Cẩm nang Tân thủ

SỐ 46: TIẾP THEO
“Sử dụng margin hay không” cũng là một câu hỏi không có câu trả lời giống như “Chứng khoán có phải là cờ bạc hay không”. Hãy nhớ “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và cũng là ông chủ ác độc”. Margin và cả thị trường chứng khoán này chung quy cũng là tiền, nó không thể thoát ly định nghĩa về tiền và tốt hay không là do phương pháp của ta.

SỐ 47: XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG NÂNG CAO


Kẻ đường xu hướng (thanh công cụ vẽ bên trái)

  • Sử dụng chỉ báo Zig Zag để xác định các đỉnh và đáy tự động.

  • Đánh dấu các điểm đảo chiều để xác nhận đỉnh và đáy ngắn hạn một cách thủ công.

Nối các đỉnh và đáy lại. Nếu đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước là thị trường đang trong xu hướng tăng (uptrend) và ngược lại với xu hướng giảm (downtrend).

SỐ 47: TIẾP THEO
Sử dụng các đường trung bình (mục Chỉ báo - Indicator)

  • Đường trung bình động - MA

  • Đường trung bình động đơn giản – SMA

  • Đường trung bình động tuyến tính – EMA

  • Đường trung bình động lũy thừa theo hàm mũ – WMA

Nếu các đường này hướng lên là xu hướng tăng. Nên sử dụng 1 loại đường trung bình nhưng chọn nhiều khung thời gian, nếu đường trung bình trong khung thời gian ngắn cắt đường trung bình trong khung thời gian dài từ dưới lên, đó là xu hướng tăng trong ngắn hạn.

SỐ 48: ĐỌC GÌ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC LOẠI BÁO CÁO KHÁC CỦA CÔNG TY


Những con số và một núi thuật ngữ trên báo cáo đúng là gây nản lòng. Nhưng bản chất của vấn đề không phức tạp như vậy.

Công ty cũng như một con người bình thường, có thu và chi (bảng cân đối kế toán).

Thu nhiều hơn chi là tốt, duy trì được việc đó qua thời gian dài là giàu, quản lý được tiền khéo léo, giấy tờ minh bạch là đáng tin cậy.

Hãy quan tâm tới công ty đó thu được bao nhiêu, chi ra bao nhiêu, cho những việc gì (báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

1 Likes

SỐ 48: TIẾP THEO
Sau đó mới tới họ đã làm như thế nào (thuyết minh báo cáo tài chính) và họ định làm gì trong tương lai (báo cáo thường niên). Và cuối cùng là ước lượng, đánh giá và ra quyết định, đầu tư hay không đầu tư.

Đó cũng là lý do người ta thường phân tích một công ty sản xuất và hạn chế phân tích ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm. Bởi những đơn vị làm việc với hàng hoá (hữu hình) sẽ dễ hiểu, dễ đo lường hơn một đơn vị cung cấp dịch vụ (vô hình).

→ Kiểu như nhà nông thì dễ hiểu hơn nhà cầm đồ vậy đó.

Tái bút: biên lợi nhuận là một chỉ số quan trọng, cho thấy lợi thế thương mại của một công ty so với những công ty khác trong ngành.

1 Likes

Số 49: Mua đáy bán đỉnh

Thật ra không khó để dự đoán đúng đáy và đỉnh ngắn hạn của cổ phiếu. Thứ căn bản nhất là đồ thị nến cũng cho ra rất nhiều tín hiệu đúng.

Dao động của cổ phiếu trong khung thời gian 2-3 tuần phần lớn phụ thuộc vào tâm lý đám đông chứ không phải vì kinh tế vĩ mô, chính sách pháp luật, tình trạng chung của ngành hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những yếu tố có tầm ảnh hưởng sâu rộng nói trên sẽ tác động lên giá cổ phiếu trong nhiều tháng, 1 năm, nhiều năm.

1 Likes

Số 49: Mua đáy bán đỉnh tiếp theo

Muốn lướt sóng, nói chung chỉ cần nhìn vào cung cầu và tâm lý thị trường. Những yếu tố vĩ mô nếu không quá khủng khiếp như chiến tranh, dịch bệnh thì không có gì đáng ngại.

