Đọc nhanh báo cáo tài chính giúp F0

Thị trường đang giai đoạn phân hóa, PE thị trường cũng cao. Hiện nhiều công ty đã có báo cáo tài chính và công bố trên mạng. Mình mở trang này giúp các bạn chưa đọc và hiểu rõ báo cáo tài chính doanh nghiệp có thể giao lưu, đọc nhanh các chỉ số tài chính trên báo cáo, tìm ra triển vọng và rủi ro.

Giá cổ phiếu trên thị trường phụ thuộc nhiều vào cung cầu, nhiều khi cổ tốt vẫn xuống, cổ giấy thậm chí lỗ sâu nhiều năm như HAG vẫn lên. Tuy nhiên, nắm bắt được cổ phiếu có nền tảng tài chính tốt là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro.

Tôi lập Topic này rất mong các bác kỳ cựu hỗ trợ để F0 tìm ra được những cổ có FA tốt, hỗ trợ giúp những AE mới hiểu rõ hơn BCTC của doanh nghiệp và cũng để góp phần tăng sự hấp dẫn cho F247, một trang web mới nhưng rất thân thiện, sẽ tiến xa trong tương lai.

34 Likes

Khi các bác đặt câu hỏi, phương pháp đọc báo cáo tài chính của tôi không PR cho bất kỳ cổ phiếu nào, chỉ căn cứ vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã công bố trong quá khứ. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có tiền ẩn lợi nhuận hoặc rủi ro trong tài sản mà phải tiến hành nghiên cứu sâu, thậm chí trực tiếp tìm hiểu thông tin tại DN mới có thể làm rõ được thể phát hiện ra thì tôi có thể đưa ra nhận xét về các khoản mục đó để AE tìm hiểu thêm. Nguyên nhân là Báo cáo tài chính có nhiều điểm không thể hiện rõ trên báo cáo công bố, doanh nghiệp có thể làm đẹp báo cáo tài chính hoặc giấu lỗ bằng một số thủ thuật kế toán. Do vậy, người đọc báo cáo tài chính cần phải tìm hiểu sâu hơn nếu muốn biết rõ bản chất vấn đề.

17 Likes

chủ yếu NDT khi vào thị trường hay đọc ngay phần báo cáo kqkd, nhất là mục lãi và vốn điều lệ , hay EPS

bản chất khi soi đầu tiên mình hay xem :

  • báo cáo lưu chuyển tiền tệ : xem dòng cuối, xem lượng tiền lưu chuyển âm hay dương

  • phần phải thu ( mấy cái này công ty phát hành giấy hay làm bậy )–> biến thành tài sản, nhất là các khoản cho vay không hoàn lại !

  • vốn chủ sở hữu

19 Likes

Ngoài các điều bạn nói cần xem thêm các thông tin tài chính:

  • Công ty có tăng vốn điều lệ không, nếu tăng phải chỉnh lại EPS cho đúng vốn điều lệ mới, tránh việc tính sai EPS năm trước.
  • Lợi nhuận của công ty có tính chất bền vững không, có tăng trưởng không, tốc độ tăng trưởng cao không, dự báo năm tới EPS thế nào, tốc độ tăng lợi nhuận ra sao. Tốc độ tăng lợi nhuận (chỉ tiêu g trong sẽ có yếu tố quan trọng trong định giá PEg).
  • Khi công ty có lợi nhuận bất thường phải xem xét xem có bền vững không. Ví dụ các công ty BĐS, xây dựng thường làm xiếc BCTC do tính chất hạch toán của họ, năm nào muốn lãi thấp thì họ hạch toán bán ít dự án, năm nào muốn làm đẹp BCTC họ bán nhiều. Do vậy, các công ty BĐS thường bị định giá PE thấp hơn các công ty sản xuất do dễ làm xiếc trong BCTC.
  • Cấu trúc tài sản và công nợ có rủi ro không : Các công ty có nợ lớn sẽ rủi ro khi Lãi cao ngược lại, nếu Lãi suất thấp mà vay và có hoạt động SX tốt sẽ hiệu quả.
  • BCTC sẽ phụ thuộc vào ngành, ngành dịch vụ thường ít bị làm xiếc lợi nhuận, chi phí hơn các ngành xây dựng và sản xuất. Do vậy, đạo đức chủ doanh nghiệp là yếu tố quan trọng.
  • Lịch sử trả cổ tức : Các công ty chuyên phát hành tăng vốn bằng giấy, chia thưởng CP thường không có dòng tiền mạnh, lãnh đạo hay làm xiếc thì chỉ nên đầu cơ. Các công ty trả tiền mặt cao, có ROE tốt thì có thể mua và nắm giữ lâu dài.

