Một số kinh nghiệm rút ra khi đầu tư cổ phiếu

ái mộ co bé thích đùa từ lâu mà lâu rồi chưa thấy người ấy lên đây

Viettel Post Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel ( VTP)

Cổ phiếu xứng đáng cho việc Buy and Hold dài hạn

Một cổ phiếu phù hợp cho việc mua và nắm giữ trung hạn - dài hạn vì yếu tố ngành nghề là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu và với sự mệnh trở Thành Cty logictics hàng đầu Việt Nam thì có thể nói đây là 1 dn xứng đáng để đầu tư lâu dài 3-5 năm hoặc lâu hơn nữa!

Một điểm đáng chú ý là tuy vẫn trên sàn Upcom những khối ngoại không ngừng gia tăng VTP và hiện đã sở hữu tới gần 25%

Với luận điểm lợi nhuận thấp nhất vào năm 2021 khi ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid thì tôi tin rằng từ năm 2022 VTP sẽ quay trở lại và lợi hại hơn xưa! Đặc biệt Viettel Telecom, Cty tạo ra nguồn doanh thu lớn nhất của tập đoàn Viettel, cánh chim đầu đàn đã và đang chuyển giao một phần khoản 10000 nhân sự ở mảng dịch vụ viễn thông của các chi nhánh ở 63 Tỉnh Thành được chuyển giao sang Viettel Post tiếp nhận và dự kiến từ năm 2022 VTP sẽ có sự bứt phá về doanh thu và lợi nhuận!

Điểm mua: 79.x-81.x
Điểm cutloss: 72
Giá mục tiêu tối thiểu 2022: 125-130

Kỳ vọng mức lợi nhuận tối thiểu 40% mỗi năm từ vùng giá này!

Dưới đây Là 1 số nội dung trích dẫn từ file phân tích

———————————-

Bài phân tích về VTP

I. TỔNG KẾT NGÀNH

  1. Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng, quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025. Điều đó có nghĩa là, thị trường giao hàng trực tuyến sẽ phát triển tương ứng

  2. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, ước tính doanh thu lĩnh vực bưu chính 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 20,000 tỷ đồng (tăng 23% so với với cùng kỳ). Sản lượng bưu phẩm đạt trên 590 triệu, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020. Những con số này cho thấy ngành bưu chính, chuyển phát nhanh đang hoạt động rất tốt.

  3. Thị trường giao hàng Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ phần lớn nhờ thương mại điện tử (TMĐT). Từ khi đại dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm trên các trang TMĐT ngày càng cao. Cụ thể, trong năm 2020, có 70% người dân Việt Nam tiếp cận với Internet, 53% người dùng ví điện tử thanh toán khi mua hàng qua mạng (tăng 28% so với năm 2019).

  4. Theo Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 từ Google, Temasek và Bain&Company, quy mô của thị trường TMĐT Việt Nam năm 2020 ước tính tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến có tốc độ tăng trưởng cao nhất (46%). Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và đến năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.

  5. Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng công bố báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2020 với mức tăng trưởng khoảng 15%, đạt quy mô khoảng 13.2 tỷ USD. Trong khi đó, sản lượng bưu phẩm gửi qua dịch vụ chuyển phát đã tăng 47% trong năm 2020 với mức tăng trưởng bưu phẩm của các doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu là từ 30 – 60%.

Đầu tiên, các doanh nghiệp nổi tiếng phải kể đến chính là Viettel Post, Vietnam Post, Giao Hàng Nhanh và Giao Hàng Tiết Kiệm chiếm hơn 65% thị phần
Tuy nhiên, trong 4 DN chiếm 65% thị phần toàn quốc thì Viettel Post và Bưu chính Việt Nam chiếm vị thế hơn cả khi 2 ông lớn này chiến tới 82% tổng doanh thu của 4 doanh nghiệp trong năm 2020. Số liệu doanh thu năm 2021 chưa thu thập được với giao hàng nhanh và giao hàng tiết kiệm. Tuy nhiên chắc chắn rằng thị phần của ViettelPost và Bưu Chính Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng xung quanh ngưỡng 80% tổng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Viettel Post đang có xu hướng nhanh hơn qua các năm.

Ở VTP hội tụ đầy đủ các yếu tố để trên để vươn lên số 1 Việt Nam trong giao nhận hàng hóa.

  • Viettel Post đang dần trở thành một công ty công nghệ nhất là khi tập đoàn có tập đoàn Viettel hỗ trợ

  • Viettel Post cũng tăng độ phủ trong năm nay khi mở rộng 10 hệ thống kho bãi lớn đồng thời thực hiện cơ cấu lại giữa Viettel Telecom với Viettel Post.

  • Viettel Post sở hữu KH trung thành khi nằm trong hệ sinh thái của Viettel và Ngân hàng MBBank cam kết sử dụng dịch vụ.

⇨ Đây là những lợi thế lớn của Viettel mà không có DN chuyển phát khác có được.

