Cập nhật diễn biến liên thị trường tuần 11-15.03.2024

Trump công bố kế hoạch kinh tế nếu tái đắc cử: Cắt thuế doanh nghiệp chỉ còn 15% (hiện tại 21%) Bổ nhiệm Jamie Dimon, CEO hiện tại của JPM lên làm Bộ Trưởng Bộ Ngân Khố (US Sect of Treasuries) Để Jerome Powell làm hết nhiệm kì Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Cắt bỏ luật Liên Bang về sử dụng đất và yêu cầu các tiểu bang làm tương tự để phục vụ: + Tăng xây dựng nhà ở, giải quyết vấn đề nguồn cung + Tăng khai thác khoáng sản, đặc biệt là xăng dầu Tăng đánh thuế các mặt hàng nhập khẩu không chỉ từ Trung Quốc (Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu tới lạm phát trong thời gian gần). Kế hoạch phá giá đồng dollars ==> giảm giá trị đồng Dollars và tăng khả năng cạnh tranh về xuất khẩu. Đặt ra câu hỏi lớn về bảo vệ Đài Loan, “yêu cầu” Đài Loan trả chi phí bảo vệ cho Mỹ (Phát ngôn này gây nhiều ảnh hưởng xấu tới các cổ phiếu semiconductor trong phiên giao dịch hôm nay). Nhìn chung, kế hoạch chính trong nền kinh tế của Trump đặt cược vào việc tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tăng trưởng nợ, với môi trường nới lỏng tài khóa và tập trung đưa ngành sản xuất trở lại trong nước. Với tham hụt ngân sách hiện tại ở mức -6.4% nếu Trump tái đắc cử, tăng trưởng kinh tế sẽ cần phải đi đôi với cắt giảm chi phí chính phủ cộng với tác cơ cấu nợ để có thể tăng trưởng kinh tế có thể chạy nhanh hơn tăng trưởng nợ công.

Nhận định thị trường ngày 22.7.2024.
+Tuần qua từ 15-19/7 VNINDEX giảm 15.97đ đóng tuần ở 1264.78đ với thanh khoản khá cao. Thị trường giao dịch khá tiêu cực khi nhiều nhóm ngành giảm mạnh như nhóm BĐS, thép, công nghệ, …Ngành đi ngược thị trường tăng điển hình là nhóm Ngân hàng (MBB, ACB, BID, CTG, BVB, OCB…).

  • Thông tin quan trọng sẽ đón nhận trong tuần tới là Quyết định cuối cùng của Bộ thương mại Mỹ về việc công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam vào ngày 26/07. Nếu được thông qua, kỳ vọng các nhóm liên quan đến hoạt động Xuất khẩu sẽ được lan tỏa hiệu ứng tâm lý tích cực.
  • Đã có 204 công ty công bố BCTC quý II/2024, ‘nhà vô địch’ lợi nhuận tăng trưởng 31.816%

Với diễn biến hiện tại, áp lực điều chỉnh và lực cầu tại vùng giá thấp vẫn khá cân bằng, tạo nên kịch bản giằng co trong biên độ khoảng 50 điểm. Có thể nhận định VN-Index vẫn duy trì tích lũy trong khung từ 1.250 - 1.290 điểm trong ngắn hạn, khi giới đầu tư tiếp tục chờ đợi ảnh hưởng của các sự kiện chính trị - xã hội phai dần và tập trung vào kết quả kinh doanh quý II/2024 sẽ sớm được công bố trong tuần tiếp theo

Dư nợ margin ước tính vào khoảng 218.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối năm 2023 và cũng là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Tính đến cuối tháng 6/2024, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư đạt hơn 8 triệu. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tại ngày 28/6/2024 đạt hơn 7.066 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm trước; tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023
Margin được xét căng hay không còn phải xét đến 02 yếu tố.

  1. Tỷ trọng Margin/vốn hóa hiện tại bao nhiêu?
  2. Dự báo vốn hóa thị trường có tăng tiếp hay không?
    Cả 2 yếu tố trên đã tới giới hạn hay chưa?

