Đốm sáng

@Hoachan vào đoạn này lấy link này ở Hải Quan, sẽ có số liệu ước tính nửa đầu tháng và nửa cuối tháng, họ có lịch phát hành. Còn thống kê cuối tháng có lịch phát hành thì vào tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/

Vào trang web thì cố gắng đi hết các mục, mình sẽ tìm được các mục có ích.

8 Likes

Em cảm ơn bác!

1 Likes

14 Likes

Em cảm ơn bác nhiều. Em lần mò từ nãy giờ chưa thấy đoạn này. Bác nhiệt tình chu đáo quá! Rất tuyệt vời ạ!

1 Likes

Nay bạn có nhận định gì sau khi kết thúc phiên giao dịch không?

Qua phiên đáo hạn và cơ cấu quỹ thì mọi người mới hiểu thế nào là lo lắng vô ích. Đôi khi nó nhẹ nhàng như đợt này. Nhà cái và tay to họ có kế hoạch hành động từ trước, ta không thể đoán được chính xác. Cơ bản thị trường đã phản ánh đúng cái nhận định của tôi là họ đang cố gắng đỡ thị trường để nhà đầu tư xác định rõ ràng để cơ cấu, dịch chuyển dòng tiền phù hợp.

Như tôi đã trao đổi, thị trường cần có phiên xác nhận lại cứ điểm trên 1350 với thanh khoản lớn hơn trung bình hơn tháng qua như phiên hôm nay chẳng hạn, sau đó tiến tới phá mốc 1375-1380, khi đó mới xác nhận được xu thế ngắn hạn của thị trường. Còn không thì khả năng vẫn đi ngang và lầm lũi tiến lên dần dần, khi đồng pha được toàn thị trường thì sẽ hướng đến phá đỉnh 1420.

19 Likes

Đọc lại các bài của bạn mà tiếc, nhìn ko dám vào, nay SLS cũng chạy rồi. Giờ tìm hàng vào được khó quá

1 Likes

Nhất trí với quan điểm của e.TT nếu tạo được sự đồng pha sẽ lên tương đối bền vững.Have nice weekend.

7 Likes

Tôi là một người lạc quan, nhưng không chủ quan. Sau thất bại ê chề, mỗi người đều rút được cho mình sợi dây kinh nghiệm, ngắn hay dài là do mỗi người. Trong cộng đồng nhỏ này, tôi có nói gì, nó cũng không thể lan tỏa hết được, có chăng chỉ vài chục người, cùng lắm có khi 100 biết đến. Nhưng trong các cộng đồng khác, số lượng thành viên, số lượng nhóm người rất lớn, sức lan tỏa kinh khủng. Nếu lan tỏa một điều tốt thì không có gì phải nói, nhưng lan tỏa vấn đề tiêu cực thì sức công phá của nó khủng khiếp lắm. Vì đại đa số nhà đầu tư không được trang bị kiến thức, kỹ năng gì khi tham gia thị trường. Đặc biệt nhiều người gọi là quản lý tài khoản khách hàng, chăm sóc khách hàng,… cũng chưa thực sự đủ năng lực hoặc sự toàn diện để đưa ra lý lẽ, đưa ra chứng cứ, công tâm … để ổn áp tâm lý nhà đầu tư. Trong khi đó có nhiều nhóm lợi ích nhằm vặt lông gà vịt.

Một dự báo về GDP hay bất cứ thứ gì liên quan đến thị trường chứng khoán, chúng đều giống như dự báo thời tiết, có thể đúng có thể sai. Không cấm được ai đó, cơ quan nào đó, báo chí nào đó dự đoán, viết bài.