Thời buổi làm giá, lái nhiều nên hiểu rõ công ty thuộc nhóm có dòng tiền và kết quả kinh doanh tốt hay cổ phiếu giấy mua bán T+. Đến cuối sóng 5 mới thấy việc lướt trên nền các công ty có nền tảng tài chính tốt sẽ ít bị thiệt hại hơn lướt T+ ở cổ phiếu giấy.

Trên đây mình đưa thêm một số điểm lưu ý, còn phân tích ngành được làm bài bản ở các CTCK thì làm rất sâu, khâu tiếp xúc doanh nghiệp bắt buộc phải làm nếu tự doanh muốn mua CP. Còn báo cáo cho các nhà đầu tư thì có nhiều mục đích, kể cả PR, thổi giá, không phải lúc nào cũng tin cậy 100%.

16 Likes

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18 (TÊN GIAO DỊCH : LICOGI 18) được thành lập ngày 19/05/1961 tại Quảng Ninh. Hiện tại Công ty thực hiện quản lý, điều hành theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với 7 đơn vị thành viên, gồm: 6 Công ty con và 1 Công ty TNHH một thành viên hoạt động trên địa bàn cả nước với lĩnh vực kinh doanh chính là thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi… Nguồn Cafef

CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TẠI NGÀY 31,12,2020 (Đơn vị : nghìn đồng)

|Nợ| 1.176.255.945 | |Nợ ngân hàng| 247.410.517 | |Người mua trả tiền trước| 316.334.544 | |Vốn chủ sở hữu| 293.461.000 | |Vốn điều lệ| 229.880.080 | |Giá trị số sách| 12,77 | |Lợi nhuận 2020| 15.234.192,00 | |EPS (đồng/cổ phần)| 662,70 | |Tổng tài sản| 1.469.716.945 | |TÀI SẢN NGẮN HẠN| 1.293.014.771 | |Phải thu ngắn hạn| 581.436.740 | |Hàng tồn kho| 559.100.053 | MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LỜI VÀ NỢ |ROE|5,2%| |ROS|1,0%| PE = 12,07 |Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu| 5,01 | |(Nợ-Người mua trả tiền trước)/VCSH| 2,93 |

PHẦN NHẬN XÉT NHANH

Đánh giá chung : Đây là cổ phiếu có lợi suất sinh lời thấp ROE chỉ đạt 5.2%. Cấu trúc tài sản rủi ro cao, nợ lớn kể cả chỉ tiêu nợ/Tài sản và Nợ điều chỉnh các khoản trả trước, doanh thu chưa thực hiện/Vốn. Định giá PE 12.07.

Biểu đồ kỹ thuật : Đỉnh cao nhất năm 2018 giá 14, thấp nhất giá 6.5. Nhìn vào biến động giá thì năm 2018 có lái đánh và năm nay chưa thấy lái đẩy giá. Với giá 8000 hiện nay cũng giao dịch ở vùng Slideway, có thể nói cũng không quá đắt khi PE là 12.

Điểm yếu về dự án : Đây là công ty xây lắp thuần túy, không thấy có các dự án là chủ đầu tư lớn. Do vậy, tiềm năng đột phá lợi nhuận là không có.

