Vì tin tưởng vào một nền kinh tế non trẻ và còn phát triển xa hơn nữa nên có những dự án năng lượng như của Trung Quốc, Singapore đầu tư vào VN, đó là mấy dự án lớn. Nhưng không phải họ thi công luôn, họ có giai đoạn đầu tư xây dựng theo kế hoạch đoàng hoàng. Để hoàn thiện cũng phải 3-5 năm.
Các dự án của VN về thủy điện, năng lượng mặt trời, điện gió,… cũng tương tự.
Xét một công ty, xem công ty đó chiếm tỉ trọng phát điện bao nhiêu? Xây dựng bao nhiêu? Bất động sản bao nhiêu?,… Đừng nhìn có chữ điện mà lao vào. Ví dụ có ông chuyên phát điện, việc cắt giảm sản lượng đã giảm lợi nhuận rồi.
Ông có mảng xây dựng, bất động sản nữa thì giãn cách đã giảm lợi nhuận ra sao? Phải tính toán, ước tính được tỉ trọng trong doanh nghiệp, sản lượng trong quý vừa qua. Kỳ vọng vào quý tiếp theo.
Còn tôi nói rồi, nếu sống chết được cứ sống chết với doanh nghiệp có nền tảng tốt, chỉ là mất thời gian thôi. Vấn đề bạn chọn con đường nào? hay vài bữa nửa tháng, chẳng thấy nó lên, thôi lại cắt lỗ.
Chính sách TQ nó liên quan đến cắt giảm lượng khí thải, thủy điện mùa này được mùa, thiếu sao nổi? Họ đưa ra cũng là kìm hãm như tôi đã nói, chỉ có vấn đề những doanh nghiệp đục nước thả câu. Họ kìm hãm tăng trưởng nóng chính là kìm lạm phát. Một chính sách vĩ mô về sự ổn định nền kinh tế của họ cũng như toàn cầu. Khi khủng hoảng toàn cầu thì liệu mình có tránh nổi khủng hoảng không? Ai là người lầm than nhất, chính là dân, dân không có ruộng đồng, dân lao động trong nhà máy xí nghiệp,…
Than mình không nghiên cứu, nhưng về lâu dài thì nó ổn, vấn đề nó sẽ bị chi phối để bình ổn nền kinh tế. Khai thác quá mức cũng sẽ bị trả giá ở tương lai, rồi giá cả leo thang sẽ sinh ra than lậu, ảnh hưởng kinh tế, chính trị,… Còn việc phát triển nhiệt điện bù đắp thiếu hụt tương lai là đương nhiên, và than sẽ hưởng lợi. vấn đề cân đối điểm rơi lợi nhuận của các công ty mà có điểm vào phù hợp.
Kể cả dầu hay khí cũng thế. VN khai thác, giá bán tầm 50usd mới có lãi, nhưng lên trên 80-85 thì sẽ có nhiều mỏ lậu, nhất là ở Mỹ (mỏ đá phiên mọc lên nhanh như nấm ngay), ảnh hưởng đến lợi ích Mỹ, Nga lại chiếm lợi thế. Đồng thời giá quá cao sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Vì vậy, chính sách các nước lớn sẽ can thiệp để giá cả không neo thang như những năm thời kỳ trước. Nếu không, hậu quả khó lường.
Cùng là điện nhưng không phải mã nào cũng tốt cả a ạ. TQ đang gặp vấn đề khi phát triển điện NLTT ồ ạt để thay điện than…Ở VN thì điện NLTT không có quy hoạch rõ ràng >> xây dựng loạn lên mà giờ có nguy cơ phá sản hàng loạt do bị cắt giảm tải trọng. Trong khi vốn đi vay 70%…Giá khí cao khủng khiếp thì điện khí có thể mất lợi thế. Còn thuỷ điện và điện than dùng than nội địa theo hợp đồng bao tiêu theo sản lượng đã đăng ký sẽ có lợi thế
Thế nên anh mới lấy cái ví dụ, có ông quản lý vận hành thủy điện nhưng chỉ chiếm 30% chẳng hạn, còn lại ông ấy có xây dựng thủy điện, hay thêm bất động sản chẳng hạn,… Nên phải nghiên cứu kỹ, rồi giá cả đầu vào nữa + Sản lượng tiêu thụ theo cục điều tiết. Hợp đồng ký rồi vẫn khó điều chỉnh và khi điều chỉnh sẽ mất thời gian, có khi 3-4 tháng chưa xong. Do đó cần xem xét kỹ, chứ không nghe TQ khủng hoảng (chưa hiểu nội tình khủng hoảng đó là do cái gì), nghĩ ngay đến VN thiếu. Không phải… Các vấn đề khác cũng xem xét tương tự để có lựa chọn tốt, tránh thiệt hại cho khoản đầu tư của mình.
Vâng. Đầu tư mã nào thì cũng phải soi vào nội tại của doanh nghiệp, tiềm năng như thế nào. Nếu mà đầu tư lướt sóng thì ăn theo sóng ngành chắc cũng có lãi t3 a ạ
Thị trường ở giai đoạn dở dở ương ương, rủi ro và cơ hội ngang nhau, nên cũng không dễ đánh T3, chỉ phù hợp có nền tốt (đã có cổ phiếu) để đánh T0 hoặc T1, cùng lắm T2, sẽ hạn chế rủi ro.
