Chứng sỹ săn tin!

Nhờ chủ yếu tiền nội, MWG đã có đà tăng gấp 4 lần VN-Index trong một tuần

Nhóm cổ phiếu Bán lẻ tuần qua đã có phản ứng nhạy hơn cả VN-Index. Trong đó, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động cũng đã đạt mức hồi phục gần 11% trong vòng 1 tuần.

Ảnh minh họa

Biên độ hồi phục gấp hơn 4 lần VN-Index

VN-Index đã có được tuần hồi phục đầu tiên sau chuỗi 6 tuần giảm liên tục. Khi thị trường được giảm áp lực thì việc xuất hiện các cổ phiếu hồi mạnh hơn cả chỉ số là điều sẽ phải xảy ra, trong số này, cổ phiếu MWG của CTCP là trường hợp nổi bật.

Mức tăng của MWG trong tuần này lên tới 10,93% gấp hơn 4 lần so với mức tăng 2,5% của chỉ số. Cổ phiếu này đã tăng từ mức giá 54.000 đồng/cổ phiếu lên 59.900 đồng/cổ phiếu, với 4/5 phiên tăng giá.

Nhờ chủ yếu tiền nội, MWG đã có đà tăng gấp 4 lần VN-Index trong một tuần ảnh 1
Diễn biến cổ phiếu MWG

Trái với nhiều cổ phiếu trong VN30 nhận được tiền ngoại, MWG thậm chí còn bị bán ròng nhẹ gần 2 tỷ đồng. Điều này cho thấy, dòng tiền mua lên hoàn toàn đến từ nhóm nhà đầu tư nội.

Dưới góc độ kỹ thuật, MWG mới chỉ hồi phục về vùng đáy tháng 7/2022 và thanh khoản trong các phiên tăng giá tuần qua vẫn cho ở dưới mức bình quân 20 phiên. Vì vậy, dù hồi phục mạnh nhưng trạng thái chủ yếu nhờ vào việc tiết cung.

Nhà đầu tư muốn tham gia vào MWG có lẽ cũng không cần phải vội vàng tham gia ngay ở thời điểm hiện tại. Việc xem xét giải ngân có lẽ chỉ bắt đầu khi giá cổ phiếu và đường MA20 hội tụ sát vào với nhau và có những đột biến về thanh khoản.

Mục tiêu doanh thu trung bình của cửa hàng Bách Hóa Xanh lên 1,5-1,6 tỷ đồng

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của MWG tăng mạnh trong tháng 7 và 8/2022 so với cùng kỳ, do nền so sánh có yếu tố tác động của các đợt giãn cách trong quý 3/2021.

Doanh thu thuần và LNST trong hai tháng này tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng năm 2022, doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 92.3 nghìn tỷ (+18%) và 3,2 nghìn tỷ (+6%), lần lượt hoàn thành 66% và 50% kế hoạch năm.

Đáng lưu ý, biên lợi nhuận ròng giảm xuống còn 3,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với 8 tháng 2021, nguyên nhân có thể đến từ tăng tỷ trọng doanh thu online (14% trong 8 tháng 2022 so với 8,9% trong 8 tháng 2021).

Với Bách Hoa Xanh (BHX), bằng việc đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả cũng như thiết kế lại cửa hàng cả về trưng bày và danh mục hàng hóa, doanh thu trên mỗi cửa hàng tăng trưởng rõ rệt trong thời gian ngắn).

Kể từ tháng 4/2022 khi MWG khởi động chiến dịch tái cơ cấu BHX, 414 cửa hàng đã đóng cửa, chiếm 19,3% số lượng cửa hàng giai đoạn đỉnh.

Đến tháng 8, doanh thu trung bình hàng tháng trên mỗi cửa hàng đạt 1,36 tỷ, tăng xấp xỉ 33% so với quý 1/2022.

Từ đây đến cuối năm, ban lãnh đạo đề ra mục tiêu tăng doanh thu hàng tháng của cửa hàng lên mức 1,5-1,6 tỷ. Ngoài mục tiêu tăng doanh thu, BHX cũng kỳ vọng đạt điểm hòa vốn cuối năm 2022 nhờ vào chuẩn hóa quy trình vận hành, giảm hao hụt và hủy hàng, tối ưu hóa các chi phí.

CTCK Mirae Asset Việt Nam kỳ vọng đòn bẩy tài chính thấp và sự bứt phá của BHX sẽ duy trì KQKD tốt hơn so với các đối thủ.

So với doanh nghiệp cùng ngành như FRT, nợ trên vốn chủ của MWG thấp hơn gần 3 lần. Nợ ròng chỉ chiếm khoảng 87% VCSH vào cuối quý 2 2022. Với tỷ lệ đòn bẩy tài chính tương đối thấp, lợi nhuận của MWG sẽ ít bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất.

Ngoài ra, nếu BHX có khả năng đạt điểm hòa vốn và tiếp tục duy trì, MWG có thể tái khởi động việc mở rộng chuỗi trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu trên mỗi cửa hàng có thể một phần do lưu lượng kết chuyển từ các cửa hàng cũ đã đóng cửa, vì vậy, tính bền vững của việc doanh thu tăng vẫn cần thời gian quan sát thêm.

Nhờ chủ yếu tiền nội, MWG đã có đà tăng gấp 4 lần VN-Index trong một tuần ảnh 2

MAS cũng dự phóng LNST của MWG trong năm 2022 có thể tăng 14,94% lên 5.634 tỷ đồng. EPS của năm 2022 tương ứng là 3.906 đồng/cổ phiếu. Qua đó, PE và PB của MWG ở mức 17 lần và 4 lần.

Nhịp sống doanh nghiệp

Tự doanh mua bán thận trọng phiên đầu tuần 17/10, tiếp tục xả mạnh cổ phiếu TCB

Phiên giao dịch đầu tuần 17/10, tự doanh các công ty chứng khoán mua bán khá thận trọng với giá trị bán ròng giá thấp, tâm điểm xả bán tiếp tục tại cổ phiếu TCB.

Phiên giao dịch ngày 17/10, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.051,58 điểm, giảm 10,27 điểm (-0,97%) so với phiên trước đó. HNX-Index giảm 1,43 điểm (0,63%) về 226,46 điểm, trong khi UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (0,19%) xuống 80,01 điểm. Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức trung bình khi có gần 500 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 9 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù hồi phục tốt ở cuối phiên nhưng sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế lớn khi áp lực bán trước đó là rất mạnh. Toàn thị trường hôm nay có 291 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 165, còn lại là 61 mã đóng cửa tham chiếu.

Về giao dịch dòng tiền trong phiên, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 37,7 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường và 16,7 tỷ đồng chứng chỉ quỹ, chứng quyền trên sàn HOSE.

Trên sàn HOSE, khối tự doanh công ty chứng khoán mua khớp lệnh gần 33 tỷ đồng trong khi bán ra 114,3 tỷ đồng. Giá trị mua thỏa thuận là 55 tỷ đồng. Tổng cộng cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, khối tự doanh bán ròng 26,4 tỷ đồng.

Với giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội, chứng quyền, khối tự doanh tiếp tục bán ra 16,7 tỷ ròng. Ghi nhận giá trị chiều mua vào, bán ra với sản phẩm chứng chỉ quỹ, chứng quyền hôm nay đạt 32,3 tỷ đồng và 49 tỷ đồng.

Trên sàn HNX khối tự doanh đảo chiều bán ròng 1,9 tỷ đồng, kết thúc 6 phiên mua ròng. Trong khi trên thị trường UPCoM, khối tự doanh tiếp tục bán ròng 9,4 tỷ đồng.

Thống kê giao dịch theo từng mã, TCB bị bán mạnh nhất với 37,8 tỷ đồng, theo sau là HDG (11,3 tỷ đồng), FUEVFVND (11,2 tỷ đồng), E1VFVN30 (11,2 tỷ đồng). Các cổ phiếu còn lại ghi nhận giá trị bán ròng dưới 8 tỷ đồng là MCH, MSN, VPB, HPG, TLG và VEA.

Tại chiều mua, NVL dẫn đầu với 54,2 tỷ đồng, theo sau là BMI (2,2 tỷ đồng), FUESSVFL (2,1 tỷ đồng). Những mã còn lại ghi nhận giá trị mua ròng dưới 2 tỷ đồng có QTP, BCM, STB, NHH, PHR, BCG và FUEVN100.

Giao dịch trên thị trường phái sinh, thanh khoản từ khối tự doanh giảm với phiên cuối tuần trước (14/10). Trong phiên hôm nay, khối tự doanh CTCK ưu tiên vị thế Mua (Long) trên thị trường phái sinh. Cụ thể, khối này Mua (Long) 1.761 hợp đồng trong khi Bán (Short) 1.038 hợp đồng. Tổng khối lượng giao dịch cả phiên là 2.799 hợp đồng với tổng giá trị gần 290 tỷ đồng.

Khối ngoại giữ chuỗi mua ròng dù giá trị giảm mạnh: Mặc dù giao dịch giảm mạnh nhưng khối ngoại vẫn là yếu tố tích cực trên thị trường khi nối dài chuỗi ngày mua ròng mạnh với tổng giá trị trong phiên hôm nay đạt gần 300 tỷ đồng. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 17/10, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 0,42 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 294,64 tỷ đồng, giảm mạnh 96,37% về lượng nhưng tăng 16,43% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 14/10 (mua ròng 253,06 tỷ đồng).

Nguồn bài viết: Tự doanh mua bán thận trọng phiên đầu tuần 17/10, tiếp tục xả mạnh cổ phiếu TCB

Chứng khoán Mỹ tăng bùng nổ nhờ lợi nhuận ngân hàng khả quan

Phiên “xanh đậm” này của chứng khoán Mỹ diễn ra sau khi các chỉ số tụt về gần mức đáy của năm nay và S&P 500 đã giảm liên 4 trong 5 tuần trở lại đây…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: NYSE/CNBC.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (17/10), khi báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp lớn giúp nhà đầu tư bớt lo lắng và cổ phiếu công nghệ bị bán quá đà trong mấy phiên trước đó bật tăng trở lại. Giá dầu thô giằng co giữa một bên là nỗi lo suy thoái và một bên là những tín hiệu tích cực từ Trung Quốc.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 550,99 điểm, tương đương tăng 1,86%, chốt ở 30.185,82 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,65%, đạt 3.677,95 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 3,43%, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 7, chốt ở 10.675,8 điểm.

Phiên “xanh đậm” này của chứng khoán Mỹ diễn ra sau khi các chỉ số tụt về gần mức đáy của năm nay và S&P 500 đã giảm liên 4 trong 5 tuần trở lại đây. Biến động mạnh theo cả hai chiều của giá cổ phiếu ở Phố Wall trong những tuần gần đây khiến nhà đầu tư cảm thấy bất an, dù một số người tin rằng thị trường sắp có một cuộc phục hồi thực sự.

“Mức bình quân 200 tuần là một ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho tới khi các công ty thực sự thừa nhận khó khăn hoặc nền kinh tế chính thức rơi vào suy thoái. Cả hai điều này có thể sẽ phải mất vài tháng mới xảy ra, và trong khoảng thời gian đó, thị trường có thể có một cuộc phục hồi kỹ thuật”, chuyên gia Mike Wilson của Morgan Stanley nhận định trong một báo cáo được hãng tin CNBC trích dẫn.

