IDC - xứng đáng với mức giá bao nhiêu?

IDC - CÓ CÒN DƯ ĐỊA TĂNG TRƯỞNG?

IDC là một trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất sẵn sàng thuê đạt 754 ha tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình.

  • Tính cạnh tranh cao: Biên lợi nhuận gộp tại các KCN hiện hữu IDC duy trì mức mức cao hơn 50%

  • Kỳ vọng chính: KCN Hựu Thạnh sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của IDC trong 3-5 năm tới.

1. Tổng quan doanh nghiệp: từ nhà nước sang tư nhân

IDC ban đầu là công ty trực thuộc Bộ Xây dựng, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển khu công nghiệp, thủy điện, giao thông, nhà ở và đô thị, thi công xây lắp.

Sau 2 lần thoái vốn vào các năm 2018 và 2020, Bộ Xây dựng đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 100% về 0%, IDC trở thành công ty tư nhân với 4 mảng kinh doanh chính

(1) phát triển Khu công nghiệp - đứng thứ 3 về vốn hóa trong phân khúc BĐS KCN (chỉ sau BCM và KBC)

(2) dịch vụ KCN và khu đô thị

(3) năng lượng

(4) xây lắp và cơ sở hạ tầng.

→ Việc IDC trở thành công ty 100% vốn tư nhân, “lột xác” trở thành một phiên bản mới với nhiều kỳ vọng ấn tượng trong tương lai.

Thông tin một vài cổ đông lớn của IDC:

Cổ đông lớn của IDC là Công ty Cổ phần Tập đoàn SSG - là một trong những Tập đoàn đầu tư bất động sản chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Lịch sử trả cổ tức: đều đặn. Gần nhất là trong tháng 8/2022, IDC thực hiện trả cổ tức 20% bằng tiền mặt → lượng tiền mặt tích cực từ các nhà đầu tư thuê KCN giúp IDC duy trì chính sách cổ tức ổn định.

2. Kết quả kinh doanh: Nội tại mạnh mẽ - kinh doanh ấn tượng

Trong quý 2/2022, tổng doanh thu hợp nhất của IDC đạt 3.366 tỷ đồng, tăng 165% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động cho thuê khu công nghiệp là điểm sáng khi đóng góp 3.060 tỷ đồng, chiếm 60% tổng doanh thu IDC. Sau 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của IDICO đạt 5.125 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.187 tỷ đồng.

.

Lĩnh vực hoạt động của IDC trên 4 mảng. Có 2 mảng trọng yếu NĐT cần quan tâm: Cho thuê BĐS KCN và Điện.

Về mảng cho thuê KCN: điểm nhấn chính là thay đổi cách hồi tố.

  • Trong Q2/2022 IDC thực hiện hồi tố việc ghi nhận từ đều trong 50 năm sang ghi nhận 1 lần đối với khu công nghiệp Nhơn Trạch V tương tự như KCN Mỹ Xuân A trong năm 2021. Doanh thu ghi nhận được đạt 1.450 tỷ đồng.

  • IDC cũng ghi nhận từ diện tích thuê đạt 91,4 ha trong bối cảnh nhu cầu thuê đất tăng cao + giá thuê đất tăng trung bình 9-14%/năm tùy khu vực:

  • KCN Hựu Thạnh l là 74,2ha (+6,06% so với cùng kỳ) với giá thuê đạt mức 135 USD/m2/chu kỳ thuê (+8% so với cùng kỳ)
  • KCN Phú Mỹ II, Phú Mỹ II mở rộng có diện tích thuê đạt 12 ha trong 6 tháng đầu năm 2022, bao gồm các khách hàng điện lạnh Hòa Phát, sắt SME…

→ Giá thuê các KCN Phú Mỹ và Phú Mỹ mở rộng tăng 18% so với cùng kỳ, giúp biên lợi nhuận gộp đạt mức 70%.

- Về mảng điện: tiếp tục duy trì đều đặn

  • Dự án thủy điện Srok Phu Miêng và Đak Mi 3 với tổng công suất 114 MW tiếp tục được duy trì

  • 2 trạm biến áp Tuy Hạ và Nhơn Trạch 5 công suất 418 MW là điểm sáng

→ Doanh thu kinh doanh điện đạt 751 tỷ đồng (-0,3% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận gộp duy trì mức 6% (+4% so với cùng kỳ) do cùng kỳ năm ngoái nhà máy Dak Mi 3 dừng sửa chữa.