Chúng tôi cho rằng năm 2021 là năm đáy lợi nhuận của VTP dựa trên những luận điểm sau:

  1. Cả nước thực hiện phong tỏa và giãn cách toàn xã hội một cách quyết liệt dẫn tới việc giao nhận hàng giữa các tỉnh mất nhiều thời gian. Ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, doanh thu cũng như lợi nhuận của VTP

  2. Phát sinh các việc bồi thường/bồi hoàn/hoàn trả/giải quyết các khiếu nại của KH do các đơn hàng xử lý kéo dài.

  3. Nhiều nhân sự bị nhiễm covid ảnh hưởng tới năng suất lao động.

Năm 2022 khi các yếu tố cơ bản nêu trên được kiểm soát thì doanh thu cũng như lợi nhuận của VTP sẽ được cải thiện đáng kể.

II. THAM VỌNG LỚN CHO NĂM 2022 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

  • Sau khi hoàn thành tiếp nhận và tái cơ cấu toàn bộ hệ thống cửa hàng Viettel Telecom, VTP sẽ trở thành doanh nghiệp sở hữu quy mô và mật độ mạng lưới đứng đầu cả nước, qua đó giúp hưởng lợi mạnh mẽ trước những xu hướng mới trong ngành.

  • Trong một báo cáo mới nhất của VCBS dự phóng doanh thu năm 2022 của VTP đạt 25.349 tỷ đồng (tăng 18,3% so với năm ngoái), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 394 tỷ đồng (tăng 32,8%),

Trong năm nay, Viettel Post lên các kế hoạch sau:

  1. Hoàn thiện hệ sinh thái các dịch vụ logistics, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013 vào vận hành; đẩy mạnh dịch vụ Fulfillment (dịch vụ hoàn tất đơn hàng) tại 17 thị trường trọng điểm trên khắp cả nước; ứng dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật) vào dịch vụ chuyển phát nhằm tối ưu năng suất lao động và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Viettel Post cũng đặt mục tiêu trở thành “doanh nghiệp tỷ đô” trong năm 2022.

  2. VTP đang đưa vào nghiên cứu, xây dựng và vận hành 10 Trung tâm Logistics công nghệ cao hiện đại nhất Việt Nam.

  3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tuyến huyện (xây dựng nhà huyện):

  4. Triển khai công nghệ cao trong kho: Robot AGV, Băng tải

  5. Triển khai thí điểm mô hình Bưu cục di động:

  6. Nâng cao năng suất lao động lên 1,5 lần,

  7. Tối ưu các quy trình, nghiệp vụ ở tất cả các lĩnh vực.

  8. Nâng cấp phiên bản app Viettelpost thành Supper App tích hợp đầy đủ các tính năng phục vụ nhu cầu mua hàng của KH.

  9. Xây dựng hệ thống điều hành tự động Control Tower

  10. Triển khai gom hàng kết nối hàng tải Bắc Nam 36h

  11. Phát triển sàn thương mại điện tử: Voso, Mygo.

• Điểm đặc biệt:

❖ Chúng tôi đánh giá rất tiềm năng việc Tập đoàn Viettel đang có hướng tái cơ cấu toàn bộ hệ thống cửa hàng Viettel Telecom. Qua đó VTP sẽ trở thành doanh nghiệp sở hữu quy mô và mật độ mạng lưới đứng đầu cả nước, VTP hưởng lợi mạnh mẽ trước những xu hướng mới trong ngành. Điều này làm gia tăng lợi thế cạnh tranh từ mạng lưới. Nâng tỷ lệ độ phủ, tỷ lệ điểm giao nhận trên mỗi tỉnh của VTP sẽ cao nhất toàn ngành.

Nhân sự từ VTT sẽ chuyển sang một phần cho VTP. Một số mảng kinh doanh của VTT cũng sẽ được VTP tiếp quản và khai thác. Từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Biên lợi nhuận được tăng lên đáng kể khi tận dụng được các điểm bán từ VTT (chi phí không tăng nhiều). => Đây là điểm sẽ kỳ vọng tạo đà bứt phá lợi nhuận cho VTP từ năm 2022 trở đi

Dự phóng dựa theo ước ln 2022

  • EPS =5, P/E ngành 25 thì giá trị định giá hợp lý của VTP là 125.000 đ/cp. Vốn hóa VTP lúc nào khoảng 13.500 tỷ đồng (tương đương quy đổi khoảng 500 tr USD)
  • Nếu VTP định giá 1 tỷ USD thì giá cp của VTP là 250.000 đ/cp.

Tham chiếu:

Đối với GHTK: Công ty Parcel Express của Singapore mua lại cổ phần từ SEA để trở thành cổ đông chiến lược của GHTK; Kerry Singapore sở hữu 40% của GHTK; SF Trung Quốc mua lại 51% cổ phần của Kerry. Nhà đại diện vốn Mai Thanh Bình của GHTK chuyển quốc tịch từ Việt Nam sang Singapore.
Có thông tin cho rằng GHTK sẽ IPO với quy mô định giá khoảng 1 tỷ USD. Như vậy với lợi thế vốn có của Viettel và tiềm năng tăng trước thời gian tới thì giá hiện tại của VTP vẫn đang quá rẻ. Hiện tại vốn hóa của VTP được định giá trên TTCK Việt Nam khoảng 8.000 tỷ đồng (khoảng 300 tr USD). Con số này bằng 1/3 so với vốn hóa GHTK.

