Một số kinh nghiệm rút ra khi đầu tư cổ phiếu

MỘT HÀNH TRÌNH TRI THỨC VÀ KINH NGHIỆM
Khi thị trường tăng mạnh, nhắm mắt mua cũng thắng, ai cũng có thể kiếm tiền, kể cả những người không có kinh nghiệm đầu tư…
Ai còn nhớ những giai đoạn kiếm tiền dễ trên thị trường (và lịch sử thì luôn lặp lại), khi mà từ bà bán rau đến sinh viên, ai cũng có thể kiếm lời từ chứng khoán và tự cho mình là thiên tài đầu tư?
Huyền thoại trader Van K. Tharp chia sẻ một câu chuyện tương tự:
Năm 1999, khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ, ai cũng trở thành “chuyên gia”. Nhân viên pha chế, phục vụ bàn cũng tự tin khẳng định mình có thể kiếm hàng trăm nghìn USD từ đầu tư.
Van K. Tharp viết:
“Khi chúng tôi tổ chức hội thảo tại một khách sạn ở Cary, Bắc Carolina, chúng tôi đã nghe lỏm được một trong những nhân viên pha chế nói rằng, ‘Có lẽ chúng ta nên tham gia buổi hội thảo của Tiến sĩ Tharp’.
Người nhân viên pha chế thứ hai trả lời, ‘Không, tôi không cần. Tôi có thể dạy một buổi hội thảo như thế’.
Nhưng thị trường luôn biến động, và những điều kiện “dễ dàng” ấy không thể kéo dài mãi mãi. Năm 2000-2002, và đặc biệt là 2008, là những bài học đắt giá cho những “nhà đầu tư” thiếu kinh nghiệm.

Tại sao điều này lại xảy ra?

Hầu hết mọi người đều cố gắng tìm kiếm một chiến lược chén thánh có thể hoạt động trong mọi điều kiện thị trường. Tuy nhiên, điều này là không thể. Thị trường luôn biến động, và mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng. Chiến lược hiệu quả trong thị trường tăng giá có thể không phù hợp với thị trường giảm giá.
Vì vậy, điều quan trọng là nhà đầu tư cần xây dựng nhiều chiến lược khác nhau và lựa chọn chiến lược phù hợp với từng giai đoạn thị trường.
Hãy nhớ rằng, đầu tư chứng khoán là một hành trình dài, không có con đường tắt nào dẫn đến thành công.
Hãy luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để có thể thích nghi với mọi biến động của thị trường.

(Nguồn: happy.live)

101431322_1157234521314866_8376999274629562368_n

Sóng

Trend của cổ phiếu

Khi 1 cổ phiếu vào trend tăng giá thì nhà đầu tư thường hay bán chốt lời khá sớm khi nó tăng được 20-30% và sẽ không mua lại! Việc này sẽ rất đáng tiếc nếu bạn biết rằng 1 dn khi vào trend tăng giá trở lại thường sẽ kéo dài từ 1 đến 5 thậm chí vài chục năm! Thế nên việc nắm giữ cổ phiếu cho đến hết trend tăng giá sẽ giúp bạn có được mức tỷ suất lợi nhuận mơ ước! Với tôi việc tôi bán 1 cổ phiếu sau đó tôi mua lại ở 1 mức giá cao hơn Là chuyện rất Bình thường! Tất nhiên khi mua lại thì khối lượng nắm giữ thường sẽ luôn thấp hơn khối lượng nắm giữ trước đó để đảm bảo việc chúng ta có thể bảo vệ 1 phần Thành quả đã chốt lời từ lần trước đó!

Chính vì vậy khi cổ phiếu vào trend tăng giá dựa trên FA cơ bản tốt thì việc duy nhất của chúng ta Là “gồng lãi” và tận hưởng mà thôi!

(Cobethichdua)

Sai đường
Có một tình trạng này không chỉ xảy ra với ndt mới mà cả ndt cũ cũng hay gặp phải: đó là, khi Vni hay cổ phiếu tăng thì ndt ít khi đi tìm nguyên nhân nhưng chỉ cần Vni hay cổ phiếu giảm thì lại đi tìm nguyên nhân vì sao giá cổ phiếu giảm ngắn hạn?
Điều này xảy ra thường xuyên với nhiều nhà đầu tư đến nỗi khiến họ quên mất không rõ mình đầu tư vì điều gì?
Bản chất của việc đầu tư không phải nằm ở chỗ giá cổ phiếu xanh hay đỏ hàng ngày mà điều cần hiểu nguyên nhân vì sao hàng năm cổ phiếu đó tăng hay giảm giá! Tức là đi tìm nguyên nhân nội tại bên trong chứ không phải cái bạn đang nhìn thấy trên bảng điện hàng ngày!
Nhiều lúc theo chu kỳ tâm lý thì cả tuần ndt cứ chờ mở bảng là mang cp ra bán dần và ngược lại khi vào giai đoạn lòng tham lớn dần cứ mở cửa là tranh mua! Lòng tham và nỗi sợ hãi luôn song hành nên nếu bạn chạy theo cái vòng luẩn quẩn này bạn rất dễ mắc kẹt!
Hãy nhớ rõ vì sao mình mua và nắm giữ cổ phiếu đó?
Thời hạn nắm giữ tính bằng nhiều năm thì đừng quá để ý biến động giá hàng ngày nhé các bạn!
Nếu không làm được việc này thì chẳng bao giờ bạn giữ được cổ phiếu nào quá 1 tháng đâu! Vì sốt ruột là điểm yếu của 99% ndt và nhất là khi thấy ông hàng xóm khoe lãi lại càng sốt ruột hơn nhưng bạn đâu hiểu khéo mấy lần trước họ lỗ nhưng họ lại không dám khoe với bạn!

Đừng quá để ý xung quanh!
Hãy nhìn thẳng theo mục tiêu và con đường mà bạn đã chọn, tôi tin bạn sẽ đến đích!
Nhớ nhé! Đừng sốt ruột!
Đầu tư là một quá trình!
Giống như hành trình một cây tre trưởng thành nhé bạn!

Chân Thành!

(T.g: Cobethichdua)

1 Likes

Nhà giàu dạy con

  1. Tết. Một số người đợi ngày cuối mới đi chợ hoa, xin hoặc ép giá. Và tiểu thương đã đập bỏ, dọn lên xe rác chứ không cho, không bán rẻ. Bạn thấy rất chua chát, nhưng việc tiêu huỷ hàng hoá là bình thường trong kinh tế thị trường. Quyền sở hữu bao gồm quyền bán, trữ, tiêu huỷ. Họ không thể làm theo lời “đạo đức học” của đám đông.