3. Triển vọng đầu tư của IDC:

- Kế hoạch kinh doanh năm 2022:

  • Năm 2022, IDC đặt kế hoạch kinh doanh tham vọng với mục tiêu LNTT tăng gấp 3 lần so với LNTT hợp nhất đã kiểm toán 2021 lên mức 2,333 tỷ đồng. Cụ thể: IDC đặt kế hoạch đặt doanh thu 3.347,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.333,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 198,7% và 83,2% so với thực hiện trong năm 2021. Bước sang năm 2022, công ty tiếp tục đặt kế hoạch cổ tức 40%.

Các dự án trọng điểm tiếp tục được IDC tập trung nguồn lực: Nhà máy Thủy điện Đak Mi 3; KCN Nhơn Trạch V; KCN Phú Mỹ II; KCN Phú Mỹ mở rộng; KCN Hựu Thạnh; KCN Cầu Nghìn; KCN Mỹ Xuân A; và các dự án khác do công ty làm chủ đầu tư.

- Triển vọng ngành: IDC đón đầu xu hướng, xứng đáng với “ngôi vương”

+ Nhu cầu thuê đất tại các KCN tăng trưởng mạnh:

  • Bối cảnh khá giống năm 2018 khi đó xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì hiện tại Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách sero covid → làn sóng FDI dịch chuyển sang Việt Nam.

  • Hậu covid kết hợp chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam: vành đai 3,4, hệ thống cảng Cái Mép Thị Vải giúp vận chuyển từ KCN Phú Mỹ II, Phú Mỹ II mở rộng và Hựu Thạnh thuận lợi. IDC đón đầu xu hướng đầu tư.

+ Các chính sách thu hút FDI của Việt Nam: miễn thuế TNDN về 0% trong 4 năm đầu tiên hoạt động, giảm 50% thuế TNDN trong 5 năm tiếp theo; Chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội cho công nhân trong khu công nghiệp được quy định trong ND 35/2022 và NĐ 82/2018/NĐ-CP → thu hút dòng vốn FDI cho VN, trong đó IDC hưởng lợi.

+ Tỷ giá VND/USD ổn định hơn so với các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia

*** Chính sách mới hỗ trợ cho nhóm BĐS KCN:** thủ tục pháp lý được giảm bớt. Nổi bật với việc bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà phát triển khu công nghiệp. Phân quyền quản lý nhà nước nhiều hơn cho Bộ kế hoạch đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh trong triển khai hoạt động các KCN → Việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, phân quyền nhiều hơn cho các địa phương, giúp giảm thủ tục, tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ cho nhóm BĐS KCN.

→ Nguồn cung mới vẫn còn hạn chế khi các khu công nghiệp mới duyệt quy hoạch đến 2-3 năm sau mới đi vào hoạt động

- Giá thuê tại các KCN: tăng

  • Giá thuê KCN Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ mở rộng tăng 18% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022

  • KCN Hựu Thạnh có giá thuê đạt mức 135 USD/m2/chu kỳ thuê

→ Tỷ lệ đền bù giải tỏa gần như là tuyệt đối nên khi nhu cầu tăng cao, khiến gia thuê tăng như vậy tạo nên việc biên lợi nhuận của IDC cải thiện.

  • Chủ lực trong giai đoạn tới vẫn là: mảng cho thuê BĐS KCN tiếp tục tăng mạnh khi ghi nhận
  • 40 ha đất cho thuê tại KCN Phú Mỹ từ khách hàng Hòa Phát với giá thuê 125 USD/m2/chu kỳ thuê

  • 20 ha tại KCN Hựu Thạnh với giá thuê 135 USD/m2/chu kỳ thuê

**→ Doanh thu ước đạt 1.644 tỷ đồng (+4,39x YoY). Lợi nhuận gộp biên đạt 65% (+22% YoY) nhờ vào giá thuê tại KCN Phú Mỹ và Phú Mỹ mở rộng tăng 19% YoY.



