng cấp quan hệ song phương. Quan hệ giữa 2 nước vốn hiện đang ở mức “đối tác toàn diện”, có thể bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để chuyển thẳng lên cấp độ cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”.

Nếu thành công, đây sẽ là bước đột phá trong quan hệ song phương vì “đối tác chiến lược toàn diện” là cấp cao nhất trong hệ thống thứ bậc đối tác ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam chỉ thiết lập quan hệ đối tác như vậy với những nước được coi là có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn tới an ninh, thịnh vượng và vị thế quốc tế của mình. Cho đến nay, Việt Nam chỉ thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với 4 nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc.

Hà Nội đã từng do dự trong việc nâng cấp quan hệ song phương với Washington, thậm chí lên cấp đối tác chiến lược. Điều này chủ yếu là do Việt Nam lo ngại phản ứng tiềm tàng từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Vậy, ta hãy xem xét việc nâng cấp mối quan hệ này dưới góc nhìn phân tích chiến lược.

  1. Thứ nhất, Việt Nam và Mỹ ngày càng có nhiều lợi ích tương đồng về mặt chiến lược: Chiến lược xoay trục sang Châu Á- Thái Bình Dương của Washington => Những nỗ lực chống lại tham vọng trên biển của Trung Quốc phần lớn phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đã cung cấp cho Việt Nam hỗ trợ xây dựng năng lực hàng hải đáng kể trong những năm qua và có thể nổi lên như một nhà cung cấp quốc phòng quan trọng cho Hà Nội trong tương lai. Về mặt kinh tế, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam,. Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn thứ 11 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lũy kế đạt 11,4 tỷ USD cho tới cuối năm 2022. Trong bối cảnh đó, nâng cấp quan hệ với một trong những đối tác quan trọng nhất lên mức cao nhất là một động thái hợp lý đối với Hà Nội.
  2. Thứ hai, nâng cấp quan hệ với Mỹ phù hợp với việc theo đuổi chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam. Việt Nam cũng mong muốn phát triển quan hệ vững mạnh và cân bằng với tất cả các nước lớn. Mỹ, với tư cách là siêu cường hàng đầu thế giới, là mục tiêu lý tưởng cho chính sách ngoại giao nước lớn của Việt Nam.
  3. Thứ ba, Việt Nam cần nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt. trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng gay gắt, bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ với Mỹ đều có thể bị Bắc Kinh nhìn nhận tiêu cực như là việc Việt Nam chọn phe với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. => Việt Nam phải nhanh chóng nâng cấp quan hệ với Mỹ trước khi mối xung đột Mỹ- Trung xảy ra.

Mối quan ngại lớn đối với Việt Nam là cái giá tiềm tàng đối với quyết định nâng cấp quan hệ song phương, có thể là một phản ứng mang tính trừng phạt từ Trung Quốc. Tuy nhiên, rất khó có khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp mạnh để trừng phạt Việt Nam vì đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-Việt chủ yếu chỉ là một tuyên bố chính trị hơn là một liên minh quân sự. => Không gây ra bất kỳ mối đe dọa an ninh trực tiếp nào đối với Trung Quốc.
Vả lại, cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng leo thang và trước những món quà từ Washington tặng cho Hà Nội, Bắc Kinh nhận thức được rằng bất kỳ hành động thái quá nào cũng sẽ chỉ đẩy Hà Nội lại gần Washington hơn. Hơn nữa, Trung Quốc tin tưởng rằng, bất chấp tranh chấp Biển Đông, Việt Nam vẫn luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc vì các lý do chính trị, kinh tế và chiến lược. Điều này được minh chứng bằng việc Việt Nam thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vào năm 2008, 15 năm trước khi có khả năng làm vậy với Mỹ.
Việt Nam cũng liên tục cho thấy mình đang nỗ lực duy trì sự cân bằng giữa hai cường quốc.