Phiên tăng ấn tượng này của Nasdaq có được là nhờ mức tăng mạnh của một số cổ phiếu công nghệ có tính đầu cơ cao, như Zoom Video tăng 6% và các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc cũng tăng vượt trội.

Trong khi đó, mùa báo cáo tài chính quý 3/2022 đã chính thức bắt đầu. Nhà đầu tư đang theo dõi liệu doanh nghiệp Mỹ có giảm mạnh dự báo lợi nhuận trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng và nền kinh tế giảm tốc.

Ngày thứ Hai, nhà băng hàng đầu Mỹ Bank of America công bố kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo, đưa giá cổ phiếu chốt phiên với mức tăng hơn 6%. Cổ phiếu Bank of New York Mellon tăng 5%, cũng nhờ kết quả vượt kỳ vọng.

Nhiều công ty công nghệ lớn cũng chuẩn bị công bố báo cáo trong tuần này, như Netflix, Tesla và IBM.

Một nhân tố quan trọng khác đưa chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên đầu tuần là các diễn biến chính trị mới ở châu Âu. Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Jeremy Hunt tuyên bố gần như tất cả các biện pháp giảm thuế trong kế hoạch sẽ bị xoá bỏ. Thị trường tài chính Anh phản ứng tích cực với tuyên bố này, đưa đồng Bảng tăng giá hơn 1% so với USD và giá trái phiếu chính phủ Anh tăng mạnh theo.

Sự đảo ngược này của Chính phủ Anh “đã xua tan một số đám mây đen, nhưng rủi ro chính trị vẫn còn đó”, chuyên gia kinh tế trưởng Peter Cardillo của Spartan Capital Securities nói với hãng tin Reuters. Ông Cardillo nhận định rằng Chính phủ mới thành lập của Thủ tướng Anh Liz Truss “đã gây ra nhiều sự bấp bênh”.

Đồng Nhân dân tệ giảm giá đặt ra áp lực lớn đối với các thị trường chứng khoán ở châu Á trong phiên đầu tuần, khiến chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 0,19%. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản giảm 1,16%.

Tuy nhiên, các thị trường mới nổi toàn cầu tăng 0,32% và chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu tăng 1,83%. Nhờ đó, chỉ số MSCI All Country World Index của chứng khoán thế giới tăng 2,09%.

Giá dầu thô giằng co giữa giảm và tăng, khi thị trường bị chi phối bởi nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu và việc Trung Quốc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng.

Lúc đóng cửa, giá dầu thô WTI giao sau tại New York giảm 0,18%, còn 85,46 USD/thùng. Giá dầu Brent giao sau tại London gần như không thay đổi so với mức chốt của tuần trước, giữ ở 91,62 USD/thùng.

Tuần trước, giá dầu Brent giảm 6,4% và giá dầu WTI giảm 7,6%.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ tăng bùng nổ nhờ lợi nhuận ngân hàng khả quan - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin thế giới 18-10: Mỹ, EU cân nhắc trả tiền Internet cho Ukraine; Thuốc duỗi tóc sẽ gây ung thư?

TTO - Nga xác nhận tấn công nhiều mục tiêu ở Ukraine; Ukraine bắn hạ nhiều máy bay không người lái của Nga; Nga và Ukraine trao đổi 218 nữ tù nhân; Bầu cử giữa kỳ 2022 tại Mỹ vào chặng nước rút… là các tin thế giới đáng chú ý trong ngày 18-10.

Tin thế giới 18-10: Mỹ, EU cân nhắc trả tiền Internet cho Ukraine; Thuốc duỗi tóc sẽ gây ung thư? - Ảnh 1.

Mỹ, EU cân nhắc trả tiền Internet cho Ukraine - Ảnh: GETTY IMAGES

*** Mỹ, EU cân nhắc trả tiền Internet cho Ukraine.** Theo tạp chí Financial Times, Liên minh châu Âu đang cân nhắc việc trả tiền cho dịch vụ Internet cho Ukraine từ vệ tinh Starlink của tỉ phú công nghệ Elon Musk. Ngoài ra, theo Politico, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang cân nhắc làm điều tương tự.

Trước đó, ông Musk viết trên Twitter: “Mặc dù Starlink vẫn thua lỗ và các công ty khác đang thu được hàng tỉ USD, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tài trợ cho Chính phủ Ukraine miễn phí”.

Starlink gồm 3.000 vệ tinh nhỏ ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Dịch vụ Internet vệ tinh này đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống thông tin liên lạc của Ukraine. Theo thông báo gần đây của tỉ phú Musk, SpaceX đã tặng khoảng 25.000 thiết bị đầu cuối Internet vệ tinh Starlink cho Ukraine.

SpaceX cho biết chi phí của hoạt động viện trợ này đến nay đã lên tới 80 triệu USD, dự kiến tốn hơn 120 triệu USD cho tới cuối năm nay, và sẽ tốn gần 400 triệu USD trong 12 tháng tới.

Trước đó có thông tin SpaceX đã yêu cầu Lầu Năm Góc thanh toán cho các khoản tài trợ nói trên của Starlink.

*** Thuốc duỗi tóc gây ung thư tử cung.** Một nghiên cứu lớn công bố ngày 17-10 trên tạp chí khoa học của Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho thấy các sản phẩm thuốc duỗi tóc có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư tử cung ở những người sử dụng thường xuyên.

Bà Alexandra White thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về an toàn sức khỏe môi trường (NIEHS), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi ước tính chỉ có 1,64% phụ nữ không bao giờ sử dụng các sản phẩm duỗi tóc bị ung thư tử cung ở tuổi 70, nhưng với những người sử dụng thường xuyên, nguy cơ đó lên đến 4,05%”.

Ung thư tử cung là một loại ung thư hiếm.

Những phát hiện này là bằng chứng dịch tễ học đầu tiên về sự liên quan giữa việc sử dụng các sản phẩm duỗi tóc và ung thư tử cung.

*** Mỹ, EU lên án việc Iran cung cấp thiết bị bay không người lái để Nga tấn công Ukraine.** Mỹ đồng ý với đánh giá của Anh và Pháp rằng việc Iran cung cấp các thiết bị bay không người lái cho Nga có thể vi phạm nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2015.

Iran phủ nhận trong khi Điện Kremlin không bình luận gì.

Đáp lại, ngày 17-10, Nhà Trắng cho biết Iran nói dối khi phủ nhận các thiết bị không người lái của nước này không được Nga sử dụng trong việc tấn công Ukraine.

*** Nga xác nhận tấn công nhiều mục tiêu ở Ukraine.** Ngày 17-10, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã thực hiện một cuộc tấn công quy mô nhằm vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine bằng vũ khí có độ chính xác cao.

“Vào ban ngày, quân Nga tiếp tục tấn công bằng vũ khí tầm xa và trên biển có độ chính xác cao vào các cơ sở chỉ huy quân sự và hệ thống năng lượng của Ukraine. Tất cả các mục tiêu được chỉ định đều bị bắn trúng”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

*** Ukraine nói bắn hạ 85% số máy bay không người lái của Nga.** Theo Hãng tin Reuters, trong video vào cuối mỗi ngày ngày 17-10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các lực lượng Nga đã triển khai một đợt tấn công mới bằng thiết bị bay không người lái ở Ukraine. Ông cho biết một số máy bay không người lái đã bị bắn hạ.

Tin thế giới 18-10: Mỹ, EU cân nhắc trả tiền Internet cho Ukraine; Thuốc duỗi tóc sẽ gây ung thư? - Ảnh 3.

Một máy bay không người lái mà Ukraine nói là máy bay không người lái (UAV) Shahed-136 của Iran, tham gia đợt tấn công Ukraine của Nga trên bầu trời Kiev ngày 17-10 - Ảnh: REUTERS

Trước đó cùng ngày, người phát ngôn của không quân Ukraine - ông Yuriy Ihnat cho biết Ukraine đã bắn hạ 37 máy bay không người lái của Nga kể từ tối 16-10, tức khoảng 85-86% số máy bay loại này tham gia tấn công.

“Đó là thành tích khá tốt của lực lượng phòng không và con số đó sẽ còn tăng nữa trong tương lai”, ông nói trong một cuộc họp báo, đồng thời cho biết thêm rằng tất cả máy bay không người lái bay vào Ukraine từ hướng nam.

*** Nga và Ukraine trao đổi nữ tù nhân.** Ngày 17-10, quan chức của Nga và Ukraine đều xác nhận hai bên đã tiến hành một trong những đợt trao đổi tù nhân lớn nhất với 218 phụ nữ được trao đổi, trong đó có 108 phụ nữ Ukraine.

Tin thế giới 18-10: Mỹ, EU cân nhắc trả tiền Internet cho Ukraine; Thuốc duỗi tóc sẽ gây ung thư? - Ảnh 4.

Cuộc đoàn tụ với gia đình của một nữ tù nhân Ukraine khi cô về đến Zaporizhzhia, Ukraine ngày 17-10 - Ảnh: REUTERS

Ông Andriy Yermak, chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết trên ■■■■■■■■: “Đây là lần đầu tiên trao đổi hoàn toàn nữ tù nhân”. Bộ Nội vụ Ukraine cho biết một số bị bắt từ năm 2019 ở khu vực miền đông đất nước.

Phía Nga xác nhận Ukraine thả tự do cho 80 thủy thủ dân sự và 30 quân nhân.

*** Bầu cử giữa kỳ 2022 tại Mỹ vào chặng nước rút.** Kịch bản được giới phân tích nhắc tới nhiều nhất trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ vào tháng 11 tới là Đảng Dân chủ tiếp tục chiếm đa số tại Thượng viện, còn Đảng Cộng hòa sẽ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện.

Với tỉ lệ Dân chủ 220 ghế - Cộng hòa 212 ghế hiện nay, Đảng Cộng hòa cần giữ nguyên được số hiện tại và giành thêm được 6 ghế nữa để đủ 218 ghế và kiểm soát lại Hạ viện. Theo giới quan sát, đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.

Hiến pháp Mỹ quy định nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm, hạ nghị sĩ nhiệm kỳ 2 năm, thượng nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm. Do đó, cứ mỗi 2 năm, vào giữa nhiệm kỳ của tổng thống, cử tri trên khắp nước Mỹ sẽ bầu lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện và 1/3 trên tổng số 100 ghế tại Thượng viện.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 18-10: Mỹ, EU cân nhắc trả tiền Internet cho Ukraine; Thuốc duỗi tóc sẽ gây ung thư? - Tuổi Trẻ Online

Chứng khoán Trí Việt lại biến động nhân sự cấp cao


Ông Phan Lê Thành Long, thành viên Hội đồng quản trị của Chứng khoán Trí Việt đã nộp đơn từ nhiệm dù mới được bổ nhiệm hồi tháng 6/2022.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (mã chứng khoán: TVB) mới đây đã thông báo nhận đơn từ nhiệm của Thành viên Hội đồng quản trị.