- Dự án KCN Tân Phước 1 sẽ được cấp giấy phép đầu tư vào năm 2022. Ban lãnh đạo dự kiến sẽ nhận được phê duyệt quan trọng cho KCN Tân Phước 1 ở tỉnh Tiền Giang vào quý 4/2022 với tổng diện tích là 470 ha → KCN này sẽ được hưởng lợi từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện kết nối giữa TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Mảng BĐS nhà ở sẽ là động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn cho IDC. Danh sách 11 dự án BĐS nhà ở/thương mại đang và sẽ được phát triển với tổng diện tích đã giải phóng mặt bằng hơn 60 ha.

image

  • IDC được cấp phép phân phối điện tại KCN Hựu Thạnh. IDC chia sẻ rằng công ty con mà IDC sở hữu 67% cổ phần là CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị IDICO (UIC) đã được chấp thuận đầu tư trạm biến áp và phân phối điện tại KCN Hựu Thạnh, tỉnh Long An với công suất 189 megavolt-ampe (MVA). UIC có kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi đầu tư vào các trạm biến áp Tuy Hạ và Nhơn Trạch 5 với tổng công suất 418 MVA →IDC dự kiến sẽ thu về 1,4 nghìn tỷ đồng từ các trạm biến áp được sử dụng 100% công suất tại KCN Hựu Thạnh so với doanh thu phân phối điện hiện tại là 2,5 nghìn tỷ đồng hàng năm.

#### - Kế hoạch dài hạn cho IDC:

  • Tốc độ tăng trưởng trung bình kép của doanh thu trong giai đoạn 2022- 2026 là 22,9%, LNST là 20,9%, ROE trên 40% là mục tiêu của BLĐ.

  • Chính sách cổ tức ở mức trên 40%.

  • IDC có kế hoạch phát triển quỹ đất 2.500 ha tại các tỉnh Tiền Giang, Hải Phòng, Hưng Yên. KCN phía Bắc dự kiến phát triển từ 1.000- 1.200 ha và các KCN phía Nam đạt 500-1.000 ha, trong đó KCN Tân Phước 1 (Tiền Giang) với diện tích 300 ha, mở rộng KCN Mỹ Xuân 1 dự kiến 110-500 ha. Tổng diện tích dự kiến được cấp chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2023-2024 dự kiến đạt 1.400 ha → Quỹ đất này sẽ được bổ sung và cho thuê từ năm 2025 trở đi, giúp duy trì tăng trưởng sau khi KCN Hựu Thạnh dần lấp đầy.

  • IDC có kế hoạch phát triển 8 dự án bất động sản dân dụng trong giai đoạn 2022-2026 với tổng diện tích đất đạt khoảng 52 ha bao gồm các dự án như CONAC Plaza (Bà Rịa – Vũng Tàu), Mỹ Xuân B1 Residence (Bà Rịa – Vũng Tàu), IDC office (Cần Thơ), KDC Hiệp Phước (Đồng Nai), KDC QL1K (Đồng Nai), Khu nhà ở công nhân Nhơn Trạch 1, 2 (Đồng Nai), KDC Bắc Châu Giang (Hà Nam) và khu nhà ở công nhân Hựu Thạnh (Long An).

4. Rủi ro

  • Mảng BĐS KCN: Chi phí đền bù giải tỏa tăng. Giá đất tại các địa phương như Long An, Thái Bình, Bà Rịa Vũng Tàu đã có mức tăng từ 10-60% so với cùng kỳ → ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của IDC cho các dự án mới của IDC trong tương lai.

5. Định giá

  • Giá hiện tại của IDC trên thị trường là: 65.000VNĐ/CP. Mức giá thấp nhất mà IDC được các CTCK định giá là 60.x và cao nhất là 93.x. Trung bình rơi vào khoảng 77.2. Đây là mức có thể tham khảo vì các CTCK có thể tiếp cận và nắm được nhiều thông tin quan trọng từ doanh nghiệp → tiềm năng về mức độ tăng trưởng về giá là có.

  • Theo Mark Minervini, cần quan sát việc nhận định của NĐT và CTCK về Doanh nghiệp. Từ chỗ giữ quan điểm trung lập thì bắt đầu tháng 3/2022, các CTCK thay đổi quan điểm sang khả quan và khuyến nghị mua vào IDC là tín hiệu tích cực tiếp theo.

### 6. Kỹ thuật

Xu hướng trung hạn của IDC là tăng.

So với Vnindex, IDC và nhóm BĐS KCN tạo đáy trước thị trường chung, đã tăng hơn 57% tính từ đáy gần nhất và đang có nhịp tích lũy di ngang hấp thụ lực cung chốt lời vùng giá thấp và lực cung treo lơ lửng trên đầu. Cổ phiếu cũng như con người khi theo lên núi, cần có những nhịp nghỉ lành mạnh để tiếp tục hành trình mới. Mức điều chỉnh hấp thụ phù hợp trong biên độ 10-15%.

Kháng cự của IDC tiếp theo quanh mốc 72. IDC cần chinh phục thành công mốc này với giá tăng đi kèm khối lượng và giữ được trendline để tiếp tục hành trình và target tiếp theo ở đỉnh cũ.

