|MỚI| Ngân hàng 24/7

Tỷ phú sáng lập PayPal có 50 triệu USD tại Silicon Valley Bank

Peter Thiel, tỷ phú và nhà đồng sáng lập của PayPal, cho biết ông có 50 triệu USD trong Silicon Valley Bank (SVB) khi ngân hàng này sụp đổ, dù trước đó, quỹ đầu tư mạo hiểm của ông đã cảnh báo rằng ngân hàng cho vay tập trung vào công nghệ này đang gặp rủi ro.

Tỷ phú Peter Thiel
Nhà sáng lập và nhà đầu tư công nghệ kỳ cựu này bị phần lớn thị trường đổ lỗi vì đã thúc đẩy làn sóng rút tiền khỏi SVB, trong đó, những người gửi tiền đã cố gắng rút hơn 40 tỷ USD chỉ trong 24 giờ. Quỹ đầu tư mạo hiểm Founders Fund của ông là một trong những công ty đã khuyên khách hàng chia tiền gửi của họ sang ngân hàng khác vì lo ngại về ngân hàng này ngày càng lớn.

Tuy nhiên, ông Thiel nói với Financial Times trong tuần này rằng bản thân đã duy trì một tài khoản cá nhân đáng kể tại SVB, ngay cả khi tâm lý lo ngại gia tăng và sau đó dẫn đến làn sóng rút tiền ồ ạt, khiến ngân hàng sụp đổ vào ngày 10/03.

Thiel, người đồng sáng lập các công ty công nghệ như PayPal và Palantir bên cạnh quỹ Founders Fund, cho biết: “Tôi đã gửi 50 triệu USD tiền riêng của mình vào SVB và giờ vẫn kẹt ở trong đó”.

Thiel cho biết ông không rút tiền từ tài khoản này vì tin rằng ngân hàng sẽ không sụp đổ. Tài khoản của vị tỷ phú đã bị đóng băng khi Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) tiếp quản SVB vào ngày 10/03. Tuy nhiên, ông đã có thể tiếp cận được khoản tiền này sau khi Fed can thiệp bằng gói cứu trợ khẩn cấp để bảo vệ người gửi tiền.

Founders Fund là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật và có ảnh hưởng nhất ở Thung lũng Silicon. Theo các nguồn thạo tin, Founders Fund là một trong những quỹ đầu tiên bắt đầu cảnh báo các công ty trong danh mục đầu tư về rủi ro tại SVB, khuyên họ nên xem xét đa dạng hóa khỏi ngân hàng này ngay từ đầu tuần trước.

Nhưng đây không phải là công ty đầu tư mạo hiểm duy nhất khuyến khích các công ty phân tán rủi ro, đặc biệt là khi giá cổ phiếu của SVB bắt đầu lao dốc vào cuối tuần trước sau khi công khai kế hoạch huy động hơn 2 tỷ USD trong một đợt bán cổ phần.

https://fili.vn/2023/03/ty-phu-sang-lap-paypal-co-50-trieu-usd-tai-silicon-valley-bank-4262-1049141.htm

Vietcombank muốn bán đấu giá đất phố cổ và khoản nợ hàng trăm tỷ của các DN sản xuất thiết bị

Vietcombank muốn bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHHH Một thành viên Thanh Uyên và CTCP Thương mại dịch vụ sản xuất Song Hoa với giá khởi điểm là 138 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng muốn bán đấu giá bất động sản tại 29 Hàng Thiếc, Hà Nội với giá khởi điểm hơn 52 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – Mã: VCB) thông báo phát mại tài sản bảo đảm là động sản có giá trị lớn của khách hàng để xử lý nợ.

Cụ thể, Vietcombank muốn bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHHH Một thành viên Thanh Uyên và CTCP Thương mại dịch vụ sản xuất Song Hoa. Tài sản bảo đảm có địa chỉ tại tòa nhà VBB, số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.

Giá khởi điểm để bán đấu giá đối với khoản nợ của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Thanh Uyên là 52,4 tỷ đồng, còn với CTCP Thương mại dịch vụ sản xuất Song Hoa là 85,6 tỷ đồng. Giá khởi điểm cho cả khoản nợ là hơn 138 tỷ đồng.

Công ty TNHH thương mại dịch vụ Thanh Uyên thành lập năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa thiết bị. Công ty có địa chỉ tại 42 Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM với người đại diện pháp luật là ông Lê Văn Tâm.

Còn CTCP Thương mại dịch vụ sản xuất Song Hoa được thành lập năm 2008, địa chỉ tại 005 Lầu 10, Cao ốc An Khánh, phường An Phú, quận 2, TP HCM. Người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Ngọc Ly.

Ngoài ra, Vietcombank cũng thông báo phát mại tài sản đảm bảo là bất động sản của bà Đào Ngọc Huyền và ông Nguyễn Hoàng Hiếu. Tài sản rao bán là một bất động sản tại địa chỉ 29 Hàng Thiếc, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Tài sản có đầy đủ tính pháp lý, giá khởi điểm là hơn 52 tỷ đồng. Phương thức phát mại là bán thỏa thuận hoặc bán đấu giá qua thi hành án.

Theo Vietcombank, thửa đất có diện tích là 154m2. Tài sản gắn liền với đất là nhà ở riêng lẻ, có diện tích xây dựng 103,4m2, diện tích sàn 230m2.

Ngoài ra, ngân hàng cũng thông báo bán đấu giá bất động sản khác là tài sản đảm bảo cho khoản nợ của CTCP Xây dựng và thương mại Thiên Tân với giá khởi điểm gần 6 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là thửa đất diện tích 497 m2 tại Thôn Thanh Nhứt, xã Cẩm Thanh, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

CTCP Xây dựng và thương mại Thiên Tân thành lập năm 2022, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Địa chỉ công ty tại xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với người đại diện pháp luật là ông Trần Văn Hoan.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/vietcombank-muon-ban-dau-gia-dat-pho-co-va-khoan-no-hang-tram-ty-cua-cac-dn-san-xuat-thiet-bi-4220233208651584.htm

Giảm lãi suất điều hành ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?

Động thái giảm lãi suất điều hành từ ngày 15/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được các chuyên gia nhận định sẽ ảnh hưởng tích cực nhiều mặt đến kinh tế.

Trong bối cảnh đó lạm phát trong nước được kiểm soát, đồng thời tổ chức tín dụng (TCTD) cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động, do đó để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, NHNN quyết định điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành.

Hạ lãi suất điều hành tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế nhận định việc giảm lãi suất điều hành sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay. Và như vậy, dòng vốn tín dụng từ ngân hàng cũng như dòng vốn vay trên thị trường sẽ trở nên rẻ hơn, và các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn tín dụng, vốn vay. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp sản xuất tốt hơn và có nguồn lực để thực hiện kế hoạch kinh doanh

Thứ hai, việc giảm lãi suất điều hành cũng làm cho VND lên giá, từ đó tạo ra lợi thế cho hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải đi vay tiền để chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc vay tiền chuyển sang USD để đặt cọc thanh toán với nước ngoài. Vì thế, việc này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

Nhìn chung, việc hạ lãi suất điều hành này có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng, bởi vì người mua nhà hay vay tiêu dùng sẽ nhận được mức lãi suất rẻ hơn… Từ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Ông Thịnh cũng dự báo ngay từ tháng 4 này, mặt bằng lãi suất của nền kinh tế Việt Nam sẽ giảm khoảng 1.5-2%.