Mặt bằng chung, xét các mã ngon thì cơ bản đều đã tăng kha khá nên càng có rủi ro tiềm ẩn. Các mã kỳ vọng còn lại thì cũng chiết khấu chưa đủ tốt để thu hút nhà đầu tư.
Midcap và smallcap chưa có dấu hiệu ngừng tăng hoặc chỉnh, nếu VN30 không giảm sâu thì index sẽ cơ bản giữ sideway trong biên độ 1330-1365 hoặc rộng hơn. chờ tín hiệu.
Giai đoạn này chưa thể mạnh tay được, phải ôm cây đợi thỏ. Có cơ hội mới vào tiền, không thì thôi cho lành.
Đầu tư thì an toàn đặt lên hàng đầu. Nhưng với VNI hiện tại thì em nghĩ nó sẽ SW và đi lên chứ khó chỉnh sâu tiếp a ạ. Những cái xấu nó đều bung cả rồi. Giờ là kỳ vọng vào phục hồi của quý IV
Một số ngân hàng đã trích dự phòng nợ xấu trong quý 2 thì quý 3 sẽ sụt giảm đỡ hơn, còn lại đa số có thể chưa trích lập đầy đủ. Nên lúc này ngóng chờ ngân hàng là chủ yếu. Và giá chiết khấu cũng chưa đủ tốt nên chưa có nhiều nhà đầu tư tham gia. Chất lượng tài sản thì khó đánh giá hết được nên những người không có chuyên môn sẽ lưỡng lự.
Nếu tính ước tính thì nợ xấu có thể phải trích lập khoảng 6-7% gì đó hoặc cao hơn. Nên nhiều ngân hàng sẽ phải trích nhiều hơn, gây sụt giảm lợi nhuận. Do đó nhà đầu chờ vào kết quả của ngân hàng là chủ yếu, nếu tích cực thì hỗ trợ rất tốt cho index.
Đâu có dễ thế, giữ thị trường là mục tiêu quan trọng lúc này, các mã cơ bản tốt có kỳ vọng tốt ở quý 3 cũng đã tăng tương đối, nên chắc chắn phải chỉnh để đồng pha khi các báo cáo quý 3 ra, chỉnh như thế nào lại là vấn đề, giữ index ở mức thấp, có nghĩa đỡ phải chỉnh nhiều, nhưng index tiến lên cao hơn thì lại cả một vấn đề lớn.
Đồng thời cũng phải có các tin tốt khác, dịch ngày càng đỡ, vắc xin phủ nhiều hơn, vắc xin nội được cấp phép, các gói kích đỡ hồi phục kinh tế, giá cả giảm,… thì mới đủ kích kỳ vọng quý 4 được. Và khi đó index mới tiến được.
Rồi thời gian có cho phép không? Các vấn đề bất ngờ xảy ra trên thế giới có xảy ra không?.. Cho nên phải cân đối các vấn đề mà có kế hoạch vốn an toàn. Không phải là bi quan mà chỉ là phòng thủ, không được hưng phấn quá mức mà chỉ được lạc quan.
Anh có chơi, nếu ai theo chân anh thì biết anh có cầm hàng nóng. Anh mua đợt giá nền rẻ nên cứ để đó, khi có sóng thì anh mua thêm và lướt vài ba cây CE là thoát, anh có hàng sẵn để thoát, cái nền thì anh vẫn giữ đó. Đợt nó gấp 4 thì anh bán, chỉ để lại giá vốn ban đầu.
Do nó nguy hiểm và rủi ro cao nên anh không muốn bày cho ai cả.
Hàng sóng anh cũng có đánh, cơ bản cũng đánh mà hàng lái cũng đánh. Hàng lướt trên hàng cơ bản cũng đánh.
Vấn đề bày trên này không phải đơn giản, sai là bị chửi bục mặt nên anh không bày. Chẳng ảnh hưởng gì đến anh nhưng như thế mục đích của anh không còn nguyên vẹn nữa. Lên diễn đàn để có ích chứ không phải để cãi nhau.
Hàng cơ bản nhưng đôi lúc đánh giá nhận định điểm vào ra vẫn sai, cũng vẫn áy náy với một số người. Nhưng chung quy lại, mình không thể lường hết được các vấn đề. Luôn có sai số và không may vào ai thì cũng thông cảm cho tôi.
Ước tính đến quý 3 nó tăng trưởng khoảng 100% lợi nhuận so với cùng kỳ, đạt 300% chỉ tiêu kế hoạch. Vấn đề bây giờ là giá đầu vào tăng, nên đỉnh neo đậu quanh đây. Có lời hạ tỉ trọng hoặc chốt. Vì dầu và khí cao, vận chuyển đắt đỏ,… sẽ làm cho giảm lợi nhuận quý tiếp theo. Và anh nhớ là trong quý 3 có lịch bảo dưỡng 2 tuần gì đó, không biết đã thực hiện chưa hay di chuyển sang quý 4. Cái đó cần phải xem xét.
Giá cổ phiếu cũng đã tăng gấp hơn 2 lần. Vậy cân nhắc thôi, chứ anh không dám quyết. Nếu theo định giá, thì anh đã định giá nó tầm 34-35