Cập nhật diễn biến liên thị trường tuần 11-15.03.2024

Về sức ép chỗ DXY thì số liệu thất nghiệp tăng là đúng.
Như vậy thì hiệu quả thắt chặt của fed mới hiện hữu. Gia tăng kỳ vọng dừng chu kỳ thắt chặt (dừng tăng - hạ LS)
==> DXY khó tăng quá mạnh. Nên nhớ Weight của EUR quanh 50% mà họ đã vào phase hạ LS

Với phân tích tỷ giá thì có GAP tức thời - Nhưng xa hơn DXY vẫn yếu lắm khó lên cao
Với lại tuần trước cũng có xác nhận tăng lương cơ sở.
Cái này tương đương với tăng cung tiền - Nó là khoản mục chi thường xuyên nên cũng có tác động phải tái cân bằng.

Khối nội cá nhân phải cân cả lực bán ròng khối ngoại + Out flow của etf nội theo số liệu YTD (tính từ đầu năm)
Nhưng khoảng 1 tuần gần nhất ETF nội có inflow nhẹ.

Dòng tiền tăng đều ở tiện ích - ngân hàng - thực phẩm đồ uống.
Châu âu - mỹ điều chỉnh nhẹ tuần trước.
Tăng nhẹ phiên hôm qua.

Khối công nghệ đang gặp áp lực điều chinh
Diễn biến đảo ngành - đảo trụ lead - chốt lời và dịch chuyển nhóm KQKD quý 2 tốt

Về Tăng trưởng tín dụng. Tính đến hết ngày 14.06 TTTD +3.79% (YoY).
So với cuối T05 (+2.41%) là tăng +1.38%. Mục tiêu cuối tháng 6 từ 5-6% ==> tốc độ TTTD theo tháng đang cải thiện mạnh.
Tháng 6 TTTD dự kiến từ +2.59% đến +3.59%.
Tích cực cho nhóm Bank như có cập nhật hôm qua.

Trên thị trường tự do tỷ giá USD/VND tăng nhẹ. Chủ yếu do mức mất giá JPY (-1.42%) - GBP (-0.3%) - EUR (-0.1%) Đối với JPY họ đang chịu sức ép đáo hạn bán niên với các dòng tiền thực hiện Carry Trade nên mức mất giá là tức thời cho tới hết tháng này chốt quý 2.2024

Tổng kết:

Theo em diễn biến tỷ giá tăng nhẹ do áp lực đáo hạn các nguồn vốn bán niên USD - JPY.
Ngoài ra tốc độ TTTD cao trong tháng 6 phản ánh tiền đang đi vào hoạt động SXKD là điểm tích cực.
Nhưng khi các dòng tiền phải quay đầu hoàn trả các nghĩa vụ sẽ tạo ra điều chỉnh (tái cân bằng).

Tác động hoàn trả các giao dịch - 30/6/2024 là thời hạn cuối cùng để các công ty chứng khoán tất toán toàn bộ giao dịch đã phát sinh với khách hàng liên quan tới hoạt động nhận tiền gửi, hỗ trợ lãi suất trên số tiền chưa giao dịch.

Rung lắc diễn ra nhưng không làm thay đổi xu hướng mà thay đổi nhóm ngành Lead.

XÁC NHẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA LÃNH ĐẠO MBB (CHÚ Ý MBB - VPB)

BĐS khu công nghiệp có thể nói là điểm sáng của 6 tháng đầu năm. Cơ bản các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực BĐS công nghiệp đều tăng trưởng được. Các dự án BĐS khu công nghiệp cơ bản cũng được tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý. Vừa rồi, NHNN cũng hạ hệ số rủi ro tín dụng BĐS công nghiệp từ 200% xuống 160%, khuyến khích các ngân hàng cho vay. MB cũng là một ngân hàng cho vay nhiều trong mảng BĐS khu công nghiệp. Sự dịch chuyển của FDI vào Việt Nam cũng có tác động tốt lên mảng này.