Hỗ trợ thanh khoản cho thị trường

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Hữu Huân – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM việc giảm lãi suất điều hành sẽ làm giảm lãi suất huy động cũng như cho vay, và dòng tiền trong nền kinh tế sẽ dồi dào hơn. Điều này cũng hợp lý, vì thời gian qua, VND luôn giảm giá so với USD. Việc này giúp có thêm dư địa để NHNN mua USD vào để tăng dự trữ ngoại hối, đồng thời cung VND ra để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.

Bởi vì mức lãi suất hiện nay đang quá cao, và tăng trưởng tín dụng trong năm nay thấp kỷ lục so với những năm trước. Và các ngân hàng không giải ngân cho vay được, nên động thái này phù hợp để có thể kích thích phần nào thị trường tăng trưởng trở lại.

Mức lãi suất quá cao như hiện nay khiến cho nền kinh tế gần như đình đốn, các doanh nghiệp không mặn mà trong sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian tới, lãi suất sẽ có xu hướng chung là giảm và kích thích các yếu tố khác tăng trưởng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những rủi ro nếu như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn duy trì chính sách tăng lãi suất, thì xu hướng giảm lãi suất của Việt Nam sẽ không quá mạnh vì sẽ tác động đến tỷ giá.

Nếu Fed thấy sau các vụ đổ vỡ vừa qua của các ngân hàng (SVB, Signature Bank), việc tiếp tục tăng lãi suất sẽ có khả năng gây ra khủng hoảng tài chính, họ có thể cân nhắc lại việc tăng lãi suất nhằm cân đối giữa lạm phát và tăng trưởng.

Do đó, trong quý 2 hoặc quý 3, lãi suất sẽ có thể giảm tiếp thêm 1 điểm phần trăm, bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó lường từ bên ngoài”, TS. Huân dự báo.

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động

Trong ngày 16/03/2023 nhiều ngân hàng đã cập nhật lại biểu lãi suất huy động mới, giảm lãi suất huy động chủ yếu là kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Tính đến 16/03/2023, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1-3 tháng được các ngân hàng duy trì trong khoảng 4.9-6%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng nằm trong khoảng 5.8-9%/năm, kỳ hạn 12 tháng trong khoảng 7.1-9.2%/năm.

Ở kỳ hạn 12 tháng, Vietbank là ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất với 9.2%/năm. Kế đó là SCB ở mức 9%/năm, KLB là 8.9%/năm.

Ở kỳ hạn 6 tháng, Vietbank là ngân hàng đang giữ mức lãi suất cao nhất 9%/năm. KLB đứng thứ 2 với 8.8%/năm, và SGB xếp thứ 3 với 8.7%/năm.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tính đến 16/03/2023
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tính đến 16/03/2023

https://fili.vn/2023/03/giam-lai-suat-dieu-hanh-anh-huong-the-nao-den-nen-kinh-te-757-1048943.htm

NCB dự kiến phát hành 620 triệu cp riêng lẻ, tăng vốn gấp đôi

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2023 vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) đề ra kế hoạch lợi nhuận trước phương án cơ cấu lại 16 tỷ đồng, phát hành riêng lẻ 620 triệu cp để tăng vốn điều lệ và bầu bổ sung thành viên BKS.

NCB đặt mục tiêu đến cuối năm 2023 đạt quy mô tổng tài sản 94,500 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Huy động khách hàng đạt 78,000 tỷ đồng và cho vay khách hàng đạt 57,700 tỷ đồng, tăng lần lượt 6% và 21% so với đầu năm.

Lợi nhuận trước trích lập theo phương án cơ cấu lại (PACCL) đề ra cho năm 2023 là 16 tỷ đồng, giảm 61% so với năm 2022. Quy mô khách hàng mục tiêu là 1 triệu khách hàng.

Phát hành 620 triệu cp riêng lẻ để tăng vốn

Trong năm 2023, NCB dự kiến phát hành tối đa 620 triệu cp riêng lẻ, tương đương 111% vốn điều lệ, với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 6,200 tỷ đồng. Giá chào bán không thấp hơn 10,000 đồng/cp. Vốn điều lệ của NCB dự kiến tăng từ 5,601 tỷ đồng lên 11,802 tỷ đồng sau khi hoàn thành đợt chào bán.

Số cổ phiếu này có thể chào bán thành một hoặc nhiều đợt phát hành hành tùy thuộc tình hình thị trường, việc thương lượng và đàm phán với các nhà đầu tư. ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định số đợt chào bán và số lượng cổ phiếu chào bán trong mỗi đợt phát hành. Các đợt chào bán cách nhau ít nhất 6 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán gần nhất.

Đối tượng chào bán là dưới 100 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đảm bảo đáp ứng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại thời điểm phát hành.

Việc chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Mục đích của đợt chào bán nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của Ngân hàng bao gồm nhưng không giới hạn việc cải tạo, nâng cấp hình ảnh thương hiệu, xây dựng nhận diện thương hiệu, công nghệ và chuyển đổi số, bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh…

Thời gian dự kiến phát hành và hoàn thành trong năm 2023, 2024, 2025, thời gian cụ thể do HĐQT quyết định.

Năm 2022, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro đạt 309 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo cam kết của NCB với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NCB sẽ dùng toàn bộ lợi nhuận để trích lập các khoản cần xử lý theo phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt, do đó lợi nhuận trước thuế của NCB còn lại 1.2 tỷ đồng và nộp thuế TNDN 1.2 tỷ đồng.

Do đó HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ xem xét không chia cổ tức năm 2022. Lợi nhuận của Công ty AMC sẽ chuyển toàn bộ về Ngân hàng để thực hiện trích/bù đắp/bổ sung các khoản chi phí thuộc phương án cơ cấu lại.

HĐQT dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua đơn từ nhiệm và miễn nhiệm chức danh thành viên BKS nhiệm kỳ 2022-2025 đối với bà Trần Thị Hà Giang và bà Trần Thị Minh Huệ, đồng thời bầu bổ sung 2 thành viên thay thế.

Danh sách ứng cử viên trình ĐHĐCĐ gồm bà Đỗ Thị Đức Minh và ông Nguyễn Văn Quang. Bà Đỗ Thị Đức Minh hiện là Phó Tổng Giám đốc của NCB. Ông Nguyễn Văn Quang hiện là Trưởng phòng Thanh tra Tài chính Kế toán của Công ty TNHH Đầu tư Tập đoàn Mặt trời (Sun Group).

ĐHĐCĐ thường niên 2023 của NCB dự kiến được tổ chức vào ngày 07/04 tại Hà Nội.

https://fili.vn/2023/03/ncb-du-kien-phat-hanh-620-trieu-cp-rieng-le-tang-von-gap-doi-737-1049898.htm

1 Likes

ACB: Đặt mục tiêu lãi vượt 20.000 tỷ đồng, chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt tỷ lệ 25% trong năm 2023

Trong năm 2023, ACB dự kiến sẽ chia cổ tức cả bằng cổ phiếu và tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 25%.