Chúng ta khóc thương nông dân trồng hoa, nhưng thực tế là nông dân đã bán “hoa non” cho thương lái ngay dưới ruộng. Thương lái ư, họ đã lãi những ngày đầu khi bán những chậu đẹp nhất cho người giàu. Người giàu, thay vì tốn thời gian đi tận nơi để lựa, giờ có người mang lên tận nhà, sướng. Ai đi business class thì phải chịu chi gấp 3-4 lần vé economy, không phải xếp hàng, lên sau, xuống trước. Hoa, tranh, nhạc, du lịch…là món ăn tinh thần không phải thiết yếu, không nên miễn phí vì người nhận sẽ không trân trọng. Khi nhu cầu đã hết, người bán hoặc chở về kho hoặc đổ bỏ. Sáng hoa chiều rác. Công ty vệ sinh đã ký hợp đồng dọn dẹp, họ thu tiền rác. Xong.

Buffet 5 sao toàn bào ngư, hàu, cá hồi… hết giờ là đổ bỏ, không cho nhân viên vì sẽ tâm lý phục vụ không tốt (hòng được ăn hoặc mang về). Mình là người làm ăn, không thể theo “lời khuyên” của đám đông mà nửa đêm đi vô mấy gầm cầu tìm người vô gia cư mà đưa tôm hùm nướng bơ tỏi. Chuyện có anh quản lý nhà hàng nọ ở Hongkong nhận thức đạo đức nửa mùa, nói đồ ăn đổ bỏ mang tội nên phân phát. Cứ tối tối là 1 nhóm vô gia cư chầu chực trước nhà hàng rất nhếch nhác, khách sang họ ngại nên vắng dần. Có lần cho xong thì đau bụng, 1 người vô gia cư tử vong vì tiêu chảy cấp (do không quen ăn hải sản), anh quản lý chịu rắc rối thời gian dài. Hàng của họ, tiền của họ, khi đổ bỏ họ còn xót xa hơn cả mình tiếc. Nhưng khi cần bỏ là phải bỏ. Còn muốn từ thiện ư, hãy trích phần trăm lợi nhuận gửi vào quỹ chuyên nghiệp nào đó. Không nên quyên góp quần áo cũ hay đồ ăn, cái này chỉ phù hợp thời “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Bạn có thấy quỹ từ thiện nào trên thế giới chở container quần áo cũ hay cơm có thịt có cá gì tới châu Phi không? Họ làm từ thiện quy mô và chuyên nghiệp, làm dự án để thay đổi cuộc đời của hàng vạn người. Họ lấy lãi chủ yếu từ các doanh nghiệp có ký chuyển 1 phần lợi nhuận hàng năm, và có team vận hành, trả lương thưởng đầy đủ, không kêu gọi huy động từ cá nhân nhỏ lẻ. Cũng không có tuỳ hứng kiểu chèo thuyền trong mùa nước lũ, thấy nhà sắp sụp, thương quá thương nên bẻ cục tiền đưa, vừa đưa thì thấy chị chủ nhà sơn móng tay nên giật lại, nói nghèo mà ai cho phép chị sơn móng tay. Chị kia khóc như mưa, nói chị nghèo chứ cũng thích sơn móng tay cho đẹp. Nhưng em không chịu, em ghét rồi, em quay thuyền đi. Kiểu từ thiện này là xưa cũ, không phù hợp nữa nha.

  1. “Đừng bao giờ giao cơ nghiệp vô tay người cảm tính”, người Do Thái luôn dặn nhau như vậy. Khách sạn có nơi có trăm ngàn nhưng cũng có nơi trăm triệu 1 đêm, học phí trường này chỉ vài trăm ngàn 1 năm nhưng cũng có trường cả tỷ. Xấu đẹp, ngu khôn, đắt rẻ, xa gần…ĐỀU là do cá nhân tự nghĩ. Tua du lịch họ niêm yết vậy, mình chửi “mắc quá ■■■ nó đi”, nhưng “■■■” có tiền đi chơi, mình là “người” mà không có. Ai đi du lịch mà cố ăn cố uống cho lại tiền, phàn nàn khóc lóc chửi bới doạ nạt bốc phốt đòi đền bù,…chẳng qua là do quá ít tiền, luôn thấy mọi thứ không xứng với số tiền "khổng lồ’ mình đã bỏ ra. Quán ăn ngày thường 200k, lễ tết lên 1 triệu thì bình thường, đã niêm yết thì chẳng thể gọi chặt chém. Tui chỉ có 10 phòng mà 100 người đang cần, thì tui phải tăng giá tương ứng cho 10 người đầu tiên chấp nhận, nếu không thì tui giảm. Hiệp hội du lịch ra công văn yêu cầu tui cam kết không tăng giá là quên quy luật thị trường. Lúc ế, hiệp hội có bù lỗ cho tui không? Nhiều người mở miệng là nói “hãy bán giá sao cho vừa túi tiền”. Nhưng, túi đó của ai? Mình chỉ có thể biết túi tiền của mình thôi.

Thấy cửa hàng hàng hiệu ngàn đô vắng hoe, mình vô tìm ông chủ nói chuyện, khuyên hãy hạ xuống 50 ngàn để ra cho nhanh cho dễ. Ông chủ không nghe lời mình khuyên nên ế, mình nói ngu quá ngu. Họ treo đó là chi phí marketing, cho đám đông nhìn thấy thương hiệu, rẻ hơn quảng cáo tivi. Với nhà buôn lớn, họ không bao giờ hạ giá vì bảo vệ người mua trước. Hàng hiệu mà giảm giá là hiệu vừa vừa, còn xịn như Louis Vuitton (LV) hay Hermes, qua mùa là huỷ bỏ.

Lấy hiểu biết tài chính nhỏ nhoi để “khuyên” người giàu tiêu tiền hay quản lý tài chính (họ làm ra tiền, dư được tiền tức việc quản lý tài chính của họ đã rất khoa học, hiệu quả), hoặc ngây ngô yêu cầu thay đổi giá cả, “sao không bán rẻ từ đầu rồi giờ đổ bỏ”, là rất trẻ thơ. Khủng hoảng thừa 1929-1933, các công ty họ đổ hết xuống biển, dù nhiều nước đang trong nạn đói, bị các nhà đạo đức học lên án là sao không thuê tàu đi tặng. Làm chủ đau đầu muốn chết vì lỗ, ngồi đó còn book forwarder theo điều kiện FOB CIF để đi phân phát (kiểu 30 Tết mà còn tìm thuê xe để chở hoa vô chùa, đâu ai rảnh làm việc này, huỷ bỏ cho nhanh còn về với gia đình).