———————————-

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm mua bán!

Chân thành!

(Nguồn: Cobethichdua)

Cuối tuần, cuối tháng, cuối quý

VRE – HƯỞNG LỢI TỪ DÂN SỐ VÀNG VIỆT NAM

Kết thúc Q4/2023, VRE ghi nhận doanh thu thuần đạt mức 2.342 tỷ (+9,6% yoy) và lợi nhuận ròng 1.067 tỷ (+28,2% yoy), qua đó góp phần đưa doanh thu thuần và lợi nhuận ròng cả năm 2023 lên mức 9.791 tỷ (+33% yoy) và 4.409 tỷ (+58,8% yoy), đây cũng là quý tăng trưởng thứ 5 liên tiếp và giúp đưa doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của VRE lên đỉnh lịch sử mới. Nguyên nhân chính đà tăng trưởng này đến từ sự phục hồi mảng cho thuê bất động sản đầu tư (+13,6% yoy) nhờ VRE ngừng triển khai gói hỗ trợ khách thuê trong năm 2023 (tổng quy mô gói đạt 464 tỷ kể từ khi triển khai vào Q1/2022) và gia tăng tỷ lệ lấp đầy cũng như giá cho thuê trung bình. Điều này cho thấy sức cầu của nền kinh tế đã hồi phục và đang hỗ trợ tích cực đến kết quả kinh doanh của VRE sau khi tạo đáy vào năm 2021 với tổng doanh thu cho thuê bất động sản và cung cấp dịch vụ liên quan chỉ đạt 4.701 tỷ đồng.

Ngoài ra mảng chuyển nhượng bất động sản cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2023 khi doanh thu thuần ghi nhận 1.772 tỷ (+365,2% yoy) và lợi nhuận gộp đạt 805 tỷ đồng (+786,9% yoy) nhờ việc ghi nhận hoạt động bán 292 căn shophouse của các dự án ở Quảng Trị và Điện Biên.
Có thể thấy dù không mở mới TTTM nào trong năm 2023 (hoãn khai trương 2 dự án Vincom Mega Mall Grand Park và Vincom Plaza Hà Giang qua tháng 4/2024), VRE vẫn tăng trưởng doanh thu cho thuê 13% trong năm 2023 đến chủ yếu từ gia tăng tỷ lệ lấp đầy (hiện quanh 85 – 86%) cũng như cải thiện được giá cho thuê trung bình (nhờ thay đổi cơ cấu khách hàng sang các thương hiệu quốc tế và trong khu vực), điều này đến từ đà gia tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ Việt Nam (+9,6% yoy) và sâu xa hơn nhờ sức cầu từ thế hệ dân số vàng của Việt Nam vẫn còn kéo dài trong vòng 15 năm tới.

Với biên lãi gộp mảng cho thuê bds đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan lên đến 58,45% trong năm 2023 (+4,67% yoy), VRE là một trong những công ty có biên lãi gộp dẫn đầu thị trường chứng khoán Việt Nam, không những vậy, với vị thế đứng đầu hệ thống trung tâm bán lẻ và quỹ đất lớn từ hệ thống các công ty thuộc tập đoàn Vingroup, VRE có triển vọng mở rộng ổn định trong tương lai khi năm 2024 dự kiến mở thêm 6 TTTM để nâng tổng số TTTM vận hành lên 89 với tổng diện tích bán lẻ dự kiến hơn 1,907 triệu m2 (+9,2% yoy). VRE vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục mở rộng ra các thành phố cấp 2 – cấp 3 khi chỉ mới hiện diện trên 44/63 tỉnh thành của Việt Nam. Ngoài ra, với vị trí đắc địa và vị thế đã đưuojc kiểm chứng trong quá khứ, các TTTM do VRE vận hành thường hình thành nên các khu đô thị mới khi khai trương, qua đó gián tiếp giúp VRE gia tăng giá bán bất động sản khu vực lân cận và giúp VRE thu được khoản lợi nhuận lớn từ các dự án khu chung cư do VRE phát triển xung quanh như nguồn thu 1.771 tỷ từ 292 căn Shophouse được bán trong năm 2023 tại Quảng Trị và Điện Biên.

Rủi ro: Sự điều chuyển nguồn lực từ các công ty trong tập đoàn Vingroup để hỗ trọ Vinfast là vấn đề lớn trong quá khứ, hiện tại và có thể cả tương lai đối với các công ty thành viên của tập đoàn Vingroup, trong đó có VRE.

Định lượng:
. Giá bất tử: 16.200 đồng/cp (bằng giá trị sổ sách của VRE)
. Giá an toàn: 20.000 - 25.000 đồng/cp (với định giá PE 10-13 lần lợi nhuận 2023 của VRE).