Trong năm 2023, ACB dự kiến sẽ chia cổ tức cả bằng cổ phiếu và tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 25%.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2023. Cuộc họp của ACB năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 13/4/2023 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn.

Tại Đại hội, ACB sẽ trình cổ đông thông qua các báo cáo về hoạt động của ngân hàng trong năm 2022 và định hướng hoạt động năm 2023; bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028; phương án phân phối lợi nhuận và tăng vốn điều lệ;…

Theo tài liệu, trong năm 2023, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 10%, đạt gần 669 nghìn tỷ; tiền gửi tăng 8,1%, đạt 495 nghìn tỷ; dư nợ cho vay tăng 9,7%, đạt mức gần 454 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2%. Ngân hàng cũng lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 20.058 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2022.

Trong năm 2023, ACB dự kiến sẽ chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt. Cụ thể, trong quý 3/2023, ngân hàng sẽ phát hành hơn 506 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 15%, qua đó nâng vốn điều lệ của ACB lên 38.840 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 17.100 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2021 và đạt 114% kế hoạch năm.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của ACB đạt 606.960 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2021. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,2% lên 410.153 tỷ đồng, ngân hàng tiếp tục không nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp. Tiền gửi khách hàng tăng 9,3% lên 415.754 tỷ đồng.

Năm 2022, tỷ lệ nợ xấu của ACB tiếp tục được giữ ở mức thấp 0,74%, giảm so với mức 0,78% cuối năm 2021 và là năm thứ 7 liên tiếp ở mức dưới 1%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 155%.

https://nguoiquansat.vn/acb-dat-muc-tieu-lai-vuot-20-000-ty-dong-chia-co-tuc-bang-co-phieu-va-tien-mat-ty-le-25-trong-nam-2023-75343.html

Sacombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 50%, chốt room ngoại 30%

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank, HoSE: STB) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2023.

Sacombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 50%, chốt room ngoại 30%

Sacombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 50%, đạt 9.500 tỷ đồng

Theo đó, Sacombank lên kế hoạch tổng tài sản năm 2023 đạt 657.800 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 574.600 tỷ đồng, tăng 11%.

Tăng trưởng tín dụng mục tiêu đạt 12%, tương đương dư nợ tín dụng đạt 491.600 tỷ đồng. HĐQT Sacombank cho biết sẽ điều chỉnh lại các mục tăng trưởng huy động và cho vay phù hợp với hạn mức tăng trưởng tín dụng phân bổ của Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì ở mức dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 50% so với mức thực hiện năm 2022.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, năm 2023, Sacombank sẽ trích lợi nhuận sau thuế vào 4 quỹ là quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Ngoài ra, ngân hàng không công bố thêm kế hoạch về việc phân phối lợi nhuận cho cổ đông.

Tại tài liệu đại hội, Sacombank nhắc lại về vấn đề tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối (room ngoại) với cổ phiếu STB.

Theo đó, ngân hàng cho biết kể từ ngày 14/3/2014 đến nay, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB được ĐHCĐ Sacombank thống nhất là 30%. Tuy nhiên, khi phát hành 400 triệu cổ phiếu STB để sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Sacombank, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã điều chỉnh đưa room ngoại đối với cổ phiếu STB về mức 23,63468%.

Đến ngày 31/5/2021, VSD lại điều chỉnh đưa room ngoại của STB về lại mức 30%. Vào ngày 10/3/2023 vừa qua, VSD đã gửi cho Sacombank Công văn số 1917/VSD-ĐK.NV, ghi nhận sự thiếu sót đối với việc điều chỉnh nêu trên.

Sacombank cho biết, với chủ trương muốn cơ cấu cổ đông của ngân hàng luôn đa dạng để tạo động lực cho sự phiển, ngân hàng ghi nhận room ngoại đối với cổ phiếu STB ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức 30% vốn điều lệ.

Dự báo về tình hình của Sacombank trong năm 2023, Công ty Chứng khoán SSI lo ngại việc tỷ lệ hình thành nợ xấu sẽ tăng lên do sự gia tăng của nợ nhóm 2 và rủi ro nợ xấu lây lan từ trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Do đó, SSI hạ dự báo lợi nhuận trước thuế khoảng 1 nghìn tỷ đồng xuống còn 10,5 nghìn tỷ đồng (65,4% so với cùng kỳ) với chi phí tín dụng tăng từ 1,5% lên 2%.

Mức lợi nhuận dự phóng mới của SSI cho Sacombank vẫn cao hơn kế hoạch lợi nhuận mà ngân hàng này vừa công bố, thể hiện cái nhìn lạc quan hơn về tình hình của Sacombank theo đánh giá của SSI.

Sacombank vẫn chưa hoàn thành kế hoạch tái cấu trúc nên SSI kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ tương đương với năm 2022 ở mức 13,1%.

Do ngân hàng có chu kỳ tăng trưởng khác so với các ngân hàng khác bởi sự kiện sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam năm 2016, SSI kỳ vọng năm 2023 sẽ là năm cuối cùng trong kế hoạch tái cấu trúc Sacombank bằng việc trích lập đầy đủ dự phòng trái phiếu VAMC - một cột mốc lịch sử giúp ngân hàng bứt phá khỏi nhiều gánh nặng trong quá khứ và hướng tới những mức tăng trưởng hứa hẹn hơn trong tương lai.

Theo SSI, Sacombank sẽ có vị thế tốt trong ngành ngân hàng trong năm 2023, vì NIM tăng mạnh và chất lượng tài sản cải thiện. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho thu nhập của ngân hàng trong trung hạn. Hơn nữa, việc không có nhiều hoạt động cho vay với các chủ đầu tư bất động sản và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng tránh phần lớn những biến động bất lợi từ thị trường.

ra tin cái xả như phá mả

Thành viên HĐQT ngân hàng OCB bán ra lượng lớn cổ phiếu

## Theo thông tin Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), bà Nguyễn Việt Triều - vợ ông Ngô Hà Bắc, Thành viên HĐQT ngân hàng đã đăng ký bán 500.000 cổ phiếu OCB nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh qua sàn từ ngày 14/04/2023 đến ngày 13/05/2023.

Nếu thành công, bà Triều sẽ giảm sở hữu tại OCB xuống còn 4,19 triệu cổ phiếu trong khi ông Bắc vẫn nắm giữ 8,58 triệu cổ phiếu OCB.

Kết phiên giao dịch ngày 10/4, cổ phiếu OCB dừng ở mức 16.900 đồng/cổ phiếu. Ước tính với mức giá này, bà Triều sẽ thu về khoảng 8,45 tỷ đồng nếu giao dịch thành công.

Trước đó, bà Triều đã đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh qua sàn. Thời gian thực hiện giao dịch trên là từ ngày 10/01/2023 đến ngày 8/2/2023. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu chưa đạt kỳ vọng, sau thời gian đăng ký giao dịch, bà Triều chỉ bán được 500 nghìn cổ phiếu.

Thành viên HĐQT ngân hàng OCB bán ra lượng lớn cổ phiếu
Luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 4.389 tỷ đồng, giảm 20% so với năm trước.