Chỉ báo RS của IDC hiện tại là 95/100, thuộc TOP có sức mạnh giá mạnh nhất thị trường.

Chúng ta đã tham gia một nhịp tăng của IDC. Và nếu không có gì xấu xảy ra, IDC tiếp tục hành trình của mình thì những nhịp điều chỉnh do yếu tố Vnindex là cơ hội để chúng ta “lên tàu” mua mới hoặc bổ sung vị thế.

Ngọc Hiệp
(Liên hệ SĐT 0354562093 - hoặc tham gia cộng đồng bằng link trên profile nhà mình)

6 Likes

IDC mình định giá tầm 112k

1 Likes

Idol nghĩ thế nào anh? @NguyenCuong_CE

Bác thì sao hả bằng hữu @Huu_Hoa_Ba

@VeTranhTim_1618 siêu phẩm dòng BĐS KCN nhỉ?

Già cả rồi, để TT quyết định :)))

1 Likes

về đỉnh cũ đến nơi rồi, khỏe quá là khỏe

bác này update IDC nhanh thế =))) chọn ngày đẹp lên bài luôn à

Thoy ah ơi, lúc về 42 ko pr, chắc mới ăn hàng đúng k, để im cho nó tự vận động đi thím ơi,

IDC khỏe quá ad ạ

IDC xứng đáng giá 100

Soi “của để dành” hàng chục nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp - ĐIỂM ĐẾN CỦA DÒNG TIỀN

Với hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp như SIP, GVR, NTC, SZL, BCM, SZB,… đang có lượng “của để dành” rất lớn để tăng đầu tư, mở rộng quỹ đất.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản nói chung gặp khó khăn, song phân khúc bất động sản công nghiệp (KCN) lại nổi lên như một điểm sáng khi doanh thu và lợi nhuận của phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm vẫn ghi nhận sự tăng trưởng.

Việc dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp đã quay trở lại các KCN để tiếp tục sản xuất, kinh doanh cộng với dòng vốn FDI tiếp tục tìm đến Việt Nam (vốn thực hiện các dự án FDI trong 7 tháng năm 2022 ước đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021), đang tạo ra nhiều dư địa cho phân khúc này tiếp tục tăng trưởng.

Đặc biệt, với lượng tiền dư giả từ doanh thu chưa thực hiện được xem là “của để dành”, các doanh nghiệp bất động sản KCN sẽ có nguồn tiền để ghi nhận vào kết quả kinh doanh khi đến kỳ hạch toán, đồng thời tạo ra nguồn lực để các doanh nghiệp mở rộng quỹ đất và tăng đầu tư.

Thống kê kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của 13 doanh nghiệp bất động sản KCN niêm yết gồm BAX, BCM, GVR, IDC, ITA, KBC, LHG, SGR, SZN, TIP, TIX, SIP, VGC cho thấy, tính đến ngày 30/6, doanh thu chưa thực hiện của các doanh nghiệp này lên tới hơn 34.000 tỷ đồng (hơn 1,4 tỷ USD).

“Của để dành” hàng nghìn tỷ đồng

Dẫn đầu về doanh thu chưa thực hiện là **CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP)**với 10.591 tỷ đồng, trong đó phần lớn là doanh thu chưa thực hiện dài hạn (10.249 tỷ đồng) từ tiền thuê đất, nhà xưởng được trả trước. Ngoài ra, công ty cũng có 342 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn, chủ yếu là tiền trả trước từ người mua là khách hàng tại các dự án KCN: Phước Đông (Tây Ninh), Đông Nam và Lê Minh Xuân 3 (TP.HCM), Lộc An - Bình Sơn (Đồng Nai)…

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG, mã GVR) cũng tích lũy được gần 9.480 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện. Trong tương lai, VRG định hướng tiếp tục đẩy mạnh mảng phát triển khu công nghiệp, từ việc chuyển đổi 20.000 ha đất cao su sang quy hoạch phát triển khu công nghiệp trong 5-10 năm tới. VRG còn là công ty mẹ của nhiều công ty KCN niêm yết nổi tiếng khác trên sàn như Nam Tân Uyên (NTC), Cao su Đồng Phú (DPR) hay Cao su Phước Hòa (PHR)…

Tính riêng doanh thu chưa thực hiện của Nam Tân Uyên đã lên tới gần 3.100 tỷ đồng, trong khi “của để dành” của Đồng Phú và Phước Hòa cũng hơn 2.000 tỷ đồng.