Chân thành!

Lưu ý: Bài viết chỉ đưa ra 1 góc nhìn! Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định mua bán!

(Nguồn: Cobethichdua)

1 Likes

Suy ngẫm

Khi bạn nắm giữ 1 DN thực sự tốt thì những yếu tố như lãi suất, tỷ giá, các yếu tố vĩ mô chỉ ảnh hưởng ngắn hạn đến giá cổ phiếu của DN đó chứ trung - dài hạn thì gần như chắc chắn thị giá cp của DN sẽ tiếp tục tăng trưởng và vượt đỉnh!

Chỉ số vni hiện tại so với 2007 gần như k tăng mấy nhưng trong thời gian 17 năm đó đã có những DN mà giá tăng hàng trăm lần thì phải

Hãy nhớ k phải bạn đầu tư vào chỉ số vni mà là bạn đầu tư vào DN

Giá là thứ mà bạn phải trả, giá trị là thứ mà bạn nhận được

Đầu tư là 1 quá trình - không vội được

Chân thành!

(From Mr. Cobethichdua)

THỜI CƠ & TÂM THẾ !!!
Với thị trường chứng khoán . Chỉ có 2 con đường UP & DOWN. Rất hiếm xảy ra tình trạnh sideway kéo dài quá 3 tháng mà ko nhận diện được thị trường đang bước ở chu kỳ nào. Tôi chưa từng thấy điều đó xảy ra.

Với xu hướng downtrend bạn nắm giữ cổ phiếu nào bạn cũng là người thua , ít nhất là thua trạng thái NAV tính bằng năm để có thể quay lại NAV cũ. Vì khi TTCK DOWNTREND bạn ko bán thì người khác cũng bán. Cổ phiếu doanh nghiệp tốt cỡ nào thì cũng rơi thảm hại vì DOMINO bán chéo xảy ra. Và thực tế rằng nếu trong downtrend bạn không bán cổ phiếu về mức tối thiểu hay fullcash thì lý giải thế nào bạn cũng KHÔNG THỂ ĐÚNG. Còn người cãi rằng downtrend vẫn full cổ( ngoại trừ cty Quản Lý Quỹ việc chính là thu phí NĐT hay cổ đông nội bộ DN thì miễn bàn) là người tự bào chữa cho cái sai của họ thôi. Nếu cho họ làm lại thì chắc chắn người ta sẽ làm khác vì nếu bạn thoát được downtrend chắc chắn là khi thị trường tạo đáy đi lên NAV bạn đã ở vị thế khác rất nhiều rồi.
Đó là nói về tâm thế trong việc quản lý danh mục khi Downtrend.

Còn hiện tại thì sao. Nếu chưa rõ ràng về xu hướng Uptrend dài hạn thì bạn chưa hiểu gì về TTCK or bạn bị ấm đầu rất nặng. Thật …

Với xu hướng Uptrend. Việc quan trọng nhất là bám ngành để dịch chuyển dòng tiền hiệu quả từng năm vì mỗi năm thường có 1-2 nhóm ngành vượt trội, khi bạn mua đúng cổ phiếu yếu của nhóm mạnh bạn cũng có hiệu quả hơn VNI , ngoại trừ những thứ cổ phiếu vứt đi. Việc quan trọng thứ 2 là bám vào Doanh nghiệp. Với Thị trường Uptrend, chắc chắn các DN có số liệu vượt trội , có xu hướng tăng trưởng vượt trội để chiếm lĩnh thị phần trong các nhóm ngành .CHẮC CHẮN SẼ MANG LẠI HIỆU QUẢ RẤT CAO.
Việc thứ 3 là gì? Cân đối margin để ko gãy những đoạn chỉnh. Không cần phải fullcash, không bao giờ nên thế nếu bạn đang nắm giữ những báu vật.

Thị trường tăng gần 300 điểm thì nếu giảm 50-80 thậm chí 100 điểm thì chết ai khi xu hướng Uptrend có thể lên 1500, 1800 là việc sẽ xảy ra ngay trong năm sau? Nếu người ta BIẾT TUỐT thì bảo người ta Short vài chục ngàn hợp đồng phái sinh coi nào? Giàu nhanh lắm đấy !!!

Hãy cố gắng giữ mình có một tâm thế tốt trong Uptrend vì THỜI CƠ để nắm bắt những đoạn đầu của con sóng Uptrend không có quá nhiều.
Các bạn nên nằm lòng câu thần chú “■■■ CỨ SỦA CÒN ĐOÀN QUÂN CỨ ĐI” .
Việc nhiều KOL nói rằng họ biết TTCK sẽ thế này trong 1 tuần, thế kia trong 2 tuần . Rồi họ đã bán hết hôm nào đó, cổ nào kia . Nhân bao nhiêu tài khoản abcd thì kệ người ta. Đơn giản người ta làm vậy vì muốn thu hút các bạn mà thôi.
Đừng dại. Vì cơ bản những dịch vụ khiêu râm để hút ánh mắt của các bạn cũng chỉ để thu phí hay bán cái gì cho các bạn mà thôi .
Chúc bé ngủ ngoan !!!