Về kết quả kinh doanh, ngân hàng OCB vừa công bố báo cáo tài chính quý IV với lợi nhuận trước thuế đạt 1.740 tỷ đồng, xấp xỉ với con số cùng kỳ năm trước.

Thu nhập lãi thuần trong quý cuối năm của OCB tiếp tục tăng trưởng hơn 19% đạt 1.827 tỷ đồng. Lãi thuần từ mảng dịch vụ tăng gần 23% mang về gần 388 tỷ đồng, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 73% mang về gần 80 tỷ đồng.

Tính tới cuối năm 2022, tăng trưởng cho vay khách hàng của OCB đạt 17,4% với 119.803 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng ghi nhận tăng trưởng đột biến mang về hơn 316 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Trong khi đó mảng mua bán chứng khoán đầu tư và kinh doanh đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 4.389 tỷ đồng, giảm 20% so với năm trước.

Tính tới cuối năm 2022, tăng trưởng cho vay khách hàng của OCB đạt 17,4% với 119.803 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng tăng 5,2% đạt 193.994 tỷ đồng. Số dư tiền gửi của OCB tăng nhẹ 3,4% đạt 102.211 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 3 của ngân hàng được kiểm soát ở mức 2,23% với 2.671 tỷ đồng nợ xấu. Trong kỳ, ngân hàng cũng tăng bộ đệm dự phòng thêm gần 42% với 1.582 tỷ đồng.

Năm 2023, OCB dự kiến tổng tài sản sẽ tăng 25% lên 242.152 tỷ đồng. Tổng huy động thị trường 1 tăng 26% lên 173.087 tỷ, dư nợ thị trường 1 tăng khoảng 20% lên 173.087 tỷ.

Ngân hàng cũng cho biết, dư nợ tín dụng sẽ được điều chỉnh theo hạn mức tăng trưởng mà Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Bên cạnh đó, theo tài liệu cuộc họp, ngân hàng có 7.037 tỷ đồng lợi nhuận để lại, trong đó 2.943 tỷ là lợi nhuận để lại năm 2022 và 4.094 tỷ đồng lợi nhuận để lại của các năm trước.

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, OCB đề xuất sử dụng lợi nhuận để lại và các nguồn khác thuộc vốn chủ sở hữu để tăng vốn điều lệ. Theo đó, ngân hàng muốn phát hành gần 685 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 50%.

Nếu thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng. Thời gian phát hành cụ thể do HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Với số tiền thu được từ tăng vốn, ngân hàng sẽ dùng 6.176 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay; 672 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất.

Sau em trai, bầu Thụy đưa tiếp em rể vào làm việc tại LienVietPostBank

Ông Đoàn Nguyên Ngọc, người từng có kinh nghiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Bảo hiểm Xuân Thành, vừa được ký hợp đồng lao động với LienVietPostBank.

Sau em trai, bầu Thụy đưa tiếp em rể vào làm việc tại LienVietPostBank

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng lao động với người có liên quan của người nội bộ.

Theo đó, LienVietPostBank phê duyệt tiếp nhận ông Đoàn Nguyên Ngọc vào làm việc tại ngân hàng.

Ông Đoàn Nguyên Ngọc sinh năm 1975, là em rể của ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch LienVietPostBank.

Ông Ngọc là người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, khi từng Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm Xuân Thành từ năm 2012 và sau đó làm Tổng giám đốc Bảo hiểm Xuân Thành từ năm 2018.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2019 ông Ngọc đã rời ghế Tổng giám đốc và đến tháng 2/2020 thôi làm Phó Chủ tịch Bảo hiểm Xuân Thành.

doan-nguyen-ngoc-325x440.jpg

Trước khi ký hợp đồng lao động với ông Đoàn Nguyên Ngọc, ngân hàng LienVietPostBank cuối tháng 3 vừa qua cũng ký hợp đồng lao động với em ruột của Bầu Thụy, là ông Nguyễn Văn Thùy.

Ông Thùy cũng là người của Bảo hiểm Xuân Thành khi làm việc tại đây từ năm 2013 và trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị cuối năm 2015.

Đến tháng 11/2021, ông Thùy được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Bảo hiểm Xuân Thành.

dsc_3128-642x440.jpg

Ông Nguyễn Văn Thùy (bên phải) trao quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Bảo hiểm Xuân Thành cho ông Đoàn Nguyên Ngọc (trái) năm 2018.

Được biết, LienVietPostBank và bảo hiểm Xuân Thành đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện từ tháng 8/2020. Theo nội dung của thỏa thuận hợp tác, hai bên triển khai hợp tác toàn diện, ưu tiên sử dụng dịch vụ, giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cho khách hàng của nhau.

LienVietPostBank sẽ giới thiệu và cung cấp các sản phẩm bảo hiểm của XTI đến khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm qua mạng lưới các điểm giao dịch tại 63/63 tỉnh, thành phố của LienVietPostBank trên toàn hệ thống. Bảo hiểm Xuân Thành và các đơn vị trực thuộc sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ ngân hàng của LienVietPostBank.

https://markettimes.vn/sau-em-trai-bau-thuy-dua-tiep-em-re-vao-lam-viec-tai-lienvietpostbank-22848.html

HDB: HDBank muốn mua 1 công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán mà HDBank nhắm tới sẽ phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng và có lãi 3 năm liên tiếp gần nhất.

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Tại đại hội năm nay, HDBank sẽ trình cổ đông phê duyệt chủ trương góp vốn, mua cổ phần một công ty trong lĩnh vực chứng khoán để công ty đó trở thành công ty con của HDBank.

HDBank cho biết, ngân hàng xác định lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng đầu tư là một trong những trọng tâm phát triển trong tương lai. Việc đầu tư vào công ty chứng khoán có thể giúp HDBank mở rộng và khai thác hiệu quả hơn nữa tệp khách hàng hiện hữu thông qua cung cấp các dịch vụ như: tư vấn phát hành, tư vấn tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp…

Ngoài ra, HDBank còn có cơ hội bán chéo sản phẩm, cung cấp dịch vụ thu chi hộ…, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.

Công ty chứng khoán mà HDBank đầu tư sẽ cần đáp ứng một số điều kiện như vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, có lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp gần nhất và đáp ứng các quy định của pháp luật.

Về kế hoạch 2023, HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 13.197 tỷ đồng, tăng trưởng 29%. Tổng huy động 459.398 tỷ đồng, tăng trưởng 25% và tổng dư nợ 333.553 tỷ đồng, tăng trưởng 24%.

Đơn vị: Tỷ đồng

HDBank dự kiến chia cổ tức 25% cho năm 2022, trong đó 10% bằng tiền mặt (1.000 đồng/cổ phiếu) và 15% bằng cổ phiếu.

Đồng thời, ngân hàng sẽ tăng vốn 200 tỷ đồng thông qua phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) .

Vốn điều lệ HDBank sau các đợt phát hành này sẽ tăng từ 25.303 tỷ đồng lên 29.276 tỷ đồng.

