Phiếm bàn về bất động sản

, ,

chân sóng thần cổ đất nay tới sang năm.dự đỉnh cuối 2025 hoặc đầu 2026.lâu.không biết đường lần.:laughing:

1 Likes

Chờ nghị định 65 sửa đổi đi

Để Mị nói cho mà nghe

Tin vui cho thị trường bất động sản

2023-02-24 11:09
“ Rốt cuộc, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã ban hành một động thái lớn đối với thị trường bất động sản, sau cùng thì thị trường bất động sản vẫn cúi đầu trước vốn Vào nửa đêm ngày 20 tháng 2, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã ban hành “Chứng khoán Trung Quốc Ủy ban điều tiết đã khởi động chương trình thí điểm quỹ đầu tư cổ phần tư nhân vào bất động sản để hỗ trợ sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường bất động sản” và chính thức khởi động chương trình thí điểm quỹ lỗi bất động sản.

Ngày nay, người giàu có thể trực tiếp mua bất động sản và đầu tư nhầm vào bất động sản, tương đương với việc gián tiếp mua bất động sản đầu tư, theo quy định của Ủy ban Giám sát, “quỹ đầu tư cổ phần tư nhân bất động sản” có thể đầu tư vào cổ phần nhà ở thương mại, định hướng thị trường nhà ở giá rẻ, nhà ở cho thuê và nhà ở thương mại. , cơ sở hạ tầng, v.v.

Thái độ chính thức đối với thị trường bất động sản không cho phép các tổ chức đầu cơ vào bất động sản. Trong các chu kỳ điều tiết lớn trước đây, nhiều thành phố đã cấm các pháp nhân và nhóm mua nhà. Cho đến tháng 6 năm 2022, Hợp Phì một lần nữa cho phép pháp nhân mua nhà, và các tổ chức chưa hợp nhất mua nhà trong cộng đồng.Nhà ở thương mại và nhà ở cũ được xây dựng mới ở Trung Quốc đã mở đầu cho việc cho phép các tổ chức mua nhà ở.

Trong bối cảnh như vậy, thị trường vẫn có động lực nhất định, theo dữ liệu từ trang web chính thức của Hiệp hội Quỹ Trung Quốc, đến cuối năm 2022, sẽ có 838 quỹ đầu tư bất động sản tư nhân, với quy mô 443 tỷ nhân dân tệ và cơ sở hạ tầng cơ bản của quỹ cổ phần tư nhân 1424. Chỉ riêng, quy mô thành phố là 1,21 nghìn tỷ đô la, chủ yếu được đầu tư vào bất động sản thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, hậu cần và kho bãi, kỹ thuật đô thị, phát triển và xây dựng, v.v.

Đến cuối năm 2022, quy mô toàn bộ quỹ cổ phần tư nhân sẽ lên tới 20 nghìn tỷ nhân dân tệ và “quỹ bất động sản cổ phần tư nhân” sẽ chỉ là 404,3 tỷ nhân dân tệ, thậm chí không bằng một phần nhỏ so với quy mô của toàn bộ quỹ này. cũng cho thấy còn nhiều dư địa cho sự phát triển bền vững trong tương lai và có thể sẽ có thêm dòng vốn chảy vào các quỹ BĐS cổ phần. “

Ko chịu nổi nhiệt, nửa đếm 24/2/2023 Uỷ ban chứng khoán trung quốc đã cho phép các quĩ tham gia mua BĐS. Trước đây pháp nhân ko được mua nhà vì sợ găm hàng đẩy giá lên, nay thì phải hãm đà rơi của giá nhà đã rồi mới tính sau.