Nhưng muốn lướt sóng mà vẫn sống qua thời gian dài, bắt buộc phải nắm được những yếu tố căn bản nói trên, rèn luyện được cảm nhận về thị trường, quan sát đường đi của dòng tiền.

Số 49: Còn muốn đoán đúng đỉnh và đáy thì sao?

  • Chuẩn hoá hết mọi biến số ảnh hưởng đến giá cổ phiếu để phân tích định lượng, chạy mô hình, đợi 1 tín hiệu.

  • Phân tích kết quả kinh doanh, tìm doanh nghiệp đạt chuẩn CANSLIM, tăng trưởng, giá trị.

  • Các indicator để phân tích kỹ thuật, viết code AmiBroker, phương pháp tâm linh, phân tích chu kỳ, sự vận động của các hành tinh, âm dương ngũ hành.

→ Có vô số cách để dò đáy và đỉnh, không có bí quyết và không có gì giấu giếm cả, tất cả đều được chia sẻ miễn phí (hoặc đôi khi thu một khoản phí nhỏ) bởi tất cả mọi người từ chuyên gia tới tay mơ trên mọi nền tảng. Mấu chốt của việc mua đáy bán đỉnh không nằm ở phân tích, mà là ở hành động.

Số 49: Mình làm rất đơn giản, không thể gọi là phân tích

  • Từ một số ngành có triển vọng hoặc có dòng tiền tham gia mình chọn ra một vài doanh nghiệp mình quen thuộc, hiểu về hoạt động kinh doanh, ước tính giá trị hợp lý.

  • Lập 2 kịch bản tốt và xấu. Mỗi ngày có hàng trăm tín hiệu, dĩ nhiên chỉ giao dịch khi thị trường nghiêng về kịch bản tốt nhiều hơn.

  • Tìm kiếm, quan sát và chờ đợi sự bất thường trong hành động giá, giải ngân, chờ đợi thị trường diễn biến theo kịch bản nào thì hành động theo kịch bản đó.

Chỉ có vậy thôi. Nhưng đa số chúng ta khi đối diện với bảng giá đều không giữ được sự tỉnh táo và quên đi kế hoạch ban đầu vì vô số cái bẫy nhấp nháy trước mắt. Phân tích được, nhưng không làm được, chúng ta là nô lệ của sợ hãi và tham lam.

1 Likes

SỐ 50: CỔ PHIẾU ĐẮT và CỔ PHIẾU RẺ???

Có ai từng đánh giá cổ phiếu đắt hay rẻ, có tiềm năng hay không … dựa trên thị giá không? Ví dụ như, cổ phiếu MBB 17k rẻ hơn cổ phiếu FRT 70k vì 17<70, quá rõ ràng.

Mình từng nghĩ như vậy, và mình cũng nghĩ cổ phiếu thị giá nhỏ sẽ có upside lớn, 5k có thể lên 10k, 50k, 100k. Chứ 100k rồi thì bão hoà, không biến động nhiều nữa.

Nhưng thật sai lầm khi không xét đến số lượng cổ phiếu lưu hành, quên mất số tiền để kéo giá cổ phiếu lên. Tại sao lại nói SSI, HPG “nặng mông”? Tại vì cần hàng ngàn tỷ để mua 1% cổ phiếu lưu hành, hàng ngàn tỷ để giảm cung hàng và khiến giá nhích lên một chút.

Tương tự về upside, vì mức trần và sàn trên HOSE được khống chế ở 7%. Nên mức tăng của cổ phiếu 10k và cổ phiếu 100k khác nhau nhiều lắm và về cơ bản đều cần một sự nỗ lực như nhau để nhân đôi giá trị chứ không có chuyện thị giá thấp thì dễ x2 x3 tài khoản đâu.

mình lúc trước đánh giá cổ phiếu đắt hay rẻ dựa vào đà tăng quá khứ của nó, cổ nào tăng nhiều cho là đắt, tăng ít coi là rẻ. Nhưng mà nghịch lý là cổ phiếu tăng thì tăng tiếp còn không tăng thì mãi không tăng :frowning:

1 Likes

SỐ 50: Kho là gì?