Về nhân sự, HDBank sẽ bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Tâm sau khi bà Tâm có đơn từ nhiệm vào ngày 13/4 vừa qua với lý do cá nhân.

Ngân hàng sẽ bầu bổ sung 1 thành viên thay thế, là ông Phạm Quốc Thanh. Ông Thanh sinh năm 1970, đang là Tổng giám đốc HDBank, thành viên Hội đồng thành viên Công ty tài chính HD Saison.

https://markettimes.vn/hdbank-muon-mua-1-cong-ty-chung-khoan-24119.html

1 Likes

Nova Consumer tiếp tục muốn lên sàn chứng khoán, để ngỏ khả năng sang Upcom

Nova Consumer cho biết vẫn đang nỗ lực hoàn thiện hồ sơ để nộp lại hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE.

Trong thông báo mới nhất, CTCP Tập đoàn Nova Consumer (NCG) đã công bố dự thảo tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM.

Theo văn bản của Nova Consumer, trong năm 2022, công ty đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE. Tới ngày 9/12/2022, công ty nhận được thông báo của HoSE về việc dừng xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết do chưa bổ sung các tài liệu phát sinh theo thời hạn.

Hiện nay, Nova Consumer vẫn đang nỗ lực hoàn thiện hồ sơ để nộp lại hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE. Tuy nhiên, để tạo sự linh động trong việc thực hiện giao dịch cổ phiếu nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của cổ đông, Nova Consumer đề xuất bổ sung phương án thực hiện đăng ký giao dịch tại Hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (UpCOM).

Trước đó, kế hoạch đưa cổ phiếu NCG lên niêm yết tại HoSE được công ty công bố hồi tháng 2/2022. Tháng 3 sau đó, Nova Consumer đã hoàn tất đợt chào bán ra công chúng (IPO) 10,9 triệu cổ phiếu với giá chào bán là 44.000 đồng/cp, thu về 479,6 tỷ đồng. Đưa cổ phiếu lên sàn, Công ty đặt tham vọng doanh thu tỷ USD trong lĩnh vực nông nghiệp, bán lẻ.

Nova Consumer từng chia sẻ công ty định hướng đẩy mạnh mảng bán lẻ tiêu dùng. Mục tiêu đến năm 2026, cán cân dự kiến chuyển đổi với gần 40% từ hàng tiêu dùng, khi đó Nova Consumer sẽ chính thức chạm mốc doanh thu tỷ USD. Cùng với đó, ngành tiêu dùng dự kiến sẽ giúp cải thiện lợi nhuận, Công ty cũng đặt mục tiêu chạm mức vốn hoá tỷ USD ngay trong năm 2026. Song song với mục tiêu gia tăng số điểm bán, Nova Consumer đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân 50%/năm để đạt doanh thu trên 1 tỷ USD sau 5 năm gia nhập lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Kết thúc năm 2022, doanh thu thuần của Nova Consumer ghi nhận doanh thu 4.881 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 298 tỷ đồng, lần lượt tăng 39% và giảm 6% so với thực hiện năm 2021.

Tới năm 2023, công ty dự kiến đạt doanh thu thuần 5.625 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với kết quả đạt được năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, tới hơn 70% về còn mức 88 tỷ đồng. Ngoài ra, Nova Consumer dự kiến phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn của người lao động trong công ty (ESOP) với số lượng tối đa 2% số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm phát hành. Thời gian thực hiện chậm nhất tới quý 1/2024.

https://markettimes.vn/nova-consumer-tiep-tuc-muon-len-san-chung-khoan-de-ngo-kha-nang-sang-upcom-24130.html

Thị giá PGB tăng 80% sau 1 tháng, người nhà lãnh đạo PG Bank đăng ký bán hết cổ phiếu

## Người nhà ông Đinh Thành Nghiệp - Phó Tổng Giám đốc, Ủy viên HĐQT PG Bank đăng ký bán toàn bộ lượng cổ phần sở hữu tại ngân hàng trong bối cảnh thị giá PGB tăng mạnh.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) thông báo hàng loạt giao dịch cổ phiếu của người liên quan tới ông Đinh Thành Nghiệp - Phó Tổng Giám đốc, Ủy viên HĐQT PG Bank.

Cụ thể, ông Đinh Văn Lâm, em ông Đinh Thành Nghiệp đăng ký bán ra gần 3,4 triệu cổ phiếu. Bà Đinh Thị Bé, chị gái ông Nghiệp cũng đăng ký bán hơn 4 triệu cổ phiếu. Các giao dịch này dự kiến thực hiện từ ngày 20/4 - 19/5 theo phương thức thỏa thuận.

Trước đó, bà Nguyễn Bạch Mai, vợ ông Nghiệp đã đăng ký bán 108.528 cổ phiếu. Giao dịch sẽ được thực hiện từ ngày 21/4 - 19/5 theo phương thức thỏa thuận/khớp lệnh.

Như vậy, người nhà ông Nghiệp đăng ký bán tổng cộng hơn 7,6 triệu cổ phiếu PGB, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,55% vốn điều lệ ngân hàng. Nếu các giao dịch này thành công, ông Đinh Văn Lâm, bà Đinh Thị Bé và bà Nguyễn Bạch Mai sẽ không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào tại PG Bank.

Trong khi đó, ông Nghiệp hiện đang sở hữu hơn 3 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 1,025% vốn điều lệ ngân hàng.

Kết phiên giao dịch ngày 17/4, cổ phiếu PGB dừng ở 33.500 đồng/cp, tăng hơn 80% trong vòng 1 tháng qua. Ước tính với giá trị này, người nhà ông Nghiệp sẽ thu về khoảng 254 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu PGB. (Nguồn: TradingView).

Liên quan đến giao dịch cổ phiếu PGB, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex đã thực hiện phiên đấu giá công khai toàn bộ 120 triệu cổ phiếu PGB đang sở hữu. Mức giá khởi điểm được Petrolimex đưa ra là 21.300 đồng/cp.

Kết quả cho thấy có 4 nhà đầu tư trúng giá, trong đó 3 tổ chức và 1 cá nhân. Giá trúng cao nhất là 21.500 đồng/cp; Giá trúng bình quân là 21.400 đồng/cp, thấp hơn 15% so với mức giá hiện tại của cổ phiếu PGB (ghi nhận vào 11h26’ là 24.700 đồng/cp).

Toàn bộ số cổ phiếu được rao bán đã trúng giá thành công, tổng giá trị cổ phần bán được là 2.568 tỷ đồng.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/thi-gia-pgb-tang-80-sau-1-thang-nguoi-nha-lanh-dao-pg-bank-dang-ky-ban-het-co-phieu-42202341810102658.htm

Trước thềm ĐHCĐ: Khối ngoại tập trung bán ròng cổ phiếu có “câu chuyện riêng” MSB

## Khối ngoại quay lại bán ròng, tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng Hàng hải (MSB) ngay trước thềm Đại hội cổ đông ngân hàng này vào ngày 21/4/2023. Cổ phiếu MSB cũng đang được quan tâm bởi câu chuyện mua bán, sáp nhập.