BĐS các dự án nhà ở thì mấy năm nay vẫn nói nhiều về câu chuyện pháp lý. Vừa qua, Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành cũng đang tập trung tháo gỡ vấn đề này, tuy nhiên, cũng đang trong quá trình. Vừa rồi cũng đã tháo gỡ được một phần. Quá trình này phụ thuộc vào các luật mới như luật đất đai, luật nhà ở… các luật mà có hiệu lực từ ngày 01/8. Tôi nghĩ sau khi luật có hiệu lực từ 01/8 thì hàng loạt các vấn đề sẽ được tháo gỡ, hi vọng đến quý 3, 4 lĩnh vực bất động sản các dự án nhà ở sẽ được tháo gỡ, lúc đó sẽ tạo một hiệu ứng chung cho thị trường bất động sản. Hi vọng người dân sẽ bắt đầu mua nhà, đổi nhà và mục đích của các ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt hơn.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của MB trong năm nay là 15%. Đến nay đã nửa năm nhưng mới chỉ được 4,5%. Làm sao để MB hoàn thành được mục tiêu trong năm nay?

Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB: Hết tháng 6, MB dự kiến sẽ tăng trưởng được 6-6,5%. Với mục tiêu năm nay tăng trưởng khoảng 15.5%, chúng tôi cần đạt khoảng 8% nữa trong 6 tháng cuối năm. Chúng tôi dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu vào đầu hoặc giữa quý tư.

Khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng, điều mà MB và các ngân hàng kỳ vọng nhất là sức hấp thụ của nền kinh tế. Ngoài sức hấp thụ của nền kinh tế, bây giờ các ngân hàng đều có các giải pháp tổng hợp, không có giải pháp duy nhất nào để đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hấp thụ thị trường. Đến nay, các ngân hàng cũng đã giảm lãi suất sâu nhất, có lẽ là trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá thấp thì cầu sẽ tăng, các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí để giải quyết khâu về giá.

MBB: H1 2024 Guidance Highlights
PBT: VND13.3 trillion (+5% YoY), achieving 46% of annual forecast;
Q2 PBT: VND7.5 trillion (+21% YoY, +30% QoQ).
Credit Growth: >3% YTD, expected >5% by end of Q2.
NIM: 4.5%-4.7% (Q1: 4.7%).
NPL Ratio: Improved to 1.99% (Q1: 2.49%), with ongoing CIC impact.
LLR: 102% (Q1: 80%).
CIR: <30%.
TOI: +4% YoY

Cập nhật diễn biên liên thị trường đầu ngày 27.06.2024

  1. JPY tiếp tục mất giá. Vượt mức 160
    (Cầu $ đang tăng - các loại tài sản khác như Gold đang bị chốt lời)
    Vì nghiệp vụ thế chấp JPY lấy $ và phân bổ đầu tư.
    Tới kỳ đáo thì bán tài sản - cover $ hoàn trả khoản vay.
  2. NĐT Nhật tăng sử dụng Margin trên CP cũng hàm ý tiền JPY đang hồi hương nên có kỳ vọng khi hồi hương sẽ phân bổ vào tài sản như CP.
  3. Giá vàng giảm cũng cho thấy nhu cầu trú ẩn thấp hơn khi lạm phát dự kiến giảm.
    Các vị thế Bond US trung hạn có hàm ý kỳ vọng có cắt lãi suất Fed.
  4. Nhân dân tệ đang mất giá nhanh do quá trình đẩy - xả tồn kho trước tăng thuế thương mại của US 1.08
  5. Trong quá trình đảo ngược trên cho tới hết quý 2 này làm cho đồng $ tăng cầu. Nhưng không phải vì tăng LS nên sức ép này mang tính ngắn hạn.

KẾT LUẬN:

  1. Nhu cầu $ tăng vì các hoạt động đáo hạn dòng vốn (cầu $ tăng) - không phải vì lãi suất tăng.
  2. TQ phá giá để đẩy tồn kho - nếu VND không mất giá nhẹ thì mất khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế. (Xấu cho xuất khẩu)
  3. Thị trường vàng tự do - SJC đang thu hẹp chênh lệch. Cho thấy cầu tài sản trú ẩn đang giảm ==> tích cực.