Trong chủ đề này, tôi đã đưa ra link dự báo của Worldbank, họ dự báo là họ phải có cơ sở, có số liệu và có luận điểm,… dựa trên cơ sở minh bạch, công tâm, không có lợi ích nhóm hay thế lực nào. WB họ đưa báo cáo cuối tháng 8 như tôi đã chia sẻ. Còn giờ nói họ điều chỉnh dự báo luôn ư? Chưa, họ không hấp tấp vội vàng như vậy, vì họ không có mục đích xấu, họ làm theo quy trình, họ tuân thủ nguyên tắc. Họ cần số liệu đầy đủ, chứ không phải như mấy ông lang băm bán thuốc dạo, chuyên mang rễ đinh lăng giả làm nhân sâm, hay ngược lại họ xui người không hiểu biết chữa sâu răng bằng cách bôi phân gà sáp (ai từng ở quê sẽ biết cái này), đó đều là có mục đích – Lợi ích.

WB phải dựa vào số liệu cuối tháng 9 được công bố bởi Tổng cục thống kê và những dữ liệu của họ để đưa ra báo cáo tiếp theo. Còn bất cứ ai nói GDP âm hay kém cũng được, đó là quyền dự báo của mỗi người. Ai nói vậy, bạn quan tâm thì bạn hỏi lại GDP liên quan đến chứng khoán như thế nào? Trọng số ra sao? Dữ liệu đâu? Nguồn ở đâu? Bạn chỉ cần hỏi cái 50 doanh nghiệp kia chiếm trọng số ở thị trường chứng khoán là bao nhiêu?.. Rồi hỏi xem có biết GDP nền trong năm nay đã trải qua là bao nhiêu không? Có khi lại phải hỏi anh google, anh ấy lại cung cấp cho đống thông tin nhưng anh ấy không biết thông tin nào đúng và thông tin nào sai.

Nhà đầu tư mới có thể chưa trải qua cái cảnh Thiên Nga Đen 2020 khi covid xuất hiện, nhưng chúng ta đều có thể tìm hiểu và đánh giá. Lúc đó, chúng ta chưa có kinh nghiệm, đóng cửa tất cả, nhưng cuối cùng thì sao? Các quý tiếp theo phục hồi phát triển rất tốt. Đó là kinh nghiệm chúng ta đã trải qua. Đợt dịch lần này nặng nề hơn nhiều, nhưng cũng đầy đủ cơ sở cho sự phục hồi kinh tế. Cơ sở là gì thì bạn tự liệt kê giúp tôi.

Đặc biệt, tôi xin nói rằng, nền kinh tế VN những năm vừa qua đã có nền tảng tốt, có sự tăng trưởng vững chắc từ đầu năm tới khi đợt dịch vừa rồi bùng phát. Chính Phủ cũng đưa ra những giải pháp dần mở cửa, nới lỏng giãn cách, tăng tốc xét nghiệm, tiêm vắc xin,… Doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất về các nhà máy nơi không có dịch hoặc có nhưng được kiểm soát tốt. Chỉ có những người ít thông tin, chém gió là chính nên mới không biết những điều đó.

Khi đánh giá dữ liệu tháng 8, FDI cũng là một mặt tích cực, họ vẫn tin tưởng vào nền kinh tế VN, đó là dấu hiệu tốt và đúng đắn. Họ dại gì ném tiền qua cửa sổ, họ vẫn tin tưởng vào sự phục hồi sau khi kiểm soát dịch, tăng trưởng tốt trong các năm tiếp theo của nền kinh tế phát triển còn non trẻ của VN trong tương lai.

… Còn rất nhiều luận điểm, không thể kể hết được. Chúng ta không thể đong đếm được, chỉ có những tổ chức có đủ năng lực họ mới đong đếm được. Còn tôi là cá nhân hoặc tập hợp vài chục cá nhân đưa ra dự đoán chỉ là trò chơi thôi.

Chứng khoán là sự kỳ vọng, bạn nói khó chọn cổ phiếu vì mặt bằng đã cao. Đấy là nhận định của mỗi người thôi, tôi vẫn có cổ phiếu để mua mà. Chứng khoán luôn đi trước, luôn kỳ vọng vào tương lai. Ngắn thì kỳ vọng vào quý 3 ổn định hoặc giảm lợi nhuận cũng không đáng kể, trung hạn là kỳ vọng vào quý 4 sau khi hết giãn cách và phục hồi sản xuất,… Dài thì kỳ vọng vào năm sau, hay các năm sau nữa. Cơ sở vẫn là những bản tin sản lượng định kỳ, những thông tin minh bạch cung cấp bởi doanh nghiệp niêm yết… Đừng làm thầy bói đoán Voi là được.

