Năm 2008, nghiên cứu của hai tác giả TMing-Hua Liu và Keshab M.Shrestha, họ nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô và giá chứng khoán ở Trung Quốc. Bản chất của sự ảnh hưởng chênh lệch thời gian, tính dễ thay đổi lên xuống của giá chứng khoán. Do đó, cần xác định tính liên kết đồng nhất giữa chỉ số thị trường chứng khoán và các biến vĩ mô. Nghiên cứu đã kết luận, những biến số vĩ mô là nhân tố lý giải giá chứng khoán ở một đất nước mà thị trường còn non trẻ và mới nổi như Trung Quốc. Cụ thể là yếu tố sản xuất công nghiệp, nguồn cung tiền có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu (Sản xuất công nghiệp VN vẫn tăng tốt trong tháng 7 nếu bạn nào xem báo cáo thống kê, Cung tiền sẽ điều chỉnh tăng nên giá cổ phiếu sẽ tăng). Lạm phát, lãi suất và giá trị tiền tệ thì ảnh hưởng nghịch chiều đến giá cổ phiếu (Lạm phát đang trong kiểm soát khá ổn định, chưa tăng nên giá cổ phiếu sẽ khó giảm, tiền tệ thì xem tỉ giá USD thì chưa đến lúc cần lo ngại, lãi suất giảm sẽ làm giá cổ phiếu tăng và ngược lại). Nghiên cứu của họ cũng chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ứng với sự thay đổi biến số vĩ mô trong dài hạn mặc dù có những biểu hiện đầu cơ tích trữ, chưa trưởng thành và còn dao động lên xuống thất thường. Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán Trung Quốc đầy rủi ro, nhưng trong dài hạn mang tính khả quan, tích cực hơn bởi nền tảng kinh tế chiếm ưu thế. => Thị trường của chúng ta?
Năm 2010, nghiên cứu của nhóm tác giả Ita Joseph John, Cornelius M.Ojong và Emmanuel Sebastian Akpan. Họ sử dụng và nghiên cứu hệ thống các biến thể hiện cho sự phát triển TTCK bao gồm tính thanh khoản thị trường, tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ đầu tư, và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Nhóm tác giả cho rằng muốn phát triển TTCK gắn với tăng trưởng cần cải thiện tính thanh khoản thị trường, tăng số lượng công ty niêm yết trên thị trường. Nếu có một sự gia tăng lên ở một quốc gia cụ thể trong tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm sự phát triển thị trường và ngược lại.
Năm 2006, Nghiên cứu của Syrya Bahadur G.C. Họ khảo sát sự tồn tại mối quan hệ nguyên nhân kết quả giữa TTCK và tăng trưởng kinh tế dựa trên dữ liệu khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 2005 ở Nepal. Thực nghiệm cho thấy mối quan hệ dài hạn liên kết đồng nhất và mối quan hệ nhân quả của các biến vĩ mô và các biến TTCK thậm chí trong một thị trưởng nhỏ ở Nepal. Bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của TTCK trong việc dự đoán tăng trưởng kinh tế. Dù TTCK ở một quốc gia có TTCK nhỏ và tính thanh khoản thấp nhưng sự tồn tại và phát triển của nó vẫn chiếm vị trí quan trọng cho các hoạt động kinh tế như làm lưu thông các khoản tiết kiệm nội địa và phân phối vào các quỹ một cách có hiệu quả, đóng góp cho tăng trưởng ở các quốc gia kém phát triển. Do đó, cần thiết phải có một sự gia tăng vốn hoá thị trường. Chính phủ cần khắc phục những điểm hạn chế ngăn cản sự phát triển TTCK như thuế, luật pháp, nội qui và qui định chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, chưa cập nhật với tình hình và xu thế hội nhập với TTCK khu vực và thế giới. Với tỷ lệ tiết kiệm thấp, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là khu vực tài chính dựa vào ngân hàng, và TTCK dựa vào thị trường của nền kinh tế sẽ thúc đẩy sự hình thành vốn và đầu tư nhằm gia tăng sự thịnh vượng của một quốc gia thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng chú trọng đến thị trường chứng khoán để huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế. TTCK có vai trò quan trọng trong sự phát triển đối với nền kinh tế nhờ tính thanh khoản, có thể huy động vốn cần thiết nhanh hơn, phân phối vốn và đầu tư cho tăng trưởng. TTCK cũng giúp giảm rủi ro cho các khoản đầu tư bởi vốn dễ dàng được giao dịch, trao đổi. Tỷ lệ giá trị của cổ phiếu được giao dịch trên GDP là yếu tố thể hiện sự phát triển của TTCK có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ này phản ánh hoạt động và kích cỡ của TTCK. Vì vậy, sự cải thiện hoạt động giao dịch (Nâng cao tính thanh khoản, số lượng cổ phiếu được giao dịch, tần suất và hiệu quả trong giao dịch) sẽ gia tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Sự chấp nhận hệ thống thanh khoản điện tử và khuyến khích cổ phiếu mới đăng ký có thể thúc đẩy tính thanh khoản gia tăng.
Kết luận: Diễn biến phiên thứ 6 ngày 13 âm vừa rồi là một phiên đánh dấu tốt, có cái để khoe… Đừng nghĩ là xấu nhé. Trong nguy có cơ và trong cơ có nguy. Hãy thận trọng đánh giá một sự việc, hiện tượng diễn ra.