Điểm yếu về hạch toán : Các công ty xây dựng, BĐS hạch toán có chu kỳ dài, hạch toán treo gác nhiều, dễ bị chuyển giá. Do vậy, họ có thể khống chế lợi nhuận kể cả khi công ty có lợi nhuận cao thì đến tay cổ đông cũng không nhiều nếu Lãnh đạo không có đạo đức, chuyển giá.

Kết luận chung : Công ty không có gì đặc sắc, kết quả kinh doanh kém. Hiện vẫn ở chu kỳ Slideway, giá chưa quá cao so với đỉnh 2018. Định giá cơ bản PE 12 tuy chưa cao so với thị trường nhưng có thể nói cũng đắt vì lợi nhuận công ty kém, không tăng trưởng, cổ tức bằng tiền thấp. Với tôi, cổ phiếu này không bao giờ được đưa vào danh mục với giá hiện nay, nhiều cổ phiếu khác tốt hơn.

P/S : Phân tích nhanh trả lời 1 bạn inbox cho tôi. Để khách quan tôi không tư vấn bất cứ mã cổ phiếu nào.

21 Likes

Topic quá hay mà ít bác có nhu cầu đọc bctc nhỉ ?

1 Likes

Nhờ bác đọc bctc của VC7 API
(Có dự án khủng ở Thành phố Huế, hơn đứt Lờ 14 của thằng mất dạy nào đó)

Topic hay và bổ ích cho người mới :+1:

Topic hay quá ạ :smiling_face_with_three_hearts:

@F0chungkhoan2020 cụ có thể đánh giá qua về con VRE được không?

Tôi nhận xét VC7 trước:

1- Hoạt động kinh doanh : VC7 chủ yếu kinh doanh thuần xây lắp nhưng doanh thu rất thấp, năm nay chỉ đạt 64 tỷ, lợi nhuận có 5.6 tỷ EPS = 245 đồng. Dù có bề dày kinh nghiệm, niêm yết lâu nhưng thời còn ở Vinaconex cũng chỉ là hạng xoàng nếu so với VC1, VC2, VC3, VMC.

2- Dự án đầu tư đất : Không thể hiện trên báo cáo tài chính

3- Đầu tư tài chính : VC7 góp vốn vào IUC là công ty sân sau của Chủ tịch, có thể nói chủ tịch công ty khống chế cả 2 công ty này. Việc điều 240 tỷ vốn sang công ty sân sau để làm khu đô thị trong Huế cũng gây lùm xùm. Kết luận, hoạt động công ty cũng không minh bạch, việc chuyển góp vốn cũng lằng nhằng, sau này cũng khó cho lợi nhuận cao.

4- Biểu đồ giá : VC7 có lái đánh, gom giá khu vực 4-5 nghìn khá kiệt và đẩy lên giá hiện tại là 11.8.

Kết luận : Giá đã bị đẩy lên vùng mới, việc đẩy giá phụ thuộc vào lái. Con này thuộc nhóm có chỉ số FA xấu, không có tiềm năng tăng lợi nhuận đột biến, chất lượng tài sản không cao. Về giá có thể vẫn đẩy lên xuống tùy lái. Bạn đánh vào cũng rủi ro, nếu tài có thể đu tầu ăn vài giá nhưng phải cẩn thận. Với tôi, tôi không mua cổ phiếu này vì nhiều thằng khác hay hơn.

12 Likes

Về API

1- Tổng quan : API là công ty chuyên đầu tư bất động sản thuộc tập đoàn APEC, công ty niêm yết và đầu tư vào BĐS lâu rồi, nhưng chủ yếu mua đất công nghiệp, đất tỉnh cụ thể là Thái Nguyên và Bắc Ninh. Giai đoạn 2007 - 2015 đất tỉnh trầm lắng lâu nên API cũng trầm. Mấy năm gần đây có biến chuyển mạnh, đang trở thành công ty lớn.