Cùng ghi nhận doanh thu chưa thực hiện hàng nghìn tỷ đồng còn có Tổng CTCP Phát triển khu công nghiệp (Tổng công ty Sonadezi, mã SNZ) với 4.920 tỷ đồng “của để dành”, trong đó, doanh thu chưa thực hiện dài hạn là 4.627 tỷ đồng, đa phần là doanh thu nhận trước cho thuê đất, hạ tầng KCN.

Các doanh nghiệp thành viên của Sonadezi cũng ghi nhận lượng lớn doanh thu chưa thực hiện, như Sonadezi Giang Điền (2.529 tỷ đồng), Sonadezi Long Thành (726 tỷ đồng), Sonadezi Long Bình (509 tỷ đồng), Sonadezi Châu Đức (232 tỷ đồng)…

Tương tự, Tổng công ty IDICO (mã IDC) cũng có hơn 4.700 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện (giảm đáng kể so với con số hơn 6.200 tỷ đồng hồi đầu năm), chủ yếu là doanh thu chưa thực hiện dài hạn do ghi nhận doanh thu từ các dự án KCN Nhơn Trạch 5, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng và Hựu Thạnh.

Trong danh sách doanh nghiệp bất động sản KCN có “của để dành” hàng nghìn tỷ đồng còn có Tổng công ty Viglacera (mã VGC) với doanh thu chưa thực hiện 2.790 tỷ đồng…

Soi "của để dành" hàng chục nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp ảnh 1

Ngoài ra, còn khá nhiều doanh nghiệp có doanh thu chưa thực hiện hàng trăm tỷ đồng như Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (593 tỷ đồng), CTCP Thống Nhất (487 tỷ đồng), Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (178 tỷ đồng),…

Trong khi đó, một số doanh nghiệp có tên tuổi lớn lại chỉ ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện khá khiêm tốn như CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (10 tỷ đồng), Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (7 tỷ đồng), CTCP Long Hậu (chưa đầy 2 tỷ đồng).

Tích cực mở rộng quỹ đất, tăng đầu tư

Với các doanh nghiệp bất động sản KCN, khoản mục doanh thu chưa thực hiện sẽ giúp các doanh nghiệp có nguồn tiền để tiếp tục phân bổ vào kết quả kinh doanh khi đến kỳ hạch toán, qua đó, giúp doanh nghiệp duy trì dòng lợi nhuận ít nhất trong tương lai gần.

Điển hình có thể kể đến trường hợp của CTCP KCN Nam Tân Uyên, với việc sở hữu gần 3.100 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, Nam Tân Uyên tương ứng đã sở hữu lượng tiền mặt lên tới hơn 1.500 tỷ đồng, giúp doanh nghiệp này ghi nhận tiền lãi cho vay 100 tỷ đồng mỗi năm. Theo báo cáo quý 2/2022, tiền lãi từ tiền gửi và cho vay của công ty là 35 tỷ đồng, chiếm hơn 40% lợi nhuận trước thuế.

Tương tự, với doanh thu chưa thực hiện lên tới hơn 10.591 tỷ đồng, Sài Gòn VRG đang nắm trong tay gần 4.500 tỷ đồng tiền mặt, nhờ đó kiếm thêm trung bình khoảng 70 tỷ đồng mỗi quý chỉ bằng việc cho vay và gửi ngân hàng.

Khoản tiền này giúp các doanh nghiệp bất động sản KCN không chỉ có nguồn tiền dự phòng lớn mà còn được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng, do nhận được tiền lãi nhiều hơn, thay vì chịu áp lực tăng chi phí vay như những doanh nghiệp ngành nghề khác. Ở khía cạnh đầu tư, các cổ phiếu khu công nghiệp vì vậy có thể trở thành điểm đến của dòng tiền trú ẩn.

Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn vốn dồi dào để một số nhà phát triển bất động sản KCN mở rộng quỹ đất, sửa chữa tài sản cố định dở dang, thậm chí là dùng các khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư vào nhiều kênh khác nhau.

Chẳng hạn, IDICO dù đang sở hữu hơn 10 KCN với tổng diện tích lên đến 3.267 ha, trong đó còn hơn 754 ha quỹ đất sẵn sàng cho thuê tại 5 dự án KCN (Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hựu Thạnh, Cầu Nghìn, Quế Võ), nhưng vẫn đang tích cực đầu tư mở rộng diện tích đất công nghiệp.