(Nguồn: Mr. H.T)

2 Likes

NHỮNG NGƯỜI ĐANG NỖ LỰC CHÍNH LÀ NGƯỜI CÔ ĐƠN NHẤT

  1. Cô đơn vì chẳng ai hiểu thấu những điều mình đang cố gắng có ý nghĩa như thế nào?

  2. Cô đơn vì chẳng còn thời gian cho những cuộc tụ tập bạn bè, những mối quan hệ khi “rảnh rỗi” khác, bạn chỉ có thời gian tập trung sự nghiệp và phát triển năng lực chính mình.

  3. Cô đơn vì khi chia sẻ về ước mơ nhiều người nói điên rồ, chia sẻ về khó khăn người ta khuyên từ bỏ, người đồng cảm thấu hiểu luôn ít, người cười nhạo luôn nhiều, vậy nên muốn kiên tâm bền bỉ chỉ có giữ cho riêng mình.

  4. Cô đơn vì không muốn cha mẹ lo lắng, không muốn những người yêu thương mình phải nghĩ ngợi.

  5. Cô đơn vì người ta chỉ nhìn hào quang của kẻ chiến thắng, chỉ tung hô người đã có thành quả, bạn cái gì cũng chưa có thì…ai nhòm nhó đến?

Nhưng sự cô đơn đó bạn sẽ đổi được gì?

  1. Bạn trở thành con người nội lực mạnh mẽ, thấu hiểu bản thân và kiên định với mục tiêu của mình.

  2. Bạn có được những mối quan hệ chất lượng, thời gian chất lượng dành cho những điều chất lượng.

  3. Tất cả những người cười nhạo, chỉ trích hay phản bội chỉ khiến bạn thêm mạnh mẽ, tôi rèn ý chí từ bên trong.

  4. Cha mẹ và gia đình, những người yêu thương bạn chính là nguồn động lực khiến bạn muốn chiến đấu tới cùng, bền bỉ không bỏ cuộc.

  5. Khoảng thời gian cô đơn đó giúp bạn thêm trân trọng cuộc sống, trân trọng những người kề cạnh mình đi qua thời gian truân. Sau này khi thành công bạn sẽ không còn cô đơn nữa, nhưng bạn sẽ biết được ai thật lòng yêu quý.

Hành trình nỗ lực vươn lên những tầm cao mới tuy có cô đơn, có chạnh lòng, nhưng lại vô cùng xứng đáng để đánh đổi. Xứng đáng là vì bạn đã dành hết tất cả tâm sức của mình để sống một cuộc đời đáng sống.

(Nguon: langcongdat)

1 Likes

Hôm nay nếu bạn nào đang cầm tiền thịt thì có thể muatrên 50% NAV khi VNindex và các con Vn30 gẫy hết trend line xu thế tăng 2 tháng qua.

Tôi nâng tỷ trọng từ 50% NAV lên rồi :rofl:. Lúc nào mấy thằng ■■■ xuất hiện dọa nạt thị trường gãy là lúc có thể mua dần được rồi. Lúc VND bi hack chúng nó bàn nhau giữ thị trường bằng cách hô nhà đầu tư vẫn có điểm mua, mình kêu bán đi phòng thủ, chúng nó lại nhảy vào chửi mình chim lợn VND. Những thằng thất đức như thế có tu ba đời cũng hết được nghiệp ác.

Dọa dẫm người khác để trục lợi là một cái nghề :rofl:
Khi cầm tiền thì dọa người khác sập sâu để còn mua, khi full cổ thì đưa ra toàn nhận định tốt đẹp. Bao nhiêu năm nay tôi có nghe chúng nó bao giờ đâu , nhưng bạn bè và hội nhóm cứ nhắn tin hỏi tôi liên tục, thầy em nói thế này, broker em bảo thế kia, tất nhiên mỗi người một vị thế, một sở thích đầu tư không thể có lời khuyên cho tất cả giống nhau.

Chính vì vậy những ai có sở thích đầu tư cơ bản, đã hạ tỷ trọng từ tuần trước thì hôm nay là điểm mua đẹp nhất. Tất nhiên chưa thể full margin, nhưng có thể mua full tiền thịt nếu sức mua margin còn 2-3 lần nữa. Khi thị trường phục hồi các bạn sẽ gia tăng, hoặc cầm giữ phần magrin để mua bình quân giá khi thị trường tạo đáy.

Đáy VNindex chính là đáy tâm lý của F0 đánh theo hội nhóm đang hoảng loạn bán và hy vọng nó rơi sâu nữa mua lại. Nếu bán thì phải bán từ tuần trước, tuần này, tuần sau là để mua thì lại lôi hàng ra bán là ngu rồi.

(From Mr. R.C.Đ.C)

3 Likes

Bình yên
Ta đi qua gần hết cả cuộc đời
Mới thấu hiểu nụ cười đơn giản lắm
Là kề bên có một bàn tay nắm
Qua nắng - mưa, qua bão tố chẳng rời.