2- Về kết quả kinh doanh : API chưa có lợi nhuận cao, lợi nhuận năm nay chỉ đạt 22 tỷ năm sụt so với năm trước 56 tỷ. Nhìn góc độ lợi nhuận sụt giảm nhưng báo cáo tài chính thể hiện nhiều điểm tích cực về cấu trúc tài sản (trình bày ở mục 3). EPS thấp, định giá P/E khá cao nhưng vẫn có tiềm năng cao vì cấu trúc tài sản khá tốt.

3 - Về tài sản : Tài sản lưu động tăng mạnh, hàng tồn kho tăng từ 760 tỷ lên 1275 tỷ cho thấy Công ty đang xúc tiến dự án mạnh mẽ.

  • Công ty thúc đẩy góp vốn xuống các công ty con, cũng là công ty phát triển BĐS như dự án ở Huế, Phú Yên … việc góp vốn xuống công ty con là hướng làm đúng vì khi cấp đất tỉnh sẽ yêu cầu mở công ty mới để quản lý thuế, việc tách công ty con ra cũng giảm bớt rủi ro cho công ty mẹ. Tuy nhiên, việc hạch toán cũng lằng nhằng. Người đọc báo cáo khó theo dõi.
  • Chất lượng dự án : Chủ yếu dự án ở tỉnh, nhưng đất lấy từ rất lâu, hàng chục năm trước nên giá vốn rất rẻ như đất ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Huế. Đánh giá chất lượng tài sản tốt, vượt nhiều so với giá hạch toán. Chất lượng tài sản API thì so với hội L14 thì hơn nhiều lần nhưng so với IDC còn kém xa.

Do công ty không công bố chi tiết dự án, nhiều dự án ở công ty con, công ty lại khá kín tiếng, chưa PR rầm rộ lắm, bạn có thể hỏi thêm các bạn làm chứng bên APEC nếu muốn khảo sát sâu hơn nhưng đất ở Thái Nguyên, Huế, và Bắc Ninh chi phí rất rẻ, hiệu quả cao.

Từ chất lượng tài sản, hàng tồn kho và khoản Người mua trả tiền trước hơn 682 tỷ tăng mạnh so với năm ngoái là 329 tỷ. Tôi kết luận nếu muốn công ty có thể nhả lợi nhuận cao hơn trong năm 2021. Cấu trúc tài sản cũng khá cân đối, không có biểu hiện xấu. Công ty này đang tiến lên mạnh mẽ đấy.

3 - Năng lực điều hành : Chủ tịch là Hán Kông Khanh nhưng người chủ thật sự là Nguyễn Đỗ Lăng. Đỗ Lăng còn trẻ, rất kín tiếng, khiêm nhường nhưng là dân buôn chứng có đẳng cấp (có lẽ trong diễn đàn mình không ai bằng), tham gia thị trường tầm 2004, lúc đầu vừa phải, sau dần trở thành tay to trong làng OTC thời đó, sau khi mở APS và API thì to hẳn. Anh Lăng được đào tạo tốt, rất khiêm nhường, có tư duy chiến lược. Tôi đánh giá cao anh Lăng, có thể so ngang tầm với chủ tịch VND là bà Hương cả về tài sản và kinh nghiệm thương trường. Đội ngũ lãnh đạo cũng kinh nghiệm, theo Lăng lâu, toàn từ dân chứng gạo cội giai đoạn 2005 - 2006 nên tư duy cũng sáng, mấy năm gần đây API được đầu tư và có sự phát triển mạnh.

Đánh giá đội ngũ cao nhưng việc chuyển giá hay không, hạch toán lợi nhuận hay che dấu mình cũng khó nhận định vì tùy chiến lược công ty. Tuy nhiên, qua báo cáo tài chính tôi thấy tham vọng của họ muốn làm lớn.