Con số cập nhật bên trên tại cuối Q2.2024 chỉ là số tuyệt đối. Nhưng vốn hóa tăng thêm 19% so với cuối 2023 em cho rằng chưa phải rủi ro. Khi tài sản ký quỹ tăng lên theo thời gian thì bản thân cái tỷ lệ đòn bẩy đang giảm.
Thị trường vốn mà quy mô - Dư nợ không tăng theo thì đâu phản ánh được định hướng tăng trưởng như Chính Phủ kỳ vọng?

CÁC DIỄN ĐÀN SHARE SỐ LIỆU MẢRGIN LÀM CHO NHIỀU NĐT ĐÃ BỊ RỚT HÀNG CÂY WASH OUT HÔM NAY.
DIỄN BIẾN ROLL NGÀNH VẪN TIẾP TỤC

CSV trần
HVN đã thoát dư sàn
DXG xanh

Em cho rằng đây là các tín hiệu sớm cho thị trường đáy nhé
Tiêu cực nhất mà hết tiêu cực thì rất yên tâm

Thống kê tác động VN-Index 10 phiên thì có HVN - GVR - FPT
Hôm qua FPT đã tạo đáy
Hôm nay có HVN đảo chiều
GVR Flow khối ngoại

Xét cấu trúc VN30 cũng tương tự
FPT và GVR lớn nhất

Index sau 1h30 xanh + các mã giảm mạnh nhất đều đảo xanh ==> Không còn áp lực call chéo
Chứ đừng nói đến là force sell

20 - 26/7 tới đây, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có quyết định cuối cùng về việc chấp thuận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không. Nếu được chấp thuận, cơ hội sẽ mở ra cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nhóm tôn mạ, thủy sản, dệt may.
Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken sẽ tới Việt Nam để tham dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken sẽ tới Việt Nam để tham dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuối tuần trao luôn quy chế KTTT nhỉ!


Đợt này BCTC quý 2 và 1H2024 ra khá muộn.
Các DN vốn hóa lớn hôm qua mới ra như BID - GEX - DCM - NKG
Nhìn chung KQKD tích cực lại bị nén về cuối tháng - Ngược với mọi năm tốt khoe xấu che.

1 số DN cả nhà đang nắm giữ như PC1 - HDG - HPG - VSC - VTP cũng sẽ công bố BCTC trong hôm nay và mai.
Theo em thì đều sẽ có KQKD tích cực và lấy lại trend

Đối với số liệu Kinh tế vĩ mô 7 tháng đầu năm đang quay trở lại đà xuất siêu và chỉ số sản xuất công nghiệp tăng - Phản ánh phục hồi kinh tế!

Số liệu tháng 7 và 7 tháng đầu năm

Sản xuất:

  • Công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất và phân phối điện.

Thương mại:

  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Xuất khẩu: Tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 35,92 tỷ USD. → nhóm công nghiệp chế biến chiếm 88,1%
  • Nhập khẩu: Tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 33,8 tỷ USD —> nhóm tư liệu sản xuất chiếm 93,9% → Nhập nhiều NVL đầu vào
  • Xuất siêu: Ước tính đạt 2,12 tỷ USD trong tháng 7.

Giá cả:

  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Tăng 0,48% so với tháng trước và 4,36% so với cùng kỳ năm trước.

Các chỉ số khác:

  • Số doanh nghiệp thành lập mới: Giảm 6,3% so với tháng trước.
  • Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước: Giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam: Tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.




Xét về biến động liên thị trường.
Giá WTI tiếp tục xu thế giảm - Giá cước vận tải giảm ==> CPI giảm
DXY đi ngang - Xu hướng giảm trong trung hạn
US 2Y Yeild -7.48% MoM
US 10Y Yeild -5.19% MoM
Nhật Bản dự kiến tăng LS 3 lần - Chỉ số Nikke bước vào xu hướng giảm
DJ đi ngang vùng đỉnh


Quá trình Roll ngành từ CNTT sang tài chính - Sản xuất tiếp tục diễn ra

Cập nhật lại quan điểm liên thị trường tuần 05-09.08.2024.

  1. Đối với thị trường Nhật Bản - việc BOJ tăng LS làm đảo chiều nghiệp vụ carry trade.
    Bán tài sản đầu tư trong và ngoài nước nhật để cover lại JPY.
    Do JPY đắt lên
    ==> chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh là đúng.
  2. Chỉ số DXY giảm về 102.83.
    Tức giảm 1.08% MoM.