Ta đi qua những ngày tháng chơi vơi
Hiểu bình yên là mái nhà hạnh phúc
Có những khi lòng mỏi mệt bất lực
Bờ vai êm, xoa dịu hết nhọc nhằn.

Ta đi qua đoạn đường vắng khó khăn
Để quý trọng phút lặng yên đến thế
Khi trải qua bao thăng trầm dâu bể
Ai thật lòng, ai giả dối kề bên.

Ta đi qua những cảm xúc chênh vênh
Đường thênh thang hoá ra là nhỏ bé
Lớp mặt nạ mình là người mạnh mẽ
Đêm trở về… ta lặng lẽ riêng ta.

Ta đi qua bao nồng ấm thiết tha
Chợt nhận ra chẳng có gì mãi mãi
Hạnh phúc giản đơn là ta còn tồn tại
Trao nụ cười và trao cả yêu thương.

Ta đi qua trăm vạn nẻo con đường.
Học được cách kiên cường khi vấp ngã
Đời ngắn lắm cớ chi hoài buồn bã
Qua thăng trầm ta sẽ lại bình yên.

(Hoàng Hiền.)

3 Likes

1 Likes

Tránh xa những công ty có Manager tồi tệ

cái trang toptinhieu.vn , có xác định tâm lý đám đông luôn có vẻ khá hay

Cơ hội để đảo chỉnh gia tăng tích lũy chứng gà chứng vịt

Bài viết này viết cách đây một số thời gian. Nay thấy hay hay nên post lại.
Chắc đám lái và nhà cái đều học cùng một thầy, đám ■■■ cũng một kiểu đánh:
Mất hỗ trợ MA10-MA20… + tin đồn… => auto bán.
Bán chán chê cuối cùng lại kéo lên. Con nào khoẻ đạp chạm Kijun Ichimoku rút chân. Con nào yếu lau sàn, chủ yếu bất động sản sàn, vài con hôm qua broker hô đẹp khoẻ nhất dòng, hôm nay đã “múa bên trăng”. Phiên chiều nay là để mua, tất nhiên.
Tôi hôm nay tiếp tục mua chơi hàng cơ bản thôi, đạp sâu về nền là mua. Nền của cổ phiếu khoẻ là đường Kijun. Con nào hôm nay chạm đó mà rút chân, tuần sau lấy lại nhịp tăng. Con nào mất Kijun sẽ phải phục hồi lâu hơn . Phần lớn phiên hoảng loạn thế này đám lái nó sử dụng ichimoku để biết điểm bắt đáy.
Nếu cổ phiếu nào chưa chiết khấu sâu tầm trên 10 % thì chắc chắn sẽ khó hồi vì chúng nó sẽ lỗ vốn khi mua kéo lên.
Sau cú đạp này đám cầm hàng vùng đỉnh hoảng sợ lôi ra bán hết là cái chắc. Vậy là từ tuần sau Vnindex cứ thế mà tiến. Tầm 2 tuần nữa sẽ có hết các báo cáo tài chính sơ bộ quý . Đám tay trong biết tin đã tha hồ mua giá sale hôm nay. Mấy con Vol lớn đừng nói với tôi đây là cây phân phối.
Hôm qua không dám bán vì đánh theo kỹ thuật chưa gẫy MA 20 chưa bán, hôm nay hoảng loạn lại bán hết cầm tiền không biết đúng sai ra sao.
Mỗi tháng tôi chỉ cần ăn một vòng thế này.
Muốn ăn được những cây đạp sâu phải có vốn để bắt đáy. Khi tín hiệu vĩ mô chưa có dấu hiệu xấu, thì hoảng loạn là cơ hội kiếm tiền chứ không hề xấu.
Nó chỉ xấu với những ai full margin mà hết tiền dự phòng mua thêm vùng nền.
Nó cực xấu với những ai đánh theo kỹ thuật mua đuổi khi bật nền và chỉ mua khi cổ phiếu phục hồi trên MA20.
Bao nhiêu năm nay võ bẩn của bọn ■■■ chính là xui dại nhà đầu tư nhận thức sai lầm về PP kĩ thuật. Tất cả đang đánh theo kĩ thuật đều giống như một cái máy, mua- bán giống nhau như có sự sắp xếp dựa trên mấy chỉ báo.
Thế thì tốt quá, nhà cái sẽ cho tăng margin vùng đỉnh rồi cắt margin ép bán hoảng loạn, vừa có tiền phế vừa mua được giá rẻ làm vòng mới.
Bảo sao công ty chứng khoán nó kiếm tiền còn nhanh và nhiều hơn ngân hàng. Ngân hàng nào cũng đẻ ra một công ty chứng khoán để tranh thủ vặt lông vịt.
Sau những phiên vặt lông như hôm nay, đám vịt bị lột sạch như nhộng kêu quang quác và chửi bới khắp các diễn đàn… Đó chính là lúc phải full margin và tắt app tập trung công việc mình đang làm.
Lúc nào các diễn đàn thi nhau khoe lãi, lúc đó các bạn cứ âm thầm bán, khỏi cần xem chỉ báo làm gì cho phức tạp.
Chơi chứng khoán dễ như vậy thế mà nhiều người không biết kể cũng lạ.
Nghỉ ngơi vui vẻ các bạn. Cơm không ăn, gạo còn đó. Chưa mua thì tuần sau mua đuổi, chưa bán thì ngồi canh lên là bán, lãi là đút túi. Ai vừa mua hôm nay hãy xem như mới gieo hạt đậu xanh trong nước ấm. Nhanh thì 4 ngày là có ăn, thời tiết lạnh xấu có thể kéo dài tới 7 đến 10 ngày, nhưng kiểu gì hạt đậu của bạn sẽ nảy mầm và lớn.
Thị trường này chưa sập được đâu, rung lắc chỉ là chuyện bình thường của thị trường chứng khoán mà thôi.
Có làm mới có ăn, kể là việc lau sàn cũng là có ích cho xã hội.

