Coi như nhờ F247 lưu lại những kiến thức ít ỏi mà bản thân tôi may mắn có được. Một phần mong muốn là dù ít ỏi cũng lan tỏa đến anh em quan tâm chủ đề khô khan này. Biết đâu được nó giúp ích được anh em trong quá trình đầu tư!
P/s: Tôi có khá nhiều việc và nhiều chủ đề mà anh em yêu cầu vẫn còn viết dang dở! Anh em theo dõi tôi lâu thì cũng hơi chán với tần suất lên bài thất thường của tôi. Nên rất xin lỗi anh em theo dõi series topic này nếu tần suất ra bài của tôi thất thường nhé!
Logic tiếp cận
Bắt đầu từ cấp độ vi mô rồi mới chuyển sang vĩ mô:
-
Từ cá thể đến tổng thể: hiểu hành vi của các cá thể kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân) để từ đó tổng hợp lên các quy luật hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
-
Nền tảng cho vĩ mô: hiểu về cách doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất, cách thị trường hình thành giá cả => dễ dàng hình dung về các khái niệm vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp.
-
Xây dựng tư duy kinh tế: Hình thành một tư duy kinh tế hệ thống bằng cách bắt đầu từ những đơn vị kinh tế nhỏ nhất và dần mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế, hiểu được cách các quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
Các chủ đề tiếp cận
Nền tảng: doanh nghiệp và cấu trúc thị trường
Hiểu rõ về hành vi của doanh nghiệp, cách thị trường hình thành giá cả, và các cấu trúc thị trường khác nhau (cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, độc quyền nhóm). => Đây là nền tảng để hiểu về các khái niệm như cung, cầu, giá cả cân bằng, lợi nhuận.
Nền tảng vĩ mô: tổng sản lượng, giá cả và tăng trưởng kinh tế
Hiểu về các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng như GDP, lạm phát, thất nghiệp, và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Liên kết với kiến thức về cung cầu (phần trước) ở cấp độ vi mô => giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố quyết định tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
Các chính sách kinh tế và những tác động
- Chính sách tài khóa: Nghiên cứu về các chính sách tài khóa của chính phủ, như thuế và chi tiêu công, và tác động của các chính sách này đến nền kinh tế.
- Chính sách tiền tệ: Nghiên cứu về các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (ngân hàng nhà nước), như điều chỉnh lãi suất, và tác động của các chính sách này đến nền kinh tế.
Nền kinh tế mở
Các phần trên là nghiên cứu xoay quanh 1 nền kinh tế đơn lập, phần sau sẽ đi vào nghiên cứu một nền kinh tế hội nhập, nghĩa là có quan hệ ngoại giao, thương mại với các quốc gia khác.
- Lướt qua địa chính trị, các yếu tố địa chính trị ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
- Về thương mại quốc tế, các rào cản thương mại, và các hiệp định thương mại.
- Nghiên cứu về dòng vốn quốc tế và thị trường ngoại hối.
Ý nghĩa, ứng dụng và ví dụ từng phần sẽ được đưa vào nội dung cụ thể của từng phần! Anh em đón đọc nhé!
Chúc anh em cuối tuần bình yên!
Thiên Nga Đen - ngày 16/11/2024