Đương nhiên các quĩ được phép mua nhà nhưng ko được mua đi bán lại. Vậy cách đơn giản nhất là bọn họ sẽ cho thuê. Đại khái thuê nhà 10 năm trở lên, bên đi thuê sẽ đặt cọc 95% giá trị nhà. Nếu bên đi thuê ko có nhu cầu thuê nữa thì phải giới thiệu người thuê mới cho chủ nhà, vậy là quĩ lại bán căn hộ đó cho người mua tiếp theo bla bla bla

Đó là cách đơn giản nhất để các quĩ xuống tiền mua nhà, ngoài ra còn vô số cách khác để quĩ có thể kinh doanh BĐS. Chả lẽ mua nhà để nuôi chuột với muỗi à? Chả thế mà doanh số bán nhà sau tết có thành phố tăng 300%, nơi khác đua 500% đến 1000%. Vui đáo để

2 Likes

Tưởng dân Tàu và dân Vịt luôn ao ước giá nhà cắm mỏ càng sâu càng tốt mà nhỉ! :laughing: :laughing:

1 Likes

Để Mị nói cho mà nghe
Tổng vốn các quĩ tư nhân trung quốc là 20.000 tỏi nhân dân tệ. Bọn họ mang tiền mua vàng, cao su, sắt thép, nuôi lợn …đủ các kiểu con đà điều, thế nhưng bị cấm mua BĐS. Chỉ thể nhân mới được mua BĐS, còn pháp nhân dạng quĩ bị cấm tiệt. Nếu muốn dùng tiền đổ vào BĐS thì các quĩ phải xin được giấy phép riêng.

Do mua BĐS nhiêu khê như thế nên số tiền các quĩ đổ vào BĐS chỉ là 404.3 tỉ CNY, xấp xỉ 2%. Thế nhưng với việc Uỷ ban chứng khoán trung quốc tháo cống cho phép rót tiền vào mảng BĐS, có thể thấy tổng quĩ sẽ nhanh chóng tăng gấp rưỡi lên 30.000 tỏi CNY và lượng tiền khá nhớn sẽ rót vô mảng này. Áng chừng sau 1 quí nữa , khi đã tìm hiểu được các ngóc ngách thì dòng tiền sẽ ào ạt vô BĐS. Chủ yếu nhất là các thủ tục liên quan tới khâu làm sổ đỏ được rõ ràng là tiền sẽ nhảy vô.

1 Likes

Kể mà thg TQ nó cho du lịch và bay với VN thì cũng kiếm lại đc ít tiền mà nó ko cho

1 Likes

Hãy chú ý đến các cơ hội bố trí của chuỗi bất động sản!

2023-02-27 08:00
“ Theo số liệu của Cục Thống kê, vào tháng 1 năm 2023, chỉ số giá nhà ở thương mại mới tại 70 thành phố trên cả nước đã tăng 0,0% so với tháng trước, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2022, chỉ số này ngừng giảm. Cụ thể, giá bán nhà ở thương mại tại các thành phố loại 1 tăng theo tháng, trong khi mức giảm theo tháng tại các thành phố loại 2 và loại 3 chậm lại. Theo dữ liệu của Shell, lượng giao dịch trung bình hàng ngày của nhà ở cũ tại 50 thành phố trọng điểm trong hai tuần đầu tiên của tháng 2 tăng khoảng 90% so với cùng kỳ tháng 1, cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng đối với nhà ở đã qua sử dụng đã tăng lên. được cải thiện đáng kể. “

Chỉ cần giá nhà ngừng rơi là lượng giao dịch tăng gấp đôi. Khi lượng tăng mạnh hơn nữa thì giá sẽ lon ton theo sau

Có nên giải cứu dòng BĐS ko?

Câu trả lời của chúng ta là có và ko.

A.Lí do ko

a1.Năm 2011 cả nước kêu gào phải giải cứu dòng bank và BĐS, cuối cùng cả 2 đều được cứu nhưng lại đi theo các con đường khác nhau. Với dòng bank sau khi nhà nước cắn răng bỏ tiền mua mấy ngân hàng 0 đồng thì bọn họ tự cứu bản thân thông qua áp dụng tiêu chuẩn Basel 1,2,3 và hạ dần tỉ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Tức dòng bank có nhưng hành động cụ thể để ngăn ngừa tái phát tình trạng cũ.