(Chuyện cũ kể lại - From Mr. R.C)

2 Likes

Thị trường này nên mua hay bán? mua sợ bị úp, bán sợ mất hàng. haha , theo ae thì làm sao đây

Thấy tâm lý đám đông HƯNG PHẤN mạnh mấy hôm nay là rõ rồi, xem ở cái trang topinvest.vn ấy, nó có hiển thị rõ tâm lý đám đông từng cp

TRAO ĐỔI GIÁ TRỊ (value exchange) CHỐN CHỢ ĐỜI
Trò chuyện cùng anh em một chuyện chợ đời thế này.
Anh em có ra chợ bán rau, mở quán phở, làm ở cái xưởng nhỏ hay cái công ty thật to, hoặc đơn giản là ngồi văn phòng 8 tiếng, cuối tháng lãnh lương… thì tất cả đều là ‘Value Exchange’ - trao đổi giá trị.
Chợ đời, dù trên hình thức nào, nó đều là trao đổi giá trị qua lại với nhau: Tôi có giá trị A, anh có giá trị B, chúng ta đồng thuận trao đổi với nhau. Xin nhắc lại là ‘đồng thuận’, chứ không ai ép ai phải trao đổi cả. Cả chuyện tình cảm, yêu vì tình, hay yêu vì tiền, tất cả đều là value exchange, mà value ở đây có thể là cảm xúc, tinh thần do đối phương mang lại; tôi có tiền, em có tình, chúng ta trao đổi.
Thứ giá trị mang ra trao đổi value exchange không nhất thiết phải hữu hình (cầm nắm được), mà có thể là vô hình (cảm xúc và tâm tưởng).
Tôi giúp anh A một ít tiền (có thể gọi là từ thiện), dù anh A không trả lại giá trị nào cụ thể, nhưng cái giá trị tôi đang tìm kiếm là sự công nhận, và giá trị được làm người tốt. Bản chất vẫn là trao đổi.
Cơ chế vận hành ở chợ đời, dù chợ như thế nào, dù hình thức chợ như nào, cốt lõi vận hành của nó đều là sự trao đổi giá trị. Nó không xấu, không tốt, chỉ đơn giản là sự trao đổi ngang bằng: Tôi có A, anh có B, chúng ta đến với nhau.
Trở lại việc anh em đi làm, nếu anh em luôn giữ tâm thế value exchange trong đầu thì chuyện đi làm nó sẽ trở nên rất rõ ràng.
Công ty không trả lương 8 tiếng mỗi ngày mà công ty đang trả trên ‘giá trị’ mà 8 tiếng là người của công ty anh em đang mang lại cho công ty. Đó là tại sao, cùng vị trí, cùng làm 8 tiếng mỗi ngày hoặc có khác nhau về thời gian nhưng công ty nào cũng có người này lãnh tiền cao hơn người kia tận 30-50%, thậm chí là gấp đôi. Câu trả lời là vì giá trị người đó luôn cao hơn trung bình rất xa.
CHO NÊN:

