Thứ nhất: Nguyên tắc số 1 cần ghi nhớ: vốn hóa doanh nghiệp nó sẽ chỉ phản ánh KỲ VỌNG lợi nhuận của doanh nghiệp đó ở chu kỳ kinh tế hiện tại. Tương quan với tình hình lạm phát giá hàng hóa như hiện nay thị trường địa ốc sẽ đóng băng vào năm 2024 kết thúc chu kỳ tăng giá kéo dài từ năm 2017 đến nay. Ngân hàng trung ương Việt Nam sẽ buộc phải tăng lãi suất vào nửa đầu năm 2023 khi lạm phát leo thang nhanh hơn dự kiến.
Phản biện: Bác nói cũng uyên thâm đấy, nhưng mà cần uyên thâm hơn nữa. Nguyên tắc đặc biệt cần ghi nhớ: ko có chu kỳ kinh tế và cũng éo có cái j gọi là chu kỳ cả. Các giáo sư tiến sĩ toàn đem quá khứ ra để tự định hình chu kỳ và đóng khung chu kỳ là điều ngớ ngẩn nhất. Lạm phát tăng nó có 2 pha, pha đầu sẽ giết chết mấy thằng uyên thâm như bác.
Thứ hai: HĐQT DIG đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế 15k tỷ trong 4 năm từ 2022 đến 2025 => lợi nhuận sau thuế 4 năm tới tổng là 12k tỷ. Trong khi giá DIG có lúc lên 120k/cp tương ứng vốn hóa 60k tỷ đồng => rõ ràng vốn hóa 60k tỷ đã đi trước lợi nhuận của DIG trong vòng 10 năm rồi chứ đừng nói 4 năm tới. Cho dù có KỲ VỌNG lợi nhuận chăng nữa thì cũng đã phản ánh toàn bộ kỳ vọng và còn phản ánh quá sớm.
Phản biện: So sánh vốn hóa Dig ở tương lai với vin là sự đần độn. Dig dù éo có xây nhiều và đẹp bằng vin thì vốn hóa vẫn có thể gấp 3 lần vin trong thời gian tới dưới 5 năm. Vì ngày xưa vin bán giá đất có vài chục triệu/m2 vốn hóa nó nhỏ, các công ty càng về sau này vốn hóa càng lớn dù nó làm ra ít sp hơn dn ngày xưa
Link đây: DIC Corp dự kiến lãi 15.000 tỷ đồng giai đoạn 2022-2025 - Bất động sản - ZINGNEWS.VN
Thứ ba: các sản phẩm của thị trường BĐS chủ yếu được bán cho giới đầu tư BĐS mà nhiều dự án của DIG đến nay chưa giải phóng xong mặt bằng thì đến thời điểm đủ điều kiện mở bán cũng trùng với thời điểm ngân hàng trung ương tăng lãi suất hút tiền về => BĐS đóng băng giới đầu tư cũng không mặn mà với các sản phẩm đã bị đẩy lên một mặt bằng giá quá cao. DIG phải ra hàng ngay trong năm 2022 mới được giá cao chứ đợi tầm 2 năm nữa là muộn, nhiều dự án 5 năm nữa chưa được mở bán. Vậy DIG có thể đẩy nhanh tiến trình đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng rồi tiến hành mở bán nhanh được không? Mời đọc điều thứ tư.
Phản biện: Cụ đang dùng quá khứ để phân tích tương lai, lãi suất tăng thì mọi thứ đều đóng băng chứ éo riêng j bđs. Kinh tế nó sập luôn. Ko có chính phủ nào muốn làm cái trò tăng lãi suất cả Lãi suất tăng chỉ là pha giật gấu vá vai trong bức bách do quá trình bàn tay hữu hình và vô hình nó đẩy mọi thứ lên quá cao mà sâu xa là do lòng tham con ng. Nếu điều hành tốt mọi thứ cân bằng thì nó cứ tăng mãi, tăng mãi và tăng mãi mãi kể cả sx hay bđs chỉ có điều là nó tăng đều hơn thay vì tăng vụt cái lên cai rồi phải sập để cân bằng.
Thứ tư: việc giá BĐS leo thang trong 5 năm gần đây CHÍNH LÀ CON DAO 2 LƯỠI GIẾT CÁC DOANH NGHIỆP BĐS NHƯ DIG. Cụ thể: việc đền bù THỎA THUẬN gặp muôn vàn khó khăn và tốn kém khi giá BĐS liên tục leo thang khiến quá trình đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài liên tục năm này qua năm khác mà vẫn không giải quyết dứt điểm được mặt bằng thì không thể triển khai nhanh dự án theo quy định.
Đơn cử như dự án trọng điểm sân bay Long Thành được tất cả các ban bệ cấp cao nhất chính phủ vào cuộc thúc đẩy việc đền bù giải phóng mặt bằng mà còn chưa ra gì, thậm chí phải ra tối hậu thư cắt chức ông nào làm chậm mà vẫn chưa ăn thua.
Phản biện: Khác éo j sx thì giá nguyên vật liệu leo thang mà giá bán chạy theo ko kịp. Đền bù nó khó là do cơ chế luật đất đai và bị nền tảng chế độ cũ để lại. Rồi ko sớm hay muộn, luật đất đai sửa đổi sẽ gq v đề đó. Và nên nhớ quỹ đất Dig nó sạch nhiều lắm,đền bù ít
Nói tóm lại, tặng bác 1 câu: Người nghèo thường đúng, người khôn thường giàu. Bác thấy đúng ko?