Khối ngoại bán ròng gần 500 tỷ đồng, tập trung vào MSB, BMP, STB

Thanh khoản của thị trường chứng khoán phiên gần nhất giá trị khớp lệnh HoSE đạt gần 8.650 tỷ đồng. Tuy nhiên, khối ngoại quay lại bán ròng mạnh, giá trị hơn 454 tỷ đồng, tập trung vào chứng khoán Ngân hàng Hàng hải (MSB), BMP, STB…

MSB và mối lương duyên đồn đoán với PGBank đang được nhà đầu tư quan tâm trước thềm ĐHCĐ ngân hàng này vào ngày 21/4

Trong số này, MSB bị bán mạnh hơn 30 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 374 tỷ đồng. Nhiều dự báo cho thấy, trong kỳ tái cơ cấu danh mục, các quỹ ETF sẽ bán nhiều nhất MSB.

Theo công bố thông tin, MSB sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 21/4/2023 để báo cáo kết quả hoạt động năm 2022 và thông qua nhiều kế hoạch quan trọng cho năm 2023.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa chính thức công bố kết quả rà soát danh mục các chỉ số cho kỳ quý II/2023. Danh mục mới sẽ có hiệu lực từ ngày 4/5. Quỹ ETF dựa theo chỉ số này liên quan sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục với hạn cuối vào ngày 28/4.

Đối với rổ danh mục VNDiamond - chỉ số tham chiếu cho quỹ DCVFM VNDiamond ETF, HoSE đã quyết định loại cổ phiếu EIB khỏi danh mục và không đưa thêm cổ phiếu mới. Số lượng mã chứng khoán trong rổ danh mục do đó đã giảm còn 17 mã. Trong đó, có 9 cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng sẽ bị áp dụng mức tỷ trọng tối đa của nhóm ngành là 40%. FPT, MWG và PNJ vẫn là 3 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất danh mục.

Theo tính toán của bộ phận phân tích Chứng khoán SSI, quỹ này sẽ bán toàn bộ 5,62 triệu cổ phiếu EIB đang có trong danh mục. Tuy nhiên, đây không phải là cổ phiếu mà quỹ “xả” nhiều nhất trong thời gian cơ cấu danh mục tới đây. Hai cổ phiếu ngân hàng gồm MSB và ACB lần lượt bị bán ra 14,95 triệu đơn vị và 13,54 triệu đơn vị. Nguyên nhân bởi tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục bị giảm mạnh. Tỷ trọng cổ phiếu MSB giảm từ 2,61% xuống 1,58%. Đối với ACB, tỷ trọng giảm từ 7,08% xuống 5,25%.

Hạn chế mua mới, tập trung xử lý danh mục trước đó

Chứng khoán Tân Việt nhận định, xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index đang chưa xác định rõ ràng và cần thêm một vài phiên sắp tới để xác nhận. Nhà đầu tư nên hạn chế mua mới mà nên tập trung xử lý danh mục trước đó trong nhịp hồi kiểm tra lại ngưỡng 1.065 điểm hiện tại. Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đang có tín hiệu suy yếu, trong khi các nhóm ngành chứng khoán, bất động sản, xây dựng đang có tín hiệu hồi phục tích cực trở lại.

Còn nhóm phân tích của Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, thủy sản, đầu tư công… nhiều khả năng là “điểm nóng” của thị trường trong các phiên sắp tới.

Trước đó, phiên 19/4, nhóm VN30 ngập trong sắc đỏ, với 25 cổ phiếu giảm giá. VPB, GAS, VNM, CTG, GVR, VHM… là những mã giao dịch tiêu cực nhất. Mức giảm mạnh nhất thuộc về GVR (-2,9%), theo sau là VPB (-2,7%), POW, SSI, TPB, NVL… giảm trên 2%.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục “đè” chỉ số, hơn 20 mã giảm giá. Trên HoSE, chỉ có VCB, EIB ngược dòng. Đà giảm cuối phiên cũng quét qua nhóm bất động sản, khiến nhiều cổ phiếu nới rộng đà giảm. L14 giảm tới 6,1%, KBC, IDI, SZC, HQC… giảm trên dưới 4%.

Liên quan L14 ,chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn (hay được gọi là thầy A7), thành viên HĐQT Licogi 14 vừa bán ra thêm 304.800 cổ phiếu L14 để giảm sở hữu từ 2,69% về còn 1,7% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 15/3 đến ngày 13/4.

L14 vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý 1/2023. Lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 3,2 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước. Giải trình về nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm mạnh, Licogi 14 cho biết các lĩnh vực kinh doanh của công ty đều gặp khó khăn. Đặc biệt là mảng kinh doanh bất động sản khi không ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong quý này.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa ra quyết định đưa loạt cổ phiếu HPX, POM, IBC, TVB vào danh sách cảnh báo từ ngày 25/4. Lý do, các doanh nghiệp này chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Các cổ phiếu này đồng loạt giảm giá trong phiên vừa qua. NVL, IBC cùng giảm 2,2%, TVB giảm gần 1,5%, các mã còn lại giảm nhẹ dưới tham chiếu.

Cổ đông nói MB đang “yêu” Novaland quá khi cho vay tới hơn 9.400 tỷ đồng, lãnh đạo ngân hàng nói gì?

Lãnh đạo MB khẳng định, Novaland là đối tác lớn của MB, nhưng MB không ưu tiên đặc biệt gì Novaland, cũng không đầu tư với Novaland. Ngân hàng đang chia nhỏ các khoản vay cho Novaland theo từng dự án và giá trị nằm trong phạm vi cho phép. MB cũng khẳng định năm 2023 sẽ không phát sinh nợ xấu với Novaland.

Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Tại đại hội, các vấn đề liên quan đến cho vay lĩnh vực bất động sản được đem ra thảo luận kỹ, trong đó đặc biệt là cho vay tại Novaland.

Theo thống kê trên báo cáo tài chính của Novaland, tại thời điểm 31/12/2022, tổng giá trị các khoản vay của Novaland tại MB là 9.428 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong danh sách các chủ nợ, chỉ sau Credit Suisse AG.

image

Trả lời vấn đề này, ông Phạm Như Ánh, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành MB cho biết, Novaland là đối tác lớn của MB, có thương hiệu lớn nên MB có cho vay và phát hành trái phiếu cho Novaland. Tuy nhiên, rủi ro của các khoản vay dành cho Novaland là thấp bởi MB quản lý theo từng dự án cụ thể, đánh giá phân tích dự án theo thị trường, khả năng tiêu thụ và làm việc với cả khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp.

Ông Ánh cũng cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại, dư nợ trái phiếu Novaland đã giảm rất lớn và không còn như đầu năm. Số liệu chi tiết Novaland không thể công bố do các quy định về bảo mật thông tin.

Đáng chú ý, ông Ánh khẳng định toàn bộ các dự án của Novalanđ dược cho vay và quản lý đến từng nhà thầu và khách hàng cá nhân nên năm 2023 sẽ không phát sinh nợ xấu với Novaland.

Trước câu hỏi của một cổ đông về việc MB có “yêu” Novaland quá không khi đang cho vay lớn, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB cho biết, các khoản vay này nằm trong phạm vi cho phép về tỷ lệ và “MB không ưu tiên đặc biệt gì Novaland, không đầu tư gì với Novaland”.