  1. Muốn có thêm tiền và các thứ khác nữa thì phải tăng value của mình lên.
  2. Muốn tăng value mình lên thì không được chờ sếp phải giao việc, phải nhắc hôm nay làm cái này, mai phải làm cái kia… Anh em phải chủ động tự quản việc, không chờ nhắc, cung cấp đúng value và nhiều hơn thế khi có thể.
  3. Đã là chợ đời thì công ty hay ngoài chợ đều giống nhau về bản chất. Người ta mua tô phở thì anh em phải nấu cho nhanh, đưa ra tô phở đầy đặn ngon đẹp mắt dậy mùi thơm… xứng đáng với số tiền người ta bỏ ra, không xứng đáng là người ta bye. Chứ không có khách nào trả tiền để ngồi nghe buôn than: sáng nay anh em đã cực khổ dậy sớm nấu nước lèo như thế nào, hay công sức làm thịt mệt làm sao. Cái người ta cần là tô phở chất lượng. Done!?
  4. Đi làm cũng thế, anh em có gì ở nhà, chuyện tình cảm cá nhân ra sao, trong đầu có chuyện gì đi nữa, sức khoẻ ốm đau thế nào… dù cố châm chước lắm thì anh em vẫn phải hoàn thành tốt công việc và cung cấp giá trị đúng với thoả thuận ban đầu với cty.
  5. Đã là trao đổi giá trị, anh em có quyền ngưng trao đổi (nghỉ làm), đi giao dịch với nơi nào phù hợp và trả giá đúng với giá trị anh em đang cung cấp.
  6. Đừng than tại sao mình làm hoài mà không có tiền, không có quyền… mà hãy trách là tại sao mình không tăng giá trị mình lên.
  7. Công ty thay đổi là bình thường nhưng giá trị mình không tăng theo thời gian thì có nghĩa mình đang đi lùi. Vì ở chợ đời luôn có những làn sóng nhân sự mới với giá trị tương tự mà giá mua thấp hơn rất nhiều.
  8. Nếu sau 35 tuổi, mà anh em chưa hiểu rõ giá trị của mình thế nào, để đem gì ra chợ đời, trao đổi ra sao thì lợi thế cạnh tranh của anh em vô cùng thấp và bấp bênh !
  9. Value tăng đến từ việc anh em làm nhiều + cải tiến tối ưu hoá trong công việc. Value tăng vì anh em đi học thêm ngoài giờ làm việc, để mở rộng nhóm kỹ năng và trải nghiệm của mình lên. Chứ cứ làm nhiêu đó việc mà đòi tăng value thì không thể.
  10. Hôm nay công ty không có gì làm hay ít việc thì nên lo từ từ, chứ đừng có mừng. Vì nó không giúp cho việc mình tăng value.
  11. Đã là nơi trao đổi value, dù bán cá hay bán chất xám, thì đúng giá trị mà trả tiền thôi.
  12. Đừng đưa cảm xúc , tình cảm cá nhân vào chợ đời nhiều quá, người ta thích hay ghét anh em không quá quan trọng, cốt lõi là giá trị trao đổi, mang lại của anh em ở đây là gì.
  13. Có cô thư ký của chú giám đốc, anh em nhìn vào thì thấy cô ấy chẳng làm gì quan trọng mà vẫn nhận lương bằng trưởng phòng. Thật ra là ‘có làm gì’ đấy, nhưng giá trị trao đổi giữa cô ấy và giám đốc, anh em không thấy rõ hết mà thôi. Nên vẫn là value exchange.
  14. Trước tôi quản trị, có nhận 2 đứa vào ngồi chơi, vì là con của các sếp to trên ấy ấy, nhận vào để cho hồ sơ các cháu đẹp tý, có tý rèn luyện từ cơ sở…dù cả ngày chúng nó chẳng đóng góp được gì, đi làm như đi chơi, nhưng đổi lại, giấy tờ cty kẹt cái mà hú các bác nhà chúng nó là việc xong ngay. Nên đây vẫn là trao đổi giá trị. Chúng nó vẫn có giá trị ở chỗ bố chúng nó.

Ok, chốt lại, đừng biến mình thành nạn nhân hay đi làm với tâm lý nạn nhân, đi làm mà trong trong đầu trĩu nặng tâm lý phải-đi-làm. Nhớ là không ai ép anh em phải đi làm cả.
Nếu anh em ‘biết rõ’ giá trị của mình và mình đang cung cấp được giá trị gì… thì không có ai có thể chèn ép anh em được, đồng nghiệp, sếp, hay cả chủ tịch tập đoàn… hoặc giữa đối tác với nhau, càng nắm chắc mình có gì thì mình càng không bị lung lây.
Không ngừng tăng giá trị, đó là để cách anh em bớt cạnh tranh, bớt nghẹt thở, bớt drama khi tham gia chợ đời.
Chợ đời khắc nghiệt nhưng nó công bằng!
Nếu anh em không thấy nó công bằng thì anh em chưa thực sự hiểu rõ quy luật vận hành của chợ đâu, cũng như chưa rõ vị thế mình đang ở đâu trong cái chợ này !
Đừng khóc!
Đừng than van mà hãy tăng giá trị !
Hãy luôn tăng giá trị mình lên để nhận lại giá trị tương xứng. Có thể là tiền nhiều, hoặc là tiền vừa phải + sự công nhận.
Tập thể thao cũng là tăng giá trị bản thân,
Học thêm ngoại ngữ cũng vậy,
Học thêm nghề mới cũng là tăng thêm giá trị,
Học thêm kỹ năng mới cũng là tăng nhiều giá trị.
Sống đàng hoàng tử tế, luôn học hỏi, luôn tu sửa, luôn chủ động làm việc, luôn cải tiến, luôn lắng nghe, biết cám ơn, biết xin lỗi… thì giá trị anh em sẽ tăng với cấp số nhân. Khi đó, dù bước đi đâu thì người ta sẽ đi săn anh em chứ không phải kiểu anh em đi năn nỉ xin việc người ta nữa.

Cheers!

(T.g: Bác 7B Nghệ )

1 Likes