  1. Thị trường lạnh lùng sòng phẳng. Nếu lỗ, thì là bài học. Tính toán sai, cung vượt cầu, cứ thụ động thì chịu. Ngược lại thì lãi nhiều, hưởng. Có đầu óc khách quan, hiểu rõ quy luật thị trường mới kiếm tiền được. Ai cảm tính khó làm ăn hoặc trở thành quản lý cấp cao vì không rạch ròi các quan hệ, nuông các cảm xúc, không tôn trọng khách quan. Lúc yêu thì thôi là yêu, ghét thì thôi là ghét. Yêu thì làm hăng say, ghét là nghỉ ngay và luôn.

Lần trước có 1 hãng hàng không, vì “tội” đưa các người mẫu lên đón các cầu thủ, mà người mẫu đó đám đông mặc định là không “xứng” để đụng vào thần tượng của họ, bèn nổi cơn cuồng nộ. FB khắp nơi tẩy chay, thề không bao giờ đi hãng này nữa, trong đó có người bạn thân của tui. Sau đó 1 tháng, tui thấy cậu ấy chong đèn thức cả đêm săn vé, khi hãng đó thấp hơn chỉ 100k so với hãng khác, cậu quên mất lời thề thốt khi xưa, post khoe được rồi, cười ngây dại vì sướng.

  1. Đám đông có cảm xúc lên xuống thất thường, ầm ầm lên cơn thịnh nộ rồi quên béng, các nhà kinh tế học gọi là “não cá vàng”. Mình làm quản trị, đừng có lo lắng. Tuyệt đối không bị cuốn theo. Thời gian, người ta quên ngay. Muốn làm ăn thật thì đọc lại bài 1 lần rồi bấm lưu lại.

(Nguồn: Ăn trưa cùng Tony)

1 Likes

MÙA XUÂN CỦA MẸ
Chiều cuối năm, bà Hai nhận đuợc một triệu bảy trăm ngàn tiền lì xì mừng năm mới. Ba đứa con gái của bà gửi đến từ một người chạy xe ôm công nghiệp. Chúng để tiền trong ba cái phong bì. Bà Hai cầm tiền đó trong tay cũng không biết nên buồn hay vui nữa.
Đêm giao thừa qua đi trong sự cô tịch, hững hờ giữa không gian nhỏ bé của căn nhà nhỏ xíu, bà Hai vẫn chờ đợi một điều gì đó.
Các con bà ở Quận Tân Phú, bà thì ở Gò Vấp.
Nào có xa xôi gì đâu , chỉ cách nhau có 8 km thôi mà…
Sáng mồng một, bà đã đi chùa lễ Phật từ rất sớm, chừng như bà sắp xếp trong đầu, đi sớm về sớm, kẻo các con có về thăm thì không bị nhỡ cuộc gặp mặt đầu năm, bà đã chuẩn bị chút thức ăn, kẹo bánh và trái cây mà năm xưa các con của bà rất thích, trên môi bà thoáng nụ cười khi nghĩ đến lúc các con vừa ăn vừa xuýt xoa khen: Ngon quá mẹ ơi !..
Bà Hai chờ từng tiếng xe, từng bóng người qua vội trước cửa nhà.
Buổi sáng, bà Hai nghĩ rằng: Chắc đêm qua tụi nó thức khuya đón giao thừa nên sáng nay ngủ bù.
Buổi trưa bà hy vọng theo từng tiếng đồng hồ , chút nữa cơn của bà sẽ về , đến hơn mười bốn giờ bà lại nghĩ: Trời nắng nóng quá, chắc tụi nó đợi bớt nắng mới về.
Nắng chiều đã nhường chỗ cho màn đêm, mang theo sự chờ đợi của bà Hai. Không gian tĩnh lặng như nỗi niềm của bà vậy
Một ngày đầu năm trôi qua trong nỗi buồn của người mẹ cô đơn.
Cả đêm, bà Hai thao thức suốt, hình ảnh ngôi nhà nhỏ ở miền quê sông nuớc rợp sắc mai vàng, vạn thọ, mồng gà, nở đầy khắp sân vuờn. Các con của bà xúng xính trong bộ quần áo mới, hăm hở chờ chúc Tết mẹ để nhận đuợc bao lì xì đỏ thắm. Đứa cắn hạt dưa , đứa cười tít mắt , khi một đứa kể chuyện tiếu lâm thật là có duyên. Mẹ con quấn quýt bên nhau nói cười rôm rả.
Mồng hai Tết đã trôi qua hơn nửa ngày rồi, bà Hai không còn chờ đợi nữa, bởi bà chợt hiểu ra rằng: Chúng đã đi du lịch ở đâu đó rồi.
Giờ thì bà không còn quan trọng Tết hay thời gian nữa. Cơ hội đoàn viên của bà và các con trong mấy ngày Tết đã thành vô vọng.
Bà thắp nén nhang dâng lên bàn thờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu nguyện cho các con của bà năm mới nhận đuợc nhiều sức khỏe, bình an và làm ăn suôn sẻ.
Rồi bà tự trải lòng qua mấy câu thơ:
Con ơi!
Chớp bể mưa nguồn.
Con càng khôn lớn mẹ càng quạnh hiu!

Mùa Xuân của mẹ không còn nữa từ ngày nhà thiếu vắng các con. Ngoài kia trên bầu trời mây xám lững lờ trôi như cảm giác lặng lẽ trong lòng !..

(Trần Thiên Hương)

1 Likes

Thật may mắn khi e tìm dc bài của bác, cảm ơn chia sẻ của bác
Bác cho e file định giá CTR dc ko bác

A cho e thông tin toppic về Ctr với anh ơi, e qua đó học với ạ

IMG_20240319_174940

Trò chuyện cuối ngày 19.3.2024
Nhiều cp sẽ tích lũy hết tuần này nên mọi người đừng sốt ruột nhé .
Giờ Ndt sẽ bắt đầu mua gia tăng những cp dự quý 1/2024 lợi nhuận tốt. Ndt cần 5-7 phiên để ổn định lại tâm lý sau phiên rơi mạnh 40 điểm phiên hôm qua. Tất nhiên với Ndt cầm dài thì VNI tăng giảm họ cũng kệ thôi.
Chủ yếu Ndt giờ tâm lý yếu nên bị thói quen cp xanh thì giữ và thấy VNI đỏ là ùa ra bán đuổi.
Bất cứ cp nào kể cả cầm đúng giá cũng phải tăng kiểu zigzag và tài sản ròng cũng vậy. Làm gì có tài khoản nào mà NAV tăng thẳng đứng.
Bài học lớn nhất để kiếm tiền trên ttck vẫn sẽ là: buy - nắm giữ - chờ đợi và chờ đợi.
Giao dịch càng ít thì xác suất đúng càng cao.
Với 1 cp đang tăng trưởng thì việc bán khi thấy giá cp đang tăng nóng và chờ mua lại có lẽ là việc làm dễ bị sai nhất. Việc biết vừa đủ ở đây chính là nắm giữ và nằm im chứ không phải cố gắng lướt trên chính cp đó để hy vọng tối đa hóa lợi nhuận.
Khi nào bạn hiểu rõ mua và nắm giữ cp vì điều gì thì mọi biến động của VNI chẳng liên quan nữa.
Giao dịch càng ít thì xác suất đúng càng cao.
Đầu tư Ck không phải ngày nào cũng vui mà về cơ bản là buồn tẻ vì giao dịch rất ít.