Ông Thái cũng khẳng định MB không cho vay dồn vào một dự án của Novaland mà cho vay chia nhỏ ra nhiều dự án. Không chỉ Novaland mà các dự án bất động sản khác MB đều cho vay có tài sản đảm bảo đầy đủ. MB đang kiểm soát cho vay kinh doanh bất động sản chỉ trên dưới 8%.

Đánh giá về thị trường bất động sản, ông Thái cho rằng, không chỉ Novaland mà ngành bất động sản giai đoạn vừa rồi có vấn đề riêng. Bây giờ, vấn đề lớn nhất là giải quyết các vấn đề về pháp lý chứ không phải tài chính, bởi tài chính chỉ là hệ quả, còn pháp lý mới là vấn đề lớn nhất.

Vướng mắc về thủ tục, hoàn chỉnh giấy tờ đã kéo dài vài năm cho nhà đầu tư. Hiện nay Chính phủ đã nhìn thấy nút thắt này, và giải bài toán liên quan đến thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản sẽ giải quyết được cơ bản vấn đề liên quan đến tài chính cho các dự án.

https://markettimes.vn/co-dong-noi-mb-dang-yeu-novaland-qua-khi-cho-vay-toi-hon-9-400-ty-dong-lanh-dao-ngan-hang-noi-gi-26067.html

Techcombank chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn


Trong quý 1/2023, Techcombank ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4.537 tỷ đồng, giảm 19,2% so với cùng kỳ 2022. Ảnh: Quách Sơn

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – HoSE: TCB) ngày 18/5 có công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Cụ thể, vào ngày 12/5, Techcombank đã tiến hành mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành mã TCB2225003. TCB2225003 được phát hành ngày 12/5/2022, có thời hạn 3 năm và là trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước.

Đây là lần đầu tiên Techcombank mua lại trái phiếu trước hạn trong năm 2023. Trong khi đó, công ty con của TCB là CTCP Chứng khoán Kỹ thương lại có 6 lần thực hiện điều này. Nếu tính rộng ra từ tháng 12/2022, TCBS đã có tới 11 lần mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị gần 1.753 tỷ đồng.

Ở một diễn biến khác, HĐQT Techcombank vừa có nghị quyết phê duyệt cấp khoản tín dụng có thời hạn 12 tháng với giá trị 100 tỷ đồng cho CTCP Phúc Long Heritage (PLH) để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, Techcombank cũng cấp thêm mức tín dụng 250 tỷ đồng cho Phúc Long. Khoản tín dụng này có thời hạn 24 tháng, nhằm tài trợ chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty TNHH The Sherpa - Công ty con của Tập đoàn Masan (tỷ lệ sở hữu 99,99%) là đơn vị bảo lãnh cho khoản vay của Phúc Long tại Techcombank, qua đó chịu toàn bộ nghĩa vụ tài chính của Phúc Long phát sinh từ các hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa Phúc Long và Techcombank. Trước đó, vào ngày 7/4, The Sherpa đã tiến hành nâng vốn điều lệ từ 7.824,8 tỷ đồng lên 9.726,5 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh của Techcombank, trong quý 1/2023, nhà băng ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4.537 tỷ đồng, giảm 19,2% so với cùng kỳ 2022. Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản ngân hàng đạt 723,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 10,6% lên 465,43 nghìn tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, tiền gửi khách hàng của Techcombank tại thời điểm cuối tháng 3 đạt 387,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với đầu năm, tiền gửi và vay các TCTD khác giảm 9,8% về 151,2 nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng của Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy tung 10.000 tỉ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

(NLĐO) – Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố sẽ mua lại trái phiếu trước hạn với tổng mệnh giá mua lại lên tới 10.000 tỉ đồng

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố nghị quyết HfQT về việc mua lại trái phiếu trước hạn phát hành riêng lẻ lần 4 năm 2021.

Theo đó, ACB sẽ mua lại các mã trái phiếu ACBH2124005; ACBH2124006; ACBH212001; ACBH2124012.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp của ACB.

Thời gian mua lại trái phiếu từ 22-6 đến 15-7, với tổng mệnh giá mua lại lên tới 10.000 tỉ đồng.

Giá mua thực tế bằng mệnh giá phát hành và nguồn vốn mua lại là nguồn thu từ các khoản cho vay bằng VNĐ trung dài hạn hoặc các nguồn cho vay, đầu tư đến hạn khác hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác đến hạn vào thời điểm mua lại trái phiếu.

Ngân hàng của Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy tung 10.000 tỉ mua lại trái phiếu trước hạn - Ảnh 2.

ACB sẽ mua lại trái phiếu trước hạn với tổng mệnh giá lên tới 10.000 tỉ đồng

ACB cũng đã thông báo gửi người sở hữu trái phiếu này sẽ nhận được 100% tổng mệnh giá, lãi phát sinh và các khoản tiền khác đã phát sinh theo quy định nhưng chưa được thanh toán trên trái phiếu tính đến ngày mua lại trước hạn.

Chủ tịch HĐQT của ACB hiện là ông Trần Hùng Huy. Đây là cái tên tạo nên cơn sốt “bão mạng” những ngày qua với màn biểu diễn ca hát và vũ đạo dưới mưa trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ACB.

Ông Huy làm Chủ tịch HĐQT ACB khi mới 34 tuổi, là con trai của ông Trần Mộng Hùng, một trong những thành viên sáng lập ngân hàng này. Ông Trần Hùng Huy cũng vừa nhận về hàng chục triệu cổ phiếu và hơn trăm tỉ đồng trong đợt chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu của ngân hàng này vừa công bố.

Quý I/2023, ACB đạt 5.100 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 24% so với cùng kỳ; thanh khoản duy trì ở mức dồi dào với huy động tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là hơn 20.000 tỉ đồng.

Eximbank được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm

## Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị Eximbank nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật, không để xảy ra tình trạng tiêu cực, lợi ích nhóm.

Theo đó, Cơ quan Thanh Tra giám sát ngân hàng (trực thuộc NHNN) vừa có văn bản yêu cầu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) về công tác quản trị, điều hành.

Cơ quan này yêu cầu chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị Eximbank nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đúng pháp luật và điều lệ hoạt động của ngân hàng một cách trung thực, cẩn trọng; đặc biệt là việc quản trị, điều hành, an toàn hoạt động, không để xảy ra tình trạng tiêu cực, lợi ích nhóm.

Nguyên nhân mà NHNN có văn bản trên là do một số nhóm cổ đông yêu cầu HĐQT họp bất thường ngày 21-6 để bầu mới chủ tịch HĐQT và bổ nhiệm tổng giám đốc mới.

“Tuy nhiên, cuộc họp này bất thành vì không đủ số lượng các thành viên tham dự theo quy định. Vì thế, theo quy định, ngày 28-6, HĐQT Eximbank sẽ triệu tập cuộc họp bất thường lần 2 để bàn về việc thay đổi lãnh đạo cấp cao"- lãnh đạo của Eximbank thông tin tới báo chí.