Việc hạ LS sức mạnh đồng $ suy giảm.
Xét về thị trường Mỹ.
Việc chỉ số SPX tạo đỉnh tháng trước là hiệu ứng đỉnh số liệu KQKD các DN CNTT.
Kinh tế tăng trưởng chậm lại - thất nghiệp tăng hội đủ yếu tố cho hạ LS thì dòng tiền cũng chốt lời SPX và Roll lại ngành về DJ với các DN sản xuất - ngân hàng.
Đây là kỳ vọng hạ LS thì LN DN SX cơ bản sẽ tốt lên. Rủi ro của ngành NH tài chính giảm xuống.
3. Về tỷ giá VND/USD thì đã chính thức hạ nhiệt khi DXY giảm.
Quá trình thanh lý TS - rút FII về lại chính quốc mạnh nhất vào cuối quý 2 cũng đã hoàn tất.

Trên toàn bộ các thị trường đã phát triển Yeild Bond giảm thể hiện chu kỳ hạ LS đang bắt đầu.
Chi phí sử dụng vốn sẽ giảm.

Đối với thị trường VN.
Khi thế giới giảm thì có xu hướng sẽ giảm theo xét về mặt tâm lý.
Còn về áp lực bán ròng em cho rằng không còn lớn do đã thanh lý phần lớn cuối quý 2.
Ngoài ra khi tỷ giá hạ nhiệt thì nắm giữ TS bằng VND sẽ có lợi nhẹ về mặt tỷ giá.

Diễn biến ngành ở thị trường VN cũng sẽ tương tự khi Roll ngành lại Ngân hàng - thiết yếu - sản xuất cơ bản.
Riêng về nhóm xuất khẩu nếu căng thẳng địa chính trị gia tăng thì tăng trưởng sắp tới sẽ chậm lại nên cẩn thận hơn với nhóm này.

Hiện tại, kỳ vọng của em thì Vn-Index nếu không bị dẫn dắt đà bán tháo tức thời để xảy ra Force Sell thì vùng 1220-1230 là đã chiết khấu đủ cho biến động trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, nhịp sắp tới cũng sẽ khó tăng mạnh đều mà phân hoá là chính.
Bởi vì nếu nhóm VN30 mà tăng quá mạnh khối ngoại sẽ đủ lời để tiếp tục bán ròng rút Nav hoán đổi về chính quốc.
Áp lực lên cả thị trường lẫn dự trữ ngoại hối.

Kịch bản cơ sở em cho rằng VN-Index Swing trong khung 1220-1255
Nhóm ngành ưu tiên gồm:

  1. Bank - MBB VPB
  2. Sản xuất - thép - HPG
  3. Khí CNG - GAS
  4. Tiêu dùng thiết yếu VNM - MSN
  5. Vận tải - VSC - PVT - VTP
  6. Điện HDG - PC1

Khi FED hạ Lãi Suất - Thì Dollar yếu đi (Phản ánh qua DXY)
Như vậy, trong mối quan hệ cơ chế của Petro - Dollar thì WTI có xu hướng phải giảm theo để cân bằng

Hiệu ứng của FED lạ LS là giá Bond US phải tăng - Mối quan hệ ngược chiều của Lãi Suất và Giá trái phiếu.
Trong quá trình trên + Lo ngại về suy thoái (tạm thời chưa có căn cứ về Soft hay Hard Landing) thì giá trị tài sản định giá theo tăng trưởng Kinh tế sẽ giảm ==> Tiếp tục củng cố xu hướng đổ tiền vào các Tài Sản an toàn
==> Vụ việc Carry Trade của Nhật Bản tạo ra vòng xoáy buộc thanh lý tài sản vừa để đảo chiều Carry Trade - Vừa để cơ cấu lại danh mục.