Cụ thể, ông Phan Lê Thành Long, Thành viên HĐQT độc lập của TVB nhiệm kỳ 2022-2026 được bổ nhiệm ngày 25/6/2022 đã nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Được biết, ông Phan Lê Thành Long đã từng làm thành viên HĐQT của Chứng khoán Trí Việt nhiệm kỳ 2018-2022.

Ngoài giữ chức vụ lãnh đạo của TVB, ông Long còn là Thành viên HĐQT Công ty TNHH OIA Global Việt Nam, Giám đốc Văn phòng Việt Nam Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia), Tổng Giám đốc Viện Thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD), Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán SCS Global và Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Siam Brother Việt Nam.

Ngày 15/9 vừa qua, Chứng khoán Trí Việt cũng có biến động nhân sự khi HĐQT của công ty đã miễn nhiệm chức vụ quyền Phó Tổng Giám đốc đối với bà Đỗ Thị Nga.

Không chỉ vậy, ngày 6/7 HĐQT của TVB cũng đã bổ nhiệm ông Bùi Minh Tuấn chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2025 kiêm người đại diện pháp luật, thay cho ông Phạm Thanh Tùng. Trước khi được bổ nhiệm, ông Tuấn là Quyền Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT.

Hồi tháng 4/2022, ông Đỗ Đức Nam, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Trí Việt đã bị bắt vì liên quan đến hành vi thao túng giá cổ phiếu của nhà Louis Holding, ông Đỗ Thành Nhân.

Như vậy, HĐQT Chứng khoán Trí Việt còn ông Bùi Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, ông Phạm Thanh Tùng, Phó Chủ tịch và 2 thành viên HĐQT độc lập Phạm Văn Khiêm, bà Đỗ Thị Nga.

Ban Tổng giám đốc TVB còn 2 người là bà Trần Thị Rồng, Tổng giám đốc và ông Vũ Văn Toản, quyền Phó Tổng giám đốc.

Diễn biến cổ phiếu TVB từ đầu năm đến nay (Nguồn: Tradingview).

Ngay sau thông tin đó, thị giá cổ phiếu TVB giảm đến gần 50% chỉ trong vài ngày. Phiên giao dịch ngày 18/10, cổ phiếu TVB giao dịch quanh mức 5.300 đồng/ cổ phiếu, giảm hơn 70% so với mức đỉnh hồi tháng 3/2022.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Trí Việt lại biến động nhân sự cấp cao

Ngân hàng tiếp tục lãi lớn, Tăng trưởng hai con số trong Q3

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2022 vừa bắt đầu và những thông tin tích cực về lợi nhuận của các ngân hàng (NH) thương mại cũng dần hé lộ.

Tăng trưởng hai con số

Cụ thể, NH TMCP Quốc tế (VIB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 với tổng doanh thu đạt trên 13.300 tỉ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập ngoài lãi đạt hơn 2.400 tỉ đồng, đóng góp 17% vào tổng thu nhập hoạt động. Do kiểm soát tốt chi phí hoạt động nên VIB thu về lợi nhuận trước thuế hơn 7.800 tỉ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%, thuộc nhóm hàng đầu thị trường. “VIB là một trong những NH có rủi ro tín dụng tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trường với mức độ phân tán rủi ro tập trung tối đa, tỉ trọng dư nợ bán lẻ chiếm 90% tổng danh mục cho vay, với trên 90% khoản vay có tài sản bảo đảm. NH cũng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (DN) nằm trong nhóm thấp nhất ngành, khoảng 2.100 tỉ đồng, tương đương 0,9% tổng dư nợ tín dụng, trong đó phần lớn trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại và tiêu dùng” - đại diện VIB thông tin.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc NH Sài Gòn Thương tín (Sacombank), thông tin trong bối cảnh NH Nhà nước thực thi các giải pháp thắt chặt tiền tệ, Sacombank đã kịp thời có những giải pháp để bảo đảm hoạt động kinh doanh an toàn - hiệu quả - ổn định. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2022 của Sacombank đạt 4.440 tỉ đồng, hoàn thành 84,1% kế hoạch năm; quy mô huy động và cho vay đều tăng trưởng tích cực. Tổng nợ xấu và tài sản tồn đọng được thu hồi, xử lý của Sacombank đạt hơn 14.700 tỉ đồng, giúp NH giảm đáng kể áp lực tài chính. Vì vậy, Sacombank thu lãi thuần lũy kế trong 9 tháng 2022 tăng 17,3%. Thu dịch vụ của Sacombank cũng tăng 82,3% đến từ mảng phân phối bảo hiểm, mảng kinh doanh ngoại hối cũng tăng 44,6% so cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, các khoản thu nhập phi tín dụng đóng góp gần 40% tổng thu nhập của Sacombank.

Kết quả sơ bộ 9 tháng đầu năm của một loạt NH thương mại khác cũng cho thấy những con số tích cực như TPBank lãi trước thuế 5.926 tỉ đồng, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái; SHB đạt 9.035 tỉ đồng, tăng 79%; SeABank đạt 4.016 tỉ đồng, tăng 58,7%… Trong đó, tỉ lệ nợ xấu của SeABank ở mức rất thấp, chỉ 1,59%; các chỉ số kinh doanh khác đều đạt được mức tăng trưởng cao.

Đánh giá về tăng trưởng lợi nhuận của NH trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA), chỉ ra một trong những khác biệt lớn của các tổ chức tín dụng so DN khác là vốn điều lệ và quy mô tài sản. Các NH cũng như DN được thành lập với mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận nhưng khác với DN thông thường, số vốn điều lệ và quy mô tài sản của các NH là rất lớn. Chẳng hạn, tài sản của một NH thương mại nhà nước đạt khoảng 1,8 triệu tỉ đồng và lợi nhuận khoảng 10.000 tỉ đồng trên tổng số tài sản đó thì không phải là lớn.

Nếu tính theo tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản hoặc tỉ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng so với một số DN ở ngành khác thực tế cũng không phải cao. “Theo tôi, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận các tổ chức tín dụng như hiện nay là bình thường, không đột biến. Tuy nhiên, việc NH có lợi nhuận khả quan sẽ giúp vận hành hệ thống thông suốt, bảo đảm an ninh tiền tệ, trích lập dự phòng rủi ro để khi có nợ xấu xử lý… là điều cần khuyến khích” - ông Nguyễn Quốc Hùng phân tích.

Lãi suất tăng tạo áp lực không nhỏ cho các ngân hàng thương mại những tháng cuối năm. Ảnh: TẤN THẠNH

Nhiều áp lực

Ở góc độ khác, các chuyên gia nhận định bối cảnh kinh tế hiện nay là thách thức rất lớn đối với ngành NH. TS Nguyễn Quốc Anh, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng sức ép về xử lý nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng sẽ nhiều hơn khi thông tư quy định về việc cơ cấu lại nợ cho các DN gặp khó khăn trong dịch COVID-19 đã hết hạn từ ngày 30-6. Tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng giảm từ mức 37% trước đó còn 34% từ tháng 10 theo lộ trình khiến các NH thương mại phải cân nhắc hơn trong sử dụng vốn. “Việc lãi suất huy động tăng nhanh thời gian qua nhưng lãi suất cho vay lại yêu cầu giữ ổn định để phục hồi nền kinh tế và hỗ trợ DN, sẽ khiến các NH thương mại phải tính toán kỹ khi biên độ lợi nhuận (NIM) bị thu hẹp. Lúc này, các NH phải tập trung đẩy mạnh số hóa, thu hút nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) để tiết giảm chi phí đầu vào. Đồng thời, những NH nào còn hạn mức (room) tín dụng sẽ có lợi thế đẩy vốn ra thị trường dịp cuối năm để bảo đảm mức sinh lời hiệu quả” - TS Nguyễn Quốc Anh phân tích.

Việc giữ ổn định lãi suất cho vay trong lúc lãi suất huy động liên tục tăng cũng là áp lực không nhỏ với các NH thương mại. Tổng Thư ký VNBA cho rằng mọi hoạt động kinh tế đều phải theo quy luật thị trường nhưng trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ, các tổ chức tín dụng cần tiết giảm chi phí tối đa để đưa phần chi phí này vào hỗ trợ DN. Tuy nhiên, nếu không chịu đựng được thì buộc phải điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của NH. Do đó, trong quý IV/2022, lợi nhuận các tổ chức tín dụng có thể không được như kỳ vọng, bởi chính khách hàng sẽ phải tính toán cẩn trọng hơn do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. “Ngoài yếu tố lãi suất, các NH cũng cần phải xem xét kỹ khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng trong tình hình đang diễn biến với nhiều khó khăn hơn. Không thể chỉ nhìn vào con số lợi nhuận vài ngàn tỉ đồng mà yêu cầu NH phải giữ nguyên lãi suất cho vay hay không được tăng lãi suất cho vay, trong khi người dân gửi tiền muốn lãi suất huy động phải cao. Mọi hoạt động cần vận hành theo cơ chế thị trường” - ông Nguyễn Quốc Hùng nêu ý kiến.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết sắp tới, Sacombank sẽ cân đối tăng trưởng huy động, cho vay; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng, ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh; quản trị lãi suất phù hợp để vừa bảo đảm an toàn vừa gia tăng hiệu quả, đáp ứng các định hướng chung của Chính phủ và NH Nhà nước. Ngoài ra, Sacombank cũng thúc đẩy các hoạt động dịch vụ như thẻ, bảo hiểm, ngân hàng số… cùng với việc chăm sóc khách hàng để gia tăng tính bền vững trong hoạt động kinh doanh.

Cần sử dụng vốn vay hiệu quả

Phó tổng giám đốc một NH cổ phần quy mô lớn cho rằng khi giai đoạn lãi suất thấp qua đi, các DN cũng phải thận trọng tính toán, kỹ hơn với nguồn vốn vay được để sử dụng sao cho hiệu quả nhất. “Lãi suất đầu vào liên tục tăng thì rất khó để bảo đảm lãi suất cho vay ổn định nhưng ở góc độ quản trị, các DN có thể cân nhắc để nguồn vốn vay được hiệu quả nhất, thay vì đầu tư dàn trải vào những lĩnh vực không hiệu quả như giai đoạn trước” - phó tổng giám đốc này nói.

Nguồn: Ngân hàng tiếp tục lãi lớn

Cám ơn bác đã thông tin ạ

2 Likes

Quý III/2022, Sonadezi Châu Đức (SZC) ghi nhận lợi nhuận giảm 64,9% về chỉ còn 23,32 tỷ đồng

(ĐTCK) CTCP Sonadezi Châu Đức (mã SZC - HoSE) ghi nhận doanh thu giảm 24,3% và lợi nhuận giảm 64,9% trong quý III/2022.

Quý III/2022, Sonadezi Châu Đức (SZC) ghi nhận lợi nhuận giảm 64,9% về chỉ còn 23,32 tỷ đồng

Trong quý III/2022, Sonadezi Châu Đức ghi nhận doanh thu đạt 123,29 tỷ đồng, giảm 24,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 23,32 tỷ đồng, giảm 64,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 60,9% về còn 38,3%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 52,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 51,9 tỷ đồng về 47,27 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 7,4%, tương ứng giảm 0,37 tỷ đồng về 4,6 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 458,5%, tương ứng tăng thêm 8,07 tỷ đồng lên 9,83 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 26%, tương ứng giảm 4,91 tỷ đồng về 13,94 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 663,23 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 159,8 tỷ đồng, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch doanh thu tăng 6% lên 774,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 43% về 184 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 86,8% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Sonadezi Châu Đức tăng 7,5% so với đầu năm lên 6.035,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn đạt 5.256,5 tỷ đồng, chiếm 87,1% tổng tài sản.

