Một số kinh nghiệm rút ra khi đầu tư cổ phiếu

EPS nếu đủ hạch toán 3 dự án năng lượng thì năm nay bao nhiêu bác, bác có thể nói chi tiết cho a em biết không

4 Likes

Chúc anh only sớm kéo siêu phẩm về đúng vị trí :ok_hand:

2 Likes

Mình nghĩ cứ đợi bctc quý 3-4 ra có sự bất ngờ thì mới thú vị! Rồi để thị trường tự định giá! Dự LIG có 1 năm 2022 nhiều điểm nhấn

6 Likes

Nhờ anh cho ý kiến về IDV, cám ơn anh

Cảm ơn bác đã chia sẻ kiến thức cho F0 rất tâm huyết, bác cho em xin tài liệu file định giá cổ phiếu, phân tích FA doanh nghiệp với ạ. Email em: thanhtrung1607@gmail.com. Em cảm ơn bác

2 Likes

Nhờ anh xem giúp em DDV với ạ.

bác cho em chút kinh nghiệm về…FTM…mai là 3 ce ạ

8 Likes

Bác cho em xin thông tin email hoangtan505@gmail.com. Cảm ơn bác.

2 Likes

Cp này mình chịu luôn! Không review được

1 Likes

Sóng thôi bạn!

1 Likes

Thanks anh ạ.

Anh oi, anh cho e xin tham khảo file đánh giá cổ phiếu và đinh giá doanh nghiệp với a. Cho e xin thêm file anh định giá HTN . Email thanhlan1279@gmail.com. Em cám ơn.

2 Likes

hình ảnh

Câu chuyện cắt lỗ

Tại sao cắt lỗ luôn là bài toán khó với nhiều người! Thực tế nhiều khi vì chưa có kinh nghiệm nên thường trì hoãn việc cutloss dẫn đến khi bị lỗ quá mức thì thường nhà đầu tư sẽ buông tức là thả trôi danh mục! Nhất là ndt mới rất dễ bỏ rơi danh mục đang cầm! Giai đoạn đầu khi mới chơi thấy tài khoản có lãi là rất vui, ngày nào cũng lôi danh mục ra xem! Thế nhưng có thể sau 1-2 tháng dòng tiền rút đi khỏi ngành và cp mà bạn nắm giữ thì bắt đầu lỗ! Do không biết làm gì thì chỉ đơn giản là “chờ lên 1 chút” rồi bán cutloss nhẹ hoặc hoà vốn! Nhưng việc chờ lên này phần lớn bị sai khiến Danh mục tiếp tục thua lỗ và ndt quyết định “gồng lỗ” một cách miễn cưỡng!

Lý do vì sao bạn nên cutloss một cách quyết liệt. Một cp thua lỗ vì một trong những lý do sau:

  1. Mua sai điểm mua
  2. Tăng quá nóng - bị đầu cơ quá mức
  3. Dòng tiền thông minh rút đi
    ….

Tất cả các lý do này đều xứng đáng để bạn cutloss và ngồi đánh giá lại về việc có nên mua lại chính cp đã cutloss hay đổi sang một cổ phiếu khác ổn định và có cơ hội tăng giá tốt hơn?

Bạn chỉ cần trì hoãn cutloss 8-10% một lần là sẽ có lần thứ 2 và bạn sẽ rất khó cutloss khi thấy tài khoản thua lỗ tiếp 15-20% với các cp!

Một danh mục cổ phiếu xứng đáng phải đảm bảo sau 2 tuần đến 1 tháng cầm toàn màu xanh! Nhất là với giai đoạn thị trường khó và rủi ro như hiện tại thì màu xanh đó càng củng cố việc bạn lựa chọn đúng Dn để nắm giữ!

Giai đoạn này mở mua mới cực khó nếu bạn không biết định giá và lại rủi ro hơn khi bạn chưa từng biết cutloss và xử lý những tình huống thua lỗ! Chưa kể bạn mua cổ phiếu dàn trải mà không hiểu gì về cổ phiếu! Không tìm được lý do vì sao cổ phiếu đó cần tăng giá và vì sao nên nắm giữ lâu dài?

Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng việc cutloss giống như việc bán đi một cổ phiếu đã suy yếu về dòng tiền và đổi qua một cổ phiếu tốt với dòng tiền khỏe với kỳ vọng tăng giá tốt thì việc thực hiện trở nên rất dễ dàng! Tất nhiên tâm lý khi thấy bị thua lỗ thực sự khó để chấp nhận nhưng trên thị trường chứng khoán thì sớm hay muộn bạn sẽ trải qua! Quan trọng bạn rút ra kinh nghiệm gì từ những bài học thấm thía và đau đớn đó! Phần lớn nhà đầu tư sau khi cutloss sẽ cảm nhận vết thương lòng và ít người nhìn nhận lại một cách nghiêm túc! Một số thì cố gắng tìm kiếm cổ phiếu để gỡ lại thật nhanh số tiền đã thua nhưng thực tế không hề dễ dàng đến vậy! Mọi khoản đầu tư cần thời gian để lớn nên nếu bạn sốt ruột và không kiên nhẫn thì việc bạn tiếp tục thua lỗ là đương nhiên!

Thế nên việc đối diện với thực tế để cứ lý tình huống cực kỳ quan trọng! Trong vài chục cuốn sách tôi giới thiệu nếu bạn đọc kỹ đều có viết về việc xử lý tình huống khi bạn mua sai cổ phiếu như thế nào! Đơn giản vì bạn lười không đọc hoặc đọc lướt nên bạn không biết nên xử lý như thế nào dù sách đã dạy rất nhiều!

Rất nhiều sách viết về cách lựa chọn DN theo tiêu chí nhưng bạn đâu có đọc? Bạn luôn nắm mọi cái mơ hồ, không hiểu gì về đầu tư nhưng lại mong muốn một tỷ suất lợi nhuận cao? Việc đi đúng hướng và sai hướng trong một thị trường tính đầu cơ cao như hiện tại khá khó phân biệt và nếu bạn không tỉnh táo thì việc sa đà vào những cổ phiếu đầu cơ vì thấy vẫn có lãi thì tôi sợ rằng chỉ cần một cú đi sai đường cuối cùng bạn sẽ mất rất nhiều!

Luôn thận trọng, cẩn thận nhưng cần quyết đoán khi xử lý tình huống!

Việc cutloss sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn hiểu vì sao nên cutloss! Tất nhiên sẽ luôn có những cổ phiếu “ngoại lệ” nhưng bạn nên làm tốt việc cutloss theo nguyên tắc đã! Khi trải nghiệm đủ thì việc ngoại lệ đôi khi sẽ xuất hiện nhưng sẽ không nhiều vì phần lớn ngoại lệ đều sai!

Nếu không cutloss thì bạn sẽ cụt dần vốn và lúc đó thấy cơ hội nhưng không còn tiền đầu tư thì bạn sẽ như thế nào?

Suy ngẫm thật kỹ! Đừng trì hoãn nếu thấy danh mục một màu đỏ thì sáng mai cho lên đường sớm! Bán đi những cổ phiếu thua lỗ để tìm những cổ phiếu xứng đáng hơn đưa vào danh mục đầu tư của bạn!

Chân thành!

18 Likes

Rất cảm ơn những chia sẻ của anh. Bài học đầu tiên mà em học được để bảo vệ tiền (vốn + lời ) của mình chính là quy tắc cutloss, kinh nghiệm rút ra từ những lần gồng lỗ lên đến -20% (mất kha khá thời gian để kiếm lại và bỏ qua nhiều cơ hội) nên giờ mua CP là xác định luôn điểm cutloss anh ạ :sweat_smile:

2 Likes

Xin a An một vài tựa Sách hay và hiệu quả!!!

1 Likes

anh An giỏi quá ạ

Sách nhiều mà em! Kinh nghiệm là cứ đọc hết tất cả sách về chứng khoán thì sẽ tìm được cuốn ưng ý! Như anh khoái cuốn của Mark, Oneil.

7 Likes

Lig Giá này còn mua được không anh ạ?

Kinh moi Bac xem ket qua kinh doanh moi nhat- update ngay chieu toi hom nay 21 oct 2021

Quỹ âm thầm vào cuộc ( các Bé thích đùa nhưng rất trình độ)

Chào anh An. Rất ngẫu nhiên mới đọc bài của anh, rồi ngồi đọc, cảm ơn những điều anh chia sẻ. Anh cho em xin file cách tính với định giá LIG với anh ạ, Em cám ơn. mail của em ạ: tranthien.v9@gmail.com.

2 Likes