Anh chị em Ndt tối rảnh có thể cày 2phim này nói về cả TTCK rất hay và khá bổ ích:

  • Tiền đồ lớn lao
  • Phồn hoa

(From Cobethichdua)

1 Likes


NGHĨ ĐỂ GIÀU DẦN LÊN
Xã hội sẽ có một thực tế như này:
Lượng cung tiền bơm ra nền kinh tế sẽ ngày càng cao dần: Đường màu đỏ thể hiện tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam.
Dự đoán tốc độ tăng trưởng tài sản của cá nhân Việt Nam:

  • Tài sản của người nghèo sẽ đi theo đường màu vàng (chiếm trên 50% dân số)
  • Tài sản của người giàu sẽ đi theo đường màu xanh (chiếm dưới 1% dân số).

Nhìn lại bản thân thì tài sản của mình đang nằm bên trên đường màu vàng một chút nhưng còn xa lắm mới chạm đến đường màu xanh.
Câu hỏi đặt ra:
Làm sao để có thể tiến lên từ đường màu vàng đến đường màu xanh một cách bền vững và kịp trước khi mình già?
Công cụ và cách thức nào để mình đạt được mục tiêu đó?

Câu hỏi đó dẫn đến tiếp câu hỏi này:
Người giàu đã làm thế nào để kiếm được nhiều tiền vậy?
Bởi họ biết cách gia tăng giá trị của việc làm giàu cho bản thân bằng dùng tiền và dùng đòn bẩy (vay nợ) để tăng lượng tài sản tích lũy. Cụ thể là bất động sản, chứng khoán, vàng… Người giàu họ không nắm giữ tiền mặt mà nắm giữ các tài sản sinh ra tiền và giúp không bị thất thoát tiền trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính xã hội.

Câu hỏi tiếp theo là những người bình thường, vốn chưa phải là người giàu nhưng đã vươn lên đạt tới mức giàu, thì họ đã làm như nào?
Hẳn là ai cũng đã có lúc băn khoăn tự hỏi những câu hỏi rằng:

  • Vì sao đồng nghiệp lương, thưởng nó cao hơn mình ?
  • Vì sao bạn mình tăng thu nhập nhanh hơn mình ?
  • Vì sao hàng xóm mình giàu nhanh hơn mình ?
  • Vì sao cả xã hội đi lên mà mình vẫn dậm chân tại chỗ hoặc đi xuống ?

Nhìn vào bảng nâng cao giá trị và gia tăng thu nhập này là trả lời được những câu hỏi trên. Đây là nguyên lý gia tăng thu nhập bền vững nhất theo thời gian: Luôn nâng cao giá trị của bản thân mình.
Một vài việc đơn giản có thể làm ngay:

  • Mua sách về đọc ngay
  • Tham gia các khóa học để nâng cấp chuyên môn của mình ngay.
  • Nghe, xem video, podcast mỗi ngày về lĩnh vực chuyên môn của mình.
  • Follow những người nổi tiếng, có chuyên môn về lĩnh vực của mình.
  • Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ tốt với những chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
  • Lắng nghe vấn đề của xã hội và tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.

Giá trị chính là cục nam châm hút tiền bạc. Vì vậy không phải đi kiếm tiền ở đâu cả.
Hãy tập trung vào xây dựng thang giá trị cho bản thân mình. Giá trị tăng lên dần thì thu nhập tự khắc tăng lên.

(Nguồn: Mr. T.C.H)

2 Likes

1 Likes

Có nhiều lúc chỉ yên vị ngắm nhìn lại là thú vị

1 Likes

FPT _ TĂNG TRƯỞNG BỀN BỈ TRONG KỈ NGUYÊN SỐ

Kết thúc Q4/2023, FPT ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng công ty mẹ lần lượt đạt 9.059 tỷ (+16,1% yoy) và 1.728,4 tỷ (+27,9% yoy), qua đó giúp kết quả cả năm đat mức 52.628 tỷ (+20% yoy) và 9.203 tỷ (+20% yoy), giúp kết quả kinh doanh của FPT tăng trưởng trung bình quanh 18%/năm trong giai đoạn 2019 – 2023 sau khi thoái vốn FRT về còn 47%.

Trong cấu trúc kinh doanh của FPT, mảng công nghệ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt doanh thu 31.449 tỷ (+22,1% yoy), trong khi mảng Giáo dục, đầu tư và khác có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, doanh thu đạt 5.353 tỷ (+52,5% yoy) và lợi nhuận đạt 2.005 tỷ (+35,6% yoy).

Trong các thị trường chính, Nhật Bản vẫn là thị trưởng nhanh nhất trong năm 2023 khi đạt doanh thu 9.324 tỷ (+43,4% yoy tính theo VND và +52,2% yoy tính theo JPY), và chi tiêu trong chuyển đổi số vẫn là chi tiêu hàng đầu ở các thị trường trên ứng với thế mạnh của FPT, trong năm 2023, phần doanh thu chuyển đổi số đạt mức 10.425 tỷ (+42% yoy) và là một trong những mảng tăng trưởng nhanh nhất toàn tập đoàn. Không những vậy, FPT vẫn tiếp tục tăng được thêm nhiều đơn hàng mới từ thị trường nước ngoài khi có 37 dự án quy mô trên 5 triệu USD với tổng doanh thu ký mới đạt 29.717 tỷ đồng (+37,6% yoy).

Nguyên nhân thành công của FPT: Với đặc thù ngành công nghệ thông tin cần nhiều nhân sự chất lượng cao có đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, FPT xây dựng được hệ thống đào tạo nhân sự đầu vào với tổng số người học hiện đạt 145.000 người (+34,1% yoy) và mở rộng quy mô hoạt động thêm 10 tỉnh, thành trên toàn quốc. Đây là nguồn nhân lực đầu vào có kĩ năng và hiểu rõ văn hóa FPT, qua đó giúp FPT mở rộng số lượng nhân sự nhanh chóng, qua đó giúp FPT gia tăng thêm năng lực cạnh tranh để có thể trúng được những gói thầu lớn, đặc biệt, nhóm nhân sự này gần như không tốn chi phí đào tạo nhân sự mới của FPT, trong khi lại có chi phí lương ban đầu thấp hơn nhân sự thuê ngoài, qua đó giúp FPT gia tăng được hiệu quả kinh doanh và đảm bảo được sự phát triển trong tương lai.