Kho không chỉ là nơi chứa hàng hoá

mà còn là nơi cho vay margin tỉ lệ cao, cho mượn hàng để bán. Cái gì pháp luật giới hạn bạn thì kho sẽ giải phóng cho bạn. Kho thường dành cho nhà đầu tư (cơ) chuyên nghiệp, hay lướt sóng.

Cụ thể hơn, theo quy định tỷ lệ cho vay ký quỹ không được cao hơn 50% (5:5) nhưng nhằm giải phóng nguồn lực, không ít công ty chứng khoán đã vượt rào cho vay với tỷ lệ 3:7, hoặc 2:8, thậm chí 1:9.

Ngoài ứng tiền trước, kho còn cho vay hàng, tức là cho nhà đầu tư vay cổ phiếu để bán (bán khống/short), chờ đến khi giá giảm thì mua lại, trả hàng cho kho. Mức chênh lệch sau khi trừ lãi vay là lợi nhuận của nhà đầu tư, giá giảm thì có lời, còn giá tăng thì …

:+1: :+1: :+1:

SỐ 51: FOMO (Fear Of Missing Out) - Sợ bỏ lỡ những điều thú vị mà người khác được trải nghiệm.

Tránh mua đuổi trong những phiên tăng giá - một câu khuyến nghị thật dễ sợ sáng nay đọc được trên báo, câu mà mình thuở ban sơ cứ nói hoài.

Ai cũng biết thị trường về dài hạn luôn tăng, sau khi giảm 30 - 40% về quanh vùng đáy dài hạn, lâu lâu xanh một phiên mà cũng không cho mua đuổi, thì thật đáng tiếc.

Thật ra đuổi hay không, chẳng quan trọng. Quan trọng là phân bổ bao nhiêu tiền ở vùng giá bao nhiêu, xác suất đu đỉnh có lớn hay không?

Chứng khoán đang tăng giá, mình mua vì “sợ bỏ lỡ” tiền lời, thị trường diễn biến thuận lợi và mình có lời thật. Khi chứng khoán vừa quay đầu giảm, mình “sợ bỏ lỡ” cơ hội cắt lỗ liền bán ngay và tránh được mấy cây giảm … thì fomo ở đây có gì sai?

Fomo chỉ sai khi mình kết hợp xen kẽ với JOMO (Joy Of Missing Out) - jomo ngược lại với fomo, nó là niềm vui khi bị bỏ lỡ.

Còn gì đáng sợ cho bằng mua đuổi cổ phiếu giá trần, hàng về giảm 10% mà không chịu cắt lỗ, còn nói thôi kệ làm cổ đông dài hạn cũng được.

Ngoài phần lớn tài khoản dành cho những “điểm mua bình tĩnh*” được phân tích cẩn thận, một khoản nhỏ dành cho các điểm mua fomo thì chẳng có gì sai khi mà nó vừa đem lại niềm vui vừa đem lại lợi nhuận cho mình.

Fomo hay jomo gì cũng sẽ hiệu quả nếu ta kiên định, luôn giữ kỷ luật và làm theo nguyên tắc của nó, chúng ta đang ở trong một cái market, việc nhìn ngắm và làm theo những con người khác, nương theo dòng tiền là việc nên làm.

Ở trong chợ mà cứ mua bán, yết giá theo ý mình, không quan tâm cung cầu thì có được không? Được chứ, có điều không khớp lệnh thôi.


SỐ 52: MINERVINI LÀ MỘT NGƯỜI RẤT ĐÁNG ĐỂ HỌC HỎI
Chia sẻ một trang sách của Minervini

SỐ 53: 3 CẤP ĐỘ CỦA HIỂU BIẾT IDEA - BELIEF - AWARENESS
Bất kể bạn có bao nhiêu kiến thức thì cũng cần thời gian trải nghiệm thực tế, vận dụng để hình thành nhận thức.
Đừng vội nản lòng với bước đầu khó khăn.

SỐ 54: GHI CHÉP
Ghi chép lại lịch sử giao dịch, những bài học nhớ đời, những thông tin quan trọng. Bất kể là viết xuống giấy hay nói lại với ai thì cũng nên một lần nhắc lại những gì mình đã biết để có thể nhớ rõ hơn.