Công ty này đang đặt mục tiêu sẽ bổ sung 1.400 ha đất KCN cho giai đoạn 2023 - 2024. Tính đến cuối tháng 6/2022, IDICO ghi nhận hơn 5.300 tỷ đồng cho phí đầu tư dở dang tại các dự án KCN Hựu Thạnh, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Cầu Nghìn.

Tổng công ty Viglacera cũng ghi nhận khoảng 4.699 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang tại các dự án KCN Yên Mỹ, Yên Phong II, Thuận Thành giai đoạn I… Trong kế hoạch kinh doanh công bố tại ĐHĐCĐ năm 2022, Viglacera dự kiến chuẩn bị đầu tư và triển khai đầu tư mới khoảng 2.000 ha KCN trong giai đoạn 2022 - 2023…

Không chỉ đầu tư vào quỹ đất, mở rộng thêm các KCN, một số doanh nghiệp còn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Chẳng hạn như trường hợp của SIP, ngoài khoản tiền 2.500 tỷ đồng chi phí sản xuất dở dang tại các KCN Phước Đông Bời Lời, Đông Nam,… công ty này còn đầu tư tài chính 5.066 tỷ đồng và đầu tư bất động sản 5.340 tỷ đồng, chiếm 55% tổng tài sản doanh nghiệp.

NTC cũng chi khoảng 2.555 tỷ đồng đầu tư vào tài chính, chiếm tỷ lệ 59% tổng tài sản, trong khi chi phí đầu tư vào tài sản dở dang dài hạn khoảng 214 tỷ đồng, trong đó, có gần 171 tỷ đồng đầu tư vào dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng - giai đoạn II.

Tiềm năng tăng trưởng nhờ nhu cầu và giá thuê đất tiếp tục tăng

Với sức chống chịu khá tốt qua hơn hai năm đại dịch, ngành bất động sản KCN được dự báo sẽ duy trì được đà sự tăng trưởng khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phục hồi và làn sóng dịch chuyển dòng vốn FDI đến Việt Nam vẫn tiếp tục hướng đến Việt Nam.

Trong báo cáo cập nhật ngành bất động sản KCN mới đây, SSI Research kỳ vọng trong nửa cuối năm 2022, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp BĐS KCN sẽ tăng trưởng 47,3% so với cùng kỳ, nhờ vào nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa và giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực.

SSI Research cũng dự báo nhu cầu thuê đất KCN sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2023 do xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn tiếp tục.

Bên cạnh đó, các chính sách thu hút FDI cũng thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào Việt Nam, có thể kể đến những chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo, và nhiều ưu đãi khác.

Ngoài ra, việc cải thiện cơ sở hạ tầng trong thời gian tới như các dự án đường vành đai 3 và đường vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Dầu Giây - Phan Thiết, đường cao tốc Bắc - Nam, cảng Cái Mép Thị Vải và cảng Gemalink sẽ tạo ra kết nối thuận tiện hơn giữa các KCN.

Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng việc đẩy mạnh đầu tư công vào cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ cho nhóm bất động sản khu công nghiệp, trong đó dự báo giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 20-30% so với giải ngân thực tế năm 2021.

Một lực đẩy khác đến từ Nghị định 35/2022/NĐ-CP, được ban hành trong tháng 5, thay thế cho Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Trong đó, quy định bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà phát triển khu công nghiệp, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa các quy định về đầu tư vào khu công nghiệp.

Theo SSI Research, năm 2023, lợi nhuận ròng của các công ty phát triển KCN niêm yết dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ do tổng diện tích đất cho thuê tăng trưởng 10%/năm; giá thuê đất dự kiến sẽ tăng 8% tại các KCN phía Nam Việt Nam và 6% tại các KCN phía Bắc Việt Nam vào năm 2023.

Tuy nhiên, SSI Research cũng lưu ý một số rủi ro là tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh đều đã đạt trên 80%. Cùng với đó, thời gian đền bù giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến nguồn cung đất ở các KCN còn lại ít, ảnh hưởng đến việc cho thuê với diện tích lớn.

1 Likes

đầy đủ thông tin quá, cảm ơn ad

1 Likes

vượt 72 vào tiếp được không chủ pic

1 Likes

Với những gì IDC đang có và kỳ vọng cho giai đoạn 2022-2026 thì giá xứng đáng 1xx

1 Likes

Cảm ơn bạn đã chia sẻ

1 Likes

oki nhé

hy vọng thêm thông tin cho cổ đông IDC hoặc những NĐT đang muốn tham gia

1 Likes