đêm qua AL lại tăng kinh khủng mà, có lúc còn vượt cả 3K4 cơ mà
Sớm muộn các a cũng rít thôi
Về xuất khẩu, mới đây đơn vị thành viên là CTCP Nông sản Lộc Trời (LTA) – vừa báo cáo bàn giao đợt hàng đầu năm hơn 4.500 tấn trị giá hơn 3 triệu USD (80 tỷ đồng), gồm gạo thơm, gạo trắng, gạo lứt và nếp, xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông và các quốc gia láng giềng châu Á.
danh mục bắt đáy tham khảo:
Xuất khẩu + đtc: LTG DPR MSH DGC KSB
BĐS CN: LHG
Tôn thép: NKG
Nhôm: NSH
Nguồn cung hàng hoá nào sẽ bị ảnh hưởng nếu Nga bị trừng phạt
Mỹ và các nước châu Âu đe doạ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt với Nga nếu nước này có hành động vũ trang với Ukraine. Điều này dấy lên lo ngại rằng nguồn cung các hàng hoá chính được sản xuất và xuất khẩu từ Nga sẽ bị gián đoạn.
Hiện tại, giá nickel và nhôm lên mức cao nhất trong nhiều năm cũng vì tâm lý này.
Nhôm
Hầu hết nhà sản xuất nhôm của Nga tới nay đều thoát khỏi các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt kể từ khi Moscow sáp nhập Crimea vào lãnh thổ năm 2014.
Duy có Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới nếu không tính Trung Quốc, vẫn đang bị Mỹ trừng phạt. Tập đoàn này sản xuất 3,8 triệu tấn nhôm vào năm 2021, chiếm khoảng 6% sản lượng ước tính của thế giới. Châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ là những thị trường chính của Rusal. Trong đó, công ty khai thác và kinh doanh hàng hoá Glencore có hợp đồng mua nhôm nguyên sinh từ Rusal đến năm 2025.
Cobalt
Số liệu từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho thấy Nga sản xuất được 7.600 tấn cobalt trong năm ngoái, chiếm hơn 4% tổng sản lượng của thế giới. Nga là nước sản xuất cobalt lớn thứ hai thế giới, sau Cộng hoà Dân chủ Congo với sản lượng 120.000 tấn.
Nornickel là nhà sản xuất cobalt lớn nhất ở Nga với doanh số bán hàng đạt 5.000 tấn trong năm 2021. Sản phẩm của Nornickel chủ yếu được bán sang châu Âu.
Nga là nguồn cung chính nhiều mặt hàng cho thế giới như nhôm, đồng, vàng, thép, kim cương… Ảnh: Reuters.
Đồng
Theo USGS, sản lượng đồng tinh chế của Nga trong năm 2021 đạt 920.000 tấn, chiếm khoảng 3,5% tổng sản lượng thế giới, trong đó, Nornickel sản xuất được 406.841 tấn. UMMC và Russian Copper Company là hai nhà sản xuất đồng lớn khác của nước này.
Đồng của Nga chủ yếu được xuất khẩu sang châu Á và châu Âu.
Nickel
Nornickel là nhà sản xuất nickel tinh luyện hàng đầu thế giới, với sản lượng năm 2021 đạt 193,006 tấn, tương đương khoảng 7% sản lượng toàn cầu. Nornickel chủ yếu bán hàng cho các doanh nghiệp công nghiệp trên toàn cầu theo hợp đồng dài hạn.
Palladium và bạch kim
Nornickel cũng là nhà sản xuất palladium lớn nhất thế giới với sản lượng năm ngoái đạt 2,6 triệu ounce, tương đương 40% sản lượng khai thác toàn cầu. Đây cũng là nhà sản xuất bạch kim lớn với sản lượng chiếm 10% nguồn cung của thế giới. Năm 2021, sản lượng bạch kim của tập đoàn này là 641.000 ounce.
Vàng
Nga là nước sản xuất vàng lớn thứ 3 thế giới, sau Australia và Trung Quốc. Nguồn cung vàng của nước này chiếm khoảng 10% sản lượng toàn cầu, với sản lượng năm ngoái đạt 3.500 tấn, theo Hội đồng Vàng Thế giới.
Các công ty sản xuất vàng lớn ở Nga gồm Polyus và Polymetal. Các nhà khai thác mỏ của Nga chủ yếu bán vàng cho nhóm ngân hàng thương mại trong nước, nơi mà sau đó sẽ xuất khẩu chúng ra nước ngoài.
Thép
Năm 2021, Nga sản xuất 76 triệu tấn thép, tương đương gần 4% tổng sản lượng toàn cầu, theo Hiệp hội Thép Thế giới. Severstal, NLMK, Evraz, MMK và Mechel là những nhà sản xuất thép lớn của nước này. Họ xuất khẩu khoảng một nửa sản lượng thép ra nước ngoài, chủ yếu sang châu Âu.