Trong kỳ, tài sản dở dang dài hạn tăng 8,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 401 tỷ đồng lên 5.256,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản dở dang dài hạn chủ yếu là 2.958,6 tỷ đồng dự án KCN, Khu đô thị Châu Đức – chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; 1.806,8 tỷ đồng dự án KCN, Khu đô thị Châu Đức – chi phí chuẩn bị đầu tư, tư vấn, xây dựng; 479,3 tỷ đồng dự án Golf Châu Đức …

Điểm đáng lưu ý, trong Quý III, Công ty tiếp tục phát sinh giao dịch mua nhà liền kề Khu dân cư Sonadezi Hữu Phước là 5,78 tỷ đồng với bên liên quan. Trong đó, 4,2 tỷ đồng liên quan bà Lê Thị Giang, thành viên gia đình HĐQT; 1,22 tỷ đồng liên quan bà Đoàn Thuỳ Nga, thành viên gia đình Ban Tổng giám đốc; và 0,4 tỷ đồng liên quan bà Phạm Thị Kim Hoà, Trưởng Ban kiểm soát, người mới bổ nhiệm ngày 29/3/2022.

Theo tìm hiểu, Khu dân cư Sonadezi Hữu Phước có diện tích 40 ha, chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 với diện tích khoảng 25,2 ha và giai đoạn 2 với diện tích 15,3 ha nằm tại đường số 1, xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 403,3 tỷ đồng và thời gian triển khai từ 2021 đến 2023.

Ngoài ra, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 3,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 86,5 tỷ đồng lên 2.286,1 tỷ đồng và chiếm 37,9% tổng nguồn vốn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/10, cổ phiếu SZC tăng 350 đồng lên 35.350 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Quý III/2022, Sonadezi Châu Đức (SZC) ghi nhận lợi nhuận giảm 64,9% về chỉ còn 23,32 tỷ đồng

AMD - Chiến binh cuối cùng họ FLC vào diện hạn chế giao dịch, cổ phiếu ngắt mạch tăng trần quay đầu giảm điểm

Phiên sáng nay (18/10), AMD “tím lịm”, dư mua trần hơn triệu đơn vị, nhưng vừa mở phiên chiều mã này đã hạ xuống 1.620 đồng và có lúc chuyển đỏ.

Sở Giao dịch Chứng khán TPHCM (HOSE) vừa có quyết định chuyển cổ phiếu CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC STONE (HOSE: AMD) từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 24/10/2022.

Nguyên nhân là do AMD chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Quy chế Niêm yết và giao dịch

Theo đó, từ ngày 24/10, cổ phiếu AMD chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.

Ngay sau khi HOSE thông báo quyết định trên, cổ phiếu AMD đang có chuỗi tăng kịch trần 4 phiên liên tiếp, tương ứng tăng hơn 31% chỉ sau 5 ngày. Phiên sáng nay (18/10), AMD vẫn “tím lịm” đạt 6.900 đồng/cp, dư mua trần hơn triệu đơn vị, nhưng vừa mở phiên chiều mã này đã hạ xuống mức 1.620 đồng/cp, có lúc còn chuyển đỏ tại mốc 1.580 đồng.

Trước đó, ART và KLF cũng đã bị chuyển vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 12/10/2022 với lý do tương tự AMD. GAB cũng bị hạn chế giao dịch trên HOSE từ 7/10. Đáng nói, con đường GAB đang đi gần như khớp nhịp với những gì những cổ phiếu “tiền nhiệm” như ROS, FLC và HAI đã đi.

Điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu GAB hoàn toàn có khả năng là mã tiếp theo trong họ FLC bị đình chỉ giao dịch chứng khoán nếu các vấn đề cố hữu vẫn không được giải quyết.

Nguồn: AMD - Chiến binh cuối cùng họ FLC vào diện hạn chế giao dịch, cổ phiếu ngắt mạch tăng trần quay đầu giảm điểm

Bác này nổi tiếng bên cộng đồng VWA

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 18/10

=> DOANH NGHIỆP

  1. DIG: Hạ giá chào bán 50%, cổ phiếu DIG liệu có “ngon, bổ, rẻ”?

  2. Sao Ta lãi 80 tỷ đồng trong quý III, đi lùi so với quý II

  3. Lợi nhuận sau thuế của Gang Thép Thái Nguyên (TIS) bốc hơi 93% sau 9 tháng

  4. PVS, Vietsopetro và PVX sẽ thành lập tổ hợp phát triển chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi

  5. FLC: Dàn lãnh đạo bị bắt, dự án nhà ở xã hội FLC Garden City bị đình trệ

  6. OCB nhận nhiều bất động sản của Công ty Đại Nam và Tập đoàn FLC để thay thế nghĩa vụ trả nợ

  7. TID: Đồng Nai: Bắt ông Nguyễn Văn Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP Tín Nghĩa

_

😎 Phú Tài (PTB) ước lãi trước thuế 521 tỷ đồng quý III. Lợi nhuận hợp nhất quý III của Phú Tài tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận của công ty mẹ lại giảm do Phú Tài sáp nhập chi nhánh - Nhà máy chế biến gỗ Phù Cát vào công ty con - Công ty TNHH MTV gỗ Phú Tài Bình Định.

  1. KTC: Giá vốn tăng mạnh bào mòn lợi nhuận quý 3 của KTC

  2. IJC: Becamex IJC dự kiến vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2022

  3. LHG: Bị chuyển sang diện hạn chế giao dịch

  4. VTK: Đổi tên, chuyển dịch lĩnh vực hoạt động

  5. BFC: Phân bón Bình Điền ước lợi nhuận quý III tăng 13,4% lên 60 tỷ đồng

  6. Bamboo Airways hợp tác với đối tác công nghệ hàng đầu thế giới, nâng cấp toàn diện hệ thống dịch vụ hành khách

  7. Tiêu thụ tăng, Cao su Đà Nẵng báo lãi tăng 126% quý III

  8. TRC: Doanh thu tài chính quý 3/2022 “bốc hơi” 91%, Cao su Tây Ninh báo lãi “còi”

  9. NBB: Năm Bảy Bảy giải thể một chi nhánh và Phòng Kiểm soát nội bộ

  10. Thành viên HĐQT Chứng khoán Trí Việt (TVB) xin từ nhiệm

  11. SBS: Không thể tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022

  12. PTB: Báo lãi tăng 5,7% sau 9 tháng

  13. CMC: Đầu tư CMC báo lỗ quý thứ 2 liên tiếp

  14. CNG: Khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Long An

  15. Thị trường xăng dầu diễn biến bất ổn có thể gây áp lực lên lợi nhuận Petrolimex và PV Oil

  16. IBC: Apax Holdings hợp tác với ACI Capital, tổng mức đầu tư 150 triệu USD

  17. VHL: Khủng hoảng, gần 500 công nhân phải nghỉ việc

  18. NVT: Doanh nghiệp liên quan đến Hoa hậu Ngọc Hân bổ nhiệm 2 Phó Tổng mới

  19. DBW: Cấp nước Điện Biên báo lãi đi ngang, cổ phiếu sắp “chia tay” sàn UPCoM

  20. MEL: Thép Mê Lin báo lãi ròng sụt giảm 77% so với cùng kỳ

  21. CBI: Lợi nhuận Gang thép Cao Bằng gần như ‘bốc hơi’ sạch sẽ sau quý III

  22. EVF: EVNFinance lãi gần 79 tỷ đồng trong quý III, tăng cường cho vay lĩnh vực xây dựng

  23. GMD: Ngành cảng biển gặp những thách thức trong ngắn và trung hạn, triển vọng nào cho GMD?

  24. LIX: 9 tháng công bố lợi nhuận trên 200 tỷ đồng, chuẩn bị cán đích kế hoạch năm

  25. L14: Licogi 14 còn 20 tỷ đồng chậm giải ngân cho dự án Khu đô thị Nam Minh Phương

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. REE: Cổ phiếu REE trên đà hồi phục, quỹ ngoại Singapore vẫn quyết “bơm tiền gom hàng”

  2. HDC: Tổng giám đốc Hodeco đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu công ty

_

  1. HUT: Tasco triển khai kế hoạch phát hành gần 670 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ

  2. HBC: Hoà Bình phát hành 5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông ngoại với giá 32.500 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện trong quý III – quý IV/2022. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

  3. GGG: 11 năm kinh doanh thua lỗ, vốn chủ sở hữu bị âm - Ô tô Giải Phóng phải phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ

_

=> CỔ TỨC

  1. PNJ sắp chi gần 200 tỷ đồng trả cổ tức đợt 3, hoàn tất chỉ tiêu cổ tức năm 2021.

  2. SCR: TTC Land chuẩn bị chia cổ tức, cổ phiếu “trôi” về vùng đáy hơn 1 năm nay

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Bluechip ngân hàng dẫn dắt chỉ số, thanh khoản ở mức thấp

  • Nhóm cổ phiếu đầu tư công cũng bứt tốc mạnh mẽ trong phiên hôm nay. Nhiều mã như CII, VC9, HUT đồng loạt ‘mặc áo tím’, HTN, LCG, FCN cũng ghi nhận mức tăng khá ấn tượng.

  • Độ rộng không xấu đi nhiều trong phiên chiều nay, nhưng nhiều cổ phiếu thu hẹp đà tăng khiến thị trường suy yếu. Hai phút trước khi kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index chỉ còn tăng hơn 6 điểm so với đỉnh cao buổi sáng tăng tới trên 20 điểm. Rất may là vẫn còn đó nhóm blue-chips hàng đầu tăng khỏe, giúp chỉ số đóng cửa vẫn tăng hơn 12 điểm tương đương 1,15%…

  • Kết phiên, VN-Index tăng 12,08 điểm (1,15%) lên 1.063,66 điểm, độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 306 mã tăng, 144 mã giảm và 77 mã tham chiếu

  • Thanh khoản cũng có sự cải thiện tương đối với giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 9.068 tỷ đồng, tăng 12,8% so với phiên trước đó và nhỉnh hơn 4% so với giá trị trung bình trong 1 tuần gần đây.

  • Phiên 18/10: Khối ngoại đảo chiều bán ròng nhẹ sau chuỗi mua ròng 7 phiên liên tục, tập trung HPG

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Đua nhau báo lỗ nhưng lợi nhuận doanh nghiệp ngành thép đã tạo đáy trong quý 3/2022?

  2. Xử phạt quỹ thuộc Prudential hơn 200 triệu đồng do vi phạm các quy định trong lĩnh vực chứng khoán

_

  1. Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD lần thứ 3 trong tháng

  2. NHNN lần đầu tiên điều chỉnh biên độ tỷ giá sau gần 10 năm, giá bán USD tại các NHTM ngay lập tức tăng mạnh lên vùng VND 24.500, tương đương với việc tiền đồng đã mất giá gần 7% so với cuối năm 2021.