18 Likes

Chia sẻ hay quá bác

1 Likes

cảm ơn bác đã chia sẽ. Rất bổ ích ạ.

2 Likes

Lăn lội trong thị trường chứng khoán, nhưng không phải ai cũng biết những nguyên lý đơn giản nhất và hợp lý nhất. Tôi có vài quan điểm như sau:

Quan sát thị trường

Cuộc sống luôn diễn ra khắp trên thế giới, khi ta ngủ thì có người thức, khi ta ăn thì có người sẽ ngủ,… Công nghệ phát triển, tin tức ra liên tục, đôi khi chúng làm chúng ta bội thực thông tin. Chúng làm ta choáng ngợp và xem hết cái này đến cái khác. Đôi khi chúng làm cho ta tê liệt thần kinh.

Vậy, chúng ta nên chuyên tâm vào một số lĩnh vực nào đó và tư duy thị trường trong môi trường chúng ta đang sống. Thế giới luôn biến động quanh ta, ai tinh ý mới có thể bắt được những tín hiệu, khi đó chúng ta có cơ hội để thành công. Bạn cảm nhận được ở môi trường xung quanh mình sẽ là cơ hội cho bạn đạt mục đích hoặc mầm mống thất bại, kiểm soát được khoản đầu tư của bạn.

Quan sát diễn biến cổ phiếu

Khi bạn theo dõi một vấn đề gì đó, bạn cần ghi lại thường xuyên và kịp thời, nó phải được vận động như một thói quen hàng ngày, giống như ngủ dậy rồi đi đánh răng, vệ sinh cá nhân. Khi đó bạn sẽ biết được mua bán ở điểm nào là hợp lý.

Nhật ký mua bán

Tôi đã từng đưa lên cách ghi nhật ký và tính toán cho những khoản mua bán, khi bạn ghi lại thì bạn sẽ biết được bạn lời thực là bao nhiêu, chi phí cho giao dịch và thuế là bao nhiêu, để từ đó có cách giao dịch hiệu quả. Hay như tôi đã nói, chỉ cần ghi lại số vốn ban đầu, khi đánh giá thì mang số tài sản mình đang có để đánh giá. Bạn sẽ biết ngay tỉ lệ sinh lời như thế nào?

Luôn đi trước người khác ít nhất một bước

Thông tin ra thì chúng ta đã đi trễ nửa bước hoặc nhiều bước rồi. Con người khác máy móc là ở chỗ này, chúng ta có suy đoán, chúng ta có đầu óc tưởng tượng, phán đoán. Máy móc chỉ khô cứng trên dữ liệu quá khứ và phân tích chúng để đưa ra khuyến nghị.

Tôi rất tiếc khi đưa ra luận điểm khuyến nghị nhưng ít người thực hiện được. Hiện giờ rất nhiều người nói về việc đã diễn ra. Cổ phiếu gần đạt mục tiêu rồi mới nói, giờ mới có tín hiệu mua rồi khuyến nghị mua. Thật buồn!

Chúng ta phải biết phân bổ mua dần khi giá đỏ, chỉnh sâu, và bán khi dần đạt mục tiêu chứ không phải chờ ai đó phát tín hiệu hoặc phá cản gì đó mới mua, bạn quan niệm như thế là tự đưa mình vào cái bẫy được gọi là phân phối.

Qua vài điều trao đổi như trên, chúng ta có thể hiểu rằng có mấy nhóm người nguy hiểm: nhóm người không hiểu gì về chứng khoán và mua bán như mua bán xổ số. Nhóm tiếp theo là nhóm không kiểm soát được mình. Nhóm thứ ba là nhóm có hiểu biết bình thường nhưng kiểm soát được bản thân sẽ vẫn luôn có lợi nhuận, có thu nhập thêm ngoài công việc chính khi tham thị trường chứng khoán.