Ngoài ra, Nga còn có công ty Metalloinvest chuyên sản xuất các sản phẩm từ quặng sắt và TMK chuyển sản xuất ống thép.
Kim cương
Alrosa, nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới và là đơn vị thuộc sở hữu của chính phủ Nga, sản xuất 32,4 triệu carat kim cương trong năm 2021, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng toàn cầu. Kim cương của công ty này được xuất khẩu chủ yếu sang Bỉ, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Phân bón
Nga là nước sản xuất phân kali, phân lân và phân bón chứa nitơ lớn của thế giới. Sản lượng phân bón hàng năm của nước này đạt hơn 50 triệu tấn, tương đương 13% tổng nguồn cung toàn cầu. Trong đó, Phosagro, Uralchem, Uralkali, Acron và Eurochem là những nhà sản xuất lớn nhất. Họ chủ yếu xuất khẩu hàng sang châu Á và Brazil.
Lúa mì
Nhắc tới Nga thì không thể nhắc tới lúa mì, bởi đây là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập là hai khách hàng chính của nước này.
Năm 2021, sản lượng lúa mì của Nga đạt 76 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán nước này xuất khẩu 35 triệu tấn trong vụ mùa kéo dài từ tháng 7/2021 đến tháng 6 năm nay, tương đương 17% nguồn cung toàn cầu.
Tuy nhiên, Nga bắt đầu hạn chế xuất khẩu ngũ cốc từ năm ngoái bằng việc áp hạn ngạch và thuế xuất khẩu, nhằm kiềm chế lạm phát. Thị trường toàn cầu đang lo ngại nguồn cung lúa mì có thể bị gián đoạn nghiêm trọng hơn nếu xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang, gây ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển thương mại ở Biển Đen, tuyến đường xuất khẩu lúa mì chính của hai nước.
DPM còn chơi được không anh nhỉ, báo cáo tháng 1 LN hơn 1.000 tỷ, quý 1 này có thể LN 1800-2000 tỷ
ko rõ e, nếu chơi DPM cứ DGC mà xúc năm sau vào VN30 đấy :))
Oke anh
DGC kéo sớm quá làm bao NĐT dưới sân ga
Quán quân tăng trưởng lợi nhuận thuộc về cao su Đồng Phú
Nếu tính doanh nghiệp ngành cao su có lãi tăng trưởng cao nhất phải kể đến cao su Đồng Phú (DPR). Doanh thu quý 4 giảm 3,5% so với cùng kỳ. Nhờ khoản thu nhập khác hơn 229 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận sau thuế gấp 4 lần cùng kỳ lên 330 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 310 tỷ đồng.
Tính chung cả năm 2021 doanh thu Cao su Đồng Phú đạt 1.215 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2020, trong đó doanh thu từ kinh doanh mủ cao su đạt 860 tỷ đồng, đóng góp khoảng 71% tổng doanh thu. Doanh thu từ thanh lý cây cao su đạt 122 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế cả năm, đạt 594 tỷ đồng, vượt 41% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 491 tỷ đồng, tăng 132% so với cùng kỳ. EPS thuộc TOP cao với 10.752 đồng.
DPR: Câu chuyện đếm đất thu tiền
Sơ lược kết quả kinh doanh Q4/2021
Tiền thân là đồn điền Phú Riềng, kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1927. Chuyên sản xuất mủ khối SVR L, SVR 3 L, SVR 10, SVR 20, SVRCV 50, SVRCV 60. Tham gia thành lập Công ty CP Khu Công nghiệp Bắc Đồng Phú với vốn điều lệ 100 tỷ đồng (DPR chiếm 51%) nhằm đầu tư khu công nghiệp Bắc Đồng Phú quy mô 186 ha và khu dân cư Cao su Đồng Phú quy mô 38 ha.
Lợi nhuận tăng đột biến vì lý do gì ?
Vào cuối Q3 / 2021 UBND tỉnh Bình Phước vừa có quyết định điều chỉnh, bổ sung việc thu hồi đất của CTCP Cao su Đồng Phú để cho thuê, thực hiện 2 cụm công nghiệp Tân Tiến 1 và 2. Tổng diện tích thu hồi sau điều chỉnh là hơn 114,4 ha, tăng 1,3 ha so với quyết định cũ được ban hành cuối năm 2020.Theo kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2021–2030, DPR sẽ chuyển đổi 2,000 ha đất cao su sang các mô hình đem lại hiệu suất kinh tế cao hơn như khu công nghiệp hoặc nông nghiệp công nghệ cao để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Khoảng đền bù từ cụm KCN tân tiến 1 và 2 cũng đà phản ánh vào Lợi nhuận khác của doanh nghiệp.
ĐẾM ĐẤT THU TIỀN
Sáng (14/12), Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh chủ trì họp xem xét thông qua quy hoạch dự án các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú (huyện Đồng Phú) giai đoạn II. Trong đó Khu đất xây dựng Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn II có diện tích khoảng 317 ha . Đối với đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Nam Đồng Phú giai đoạn II thuộc địa bàn xã Tân Lập gồm có khu B và khu C. Trong đó, khu B có diện tích 213 ha.