  3. IMF: Điều chỉnh biên độ tỷ giá là hành động kịp thời của NHNN, phù hợp với tình hình vĩ mô Việt Nam

  4. Bộ Tài chính kiến nghị giám sát đảm bảo thị trường trái phiếu phát triển ổn định

  5. KBSV: Lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng ít nhất 1,0% vào cuối năm 2022, lãi suất cho vay tăng khoảng 0,4 – 0,7%

  6. Cake by VPBank - Một ngân hàng nâng lãi suất tiết kiệm lên cao nhất 9,5%/năm

_

=> VIỆT NAM

  1. Trong quý III/2022, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam giảm xuống 62,2 điểm phần trăm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Đây là kết quả mới nhất của Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) hàng quý do EuroCham công bố và được thực hiện bởi YouGov Decision Lab.

  2. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn như hiện nay, BCI vẫn cao hơn 10,2 điểm so với mức trước đại dịch (mức 52,0 điểm trong quý IV/2019 và cao hơn 1,2 điểm so với quý IV/2020), khi Việt Nam đang nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội liên quan tới đại dịch.

  3. Việt Nam chưa có công trình xây dựng đạt tiêu chí phát thải ròng bằng 0

  4. VISIP đầu tư khu công nghiệp đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

  5. Hà Tĩnh xem xét đề xuất phát triển điện gió với tổng mức đầu tư 2.430 tỷ đồng

  6. Doanh thu năm 2022 của TKV dự kiến đạt mức cao kỷ lục, 9 tháng đạt 93% kế hoạch năm

  7. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón tăng 166% kim ngạch

  8. Xuất khẩu hồ tiêu sang Pháp giảm gần 50% vì áp lực lạm phát

  9. Xuất khẩu gỗ mang về 12,3 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

  10. 60% nguồn cung căn hộ mới ở TP HCM có giá hơn 11 tỷ đồng/căn

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Âu phấn khởi, chỉ số Stoxx 600 tăng 2.1%, DAX cộng 2.13% và FTSE MIB tiến 2.04%.

  2. Chứng khoán Phố Wall đầu tuần tăng mạnh, Dow Jones ‘vọt’ hơn 550 điểm

  3. Nhiều nền kinh tế thu nhập trung bình và thấp ở châu Á đang đứng trước bờ vực vỡ nợ chính phủ.

  4. Các ngân hàng lớn Trung Quốc cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế

  5. Goldman Sachs Group Incchuẩn bị cho kế hoạch tái cơ cấu lớn

  6. Nhiều “đám mây đen” đang che phủ kinh tế toàn cầu

  7. Khủng hoảng vận tải biển đã kết thúc sau hai năm: Giá cước giảm, ít đơn hàng, thừa container

  8. Thống kê cho thấy các thương hiệu Trung Quốc chiếm phân nửa tổng chuỗi cung ứng của iPhone 14, con số kỷ lục với một sản phẩm từ Apple.

  9. Hong Kong (Trung Quốc) hy vọng sẽ trở thành trung tâm tài sản ảo quốc tế, củng cố vị trí là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu.

  10. Bà Liz Truss - Tân Thủ tướng Anh đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra với tốc độ chóng mặt, làm lung lay chiếc ghế Thủ tướng Anh sau 6 tuần nhậm chức.

  11. Thủ tướng Anh xin lỗi vì ‘sai lầm kinh tế’, tuyên bố không từ chức

  12. Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc đổi mới và phát triển lực lượng lao động, nhưng các chính sách của ông đang cản trở sinh viên nước ngoài và làm tổn thương thị trường việc làm trong nước.

  13. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đảo nợ các khoản vay chính sách trung hạn đáo hạn vào thứ Hai (17/10) trong khi giữ nguyên lãi suất cơ bản tháng thứ hai liên tiếp, cho thấy chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được duy trì.

  14. Vì sao các chuỗi KFC, McDonald, Starbucks… chạy đua lắp trạm sạc điện?

  15. Chủ hãng xe điện từng được xem là đối thủ của Tesla, bị kết tội lừa đảo vì ‘thổi’ giá cổ phiếu

  16. Foxconn mở rộng sản xuất xe điện tại Mỹ và Thái Lan, kỳ vọng chiếm 5% thị phần toàn cầu vào năm 2025

  17. Quan chức EU: ‘Ukraine không cần lo lắng về tiền bạc’

  18. ASEAN và EU ký Hiệp định vận tải hàng không liên khối đầu tiên trên thế giới

  19. Cổ phiếu tập đoàn Kakao của Hàn Quốc đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ 2 sau khi trung tâm mà họ thuê lưu trữ dữ liệu bốc cháy vào cuối tuần qua. Sự việc khiến tất cả các dịch vụ của Kakao phải tạm ngưng trong nhiều tiếng đồng hồ, ảnh hướng tới 53 triệu người dùng trên toàn cầu của hãng.

• Nếu bài viết này hữu ích, hãy like và để lại một dấu chấm dưới phần comment, mình sẽ xem đó như một lời cảm ơn

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Mastercard nuôi tham vọng biến thanh toán tiền ảo phổ biến như thanh toán thẻ

  2. Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về áp dụng công nghệ fintech, metaverse

  3. Gã khổng lồ game Nhật Bản Konami đang tuyển dụng nhân viên để mở rộng sang Web3, metaverse

  4. Nhóm hacker khét tiếng Lazarus Group nhắm mục tiêu sang các công ty crypto Nhật Bản

  5. Nhật Bản nghiêm trị hoạt động rửa tiền bằng crypto

  6. Trung Quốc đề xuất tiền tệ kỹ thuật số châu Á để giảm sự phụ thuộc vào đô la Mỹ

  7. Sự quan tâm đến các kênh liên quan đến tiền điện tử trên ■■■■■■■■ của người Nga đã giảm trong vài tháng qua. Từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 9, lượng khán giả trung bình hàng ngày của họ giảm 38%, theo Cơ quan nhà cung cấp tiền điện tử (CPA).

  8. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 19.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này.

_

  1. Các nước châu Âu đang bắt đầu chia rẽ về hướng xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng mà Nga khơi mào. Một số nước đề xuất thành lập hành lang giá khí đốt trên toàn khu vực, nhưng Đức được cho là sẽ phản đối kế hoạch này vì sợ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.

  2. Theo hãng tin Bloomberg, Mỹ có kế hoạch xuất thêm 10 triệu - 15 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) của nước này nhằm cân bằng thị trường và ổn định giá xăng trong nước.

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,11 USD (-0,13%), xuống 85,35 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,09 USD (-0,10%), xuống 91,53 USD/thùng.

_

  1. Đồng bảng Anh lúc kết thúc ngày 17/10 theo giờ Việt Nam tăng 1,57% lên 1,1349 USD. Đồng euro cũng tăng 0,69% so với đồng bạc xanh.

  2. Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – giảm 0,5% xuống 112,46.

  3. Nới biên độ tỷ giá USD/VND, tiếp theo sẽ là gì?

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 4,2 USD lên mức 1.649,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.660 USD, nhưng đã nhanh chóng hạ nhiệt và giảm về gần 1.650 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Sản lượng ngũ cốc của Nga năm 2022 sẽ cao kỷ lục với hơn 140 triệu tấn, kỷ lục trước đó là năm 2017 với 135,4 triệu tấn

  2. Cà phê arabica thấp nhất 1 năm

  3. Xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine gần trở lại mức trước xung đột

  4. Giá lúa mì Mỹ kết thúc phiên tăng nhẹ trong bối cảnh các thương nhân theo dõi diễn biến ở tuyến đường vận chuyển trên Biển Đen. Trái lại, giá ngô giảm do đang vụ thu hoạch, trong khi giá đậu tương vững nhờ dữ liệu cho thấy xuất khẩu tăng.

  5. Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm khoảng 7% xuống mức thấp nhất trong ba tháng vào thứ Hai do dự báo thời tiết ở Mỹ ôn hòa hơn và nhu cầu vào tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.

  6. Australia và Timor Leste nỗ lực phá vỡ bế tắc trong dự án khí đốt Greater Sunrise

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 24,550 đồng

Bảng Anh 28,052 đồng

EUR 24,717 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Hoá chất Đức Giang (DGC): Dragon Capital bán ra 700.000 cổ phiếu khi cổ phiếu giảm 39,5%

(ĐTCK) Cổ đông lớn báo cáo kết quả giao dịch tại CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (mã DGC – sàn HOSE).

Hoá chất Đức Giang (DGC): Dragon Capital bán ra 700.000 cổ phiếu khi cổ phiếu giảm 39,5%

Theo đó, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 700.000 cổ phiếu DGC để giảm sở hữu từ 7,08% về còn 6,89% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 14/10. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán 300.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,08% về còn 1% vốn điều lệ; Norges Bank bán ra 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,12% về còn 1,07% vốn điều lệ; và Amersham Industries Limited bán 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,46% về còn 1,41% vốn điều lệ.

Điểm đáng lưu ý, từ ngày 16/6 đến ngày 18/10, cổ phiếu DGC giảm 39,5% từ 134.700 đồng về 81.500 đồng/cổ phiếu.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Hoá chất Đức Giang ghi nhận doanh thu hơn 4.002 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 1.894 tỷ đồng, lần lượt tăng 96,3% và 369% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 7.636,73 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.401,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 91,5% và 344% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Hoá chất Đức Giang đặt kế hoạch tổng doanh thu 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành 97,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Theo tìm hiểu, Hóa chất Đức Giang là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ năm 2007, kinh doanh các sản phẩm chính là phốt pho vàng, bột giặt, chất tẩy rửa. Công ty đang dẫn đầu về sản xuất phốt pho vàng tại Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm này sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/10, cổ phiếu DGC giảm 1.600 đồng về 81.500 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Hoá chất Đức Giang (DGC): Dragon Capital bán ra 700.000 cổ phiếu khi cổ phiếu giảm 39,5%

1 Likes

Áp lực bán của tự doanh công ty chứng khoán đã suy yếu

Hôm nay là phiên thứ 10 tự doanh bán ròng liên tiếp với giá trị lũy kế hơn 3.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị bán ròng đã thu hẹp đáng kể so với các phiên trước đó…

Giao dịch tự doanh 10 phiên gần nhất.

Tín hiệu tích cực từ chứng khoán thế giới cùng quán tính tăng những phiên gần đây tạo động lực cho Vn-Index hồi phục khá tốt trong buổi sáng khi tiền nội lẫn ngoại vào dồn dập. Lúc sôi động nhất chỉ số bật lên 1.071 điểm với mức tăng 20 điểm. Tuy nhiên, tâm lý chốt lời xuất hiện trong buổi chiều, áp lực bán khiến chỉ số dù vẫn tăng nhưng lùi về mốc 1.063 tương ứng chỉ còn tăng 12 điểm.

Khối ngoại quay xe bán ròng tỷ đồng sau 9 phiên mua liên tiếp, tập trung xả mạnh HPG giá trị 158 tỷ đồng.

Tự doanh hôm nay giao dịch mờ nhạt, giá trị bán ròng 25,1 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu bị tự doanh bán ròng nhiều nhất gồm SAB giá trị 94,83 tỷ đồng; HDG 14,83 tỷ đồng; GEX 12,20 tỷ đồng. Các mã còn lại bị bán không đáng kể.