Nhận định: Định vị chìa khóa phát triển phụ thuộc vào con người, FPT xây dựng thành công hệ thống phát triển nhân sự thông qua FPT Education và từng bước hoàn thiện hệ thống phục vụ đầy đủ các nhu cầu của nhân sự FPT thông qua việc xây dựng các “làng FPT” – “thành phố FPT” – nơi nhân sự FPT có thể tập trung toàn lực để cống hiến cho công ty, đây là hướng đi mà các tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Facebook, … đã thực hiện. Điều này giúp FPT giữ vững được tốc độ tăng trưởng trung bình 18% - 20%/năm, qua đó dần trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Trước cơ hội phát triển chip bán dẫn, FPT xứng đáng là cổ phiếu đầu tư dài hạn với các nhà đầu tư.
Cập nhập: 2 tháng đầu năm 2024, FPT tiếp tục ghi nhận doanh thu ước đạt 8.966 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.567 tỷ, lần lượt tăng 22,9% và 19.5% so với cùng kỳ, trong đó mảng Giáo dục, đầu tư và khác tiếp tục giữ được mức tăng trưởng 71,5% về doanh thu về 21,2% về lợi nhuận trước thuế.

Định giá:

. Giá bất tử: 84.100 đồng/cp (tương ứng định giá P/E 20 lần với lợi nhuận cuối năm 2023).
. Giá an toàn: 105.200 đồng/cp (tương ứng mức định giá P/E 25 lần với lợi nhuận cuối năm 2023).
. Giá dự phóng: 126.200 đồng/cp (tương ứng mức định giá P/E 25 lần với lợi nhuận dự phóng cuối năm 2024 với mức tăng trưởng 20% so với 2023).

Chân thành!

Lưu ý: Bài viết chỉ đưa ra 1 góc nhìn! Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định mua bán!

(Nguồn: Mr. Cobethichdua)


Đã từng xảy ra nhiều vụ tấn công mạng nổi bật đối với các sàn chứng khoán trên thế giới. Nên việc một CTCK ở VN bị tin tặc tấn công là chuyện sơm hay muộn thôi, bị sớm thì sớm có kinh nghiệm phòng trừ và giúp các công ty khác tăng cường công tác an ninh mạng, đầu tư mạnh mẽ hơn vào bảo mật hệ thống.
Trước đây có nhiều lần nghẽn lệnh khiến HOSE phải dừng giao dịch để sửa chữa trong nhiều ngày, sau đó thị trường giao dịch trở lại vẫn bình thường, lần này vấn đề xảy ra ở riêng VND thôi và riêng VND bị ngắt giao dịch thôi, nên tầm ảnh hưởng tới thị trường sẽ không lớn như khi cả HOSE phải dừng giao dịch trước đây.
Phiên giao dịch hôm qua, thị trường bị tụt nhiều ở giữa phiên chiều khi VPS đưa chính sách tạm dừng cấp sức mua. Ban đầu dư luận cho rằng chính sách Margin này là do lo ngại vụ VND nên VPS tạm dừng để đánh giá mức độ ảnh hưởng, gây ra lo ngại gia tăng. Nhưng trong phiên họp kinh doanh chiều qua, bên VPS đã giải thích là tạm dừng margin lần này chỉ là hoạt động thường kỳ cuối quý để cân đối nguồn tiền thôi, không liên quan đến sự kiện ngắt kết nối tại VND. Sáng nay 26/3 phía VPS đã thông báo mở margin trở lại bình thường. Cho nên sự lo lắng phản ánh lên thị trường chiều qua đã được giải toả rồi.
Sự kiện lần này chỉ mang tính cục bộ và ảnh hưởng ngắn hạn thôi, và thị trường giảm do có hai sự kiện xấu (VND bị ngắt kết nối và VPS dừng margin) nên lực bán là do NĐT cá nhân không phải do tổ chức, quỹ, tạo lập, các tay chơi lớn.
Theo kinh nghiệm giao dịch hàng chục năm trên thị trường, tất cả những lần bán chạy hàng theo tin tức đều dẫn đến mất hàng. Do đó, T không khuyến nghị bán chạy theo sự kiện này.
Chúng ta chỉ cần tuân thủ các mức dừng lỗ khi cổ phiếu chúng ta sở hữu vi phạm các điều kiện xu hướng, vi phạm mức dừng lỗ ở điểm mua ban đầu (giảm trên 7% từ điểm mua nền giá thì phải cắt lỗ vị thế đó) hoặc giảm trên 5% từ điểm mua bổ sung thì bán bỏ lô hàng mua bổ sung.
Việc tuân thủ quy tắc giao dịch sẽ tự động giúp chúng ta thoát ra khi thị trường thực sự quay đầu ngoài dự liệu, mà vẫn đảm bảo giúp chúng ta ko mất hàng trong những lần rung lắc tự nhiên hoặc rung lắc do các sự kiện gây tâm lý tạm thời.

(From Nhadaututhanhcong K.N.T)

1 Likes

MSN - BỔN CŨ SOẠN LẠI - BÀI TOÁN BÁN VỐN

Kết thúc quý 4/2023, MSN ghi nhận doanh thu thuần 20.782 tỷ (+0,7% yoy) và lợi nhuận ròng 517 tỷ (-35,7% yoy), mức tăng doanh thu chủ yếu đến từ đà hồi phục của MCH (đạt 8.691 tỷ, tăng 3% yoy), chuỗi Vinmart + Phúc Long (đạt 8.027 tỷ, +2% yoy) và MML (đạt 1.778 tỷ, tăng 14% yoy), trong khi MSR sụt giảm 18% (về 3.188 tỷ). Do lượng nợ vay tiếp tục duy trì ở mức quanh 69.000 tỷ đồng trong bối cảnh MSN giảm dần lượng trái phiếu phát hành để chuyển sang vay nợ ngân hàng, điều này là khiến chi phí lãi vay của MSN gia tăng và ảnh hưởng đến kết quả kinh doạnh cả năm 2023 khi tổng chi phí lãi vay đã trả đạt mức 6.946 tỷ (+43,3% yoy).