4- Biểu đồ giá : Biểu đồ giá tăng manh lên 22 sau vùng gom giá 10 - 11 rất lâu. Giá thể hiện có đội lái, mà lái API chắc tay to vì tài sản của lãnh đạo bên đó lớn. Giá 22 còn rẻ nhưng rẻ về tương lai thôi, hiện tại mới tăng tầm giá mới gấp đôi trước khi đẩy nên bạn tự cân nhắc. Dù lâu dài công ty tốt, giá còn tăng nhưng cũng phải tầm 2 - 3 năm lợi nhuận mới thể hiện rõ, ổn định. Với giá này và tiềm năng thì so với L14 thì tốt hơn rất nhiều nhưng so với IDC mình nghĩ kém hơn.

Kết luận chung : Báo cáo tài chính cho thấy công ty có tiềm năng cao trong tương lai, chất lượng tài sản tốt, lợi nhuận 2021 sẽ tăng nhưng EPS lên cao tầm 4000 - 6000 phải chờ vài năm. Đội ngũ lãnh đạo tốt, có tham vọng nhưng là dân chứng gạo cội nên cũng quái (tức là vừa cao thủ vừa quái) nên dễ dàng khống chế lợi nhuận nếu họ muốn. Công ty đang đi lên, giá chứng có người lái, việc đầu tư ăn thua là do trình độ của nhà đầu tư.

PS : Bạn nào làm chứng khoán APS thì vào bổ sung giúp mình với.

Do không có thời gian, tôi đánh trực tiếp vào đây, nhận xét sơ bộ nên ý tứ chưa sâu, nhiều lỗi chính tả, các bạn thông cảm.

23 Likes

VRE vốn hóa cao, vốn điều lệ khủng 23.28 nghìn tỷ trong khi lợi nhuận thấp. Cấu trúc tài sản có BĐS nhưng chỉ là các trung tâm thương mại dù giá có cao hơn thị trường nhưng để đẩy lợi nhuận đột biến khó.

Dạng như VRE là phải xác định giá trị bằng dòng tiền và lợi nhuận rồi vì đánh giá tài sản không có nhiều lợi thế với vốn khủng. Do vậy, định giá giá trị sẽ rẻ hơn giá thị trường hiện nay.

Chiến lược kinh doanh : Ngành bán lẻ là nghành của các đại gia. Tuy nhiên tôi đánh giá chiến lược của VRE chưa tốt thể hiện ở mảng kinh doanh Online, kênh bán hàng được tổ chức, vận hành và có quy mô thua xa mấy thằng Tiki, Shopee, Lazada. Nếu không vươn lên hàng đầu về bán online thì sẽ đi xuống vì thời làm siêu thị truyền thống thống trị đã qua

Kết luận : Công ty này tôi không mô tả chi tiết BCTC nhưng thuộc hàng nặng mông, EPS thấp, giá đắt. Chiến lược đi của công ty chưa đổi mới mạnh, vẫn chưa thúc đẩy mạnh phát triển kênh bán hàng trực tuyến, chưa phát triển kiểu Amazon mà đi theo mô hình World Mart truyền thống dù có trang giao dịch điện tử. Tôi nghĩ, bạn là nhà đầu tư nhỏ nên chọn hàng nhẹ và chất lượng hơn.

11 Likes

Kiến thức như bác đã rõ. Mong bác đừng mất thời gian đi chấp mấy thằng chỉ hô mồm L14 nữa nhé. Thân ái!

3 Likes

Bác giúp e mã tv2 , xin cám ơn bác

Cảm ơn cụ. Cụ thấy có sách nào hay về DCF thì cụ recommend cho tôi với.

Bác F0CK2020 cho mình xin ít phân tích về mấy con đang hot hiện nay như IDC, IJC, TDC & VGC được không ạ ? Nếu phải chọn 2 cái tên sáng nhất cho chu kỳ 1-3 tháng tới thì bác sẽ chọn cái nào để mua vào hôm nay vậy ạ ?

1 Likes

Bác xem thêm con API phát hành 3k tỷ trái phiếu ls 18%.

1 Likes

Top pic hay quá :slightly_smiling_face:

API mua lại 1/3 số đó rồi mà bác