Giao dịch tự doanh phiên 18/10.

Ở chiều ngược lại, tự doanh tiếp tục gom ròng NVL giá trị lớn nhất 34,58 tỷ đồng, VPB 12,03 tỷ đồng; FPT 8,53 tỷ; MIG 8,18 tỷ đồng; VHM 7,44 tỷ đồng; ACB 6,98 tỷ đồng; VNM 6,8 tỷ đồng; VIC 5,97 tỷ đồng; GMD,5,68 tỷ đồng.

Như vậy, đây là phiên thứ 10 tự doanh bán ròng liên tiếp với giá trị hơn 3.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị bán ròng đã thu hẹp đáng kể so với các phiên trước đó.

Ở thị trường phái sinh, tự doanh Long 1.773 hợp đồng giá trị 187,7 tỷ đồng và Short 1.759 hợp đồng giá trị 186,5 tỷ đồng. Như vậy, tự doanh Long ròng với giá trị giao dịch không đáng kể.

nguồn bài viết: Áp lực bán của tự doanh công ty chứng khoán đã suy yếu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

DGC: Dragon Capital bán ra 700.000 cổ phiếu khi cổ phiếu giảm 39,5%

Theo đó, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 700.000 cổ phiếu DGC để giảm sở hữu từ 7,08% về còn 6,89% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 14/10. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán 300.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,08% về còn 1% vốn điều lệ; Norges Bank bán ra 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,12% về còn 1,07% vốn điều lệ; và Amersham Industries Limited bán 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,46% về còn 1,41% vốn điều lệ.

Điểm đáng lưu ý, từ ngày 16/6 đến ngày 18/10, cổ phiếu DGC giảm 39,5% từ 134.700 đồng về 81.500 đồng/cổ phiếu.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Hoá chất Đức Giang ghi nhận doanh thu hơn 4.002 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 1.894 tỷ đồng, lần lượt tăng 96,3% và 369% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 7.636,73 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.401,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 91,5% và 344% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Hoá chất Đức Giang đặt kế hoạch tổng doanh thu 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành 97,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Theo tìm hiểu, Hóa chất Đức Giang là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ năm 2007, kinh doanh các sản phẩm chính là phốt pho vàng, bột giặt, chất tẩy rửa. Công ty đang dẫn đầu về sản xuất phốt pho vàng tại Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm này sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/10, cổ phiếu DGC giảm 1.600 đồng về 81.500 đồng/cổ phiếu.

Ngành hàng không hồi phục, Sasco (SAS) báo lãi sau thuế tăng đột biến 17,5 lần

Sự hồi phục của ngành hàng không sau hai năm dịch bệnh là “cú hích” cho Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCOM: SAS) ghi nhận doanh thu, lợi nhuận quý III tăng vọt.

Cụ thể, quý III, doanh thu thuần của Sasco tăng mạnh 7,2 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 414 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu hàng hoá tại cửa hàng miễn thuế đạt 113 tỷ đồng, doanh thu hoạt động phòng chờ đạt 93 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ các hoạt động khác. Lợi nhuận gộp cũng tăng cao 9,3 lần, đạt 216 tỷ đồng. Biên lợi nhuận cải thiện từ 40% lên 52%.

Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính sụt giảm 85% còn 5 tỷ đồng, do Công ty không ghi nhận khoản cổ tức, lợi nhuận được chia. Trong khi đó, các chi phí khác đều tăng cao, cụ thể: chi phí tài chính tăng 30%, đạt 13 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 4,1 lần, đạt 115 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3,1 lần, đạt 55 tỷ đồng.

Kết quả, Sasco ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 35 tỷ đồng, tăng đột biến 17,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức lãi quý này vẫn tương đối thấp so với các quý hoạt động bình thường trước dịch Covid-19 của Công ty. Chẳng hạn năm 2019, trung bình mỗi quý Sasco thu về 93 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Luỹ kế 9 tháng, Sasco có 841 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 121 tỷ đồng, tăng trưởng vượt trội so với khoản lãi mỏng dẹt 305 triệu đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Sasco kết quả kinh doanh quý III
Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của Sasco đạt 121 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ vừa đủ thoát lỗ. Ảnh minh hoạ.

Năm 2022, Sasco đặt mục tiêu doanh thu 1.340 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 82 tỷ đồng. Đi qua 9 tháng, Công ty đã hoàn thành 62,7% kế hoạch doanh thu và vượt 52% kế hoạch lợi nhuận.

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2022, nợ phải trả của Sasco tăng mạnh 2,8 lần so với đầu năm. Đáng nói trong cơ cấu nợ phải trả quá nửa là khoản phải trả người bán ngắn hạn, chiếm 67% (đạt 246 tỷ đồng, tăng 7 lần). Về bản chất, đây là khoản tiền Công ty chiếm dụng được của đối tác. Mà với một doanh nghiệp, không gì lợi hơn chiếm dụng được vốn của đối tác để sản xuất - kinh doanh.

Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Sasco đạt 1.824 tỷ đồng, tăng 17,6% so với đầu năm. Lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ đạt 196 tỷ đồng, tăng 24%. Tổng giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng 51,5% lần, đạt 588 tỷ đồng.

Dù hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng cao song Công ty lại tăng được các khoản phải trả (239 tỷ đồng, như đã phân tích ở trên) nên dòng tiền kinh doanh dương 117 tỷ đồng (cùng kỳ âm 1,6 tỷ đồng). Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương 37 tỷ đồng, khiến lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng lên 196 tỷ đồng.

Sasco là doanh nghiệp hàng không hiếm hoi vẫn có lãi trong dịch bệnh và hồi phục khá nhanh (giai đoạn 2020 - 2021, Công ty có lãi sau thuế 149 tỷ đồng và 3 tỷ đồng).

Cùng kinh doanh dịch vụ hàng không và cửa hàng miễn thuế nhưng Công ty CP Dịch vụ hàng không Taseco (Taseco Airs, HOSE: AST) lại “hẩm hiu” hơn Sasco khi 2 năm 2020 - 2021 lợi nhuận rơi tự do, cụ thể: lần lượt lỗ sau thuế 51,5 tỷ đồng và 128,5 tỷ đồng. Sang năm 2022, Taseco Airs vẫn chưa thể hồi phục khi tiếp tục chịu lỗ sau thuế 7 tỷ đồng và đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết trên HOSE.

Trong một báo cáo gần đây, SSI Research nhận dịnh sự hồi phục hoàn toàn của thị trường nội địa sẽ giúp các doanh nghiệp ngành hàng không tăng trưởng. Tuy nhiên, đơn vị nghiên cứu dự đoán lợi nhuận của cả ngành sẽ tăng mạnh hơn từ năm 2023, do sự phục hồi của thị trường quốc tế vẫn kém xa so với sự phục hồi của thị trường trong nước và dự kiến sẽ khó phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2024.

Nguồn bài viết: Ngành hàng không hồi phục, Sasco (SAS) báo lãi sau thuế tăng đột biến 17,5 lần

Quỹ ETF trăm triệu đô mua mạnh cổ phiếu Việt, nhiều nhất ở HPG, VHM, SSI

Trong giai đoạn từ 30/09-14/10, quỹ triệu đô VanEck Vietnam ETF (VNM ETF) đã có động thái mua mạnh và không bán bất kỳ cổ phiếu Việt nào.

Thay đổi số lượng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục VNM ETF từ ngày 30/09-14/10/2022

Nguồn: VietstockFinance

Cụ thể, quỹ này đã có động thái mua ròng một loạt mã cổ phiếu, trong đó mạnh nhất là HPG (tăng 809 ngàn cp), VHM (tăng 558 ngàn cp), SSI (hơn 464 ngàn cp), VRE (hơn 436 ngàn cp), VND (433 ngàn cp)/.

Về cơ cấu, dù mua ròng mạnh nhưng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam có xu hướng giảm. Tại ngày 14/10, cổ phiếu Việt Nam trong quỹ VNM ETF đang chiếm 78.11%, giảm so với mức 79.92% tại ngày 30/09. Trong đó, top đầu là VHM (8.5%), VIC (7.8%), VNM (7.4%), MSN (6.83%).

Tại ngày 14/10, tổng tài sản ròng của quỹ ở mức 314 triệu USD (giảm so với mức 347 triệu USD ngày 30/09), với 242 triệu USD được phân bổ vào thị trường Việt Nam.

Nguồn: vietstock

Các quỹ đầu tư toàn cầu giảm tỷ trọng cổ phiếu, giữ tiền mặt ở mức cao nhất 21 năm

Khảo sát cho thấy mức tiền mặt bình quân trong danh mục của các công ty quản lý quỹ là 6,3% trong tháng 10, tăng 6,1% so với hồi tháng 9 và tăng mạnh so với mức bình quân dài hạn 4,8%…

Các nhà đầu tư tại một công ty môi giới ở Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Theo khảo sát các nhà quản lý quỹ toàn cầu (FMS) hàng tháng của ngân hàng Bank of America (BofA), các công ty quản lý quỹ đang giữ tỷ lệ tiền mặt trong danh mục cao nhất trong 21 năm trở lại đây.

Cụ thể, khảo sát cho thấy mức tiền mặt bình quân trong danh mục của các công ty quản lý quỹ là 6,3% trong tháng 10. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2001. Tỷ trọng tiền mặt theo khảo sát tháng 9 là 6,1%, còn tỷ lệ bình quân dài hạn là 4,8%.

Theo BofA, các nhà đầu tư đang giảm tỷ trọng cổ phiếu do dự báo u ám về suy thoái kinh tế và các chỉ số rủi ro về ổn định thị trường đang ở mức cao nhất mọi thời đại do lo ngại về tiền tệ và tín dụng.

Tuy nhiên, ngân hàng có trụ sở tại bang North Carolina này cho rằng, kỳ vọng ngày càng lớn của nhà đầu tư về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy thị trường có thể phục hồi mạnh trong năm 2023.

Tỷ lệ các nhà quản lý quỹ tham gia khảo sát dự báo lãi suất ngắn hạn sẽ giảm trong 12 tháng tới đã tăng gấp đôi lên 28% vào tháng 10, so với 14% của tháng 9. Trong khi đó, tỷ lệ nhà quản lý quỹ dự báo lãi suất tiếp tục tăng lên đã giảm từ mức 92% hồi đầu năm xuống còn 59% vào tháng 10.

“Chúng tôi dự báo thị trường sẽ phục hồi trong nửa đầu năm sau khi Fed có thể đi đến quyết định hạ lãi suất”, ông Michael Hartnett, chiến lược gia trưởng của BofA, cho biết.

Tuần trước, BoF nhận định thị trường sắp “giảm mạnh” nhưng vẫn đang đợi tín hiệu từ Fed. Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ phải chờ lâu bởi nền kinh tế Mỹ chưa suy yếu đến mức các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc hạ lãi suất. Lãi suất quỹ liên bang (lãi suất cơ bản tại Mỹ) hiện ở mức 3-3,25%, sau khi Fed tăng lãi suất 5 lần từ hồi tháng 3 với tổng mức tăng 3 điểm phần trăm.

Chỉ số S&P 500 của Chứng khoán Mỹ đã giảm 23% từ đầu năm nay, trong khi chỉ số trái phiếu chính phủ Mỹ của S&P cũng giảm 12%.