Là một holding với khoảng 80 công ty con và công ty liên kết trực thuộc, sau khi thâu tóm thành công chuỗi Winmart (VCM) từ Vingroup, MSN kết hợp với 3 công ty thành viên lớn là MCH (Masan Consumer), MML (Masan Meal) và WCM (chuỗi Vinmart) để xây dựng chuỗi giá trị cho ngành bán lẻ thực phẩm.
Với số lượng công ty lớn và chồng chéo lẫn nhau, MSN có định giá biến động theo biến động định giá tổ hợp của hệ thống các công ty con bên dưới cũng như triển vọng tăng trưởng của tổ hợp này. Tuy nhiên, với đặc thù hay sử dụng đòn bẩy tài chính với tổng nợ vay chiếm 47% tổng nguồn vốn hiện tại, MSN gặp nhiều rủi ro thanh toán khi các khoản nợ vay đến hạn trong năm 2024. Nhất là trong bối cảnh MSN vẫn cần dành nguồn để tiếp tục mở rộng chuỗi Vinmart và cả MCH sau này.

Định giá:

. Giá bất tử: 18.600 đồng/cp (bằng giá trị sổ sách cuối năm 2023 của MSN).
. Giá an toàn: 59.200 đồng/cp (tính theo mức tỷ lệ sở hữu nhân với mức vốn hóa trung bình 100.000 tỷ của MCH, 24.000 tỷ của VCW, 16.000 tỷ của MSR, … chưa tính các khoản đầu tư tại các doanh nghiệp khác).

Chân thành!

Lưu ý: Bài biết chỉ đưa ra 1 góc nhìn! Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định mua bán!

(Nguồn: Cobethichdua)

Trò chuyện cuối ngày 26.3.2024
Thứ công bằng nhất với tất cả Ndt trên ttck đó là thời gian. Thời gian có bằng nhau mỗi ngày và với mỗi người.
Kinh doanh là 1 trò chơi mà tiền được chuyển từ túi của người tham lam, nóng vội, sợ hãi sang túi của người trí tuệ, bình tĩnh và kiên nhẫn.
Bất cứ sự kiện nào xảy ra thì phải ngẫm thật kỹ. Thực tế có những sự kiện mà Cty bạn nắm giữ Cp chẳng ảnh hưởng nhưng giá Cp cứ phải giảm cái đã vì các cp xung quanh đều giảm. Tách nhóm hay không chờ sau. Nhưng cái khó nếu bạn nhìn ra mà lỡ bán rồi xong khi nào bạn mới dám mua lại?
Mình thấy nhiều lúc Ndt cứ như bị cuốn theo nhiều chuyên gia. Bảo mua là mua ; bảo sút là sút ; sáng vừa mua xong đến chiều do tình hình vni xấu đi đề nghị ace sút hết hàng mua sáng nay có sẵn. Mua bán nhiều không hẳn là xấu nhưng phải vừa đủ thôi.

Anh chị em đừng mong VNI lên ngay lúc này. Mình mong VNI sideway còn Cp của mình tích lũy và đi lên dần. Như thế tốt hơn là kéo bank…cho VNI lên còn cổ khác lại ăn củ xả.
Nếu chỉ nghĩ đến việc nay mua cp nào để hàng về lãi 8-10% thì việc đi đường dài trên ttck thực sự khó.
Đầu tư là 1 quá trình chứ k phải nhảy cóc đứt đoạn. Bao nhiêu Ndt bán GEX xong nó phi lên luôn 25 sau đó? Cảm giác của bạn sẽ ntn ?
Nghỉ ngơi quan sát thị trường khéo lại tốt hơn.
Đâu phải cứ giao dịch nhiều mới rút ra chân lý.
Nhiều khi không xem được Tk; không mua bán được lại là hữu ích. Bạn sẽ nghiêm túc hơn trong việc lựa chọn cp.
Nếu bạn sẵn sàng xuống tiền mua 1 cp mà nếu chẳng may cả ttck không giao dịch 3 năm sau đó mà bạn vẫn sẵn sàng nắm giữ nó thì bạn đã chọn đúng cp rồi đó.
Timing xuống tiền gắn liền với việc quản trị rủi ro của bạn. Mỗi 1 cp khi lên 1 nền giá mới cần Ndt quen mắt 1 thời gian đã. Gọi là mới lên level cần rèn luyện chăm chỉ nếu muốn lên level cao hơn.
Câu chuyện đắt hay rẻ mới là khó nhất khi xuống tiền mua 1 cp. Kiểu FRT 80 lên 90 không mua nữa vì cho giá 90 đắt rồi; nhưng nếu 155 rơi về 120 thì cho rẻ quá vì rơi 20% rồi, phải xúc thôi. Mặc dù 120 so với 90 thì sẽ ntn?

Quan điểm của chúng ta là không mua và nắm giữ cp bằng niềm tin mù quáng, hô hào mà phải bằng định lượng tương đối về giá trị DN. Niềm tin là để giúp ta đồng hành cùng DN và các con số xanh đỏ chỉ là cảm giác thôi. Chủ yếu DN có tăng trưởng hay không ? Cái đó là quan trọng nhất.

P.s.1
Ace quan sát thấy cổ phiếu nào yếu thì chủ động sút nhé, lọc danh mục về cầm 2-3 cp mình ưng ý là đủ.

P.s2
Nhắc thêm mọi người đợt này VNI vẫn rất rủi ro, mua linh tinh lỗ ngược đó. Mai hoặc ngày kia khéo lại chỉnh, nhưng 1 số cp đã chỉnh xong phiên qua nên từ phiên mai chắc phi tiếp.
Đoạn này mua cp nào là phải vào chân sóng. Sắp có hàng từ chân sóng, Ace chuẩn bị tiền đi.
Chân thành!

(Nguồn: Cobethichdua)

2 Likes

FOX - BÒ SỮA VIỄN THÔNG

Kết thúc Q4/2023, FOX ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt ở mức 4.115 tỷ (+4,9% yoy) và 590 tỷ (+13,6% yoy), kết quả này giúp doanh thu thuần và lợi nhuận ròng cả năm 2023 ở mức 15.806 tỷ (+7,3% yoy) và 2.429 tỷ (+7,6% yoy).

Tuy nhiên, biên lãi gộp của FOX đã suy yếu dần trong năm 2023 khi biên lãi gộp trung bình 4 quý gần nhất đã giảm từ mức 49% về 46%, cho thấy sự co hẹp về biên lãi do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh. Và lợi nhuận của FOX chỉ tăng chủ yếu từ việc tiết giảm chi phí vận hành (giảm hơn 81 tỷ so với năm 2022) và gia tăng lợi nhuận tài chính do giảm lỗ chênh lệch tỷ giá (giảm lỗ 72 tỷ so với năm 2022). Với kết quả trên, FOX chỉ hoàn thành 94,4% kế hoạch doanh thu thuần và 94% kế hoạch lợi nhuận trước thuế đề ra vào đầu năm.