Còn dòng BĐS chẳng hề có biện pháp nào ngăn ngừa sẽ phải giải cứu thêm. Thay vào đó, tất cả dòng bank từ doanh nghiệp tới hiệp hội BĐS đều chỉ kêu gào bơm tiền và thay đổi chính sách. Điều đó gây cho xã hội ấn tượng dòng BĐS gặp nạn là do cấp trên ko đủ quan tâm và trói tay trói chân bọn họ. Cứ như thế thì trong tương lai sẽ còn phải giải cứu dòng BĐS thêm nhiều lần nữa.

a2.Nếu giải cứu dòng BĐS như trước đây, dùng vốn ngân sách nhà nước thì ko nên làm. Hễ dùng tới vốn ngân sách nhà nước dù dưới bất kì hình thức nào thì đều ko được. Đơn giản vì nhà nước còn phải đang huy động trái phiếu, tức dùng tiền thuế của người dân để trả lãi vay. Vậy tại sao người nghèo nhất lại phải còng lưng gánh vác tiền lãi cho mấy ông chủ bất động sản đi vay ưu đãi?

Bơm tiền vào mảng nào đó của nền kinh tế rồi từ đó gián tiếp hỗ trợ BĐS cũng ko nên. Bởi kinh tế học chỉ ra rằng nhà nước chỉ nên gánh vác 15% nền kinh tế , tức những mảng xương xẩu như đường sắt gì đó, còn lại thì để nền kinh tế tự vận hành. Lúc này tỉ lệ chính phủ can thiệp vào kinh tế của chúng ta đã quá cao, hậu quả là hiệu lực 1 đồng bỏ ra khó lòng mang lại 1 đồng lãi thậm chí có khi phải mất 5-6 đồng mới cho ra 1 đồng lãi.

Vậy thì tại sao nhà nước phải can thiệp thêm vào mảng béo bở kia, biết đâu sau khi qua truông thì chính đám BĐS quay ra cắn lại vì “chính quyền tranh ăn với dân”. Thực tế khi mĩ mua cổ phiếu AIG đang rơi xuống vực vào năm 2008 để cứu nó khỏi phá sản thì mọi người đều hoan nghênh. Nhưng tới lúc kinh tế phục hồi, giá cổ phiếu AIG tăng , chính quyền rút tiền về thì cổ đông AIG lại quay ra kiện chính quyền kiếm ăn trên khó khăn túng quẫn của doanh nghiệp.

a3.Khối BĐS chưa hề cò hội thảo đánh giá hiệu quả gói hỗ trợ 30.000 tỉ lần trước. Xem gói ấy có gì được và chưa được, bản thân khối BĐS cũng ko hề có biện pháp tính đến hiệu ứng lan toả của gói 30.000 tỉ. Tức khối BĐS vẫn đứng ngoài mảng làm nhà cho người có thu nhập thấp và nhà cho thuê, chủ yếu chực chờ ngân sách chứ ko chịu chủ động xã hội hoá việc làm nhà cho thuê và làm nhà cho người có thu nhập thấp. Cứ thử tổng kết xem nếu bóc tách gói 30.000 tỉ ra thì khối BĐS đã rót bao nhiêu tiền cho mảng này? Đại khái khi có điều kiện nhưng ko chịu đóng góp, đến lúc khó khăn mới lăn ra ăn vạ thì bản thân khối BĐS nên tự xem xét

a4.Khối BĐS đóng góp quá ít cho xã hội, tức bọn họ chỉ mải mê với đất đai nhà cửa chứ chả có mấy người chịu bỏ tiền sang đầu tư những mảng sản xuất dịch vụ khác, đặc biệt là góp phần xây dựng vùng sâu vùng xa. Ví dụ trích lãi để đầu tư làm điện mặt trời, điện gió ở nhưng nơi lưới điện quốc gia còn hạn chế

B.Nên cứu

Thế nhưng mảng BĐS cùng các nhánh liên quan chiếm hơn 20% nền kinh tế và 40% thị trường chứng khoán, nếu ko cứu nó sẽ gây ra đổ vỡ và thiệt hại còn lớn hơn gấp bội. Vậy vấn đề chỉ còn là cứu cách nào? Câu trả lời đương nhiên là chỉ dùng chính sách chứ ko dùng tiền.