15 Likes

Cảm ơn bác đã đề tỉnh ạ. Em thì mới vào thị trường nên đan thuocj nhóm 1 đang chuyển dần thành nhóm 2 và rất cố gắng để được là người nhóm 3 ạ. Cảm ơn bác rất nhiều

1 Likes

Đúng quá bạn ạ. Mình nộp tiền chơi theo zoom vip và bạn mội giới quản lý tk nói y chang. Hô mua đỉnh, xg lúc giảm thì cứ lờ đi nói sang mã khác. Đến lúc 1 mã nào tăng lại bảo phải tầm xx ( cái tầm mà ko thể lên đc) thế là ko ai bán vừa chưa đạt giá xx đó. Xg thị trường chỉnh tụt, hỏi lại bạn môi giới lại bảo mã này yếu lắm … bán đi. Rồi chỉ 1-2 tuần sau mã đó đã lại hồi lên rồi….nhưng mình đã mất hàng rồi còn đâu mà bán.

3 Likes

E rất đồng y với anh, từ lúc biét mua cp khi điều chỉnh thì rửi ro sẽ it hơn la đợi phá cản , lúc phá cản là em đa chậm hơn nguoi ta mấy t+ rồi… nhiều ý của e cũng đã bắt đầu giống với ý anh rồi. Cảm ơn đã chia sẻ tận tình cho những người chưa hiểu ckvn và cách ứng dụng vào thực tiên

1 Likes

Nhưng phải nói thêm răng mua dần giá đỏ giá chỉnh chỉ áp dụng cp khoẻ, cổ phiếu tốt nhé, mua sl ít dần đều và không giảm mạnh. Nếu giảm mạnh thì là cỏi phiếu yếu thì ko nên gôm thêm,

1 Likes

Cái này thì anh đã nói rồi, từng cổ phiếu có mức giảm để bắt đầu giải ngân, trước khi giải ngân phải có kế hoạch cụ thể. Nếu sợ lỡ Fomo thì làm chi tiết hơn từng mức mua, ví dụ như sau: Xem hai cách ví dụ thì có thể thấy ta luôn an toàn, nhưng mỗi cách có một mức an toàn khác nhau và lợi nhuận rủi ro khác nhau.

Có những thứ liên quan để làm kế hoạch, anh đã nói ở các chủ đề, như tính PE trung bình, định giá, thống kê lịch sử giao dịch để tìm ra các thời điểm giảm nhiều nhất, tăng nhiều nhất trong một khoảng thời gian nào đó (xem theo ngày, tuần, tháng),… Phải tập hợp nhiều yếu tố để xây dựng được kế hoạch cho mua bán một cổ phiếu. Khi đó mình sẽ tối ưu được lợi nhuận, hạn chế rủi ro nhất có thể.

8 Likes

Chuẩn luôn Bác ạ. Và các b tư vấn chuyên có câu cửa miệng mua lỗ 5% cắt lỗ 50% và lỗ trên 10% cắt hết. Đến khi cắt xong hết thì cổ lại trên đà tăng. Có những ng không qly đc tk cứ mua đuổi theo khuyến nghị và tk cứ âm dần đều.

1 Likes

Ước gì có thời gian học hỏi và tìm tòi nghiên cứu để đạt được trình độ như Bác Nam và mấy Bác trong F247 này. Nhưng em chắc ko làm được nên e thôi cứ theo các Bác đầu lão là có miếng thịt ạ.

2 Likes

Có một điều mọi người hay nhầm lẫn giá trị nội tại doanh nghiệp và giá trị thực của cổ phiếu. Giá trị nội tại nó phản ánh cái kỳ vọng xa (nhiều quý, năm, nhiều năm tiếp theo => Bạn có đủ sức để giữ cái kỳ vọng của bạn không? rất ít người làm được, đặc biệt là nhỏ lẻ), giá trị thực nó phản ánh cái hiện tại và quá khứ nhưng liệu những nghiệp vụ kế toán có đánh lừa bạn không? Phân biệt thật khó nhưng không phải là không phân biệt được.