Kỳ vọng dự 2 dự án trên sẽ được triển khai nhanh chóng vào năm 2022 theo quyết định của UBND tỉnh Bình phước . Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên dự kiến tỉnh sẽ đền bù 2000HA cho việc chuyển đổi đơn giá có thể dao động quanh 1 tỷ / Ha đất. Kỳ vọng thu về 2000 tỷ cho DPR bắt đầu tư năm 2021. Khoản tiền này trung bình 200 tỷ mỗi năm nhưng tùy thuộc vào tiến độ xây dựng và đền bù đất của tỉnh . Ở trên thị trường chứng khoán dạo gần đây có xu hướng đếm đất tính tiền cho các doanh nghiệp BDS . Nếu triển khai các dự án KCN thì DPR sẽ có tiền đền bù ngay mà không cần phải làm gì cả . Việc đếm đất và thu tiền chính xác 100% với DPR. Cao su đồng phú đang quay trở lại con đường của PHR ( cao su phước hòa ) vào năm 2019 khi bắt đầu được đền bù đất lợi nhuận đột biến năm 2020 đã cho chúng ta thấy tương lai của DPR ở việc sẽ đền bù 2000HA.
Giá cao su tăng mạnh
Giá cao su đang neo cao từ những tháng đầu của năm 2022. Việc này đến từ nhu cầu sản xuất lốp xe tăng mạnh khi kinh tế thế giới mở cửa . Ngoài ra giá Dầu và than đá tăng mạnh làm việc sản xuất cao su tổng hợp gặp khó. Điều này sẽ kích thích việc sử dụng cao su tự nhiên .
Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) dự báo, nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu có thể thiếu hụt do ảnh hưởng bởi mùa mưa kéo dài ở một số nước châu Á cuối năm 2021. Vậy nên, đà tăng xuất khẩu cao su chưa có dấu hiệu giảm. Chưa kể, khi tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su có thể tiếp diễn sẽ khiến giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao, cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo VRA, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, xếp sau Thái Lan (33,2%) và Indonesia (27,2%)
Kết quả kinh doanh T1/2022
Kết quả kinh doanh T1 của Cao su đồng phú cho chúng ta nhiều câu chuyện khi LN gộp tăng mạnh gấp khoảng 3 lần cùng kỳ .Việc này đến từ việc tăng trưởng Xuất khẩu cao su tăng 33.5% so với cùng kỳ. Ngoài việc LN được nhận từ SXKD cao su tăng gấp 2 lần cùng kỳ . Ngoài ra phần chênh ra tăng mạnh có thể nằm ở việc đền bù đất như chúng tôi đã phân tích ở trên .
Quan điểm đầu tư :
Với việc kỳ vọng sẽ đền bù 2000Ha đất trong vòng 10 năm chúng tôi kỳ vọng trung bình mỗi năm sẽ nhận được 200 tỷ từ việc đền bù kéo theo sự tăng trưởng về giá cao su có thể giúp KQKD của DPR tăng trưởng 20-30% so với năm 2021. EPS ( 2022) dự kiến có thể đạt 13000-14000 nếu nhận được tiền đền bù như kế hoạch.
Bắt đáy không ace ơi
Nay bắt đáy e nào đc a Linh
cao su thì bắt đáy DPR được ko bác
CÁC cty toàn view về 3 chữ số đấy, còn tớ thì chỉ thấy về đĩnh củ 88 đã
ae nào đầu cơ, sau NSH múc TVD nhé
vâng em cám ơn ạ
Các lãnh thổ ly khai hiện nay chủ yếu có giá trị đối với nước ngoài ở chỗ gây ra sự gián đoạn cho Ukraine, cắt đứt các liên kết giao thông quan trọng và chuỗi cung ứng, đồng thời tạo ra các rủi ro chính trị làm tăng chi phí đi vay và ngăn cản các nhà đầu tư ở phần còn lại của đất nước.
Các vùng lãnh thổ sản xuất than và là nơi có một số nhà máy lớn, nhưng nền kinh tế ở đó phần lớn đã bị phá hủy, với khoảng 14.000 người đã bị thiệt mạng do chiến tranh, theo thống kê của Ukraina. Một số lớn dân cư ở đó đã chạy trốn khỏi các vùng lãnh thổ này vì các cuộc giao tranh và thiếu pháp quyền, rời sang Ukraine hoặc Nga. Một nghiên cứu năm 2020 ước tính chi phí tái thiết là 21,7 tỷ đô la.
năm ngoái Topic cũ khi PET 29 đã so sánh nhìn PE của DGW FRT để thấy rẻ xúc
nay nhìn PHR để thấy DPR rẻ nhé các cụ, đừng để rẻ chê sau đó đua làm gì
HHV bắt giá này được k anh Linh ơi ?