Ở đây chúng ta ko nói tới việc nới lỏng chính sách triển khai dự án và bán hàng hiện tại của khối BĐS, trái lại càng phải xiết chặt hơn nữa.Phải khống chế chặt chẽ doanh nghiệp BĐS từ tỉ lệ vốn chủ sở hữu so với vốn đi vay và huy động vốn, quá trình lập hồ sơ xin dự án đến khâu cấp giấy phép xây dựng và bán hàng khi chưa hoàn thiện căn hộ. Chúng ta cần xiết chặt hơn toàn bộ quá trình này chỉ với 1 mục tiêu: đảm bảo quyền lợi người mua nhà tức giữ gìn sự ổn định của xã hội. Đa phần các vụ kiện cáo tập thể đều dính tới BĐS.

Nhưng xiết chặt khía cạnh này thì chúng ta nên mở cửa khác cho BĐS có cơ hội phát triển. Trường hợp dễ làm là ban hành mấy nghị định hoặc thông tư liên bộ, thậm chí đơn giản hơn chỉ cần văn bản của Uỷ ban chứng khoán là được. Đại khái UBCK hi sinh chút chút là xong. Tuy nhiên đó đều là mấy biện pháp cấp cứu, tác động lâu dài bị hạn chế.

Như vậy chúng ta loại trừ việc bơm tiền và nới lỏng chính sách hiện tại, thậm chí còn phải xiết chặt hơn và ban hành nhiều văn bản hơn theo hướng đó để ngăn ngừa tái diễn tình trạng phải hô hào giải cứu BĐS sau này.

Xin nêu 1 khía cạnh thuộc loại khó khăn trong việc giải cứu BĐS : đó là ban hành chính sách tạo điều kiện cho khối BĐS đầu tư ra nước ngoài, mua BĐS ở nước ngoài. Bởi vì

b1.Trước hết điều này thể hiện “vận nước đang lên”, tức chúng ta ko chỉ nhận viện trợ nữa mà đã tới giai đoạn có nghĩa vụ với quốc tế

b2.Nguồn tiền nước ngoài cực nhớn, đa phần họ sẵn lòng cho vay mà ko cần thế chấp trong giai đoạn BĐS làm ăn thuận lợi. Do đó tài sản ở nước ngoài chính là mồi câu tiền trong những giai đoạn khó khăn

Đại khái đi sâu vào mặt này sẽ có nhiều quan điểm trái chiều nên em mới nói đây là việc khó làm, nhưng về lâu dài nó sẽ mang lại hiệu quả cân đối nguồn vốn,xã hội hoá nguồn vốn ở nhiều mặt chứ ko riêng gì BĐS

Túm váy lại: sai lầm lớn nhất của khối BĐS trong giai đoạn vừa qua là hoàn toàn đổ lỗi khó khăn do ngoại cảnh quốc tế hay thay đổi chính sách. Chính ngành BĐS gặp khó là vì hoàn toàn ko hề rút kinh nghiệm những sai lầm trước cuộc khủng hoảng 2011 cho nên tự làm khó mình. Do vậy giải cứu BĐS là phải xiết chặt chính sách hiện hành hơn để ngăn ngừa lại phải giải cứu lần 3 lần 4 , đống thời nghiên cứu ban hành chính sách mới để tận dụng dòng vốn quốc tế

Để Mị nói cho mà nghe

Chọn mua cổ phiếu BĐS nào?

Năm 2019 mr Buffett bỏ ra 10 tỉ đô mua mã OXY. Đến tháng 10/2020 10 tỉ đô đó mất giá 93% chỉ còn 700 triệu và media hỏi “ bao giờ mr Buffett bị mất quần đùi?”. Thế nhưng tháng 6/2022 700 triệu đó lại tăng giá 14 lần để trở thành 10 tỉ đô ban đầu và mọi người dự tính đến năm 2025 nó lại nở thành 50 tỉ đô tức tăng giá 70 lần chỉ trong thời gian 5 năm từ 2020 đến 2025. Đó là chuyện của mr Buffett.