Có bạn hỏi tôi, giá cổ phiếu gần đạt giá kỳ vọng rồi, có nên mua không? Tôi không dám nói chính xác, tôi chỉ nói rằng, công ty trả cổ tức đều và tỉ suất cổ tức hàng năm lớn hơn 6%, giá hiện tại và kết quả kinh doanh hiện tại tốt, nó đảm bảo cho bạn ít nhất lợi nhuận chưa điều chỉnh lạm phát là 6%, vậy bạn mua hay không là quyền của bạn.

Khi mua bán mà dựa trên giá trị nội tại là dành cho cổ đông lâu dài và nó thể hiện một góc độ bảo thủ, đôi khi đó là cái cớ để nhóm lợi ích nào đó biện minh lôi kéo bạn. Khi đầu tư dựa trên giá trị nội tại doanh nghiệp, tôi không bao giờ phân bổ luôn vốn 100%, luôn luôn chỉ dừng ở lại 30-70% và đặc biệt vào thời điểm hiện tại, chỉ nên dừng ở dưới 30% vốn định phân bổ vào mã đó. Tôi lấy đó làm nền và tôi có thể lướt trên chính nó bất cứ lúc nào có cơ hội. Giá trị nội tại tính được chính xác không phải là đơn giản, tất cả các phương pháp định giá đều có sai số và bạn hãy xem điều khoản loại trừ trách nhiệm của công ty chứng khoán đưa ra khi khuyến nghị. Cũng là lý do tại sao khi định giá phải có biên an toàn giảm giá 30% hoặc số khác cao thấp tùy theo người định giá và mức an toàn.

Giá trị ảo của cổ phiếu, có nghĩa là nó phản ánh quá mức kỳ vọng vào giá hiện tại. Rất ít công ty có đột biến để bảo vệ được khoản đầu tư của bạn là đúng và không bị lỗ. Nên cần thận trọng. Nó bị chỉnh bất cứ lúc nào, lúc đó đừng tin vào lời ai đó hoặc nhóm nào đó là tôi sẽ nắm giữ lâu dài. Miệng thì nói thế thôi, hành động như thế nào, không ai biết được. Những loại cổ phiếu có giá trị ảo lớn sẽ là những cổ phiếu giảm sốc nhất khi bị chỉnh hoặc khi có thông tin doanh thu lợi nhuận ra. Mặc dù công ty đó bản chất là tốt nhưng cũng sẽ không đỡ được cho bạn bị sụt giảm vốn lớn.

Còn những doanh nghiệp niêm yết yếu kém mà có giá trị ảo cao thì càng nguy hiểm hơn.

Một chiêu bài lái hay nhóm lợi ích nào đó sử dụng, đó chính là sử dụng nghiệp vụ để ghi nhận lợi nhuận đột biến, gấp nhiều lần bình thường, để nhà đầu tư thấy để kỳ vọng, để mà tham gia mua cổ phiếu. Kết quả là quý sau có thể ghi nhận lỗ hoặc lợi nhuận cực nhỏ. Gọi là đánh úp nhà đầu tư sau khi phối xong, và có thể là để gom lại hàng. Nhìn lịch sử doanh thu lợi nhuận và tìm hiểu kỹ sẽ thấy những điều này.

Với thị trường minh bạch như các nước phát triển lâu dài rồi, gần ngày công bố thì họ sẽ hạn chế mua bán, ai đánh giá được thì họ có thể mua hoặc bán trước khi ra thông tin, còn lại họ chờ thông tin ra để quyết định mua khi có tin tốt, và quyết định bán khi có tin xấu ảnh hưởng, nhưng ở những thị trường còn non trẻ như ở VN, mọi người biết bài, cứ tin ra là bán, tức đội nhóm lợi ích nào đó, họ đã đè mua hoặc mua ở giá rẻ rồi, sau đó mới có thông tin cù bất cù bơ để đánh lên, cuối cùng là tin chính thức ra, cũng là lúc cổ phiếu quay đầu giảm.

11 Likes