Được biết, từ đầu tháng 6-2023 đến nay, NHNN đang tiến hành thanh - kiểm tra dòng tiền đầu tư cổ phiếu của các nhóm cổ đông tại Eximbank, sau khi NH này đại hội cổ đông bất thường ngày 14-2 để bầu bổ sung mới 3 thành viên HĐQT.

SSI Research: Các quỹ ETF trị giá 12,000 tỷ đồng có thể mua hàng chục triệu cp SSB, SHB

Mới đây, SSI Research, bộ phận nghiên cứu của CTCK SSI, đưa ra dự báo về đợt review chỉ số quý 2/2023, trong đó VN30 có thể loại NVL và PDR, đồng thời thêm mới SSB và SHB.

Chỉ số VN30

• NVL có thể bị loại do cổ phiếu thuộc diện bị cảnh báo.

• PDR có thể bị loại khỏi danh mục chỉ số do vốn hóa cổ phiếu không đủ duy trì trong top 40 trong rổ xem xét.

• SSB có thể được thêm vào chỉ số do đã thỏa mãn các điều kiện yêu cầu.

• SHB có thể được thêm vào chỉ số do đây là cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất ngoài danh mục.

Trong các ETF trên thị trường, hiện có 4 ETF đang sử dụng chỉ số VN30 làm tham chiếu bao gồm VFM VN30, SSIAM VN30, Mirae Asset VN30, và KIM VN30 với tổng tài sản ước tính là 8,930 tỷ đồng.

Trong kỳ cơ cấu này, các chuyên viên phân tích của SSI ước tính SSB sẽ được các quỹ trên mua vào 14 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ trọng 4.34% và SHB sẽ được các quỹ trên mua vào 19 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ trọng 2.67%, như vậy ước tính danh mục sẽ có 13 cổ phiếu Ngân hàng với tổng tỷ trọng 51.5%. Trong khi đó, sẽ có khoảng 8.8 triệu cổ phiếu NVL bị bán ra, và 2.5 triệu cổ phiếu PDR bị bán ra.

Khối lượng giao dịch các cổ phiếu còn lại không đáng kể. Ước tính cụ thể như sau:

Chỉ số VNFIN Lead

• SSB có thể bị loại khỏi chỉ số do không thỏa mãn điều kiện về thanh khoản.

• BVH có thể bị loại khỏi chỉ số do giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng nằm ngoài top 98% tích lũy của rổ.

SSI Research ước tính quỹ SSIAM VNFIN Lead ETF (NAV 4,207 tỷ VND) sẽ bán 3.2 triệu cp SSB, tương đương tỷ trọng 2.1%. Ngoài ra, khối lượng BVH bán ra không đáng kể bởi cổ phiếu chỉ chiếm tỷ trọng 0.2% danh mục.

Cụ thể ước tính danh mục VNFINLead và giao dịch quỹ SSIAM VNFIN Lead ETF:

Dự báo tổng thay đổi của các quỹ theo hai chỉ số VN30 và VNFINLead

https://fili.vn/2023/07/ssi-research-cac-quy-etf-tri-gia-12000-ty-dong-co-the-mua-hang-chuc-trieu-cp-ssb-shb-3358-1084386.htm

Dự báo NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 1 điểm % trong quý 3

Bộ phận phân tích Ngân hàng UOB dự đoán lãi suất điều hành sẽ giảm thêm trong quý 3 năm 2023 trước khi NHNN tạm dừng để đánh giá các tác động.

Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Thị trường toàn cầu (Global Economics & Market Research) của Ngân hàng UOB vừa công bố Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 2/2023.

Trong đó, nhóm phân tích dẫn dữ liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý 2 năm 2023 đã tăng lên 4,14% so với cùng kỳ từ mức được điều chỉnh 3,28% trong quý 1 năm 2023. Kết quả này vượt xa mức dự báo chung là 3,8% nhưng thấp hơn kỳ vọng của nhóm phân tích là 5,9%.

“Như đã diễn ra kể từ đầu năm nay, nguyên nhân chính dẫn đến kết quả tăng trưởng ảm đạm tiếp tục là do hoạt động sản xuất và nhu cầu bên ngoài sụt giảm. Nhìn chung, nửa đầu năm 2023, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 3,72% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với tốc độ 6,46% trong nửa đầu năm 2022 cũng như mục tiêu tăng trưởng chính thức là 6,5%”, UOB đánh giá.

Với tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2023 thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng chính thức trong năm, nhóm phân tích của UOB cho rằng sẽ rất khó để đạt được mức dự báo 6,0%. Mặc dù các lĩnh vực trong nước đã hoạt động tốt lên, đặc biệt với các biện pháp tích cực gần đây bao gồm cắt giảm lãi suất cơ bản và thuế giá trị gia tăng (VAT), nhưng những biện pháp này vẫn chưa đủ.

“Những yếu tố thúc đẩy chẳng hạn như lĩnh vực sản xuất và ngoại thương sẽ cần trở lại bình thường để đóng góp mạnh mẽ hơn cho tăng trưởng”, nhóm phân tích nhận định.

Dựa trên các yếu tố trên và quỹ đạo hiện tại, UOB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam xuống 5,2% (từ dự báo trước đó là 6,0%; 2022 là 8,0%). Triển vọng phía trước sẽ đầy thách thức, đặc biệt là trong Quý 4 năm 2023 với mức cơ sở cao (về mặt giá trị) trong một năm trước đó.

Theo UOB, Quý 3/2023 sẽ là thời điểm quan trọng vì đây là những tháng thường chứng kiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu tăng mạnh trước nhu cầu lễ hội cuối năm tại các thị trường phát triển. Do đó, rủi ro suy giảm vẫn còn ở phía trước, đặc biệt nếu xuất khẩu và/hoặc sản xuất không có bất kỳ cải thiện đáng kể nào trong những tháng tới và sẽ khiến dự báo tăng trưởng 7% trong Quý 3 năm 2023 của nhóm phân tích cũng như dự báo cả năm là 5,2% gặp thách thức. Dự báo tăng trưởng chính thức 6,5% có thể sẽ còn khó khăn hơn nữa sau kết quả trong nửa đầu năm 2023.

Trước đà tăng trưởng yếu của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã hành động quyết liệt hơn UOB dự đoán, bằng cách cắt giảm lãi suất tái cấp vốn tổng cộng 1,5 điểm % vào tháng 6 xuống còn 4,50%. Trước đó, nhóm phân tích đã dự kiến việc cắt giảm lãi suất 1 điểm % trong nửa đầu năm 2023.

“Với những hành động này, NHNN đã thiên về chính sách nới lỏng hơn và nhiều khả năng sẽ có thể tiếp tục hạ lãi suất trong quý 3 năm 2023”, UOB đánh giá.

UOB cho rằng, hoạt động xuất khẩu yếu với khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước, việc Fed tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6 và có thể giảm lãi suất vào năm 2024, cũng như niềm tin vào tỷ giá hối đoái VND ổn định bất chấp các đợt giảm lãi suất trước đó đã thúc đẩy triển vọng cắt giảm lãi suất tiếp theo của Việt Nam trong năm nay. Do đó, nhóm phân tích dự đoán lãi suất sẽ giảm thêm 1 điểm % trong Quý 3/2023 trước khi NHNN tạm dừng để đánh giá các tác động.