Tháng 7 này VN sẽ được công nhận KTTT.
Tháng 8 TQ bị mỹ áp thuế
Chấp nhận phá giá nhẹ để ủng hộ xuất khẩu cho 2H.2024.
Em nhìn nhận diễn biến hiện tại là cơ hội cho Xuất Khẩu. Nên việc VN-Index điều chỉnh vì tỷ giá không hợp lý.

Nhịp điều chỉnh tháng 4.2024 (1300-1180) là do kết hợp của cả:

  1. PCE US giảm chậm hơn dự kiến. Điều chỉnh giảm số lần cắt LS.
  2. VND mất giá hơn 3%.
    Giá vàng tăng mạnh do nhu cầu trú ẩn.
    SBV phải thực hiện rút thanh khoản qua công cụ Bill nhằm giảm GAP LS




VnDirect điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam lên 11% so với cùng kỳ được thúc đẩy bởi Thương mại toàn cầu phục hồi; Khu vực sản xuất tăng trưởng tích cực hơn và Những lợi ích tiềm tàng từ việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng đang chờ quyết định của Bộ Thương mại Mỹ về việc công nhận Việt Nam thành “nền kinh tế thị trường” trong cuộc hợp tháng 7 tới. Điều này khá quan trọng đối với hoạt động thương mại, và là chìa khóa giúp hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ dễ dàng hơn nhờ những nới lỏng trong rào cản thương mại song phương.

Như sáng em có cập nhật 1 số quan điểm tỷ giá + CTPP và công nhận KTTT
Nhóm xuất khẩu có luận điểm tốt.

Cả nhà xem xét tham gia lại TNG vùng 26.2-26.3
ANV 32.7-32.9 trước.

Một vài số liệu về ngành dệt may:

Bức tranh dệt may đang tươi sáng hơn cùng kỳ năm ngoái
Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may đạt gần 16 tỉ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, điểm sáng xuất hiện ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc khi đạt 6 tỉ USD và tăng 4% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Theo quan sát của VITAJEANS, xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu phục hồi từ tháng 4, khả năng sẽ tích cực hơn từ tháng 6 đến tháng 8, thậm chí có thể kéo dài đến tháng 10 do thị trường này đã tiêu thụ hết hàng tồn từ cuối năm 2023 nên khá thiếu hàng và sức mua phục hồi tốt.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), Phó Chủ tịch VITAS, cũng xác nhận xuất khẩu của TCM và nhiều DN khác trong ngành sang Mỹ trong thời gian qua đã thuận lợi hơn. Tuy nhiên, DN phải cạnh tranh về giá với Bangladesh, dẫn đến giá xuất khẩu không cao.

“6 tháng đầu năm, dệt may xuất khẩu tăng trưởng khoảng 10%. Năm 2023, thị trường Mỹ sụt giảm lớn nhất nên 6 tháng đầu năm nay phục hồi mạnh nhất. Gần đây, Mỹ cấm nhập khẩu sản phẩm từ Tân Cương (Trung Quốc), trong đó có mặt hàng bông, khiến nhập khẩu hàng may mặc Trung Quốc sang Mỹ giảm. Nếu nhìn nhận một cách khách quan, đây là cơ hội cho các DN xuất khẩu may mặc sang Mỹ” - ông Tùng nhìn nhận.

Lạm phát CPI giảm mạnh hơn dự báo
CPI tổng hợp và cốt lõi đều hạ nhiệt mạnh hơn dự báo - Tăng trưởng CPI Supercore vẫn neo ở mức cao

CPI tổng hợp tháng 6 tăng +3% YoY (thấp hơn ước tính: +3.1% | trước đó: +3.3%).

CPI cốt lõi tăng +3.3% YoY (thấp hơn ước tính và trước đó: +3.4%) - chậm nhất trong 3 năm.

=> Áp lực lạm phát đang giảm, củng cố niềm tin các quan chức Fed cắt giảm lãi suất.

CPI thấp hơn dự kiến tăng kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong tháng 9 lên hơn 90%.