Về mặt lợi ích, Việt Nam coi đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ là minh chứng cho vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Đối tác chiến lược toàn diện cũng sẽ giúp tăng cường hơn nữa quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thương mại, đầu tư, công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu và năng lượng. Một lợi ích lớn nữa cho Hà Nội có thể là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và phát triển ngành bán dẫn. Trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Hoa Kỳ cũng được cho là ​​sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa quân đội và nâng cao năng lực nhận thức tình báo trên biển, cả hai hiện đều là những ưu tiên quốc phòng hàng đầu của Việt Nam.

=> Cái giá có thể phải trả quá nhỏ so với lợi ích tiềm tàng của việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, thách thức đối với Hà Nội là đảm bảo rằng Washington sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình và hợp tác để mang lại những lợi ích hữu hình từ mối quan hệ đối tác nâng cao.

Như vậy, mặc dù khả năng thông báo thiết lập đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội sắp tới của Tổng thống Biden sẽ là một bước tiến đáng kể cho quan hệ song phương, nhưng nó không phải là dấu hiện cho thấy có sự thay đổi lớn trong quỹ đạo chiến lược của Việt Nam. Lợi ích tốt nhất của Hà Nội hiện nay vẫn là theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.

20 Likes

Ngồi mà mơ, lên đối tác chiến lược còn khó =))

9 Likes

Vậy mình sẽ tập trung ngành nào được hưởng lợi từ việc này Ad?

6 Likes

Đầu tiên mình nghỉ cảng biển, vận tải biển sẽ hưởng lợi khi các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu trở nên nhộn nhịp.
Ngoài ra, có khả năng Mỹ sẽ hợp tác phát triển với Việt Nam lĩnh vực bán dẫn và AI. => DGC, FPT,…

13 Likes

DGC và FPT tăng quá rồi, vậy nó đã phản ánh vào giá hết chưa Ad? Có thể mua mới đoạn này không

7 Likes

Mọi việc xảy ra tương lai chỉ mang tính xác suất. Bác có luận điểm nào về vấn đề này em xin phép được tham khảo có được không ạ?

14 Likes

Từ trc đến nay Việt Nam! Đc hưởng lợi từ chính sách ngoại giao trung lập dù chơi cùng 2 thái cực khác nhau, nhưng bản chất vẫn là nước xhcn, nên vc nâng mối quan hệ ngoại giao vs mỹ ngang tq và nga là hoàn toàn k thể, việc này k khác gì chọc vào tổ kiến lửa ông hàng xóm, có chăng chỉ lên đc chiến lược nhưng vc này cũng vẫn còn phải cân đo đong đếm chán

5 Likes

Cũng không có gì bất ngờ

14 Likes

anh viết thêm về chủ đề phân tích chính trị thế giới đi ạ, thấy anh viết khá cuốn ạ!

11 Likes

chuẩn thế bác!

14 Likes

Phản ứng của TQ sẽ thế nào?

15 Likes

cáu cáu cáu

15 Likes
15 Likes

mặt 2 bác tươi thế thì VNIndex to the moonnn

15 Likes

Năm sau 1600 nhé!

14 Likes

có cao quá không bác, cơ sở nào nhận định như vậy?

13 Likes
  1. Tiền lớn về- hơn 500k tỷ tiền gửi ngân hàng T10 (lúc LS tiền gửi đạt đỉnh)- hiện tại LS tạo đáy- khoản đó đáo hạn ăn xong lãi suất 10% có muốn gửi vào lại để ăn LS 5-6% không? => Tiền sẽ chảy vào thị trường tài chính, chảy vào sản xuất kinh doanh!
  2. Triển vọng dài hạn thì năm sau kinh tế có thể phục hồi hoàn toàn. Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành địa điểm tập trung sản xuất của các tập đoàn lớn, đặc biệt là công nghệ cao khi xung đột chính trị Mỹ- Trung ngày càng leo thang.
15 Likes

chuẩn thế bác

9 Likes

Đọc xong thấy có niềm tin để cầm cổ trong nhiều năm tới! Cám ơn anh

15 Likes

Đầu tư phải xem xét chính trị, kinh tế xã hội trước, nền tảng của những chuyển động thị trường trong dài hạn. Đầu tư là việc dài hạn, đường dài mới biết ngựa hay!

13 Likes