Như vậy có thể thấy việc tăng trưởng lợi nhuận của FOX chủ yếu đến từ hoạt động tiết giảm chi phí vận hành và kiểm soát lỗ chênh lệch tỷ giá tốt hơn so với năm 2022 chứ không đến từ sự mở rộng nhanh chóng từ thị phần kinh doanh hay gia tăng biên lãi từ tăng giá dịch vụ.

Việc đầu tư mới thêm 1.400 tỷ tài sản cố định (khả năng tập trung ở các dự án trung tâm dữ liệu và hạ tầng ngoại vi) giúp tăng thêm khả năng cạnh tranh để hướng tới trở thành DSP năm trong TOP2 Việt Nam, qua đó hướng tới mục tiêu đạt được doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, với doanh thu chỉ đạt 15.806 tỷ trong năm 2023, FOX cần tăng trưởng với tốc độ trung bình 25%/năm trong 2 năm 2024 – 2025, đây gần như là tốc độ tăng trưởng rất khó đạt được trong tình hình thị trường viễn thông hiện tại.

Định giá: FOX vẫn là một cổ máy tạo tiền tốt với lợi nhuận ròng 2.429 tỷ tạo ra trong năm 2023, tuy nhiên, với triển vọng thị trường đang có dấu hiệu bão hoà và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh như Viettel, Mobiphone, … FOX gặp khó trong câu chuyện tăng trưởng doanh thu và ổn định được biên lãi hiện tại. Tuy nhiên, với EPS xấp xỉ 5.000 đồng/cp, FOX vẫn dự kiến có thể chia cổ tức tối thiểu 20 – 30% bằng tiền mặt và cổ phiếu trong thời gian dài tiếp theo.

Giá xem xét:
. Giá bất tử: 25.600 đồng/cp (bằng giá trị sổ sách và cổ tức hàng năm tương đương 7,8% - 11,7%).

. Giá an toàn: 49.300 đồng/cp (ngang P/E 10 lần khi tính với lợi nhuận năm 2023)

. Giá dự phóng: 74.600 đồng/cp (ngang P/E 10 lần với lợi nhuận dự phóng 3.675 tỷ (khi FOX hoàn thành kế hoạch doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2025 (nếu hoàn thành được)).

Chân thành!

Lưu ý: Đề nghị ghi rõ nguồn khi trích dẫn!
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định mua bán!

(Nguồn: Cobethichdua)

BẢO BỐI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
Khi đọc lại tiểu sử của bất kỳ nhà đầu tư thành công nào trên thế giới, bạn cũng sẽ nhận thấy hầu hết họ đạt được những thành tựu đáng nể bởi họ sở hữu những bảo bối quan trọng: người thầy dẫn đường, những cuốn sách thú vị và những người bạn ưu tú.

  1. Tủ sách hay
    Sách là nguồn tri thức có thể tiếp cận dễ dàng với chi phí phải chăng, quan trọng nhất bạn cần chọn những cuốn sách chứng khoán chất lượng, được viết bởi những chuyên gia đầu tư chứng khoán đầu ngành hoặc những người tạo nên phương pháp đầu tư đã được kiểm chứng như Ray Dalio, William O’Neil, Phil Town, Benjamin Graham, Wyckoff, Bollinger,…
    Bên cạnh những cuốn sách viết về các chỉ báo phân tích kỹ thuật, việc tìm đọc thêm những cuốn sách viết về vốn - quản trị cảm xúc trong đầu tư, những cuốn sách viết về cuộc đời đầu tư và những cuốn sách phản ánh cách nền kinh tế vận hành,…
    Xem đầu tư chứng khoán như một sự nghiệp, một kỹ năng bạn cần thành thạo, một hành trình dài hạn cần chinh phục, bạn sẽ có động lực để học tập và chinh phục.

  2. Thầy dẫn đường (Mentor)
    Phía sau những người thành công trong đầu tư đều có những người thầy đặt nền móng và nếu bạn muốn thành công trong đầu tư, hãy nỗ lực tìm kiếm người thầy phù hợp.
    Tìm thấy một người thầy dẫn đường, một vị cố vấn, bạn sẽ rút ngắn được thời gian học tập. Điểm lợi thế ở người thầy này là bạn có thể tìm thấy câu trả lời qua việc đối thoại trực tiếp mà những cuốn sách không có được.
    Để tìm được người thầy dẫn đường phù hợp, đầu tiên bạn cần biết mình đang cần tìm kiếm người thầy với những phẩm chất nào, tỷ suất lợi nhuận của họ là bao nhiêu và có thể bắt đầu tiếp xúc bằng cách tham gia những hội thảo miễn phí/phí thấp, những lớp học với khoản đầu tư cao hơn hoặc coaching 1-1.

  3. Nhóm bạn ưu tú
    Đẩy nhanh quá trình hiểu kiến thức, vững phương pháp, bên cạnh người thầy dẫn đường, bạn cũng cần những người bạn mà khi bạn chưa hiểu về một kiến thức nào đó, có thể hỏi ngay mà không cần giấu dốt.
    Napoleon Hill trong cuốn sách nổi tiếng Nghĩ giàu làm giàu đã xếp 13 nguyên tắc của người thành công và việc sở hữu một nhóm bạn ưu tú là cách dễ dàng để liên minh trí tuệ.
    Bạn có thể tìm kiếm những người bạn này thông qua một khóa học chuyên sâu, một cộng đồng, một hội nhóm hoặc chủ động kết giao.
    Công nghệ đã giúp chúng ta xóa tan khoảng cách địa lý, việc kết bạn với một người bạn mới - tìm thấy người thầy hoặc sở hữu cuốn sách chỉ cần thông qua một cái “chạm” trên màn hình điện thoại, điều này tạo nên sự tiện dụng.

Hãy không ngừng học hỏi để trên hành trình đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận, bạn có những kiến thức chuẩn, không bị FOMO, không bị thao túng tâm lý, giữ vững lập trường bởi sự vun bồi trí tuệ hàng ngày.
“Cứ đi rồi sẽ đến, cứ tìm rồi sẽ thấy, cứ gõ cửa sẽ mở. Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện” - TS. Alan Phan

(Nguồn: Happy Live)

1 Likes

DGC- Con hào kinh tế ngành sản xuất hoá chất VN
(Chia sẻ Bài viết hồi đầu tháng 1.2024)

Kết thúc quý 3/2023, Doanh thu DGC đạt mức 2.464 tỷ (-33,3% yoy, +1,07% qoq) cho thấy chưa cho thấy tín hiệu hồi phục, trong khi đó lợi nhuận sau thuế cả quý đạt 761 tỷ (-46,15% yoy) và thấp hơn lợi nhuận quý 2/2023 ở mức 9,72% - đây cũng là mức lợi nhuận thấp hơn nhiều mức dự báo trước đó của các nhà đầu tư là quanh 1.000 tỷ đồng được đưa ra trước khi có báo cáo tài chính chính thức.