Đà giảm mạnh bất ngờ của lạm phát khiến lo ngại về nhu cầu tiêu dùng đang sụt giảm nhanh chóng, cả thị trường ngập tràn sắc đỏ:

… dù cổ phiếu ngành BĐS tăng trở lại (do hi vọng Fed sẽ cắt lãi suất sớm)…

… trong khi bigtech giảm mạnh do nhà đầu tư cũng không dám đánh cược vào làn sóng AI trước dữ liệu CPI sụt giảm…

Phiên giao dịch hôm nay.
VN-Index tiếp tục diễn biến Sideway up với kỳ vọng vượt cản 1300.
Tối qua sau phát biểu của chủ tịch FED - chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng mạnh.

Tuy nhiên, với 1 số phân tích của các nhà kinh tế Mỹ.
Thông thường trước khi Fed hạ LS thì chứng khoán sẽ có xu hướng tăng để phản ánh sự lạc quan khi chính sách tiền tệ dịch chuyển sang nới lỏng.
Nhưng tốt độ - số lần cắt giảm LS sẽ phụ thuộc vào độ mạnh - yếu của kinh tế.
Các chỉ số PMI dịch vụ của Mỹ đang có xu hướng thu hẹp (kết quả của thắt chặt tiền tệ) - nên khi tốc độ thu hẹp lớn hơn sẽ buộc Fed tăng tốc giảm LS.

Chứng khoán có xu hướng tăng trước lần cắt LS đầu tiên và điều chỉnh dần theo mức độ suy giảm của các chỉ số đo lường kinh tế.

Do đó, Em nhận định thị trường Mỹ hay VN đều đang tăng trong giai đoạn KQKD quý 2.2024 công bố.
Hoạt động tái định giá lại cổ phiếu và Roll ngành cho chu kỳ tới sẽ diễn ra song song.

1 Likes

20 - 26/7 tới đây, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có quyết định cuối cùng về việc chấp thuận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không. Nếu được chấp thuận, cơ hội sẽ mở ra cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nhóm tôn mạ, thủy sản, dệt may.

Bắt đầu có số về TTTD 1H.2024 từ SBV. Và tổng kết của các bank.
Thị trường đang đi đúng và phản ánh kỳ vọng cho bank khi số TTTD gia tăng tốc độ xét MoM.

Kết thúc nửa đầu 2024, tín dụng tăng trưởng 6% tính từ đầu năm đến ngày 30/6, đạt mục tiêu 6 tháng 2024 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN, SBV) đề ra. Mức tăng trên khá ấn tượng khi tính đến ngày 24/6/2024, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 4,45%. Chỉ trong tuần cuối tháng 6, tín dụng tăng trưởng 1,5%.

KẾT LUẬN: TTTD xác nhận 6% là ở kịch bản cao.

Các số liệu về GDP - CPI - TTTD tháng 6 + 1H2024 công bố đều ở kịch bản cao.
Thị trường sẽ có xu hướng tích cực hơn - Xác suất VN-Index duy trì nhịp tăng và vượt được 1300 trong tháng này tăng lên.




[MBB]
Một số thông tin sơ bộ về KQKD 6T2024 tại hội nghị của MBB. Tăng trưởng tín dụng ấn tượng với +9,1% ytd (so với con số ước tính 6% tại thời điểm giữa tháng 5 của MBB). Room tín dụng 2024 được cấp của MBB là 15,5%

Tăng trưởng tín dụng toàn ngành tốt hơn kỳ vọng (theo một số thông tin em hỏi được từ một số ngân hàng). VPB +8% ytd, TCB +11,6% ytd, ACB +11% ytd. Nhóm Big4 tăng trưởng dao động trong khoảng 5%

Định giá sơ bộ VPB

Thông tin rumor lợi nhuận Q2 một số ngân hàng

  •      BID: 7.800 tỷ đồng (+12% YoY)
    
  •      CTG: 7.500 tỷ đồng (+15% YoY)
    
  •      MBB NH mẹ: 7.900 tỷ đồng (+30% YoY)
    
  •      VPB: 4.200 tỷ đồng (+61%)
    
  •      ACB: 5.100 tỷ đồng (+6% YoY)
    
  •      HDB: 3.600 tỷ đồng (+31% YoY)
    

Tổng LNTT sơ bộ của 6 ngân hàng tăng trưởng 21% YoY


MBB tuổi 30 thì thị giá 30?