Như vậy, tác động Carry Trade sẽ vẫn còn ảnh hưởng lên Dòng vốn - Đặc biệt là khối ngoại ít nhất cho tới hết đầu tuần sau. Khi đó, các quỹ nếu buộc hoàn trả thì vẫn phải bán ròng.
Nhưng sẽ khác cái đoạn tháng 4-5-6 là họ bán chủ động.
Giờ là bán bị động với giá rẻ.
Đương nhiên, Khi so sánh với tỷ giá USD/VND thì Khối Ngoại không hẳn là lỗ.
Chỉ số chứng khoán VN hạ độ cao - Điều chỉnh để phản ánh phù hợp với lượng cung tăng thêm trên.
Đặc biệt các mã của ETF và khối ngoại bán là trong VN30.

Lý do HPG gần đây bị bán ròng mạnh là vậy.
Mà đương nhiên bán thì họ ưu tiên bán mã đã lời.
Chứ như VNM FA vào chu kỳ LN mới họ vẫn mua ròng.
Chu kỳ vốn cân bằng - cơ cấu danh mục thôi.

Đối với góc nhìn đầu tư, định giá DN (Đối tượng là NĐT VN)
Đầu tư là bám vào triển vọng Kinh Doanh của Doanh Nghiệp.
Khi các yếu tố đầu vào của Kinh Doanh không thay đổi trọng yếu thì cũng k cần phải thay đổi định giá.
Về tác động chính sách tiền tệ không có thay đổi về định hướng như:
Kiên quyết giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng hệ thống của năm 2024 và hạ LS hỗ trợ kinh tế.
Ngoài ra còn tốt hơn do DXY giảm thì NHNN ngay lập tức hạ 0.25% lãi suất OMO.

Việc Khối ngoại cao họ không bán - giờ lại bán là do chu kỳ vốn của họ.
Mã nào độ mở NĐT khối ngoại càng lớn thì bị tác động nhiều hơn và ngc lại.
Họ bán rẻ có chiết khấu thì lợi cho NĐT chứ có lỗ đâu mà sợ.

Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Sáng ngày 12/8, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố giữa đồng Việt Nam (VND) với đô la Mỹ (USD) ở mức 24.256 đồng, giảm 4 đồng so với mức niêm yết ngày 9/8.

Với biên độ +/-5%, tỷ giá trần các ngân hàng áp dụng là 25.468 VND/USD và tỷ giá sàn là 23.043 VND/USD.

Sáng nay, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tiếp tục niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.400 - 25.450 VND/USD.

Trong khi đó, giá mua - bán đồng bạc xanh tại nhiều ngân hàng được điều chỉnh theo xu hướng giảm mạnh, với biên độ dao động phổ biến từ 30 - 115 đồng so với chốt phiên cuối tuần qua (ngày 9/8).

BÊN CẠNH ĐÓ KHỐI BIG4 TĂNG LS HUY ĐỘNG.
Đến lượt nhóm Big4 rục rịch tăng lãi suất huy động?
Khối Big4 tăng LS huy động đúng dự báo. Chưa vi phạm mức chặn trên 5%

==> NHNN điều hành rất tốt.
Hạ tỷ giá nhưng big4 tăng LS bù gap âm

Hiện tại , các chỉ số chứng khoán thế giới như DJ - Nikkei - Kospi chưa xuất hiện điều chỉnh nên nhịp tăng của Vn-Index vẫn tiếp tục.
Chúng ta đang chờ đợi Vn-Index sẽ phân hóa với thế giới khi họ tiếp tục đà giảm.

Xét trên thị trường tài sản thì giá Vàng vượt đỉnh 2500$ cũng là tín hiệu xấu
Đi kèm đó là giá WTI tăng nhanh trở lại cũng cố thêm sức mạnh cho đồng USD.

Nếu Vn-Index không có cải thiện nhằm tăng thanh khoản trong 1-2 phiên tới thì nhịp tăng này vẫn được xem là hồi kỹ thuật.
Không có tác động mới thì kịch bản cơ sở là Sideway Up lên vùng 1240-1245

Kịch bản tích cực hơn là bùng nổ theo đà. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết phải có cải thiện lớn về thanh khoản.
Ước tính ít nhất phải quanh 650tr CP/Phiên đi kèm chỉ số Vn-Index tăng trên 1%.
Hiện tại - Các yếu tố trên chưa xuất hiện.

Do đó, Anh/Chị vẫn tiếp tục quản trị Danh Mục và lướt nhẹ trên cơ số có sẵn