Khảo sát FMS của BofA là báo cáo hàng tháng với 371 nhà đầu tư tổ chức, nhà quản lý quỹ tương hỗ và phòng hộ trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ ngày 7-13/10. Nhóm này đang quản lý khối tài sản trị giá tổng cộng 1.100 tỷ USD.

Nguồn bài viết: Các quỹ đầu tư toàn cầu giảm tỷ trọng cổ phiếu, giữ tiền mặt ở mức cao nhất 21 năm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

HSBC: Việt Nam nhiều khả năng dẫn đầu khu vực ASEAN về đầu tư phát triển hạ tầng

Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng, Việt Nam ngày càng cần nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng truyền thống…

Ảnh minh hoạ

Tại báo cáo “Triển vọng ASEAN – Củng cố tài khóa: Một chặng đường dài” vừa công bố, Ngân hàng HSBC cho rằng, Việt Nam nhiều khả năng lại dẫn đầu khu vực ASEAN về mảng đầu tư phát triển hạ tầng.

Theo HSBC, bên cạnh trợ giá, hầu hết các nền kinh tế sẽ tiếp tục phân bổ lại các nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng - một vấn đề ưu tiên thường trực với các nhà làm chính sách ASEAN và là một trọng tâm sau khi đại dịch làm gián đoạn tiến độ của nhiều dự án lớn. Cụ thể, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều dựa vào đầu tư ngân sách để thúc đẩy phục hồi.

Ví dụ, Malaysia đã tăng 30% ngân sách cho đầu tư phát triển trong kế hoạch ngân sách 2023, đồng thời triển khai một kế hoạch tổng thể giai đoạn 2023-2030 để giới thiệu mô hình đối tác công tư (Public-Private Partnership – PPP) mới nhằm thúc đẩy các dự án phát triển hạ tầng.

Trong bối cảnh đó, là một quốc gia liên tục đầu tư mạnh cho phát triển hạ tầng - tương đương 6% GDP mỗi năm, Việt Nam nhiều khả năng lại dẫn đầu khu vực về mảng này. Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng, nền kinh tế này ngày càng cần nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng “truyền thống”.

“Mặc dù vậy, nhiều dự án đã rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài và đội vốn. Ví dụ, công tác xây dựng của phần lớn trong số 11 dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc Nam, theo kế hoạch phải hoàn thành trong giai đoạn 2017-2020, đã bị chậm tiến độ. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng cam kết đóng vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tiến độ và tháo gỡ các khó khăn”, báo cáo của HSBC nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo, cơ sở thuế ở ASEAN mỗi nước một khác, chiếm từ 8 - 15% GDP. Ở cận trên có Philippines. Tình huống này vốn dĩ chưa xảy ra trước năm 2017, nhưng từ năm 2017 tới 2021, các nhà chức trách đã tiến hành những cải tổ mang tính cột mốc nhằm củng cố đáng kể cơ sở tài khóa. Thuế tiêu thụ đặc biệt đã tăng đối với nhiên liệu và các mặt hàng đặc biệt bị áp thuế khác.

Ngoài ra, cơ sở thuế của nước này đã được mở rộng thêm sau khi loại bỏ các chính sách miễn thuế dư thừa và ưu đãi tài khóa hoặc tự động hết hiệu lực khi đến hạn. Kết quả là tỷ trọng thu thuế trên GDP đã tăng lên đáng kể dù biểu thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân đều giảm đối với mọi đối tượng chịu thuế. Lợi ích của những cải tổ gần đây nhiều khả năng sẽ giúp cơ sở tài khóa của Philippines trụ vững trước những khó khăn sắp tới.

Trong khi đó, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đang gặp một số thách thức về mở rộng nguồn thu thuế. Tỷ trọng thu thuế trên GDP của Thái Lan và Việt Nam gần đây đã giảm một phần do những biện pháp tạm thời nhằm giúp đỡ người dân ứng phó với tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao. Ví dụ, Thái Lan đã cắt giảm thuế thường niên đối với dịch vụ taxi và xe tuk-tuk, còn thuế tiêu thụ đặc biệt trên một lít dầu diesel, loại nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất ở đây, đã giảm 5 THB.

Báo cáo nhấn mạnh: “Trong khi đó, Việt Nam giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% và đồng thời cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với một số loại nhiên liệu, tuy nhiên, những điều chỉnh này chỉ bắt đầu áp dụng từ năm 2022. Lưu ý ở đây, tỷ trọng thu ngân sách từ thuế trên GDP của Việt Nam giảm phần nào cũng do việc đánh giá lại quy mô GDP từ năm 2021”.

HSBC cho rằng, tính chất VUCA (viết tắt của biến động, khó lường, phức tạp và mơ hồ của môi trường kinh tế vĩ mô ngày nay) luôn là vấn đề được quan tâm nhiều do những đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), căng thẳng địa chính trị, lạm phát tăng và giá dầu cao. Sự không chắc chắn của môi trường kinh tế vĩ mô ngày nay đồng nghĩa với sự không chắc chắn về nguồn thu ngân sách cơ bản của một quốc gia.

Đây là lý do vì sao phần lớn chính phủ các nước ASEAN đang dự toán tăng trưởng thu ngân sách trong năm 2023 thấp hơn xu hướng trước đây. Tác động đối với mỗi nước một khác và ba nước có tỷ trọng thu ngân sách từ thuế trên GDP cao nhất, Philippines, Việt Nam và Singapore, nhiều khả năng sẽ trụ vững. HSBC cho biết, đã chạy thử một bài đánh giá khả năng chống chịu để xem những thay đổi về tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá ngoại tệ có thể tác động đến thu ngân sách chính phủ như thế nào.

“Tăng trưởng GDP thực tế thấp đi sẽ đồng nghĩa với thu ngân sách từ thuế giảm vì có ít hoạt động kinh tế để đánh thuế, người dân giảm mua hàng và thu nhập ít đi. Nếu không có gì thay đổi, mối tương quan giữa GDP và tăng trưởng thu ngân sách thường rất lớn. Nói một cách đơn giản, chúng tôi giả định rằng sự tương quan gần như đạt mức tương ứng hoàn toàn (một đổi một) - hoạt động kinh tế giảm 1% có thể dẫn đến thu ngân sách giảm 1%”, HSBC nhận định.

Nguồn bài viết: HSBC: Việt Nam nhiều khả năng dẫn đầu khu vực ASEAN về đầu tư phát triển hạ tầng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tự doanh Chứng khoán DNSE đang lỗ trăm tỷ, âm 1/3 vốn với một cổ phiếu sữa

Thời điểm cuối quý III, Chứng khoán DNSE đang có danh mục tự doanh cổ phiếu trị giá hơn 516 tỷ đồng và đang lỗ 107 tỷ đồng. Trong đó, tự doanh công ty lỗ 26,5% với cổ phiếu STB và 33,8% với cổ phiếu MCM.

Kết quả kinh doanh quý III/2022 của Chứng khoán DNSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

CTCP Chứng khoán DNSE vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2022 với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, doanh thu hoạt động trong quý III của Chứng khoán DNSE đạt gần 98 tỷ đồng, tăng 129,7% so với cùng kỳ.

Lãi từ cho vay và phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu, đạt 64,3 tỷ đồng trong quý III, gấp 7 lần cùng kỳ. Nguồn thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 10,7 tỷ đồng, giảm 56,7%.

Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là 16,8 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ.

Cùng chiều doanh thu, chi phí hoạt động của Chứng khoán DNSE ghi nhận 68,3 tỷ đồng trong quý III, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế của Chứng khoán DNSE tăng 36,7% so với cùng kỳ, đạt 14,8 tỷ đồng. Lãi sau thuế của công ty đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 73%.

Kết quả kinh doanh các quý của Chứng khoán DNSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

So với quý liền trước, doanh thu hoạt động của Chứng khoán DNSE có sự sụt giảm, lợi nhuận có sự cải thiện. Quý II/2022, công ty báo lỗ trước thuế 10,1 tỷ đồng.

Cho vay margin của Chứng khoán DNSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Tổng tài sản của DNSE tại ngày 30/9 gần 5.644 tỷ đồng, tăng gần 3.330 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Các khoản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản gồm cho vay (2.464 tỷ đồng), đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1.712 tỷ đồng), tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (534 tỷ đồng) và tiền – tương đương tiền (289 tỷ đồng).

Trong quý III, Chứng khoán DNSE tiếp tục gia tăng quy mô cho vay ký quỹ, đưa tổng dư nợ margin lên 2.365 tỷ đồng vào cuối tháng 9, cao hơn 517 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 6. Trong 1 năm gần đây, dư nợ margin của DNSE liên tục tăng.

Danh mục tự doanh của Chứng khoán DNSE tại ngày 30/9. Nguồn: BCTC quý III.

Về danh mục tự doanh của Chứng khoán DNSE, tổng giá trị đầu tư cổ phiếu là 623 tỷ đồng. Thời điểm cuối quý III, danh mục đang lỗ gần 107 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ lỗ 17,1%. Hai cổ phiếu được mua với tỷ trọng lớn là STB của Sacombank và MCM của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu.

Với cổ phiếu STB, giá vốn của DNSE là 120,8 tỷ đồng và giá thị trường 88,8 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ 26,5%. Còn với MCM, mã này được mua với giá vốn 219,2 tỷ đồng và đang chịu mức lỗ 74,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ lỗ 33,8%. Trong một năm gần đây, cổ phiếu MCM giảm từ vùng đỉnh quanh 66.000 đồng/cp trong tháng 10/2021 xuống còn 39.700 đồng/cp tại ngày 30/9.

Nguồn bài viết: Tự doanh Chứng khoán DNSE đang lỗ trăm tỷ, âm 1/3 vốn với một cổ phiếu sữa

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 19/10

=> DOANH NGHIỆP

  1. DGC: 9 tháng vượt 40% kế hoạch lợi nhuận năm, lãi trung bình hơn 16 tỷ đồng/ngày trong quý III

  2. FPT: Lãi sau thuế gần 4.900 tỷ đồng trong 9 tháng đầu 2022, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm trước

  3. Hơn 117 triệu cổ phiếu EIB của NH Eximbank đã được nhóm cổ đông liên quan đến CTCP Tập đoàn Thành Công chuyển nhượng, với số tiền ước tính lên đến 4.702,5 tỷ đồng.