Việc lợi nhuận ròng Q3/2023 suy giảm hơn Q2/2023 báo hiệu thị trường P4 và phân bón vẫn chưa hồi phục mạnh như các kì vọng trước đó, chính vì vậy việc giá P4 suy giảm dần vào thời điểm cuối năm 2023 do suy giảm nhu cầu ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh Q4/2023 của DGC.

Tuy nhiên, với việc đạt 2.389 tỷ đồng lợi nhuận trong 3 quý đầu năm, DGC đã hoàn thành 79,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm và việc đạt thêm 611 tỷ lợi nhuận trong quý 4 là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Dù kết quả kinh doanh kể trên nằm dưới kì vọng sau khi DGC đã hoàn thành việc mua lại nhà máy Photpho 6 vào ngày 20/7 và đưa vào vận hành nhà máy NPK Đăk Nông trong quý 3/2023, tuy nhiên, có thể thấy DGC đã tạo nền kinh doanh ổn định ở mức quanh 3.xxx tỷ/năm sau khi giá P4 đã tạo đỉnh trong năm 2022 (ở mức 60.000 RMB/tấn) và điều chỉnh sâu trong năm 2023 (có thời điểm chỉ còn tầm 22.000 RMB/tấn). Như vậy sau một chu kì biến động trong giai đoạn 2021 – 2023 của giá P4, DGC đã tạo nền lợi nhuận ở quanh vùng 3.000 tỷ và có xu hướng gia tăng lợi nhuận trong tương lai khi các dự án đầu tư mới như Nghi Sơn hay nhà máy Boxit Đăk Nông đi vào hoạt động.

Với lượng tiền mặt ròng cuối Q3/2023 ở mức 8.688 tỷ đồng, DGC có một cơ cấu tài chính vững mạnh và hoàn toàn có thể thực hiện dự án Nghi Sơn với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ mà không gặp rủi ro về tài chính khi thực hiện các hợp đồng vay nợ mới để tài trợ dự án. Việc chậm thực hiện Nghi Sơn trong 4 năm qua có thể đến từ việc chậm giải phóng mặt bằng, song cũng có thể đến từ việc ban lãnh đạo DGC muốn chọn một điểm rơi thực hiện nhà máy tối ưu, khi sản phẩm được sản xuất ra sẽ có nguồn đầu ra tốt nhất trong bối cảnh nền sản xuất Việt Nam phục hồi lại sau giai đoạn suy trầm, có thể thấy điều này qua kết quả của CSV (doanh nghiệp có sản phẩm chính là Xút đang có lợi nhuận ròng năm 2023 điều chỉnh hơn 50% so với năm 2022). Chính vì vậy việc kéo thời gian thực hiện dự án qua Q2/2024, và thời gian ra sản phẩm ở Q2/2025 trở đi có thể là điểm rơi tốt của nền sản xuất Việt Nam và thế giới khi năm 2025 là điểm rơi của chính sách tiền tệ nới lỏng toàn cầu.

Với mức lợi nhuận kế hoạch 3.000 tỷ cho năm 2023, DGC dự kiến đạt EPS ở mức quanh 8.000 đồng, từ đây DGC khả năng chia cổ tức 2023 dự kiến ở mức 30 – 40% tiền mặt như năm liền trước, tức tỷ suất cổ tức/thị giá hiện tại đang ở mức 3,2% - 4,4%. Vốn hoá hiện tại của DGC vào ngày 12/01/2024 ở mức 34.787 tỷ đồng, tương ứng mức P/E trailing 10,16 lần và P/B trailing 2,78 lần; mức định giá hiện tại không phải định giá đắt với một doanh nghiệp dẫn đầu ngành hoá chất Việt Nam cũng như về mảng xuất khẩu P4 trên thế giới, nhất là khi nhu cầu chất bán dẫn và chip ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Tuy nhiên, DGC cần một cú hích để tạo đột biến lợi nhuận trong ngắn hạn, cú hích này có thể đến từ sự phục hồi giá P4 do suy giảm lượng cung từ Trung Quốc – sự kiện từng xảy ra vào năm 2022), hay sự hồi phục giá phân bón toàn cầu do sự đứt gãy giao thương Đông Tây từ chiến tranh Nga – Ukraina, hay do các lệnh cấm xuất khẩu để hỗ trợ an ninh lương thực của Trung Quốc. Còn nếu không có các yếu tố đó xảy ra, DGC sẽ cần đợi dự án Nghi Sơn được khởi công, xây dựng và đi vào hoạt động để đa dạng thêm nguồn sản phẩm đầu ra cũng như tạo sự kết hợp giúp tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm hiện tại. Đây là câu chuyện tương lai có thể phải 2 – 3 quý tới mới xuất hiện tại DGC.
Với vùng lợi nhuận hiện tại, vùng định giá bất tử của DGC sẽ ngang giá trị sổ sách cho năm 2024 với kì vọng lợi nhuận duy trì 3.000 tỷ/năm, tức giá bất tử ở mức 42.000 đồng/cp, vùng định giá an toàn sẽ ngang mức có tỷ suất cổ tức/thị giá quanh 6% – 8%, tức giá 50.000 đồng/cp. Tuy nhiên, với lượng tiền mặt ròng dồi dào ở mức 8.688 tỷ đồng, mức giá an toàn có thể xét bằng mức giá ăn cổ tức + tiền mặt ròng, tức ở vùng 72.923 đồng/cp. Kì vọng dài hạn, sau khi đưa Nghi Sơn đi vào hoạt động, nền lợi nhuận của DGC sẽ nâng từ 3.000 tỷ hiện tại lên mức 4.200 tỷ (gia tăng thêm 1.000 tỷ với tỷ suất an toàn 10%/vốn đầu tư tổng dự án). Vùng vốn hoá kì vọng sau khi có Nghi Sơn gia tăng lên quanh 33.600 tỷ - 42.000 tỷ đồng, tương ứng mức giá cổ phiếu 88.600 – 110.800 đồng/cp.

Kết luận:
. Giá bất tử: 42.000 đồng/cp.
. Giá an toàn: 50.000 – 72.900 đồng/cp.
. Giá kì vọng: 88.600 – 110.800 đồng/cp.

Chân thành!

@Lưu ý: Mọi nhận định chỉ mang tính chất tham khảo! Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định mua bán!

(Nguồn: Cobethichdua)