  4. Vinhomes có thể mở bán 1.000 căn hộ The Crown trong tuần này, giá dao động 7,4 - 25 tỷ đồng mỗi căn

  5. Dược Hậu Giang lãi kỷ lục quý III, có hơn 2.000 tỷ tiền gửi ngân hàng

  6. VNS: Đổi mô hình, biên lợi nhuận gộp tăng vọt, Vinasun báo lãi gần 130 tỷ sau 9T2022, cao hơn cả trước dịch

_

  1. VIX: Báo lãi quý 3 giảm 40%, mạnh tay mua trái phiếu chưa niêm yết

😎 ORS: Sau một quý lỗ kỷ lục, Chứng khoán TPS báo lãi sau thuế quý 3/2022 gấp 2,4 lần cùng kỳ

  1. MBS báo lãi quý III giảm 34% khi doanh thu đi xuống quý thứ tư, cho vay margin tăng gần 1.000 tỷ đồng

  2. Chứng khoán Bảo Minh (BMS) thành công chuyển từ lỗ sang lãi trong quý 3/2022

  3. PLX: Khởi động đề án chuyển đổi số toàn diện cùng Tập đoàn FPT

  4. TID: TGĐ bị bắt, hoạt động Công ty và các đơn vị thành viên vẫn bình thường

  5. SAS: Phục hồi sau đại dịch, Hàng không SASCO ‘bay cao’ trong quý III

  6. Sản lượng S95 Hòa Phát đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 49% so với cùng kỳ

  7. DHA: Hóa An đang lỗ 40% với khoản đầu tư vào cổ phiếu ‘quốc dân’ HPG

  8. Gia Lai thu hồi quyết định cưỡng chế thuế với FLC

  9. PGB: Tín dụng tăng trưởng âm, nợ xấu vọt lên 2,98%

  10. ISH: Công ty con của Idico (IDC) báo lãi 9 tháng vượt 37% kế hoạch năm 2022

  11. VRG: Lãi quý 3/2022 đậm nhất sau 10 quý, mới hoàn thành 4% kế hoạch lợi nhuận cả năm

  12. BAB: Bac A Bank báo lãi quý III tăng nhẹ, hoàn thành 71,5% kế hoạch năm

  13. VIX: Phó chủ tịch HĐQT tiếp nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT

  14. HTI: Doanh thu quý III tăng đột biến trên nền thấp, vượt ngưỡng 100 tỷ đồng

  15. IMP: Thu về 56 tỷ đồng lợi nhuận trong quý III, tăng trưởng gần 80%

  16. MVN: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lãi 1.858 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ

  17. FPT: Chủ tịch FPT Trương Gia Bình - Chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào blockchain và metaverse

  18. CTF: City Auto muốn nâng sở hữu Ô tô Nha Trang lên 93%

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. EVS: Quỹ liên quan Phó Chủ tịch Chứng khoán Everest gom gần 3 triệu cổ phiếu công ty

  2. VC9: Xây dựng số 9 (VC9) vừa đón thêm 3 cá nhân vào ghế cổ đông lớn

  3. HEJ: Lỗ hơn 80% sau 10 tháng nắm giữ, cổ đông lớn HEJ vẫn muốn thoái 1/3 vốn

  4. HSG: Ngành thép lao dốc, lãnh đạo Hoa Sen bán ra 200.000 cổ phiếu

  5. DGC: Thị giá phục hồi, Dragon Capital bán ra 700.000 cổ phiếu DGC

  6. Giao dịch lớn cổ phiếu HTP, VC9, PCN, MNB, HEJ, EIB, EVS, HPP

_

  1. LPB: LienVietPostBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 20.291 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2021. Số cổ phiếu phát hành dự kiến là hơn 225,5 triệu cổ phiếu.

  2. HHV: Chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

  3. BAF: Bất ngờ “lật kèo”, dừng phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu

  4. HBC: Xây dựng Hòa Bình muốn huy động trăm tỷ đồng trái phiếu

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường chiều nay cũng không có nhịp hồi đáng kể nào, nhưng lực bán cũng không tăng thêm nên cung cầu cân bằng ở vùng giá thấp. VN-Index kết phiên giảm 0,34% tương đương 3,59 điểm, chỉ là mức dao động thông thường. Nhóm cổ phiếu thép giảm giá đồng loạt trước lo ngại kết quả kinh doanh quý 3, trong đó HPG bị khối ngoại xả đột biến…

  • Nhiều cổ phiếu ngân hàng đảo chiều về cuối phiên chiều góp phần đáng kể vào đà hồi phục của chỉ số chung, thanh khoản tiếp tục giảm

  • Phiên nay tiếp tục là một phiên cạn thanh khoản khi tính đến hết phiên chiều thanh khoản chỉ đạt hơn 9.500 tỷ đồng, các cổ phiếu đa phần dao động quanh mốc tham chiếu. Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đang trong quá trình giằng co, tích lũy tạo đáy với thanh khoản cạn kiệt.

  • Kết phiên, VN-Index giảm 3,59 điểm (0,34%) về 1.060,07 điểm

  • Phiên 19/10: Khối ngoại duy trì bán ròng nhẹ trên HOSE, tạo áp lực lên HPG

  • Phiên 19/10, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 77.3 tỷ đồng. Trong đó, PNJ được mua ròng nhiều nhất với 41.5 tỷ đồng. Ở phía ngược lại, MCH là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với 3.6 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Cập nhật BCTC quý 3 đến 19/10: Kết quả ngạc nhiên của loạt công ty chứng khoán, ngân hàng, bất động sản

  2. Hé lộ kết quả kinh doanh quý 3 ngành điện: Thủy điện nhỏ lãi lớn

  3. Đỉnh lợi nhuận đã qua, hàng loạt doanh nghiệp phân bón, hóa chất báo lãi giảm mạnh quý 3/2022

  4. Tự doanh Chứng khoán DNSE đang lỗ trăm tỷ, âm 1/3 vốn với một cổ phiếu sữa

_

  1. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Uy tín và tài sản đảm bảo bị “phớt lờ”

  2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu một hướng gợi mở về việc giảm lượng tiền trong nền kinh tế, và nguyên do.

  3. Bên cạnh Basel II, nhiều ngân hàng cũng đã áp dụng Basel III, IFRS 9. Các chuẩn mực quốc tế giúp ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành. Điều này cũng góp phần giúp hệ thống TCTD nói chung phát triển hiệu quả, bền vững. Ngân hàng nào đi đầu về áp dụng Basel?

  4. Chính phủ sẽ vay 619.492 tỷ đồng trong năm nay, nợ công vượt 43% ngân sách

  5. TS. Cấn Văn Lực: ‘Nới biên độ tỷ giá, NHNN đã lường trước cho việc Fed tiếp tục tăng lãi suất’

  6. Trong 7 tháng đầu năm 2022, người dân gửi thêm hơn 328.500 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương mức gần 1.565 tỷ đồng mỗi ngày, tăng 6,2% so với cuối năm 2021.

_

=> VIỆT NAM

  1. Bất ổn thị trường xăng dầu: Cần có chiến lược xây dựng kho dự trữ xăng dầu quốc gia

  2. Xuất khẩu cá tra tăng mạnh tại thị trường ASEAN

  3. Hàng tháng phải gánh khoản lỗ gần nửa tỷ đồng do chiết khấu xăng dầu ở mức 0 đồng, một cây xăng lớn ở trung tâm thành phố Cần Thơ vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng xin tạm ngưng hoạt động.

  4. Thủ tướng: Cải cách hành chính dù phức tạp và nhạy cảm đến mấy cũng phải làm

  5. Nikkei: Công xưởng bận rộn chỉ còn là quá khứ, nhà máy ở Việt Nam trở nên lặng lẽ khi đơn hàng từ phương Tây chậm lại

  6. Xuất khẩu cá ngừ tiến sát đến đỉnh 1 tỷ USD

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 18/10 đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh khi nhiều doanh nghiệp thông báo lợi nhuận quý III khả quan, hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.

  2. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã trì hoãn vô thời hạn việc công bố các chỉ số kinh tế, ban đầu dự kiến được công bố vào thứ Ba (18/10), khiến thị trường đồn đoán nhu cầu nhiên liệu ở khu vực châu Á có thể đang suy giảm đáng kể.

  3. Các thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến giằng co trong phiên hôm nay, đáng chú ý có Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,38% và Shanghai trên sàn Thượng Hải giảm 1,20%

  4. Chứng khoán tương lai châu Âu tăng, CPI tháng 9 tăng vọt lên mức 10,1%

  5. Lạm phát tại Anh đã tăng trở lại trên mức 10% trong tháng 9 do giá thực phẩm tăng cao trong bối cảnh quốc gia này còn đang chật vật trước một cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt.

  6. Các quỹ đầu tư toàn cầu giảm tỷ trọng cổ phiếu, giữ tiền mặt ở mức cao nhất 21 năm

  7. Indonesia: Doanh số bán xe ô tô trong nước tăng mạnh

  8. Tài sản của nhiều tỷ phú thế giới bốc hơi hàng chục tỷ USD sau đại dịch COVID-19

  9. Các quan chức Fed dự kiến tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng tới

  10. Tại Trung Quốc, hãng rượu Quý Châu Mao Đài lại có giá trị thị trường lớn hơn cả gã khổng lồ công nghệ Tencent sau gần hai năm chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình siết chặt quản lý với ngành công nghệ.

  11. Các ông lớn bán dẫn Hàn Quốc nguy cơ bị vượt mặt vì phụ thuộc vào chip nhớ và thiếu nhân lực có trình độ

  12. Máy bay không người lái tự sát được Nga sử dụng đang trở thành cơn ác mộng với phòng không của Ukraine. Chi phí rẻ, tầm bay xa và mang theo đủ chất nổ để phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng, những vũ khí này đang trở thành bài toán nan giải.

  13. Triều Tiên bắn 250 quả đạn pháo về phía vùng biển phía Đông và phía Tây

  14. Ukraine: 30% nhà máy điện bị phá hủy

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. BTC không giải quyết được bất kỳ vấn đề kinh tế quan trọng nào của El Salvador

  2. Do Kwon: “Các cáo buộc điều tra tôi là động cơ chính trị”

  3. Sở thuế Hoa Kỳ mở rộng phạm trù đóng thuế sang NFT

  4. BTC được nắm giữ trên các sàn giao dịch đạt mức thấp nhất kể từ 4 năm

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co và giảm nhẹ về 19.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này và hiện giảm về gần 19.200 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,08 USD (+1,30%), lên 83,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,70 USD (+0,78%), lên 90,73 USD/thùng.

_

  1. Đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm

  2. Đồng USD tăng, Đồng Bảng Anh giảm khi CPI của Anh lên mức cao trong 40 năm

  3. Vàng thế giới tăng 2 phiên liên tiếp

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 2,9 USD lên mức 1.652,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.640 USD, trước bật trở lại về gần mốc này vào cuối giờ chiều.

_

  1. Tập đoàn Rio Tinto cảnh báo khó khăn ở thị trường quặng sắt sẽ còn kéo dài

  2. Liên minh Châu Âu (EU) đang lên kế hoạch áp giá trần với khí đốt trên các sàn giao giao dịch hàng hoá tại khu vực này nhằm kìm đà tăng giá mặt hàng này, nhất là khi mùa đông đang đến gần.

  3. Giá khí đốt châu Âu tụt xuống đáy 4 tháng bất chấp Nga siết nguồn cung

  4. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần trong khi giá tại Singapore xuống mức thấp nhất trong năm nay do sản lượng trong quý ba của công ty khai thác nguyên liệu sản xuất thép Vale SA gia tăng tạo thêm áp lực lên giá - vốn đã giảm trong thời gian gần đây.

  5. Cà phê chạm đáy mới

  6. Châu Âu: Nhiều doanh nghiệp thời trang ‘đứng bên bờ vực’ vì khủng hoảng năng lượng

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 24,650 đồng

Bảng Anh 28,249 đồng

EUR 24,839 đồng