Năm 2022 các mã BĐS của chúng ta cũng bị mất giá dã man con ngan như OXY của mr Buffett. Thế nhưng chúng ta có thể khẳng định trong số các mã BĐS đó cũng sẽ có những mã hồi phục nhanh hơn, tức có thể tăng giá tới 100 lần chỉ trong thời gian ngắn hơn 5 năm. Vậy đó là những mã nào?

Năm ngoái khi dòng BĐS mất giá, tiếng kêu đòi hỏi giải cứu BĐS vang khắp nơi. Cái thối nhất là mọi người đổ riệt nguyên nhân cho hoàn cảnh khách quan và môi trường chính sách thay đổi. Media thậm chí còn cho rằng chỉ cần điều chỉnh nghị định 65 theo hướng nới lỏng và bơm chút tiền là dòng BĐS sẽ qua cơn bĩ cực. Tuy nhiên điều chỉnh nghị định 65 có đảm bảo vài năm sau chúng ta sẽ lại ko phải giải cứu dòng BĐS nữa hay ko?

Bởi đến năm 2016 chúng ta vẫn còn phải dùng phần đuôi của gói 30.000 tỉ cùng vài biện pháp khác để cứu BĐS. Đến nay chỉ sau 6 năm lại phải kêu gào giải cứu lần thứ 2 thì rõ ràng vấn đề ko phải ở đó.

Có thể nói nghị định 65 là hàng rào phòng hộ sắt ngăn ngừa các mã BĐS đi sai đường. Mấy ông BĐS lách luật thò đầu chui qua hàng rào phòng hộ bị mắc kẹt nên đòi phá rào đi, thật là quá đáng. Có thể thấy nếu điều chỉnh nghị định 65 để ngăn ngừa khối BĐS lại gây hoạ trong tương lai thì phải triển khai theo hướng xiết chặt hơn nữa, và mấy tên mắc kẹt sẽ chết chắc. Vì thế phải xây tường ngăn cản lách luật trước rồi mới lấy xà beng nới rộng khoảng cách cho mấy con giời kia thụt đầu về.

Và vấn đề nằm ở đây. Nghị định 65 chính là hòn đá thử vàng sàng lọc các mã BĐS. Mã BĐS nào có thể sống ung dung kể cả khi xiết chặt nghị định 65 hơn nữa thì đó chính là những mã có tiềm năng tăng hàng trăm lần trong thời gian ngắn hơn 5 năm của mr Buffett.

Chúc các bác tìm được Bạch Mã Hoàng Tử của đời mình để trao thân gửi phận.

2 Likes

Chuẩn

Tương lai xa là vậy tuy nhiên có sống đc zai ko đây

1 Likes

Chọn Dig như chủ pic nhé các bạn, nhiều thanh niên thờ a7 giờ lặn mất đâu rồi, chết cười thói đời :rofl:

Để Mị nói cho mà nghe

Dữ liệu quan trọng được công bố! Tín hiệu mới nhất từ ​​thị trường bất động sản là đây

2023-03-16 18:30
“ Vào ngày 16 tháng 3, Cục Thống kê Quốc gia đã công bố dữ liệu giá nhà đất tháng 2. Số lượng các thành phố có giá nhà đất tăng đã tăng lên đáng kể và thị trường có dấu hiệu phục hồi.

Trong số 70 thành phố lớn và vừa trong tháng 2, giá bán nhà ở thương mại mới và nhà ở đã qua sử dụng tăng theo tháng ở 55 và 40 thành phố, tương ứng tăng 19 và 27 so với tháng trước. “

Cách đây hơn 1 tiếng, rốt cuộc tin tức chúng ta đang chờ cũng đã tới : giá nhà trung quốc tháng 2 đã đạt điểm uốn. Trong comment trước chúng ta mới chỉ nói BĐS kìm hãm đà rơi, nhưng lúc này thì có thể nói là BĐS đã quay đầu đi lên.

Giá nhà tại các thành phố cấp 3 cũng đã ngừng rơi rồi. Như vậy đã hình thành đà lên về mặt định tính. Chờ thêm dữ liệu về mặt định lượng là ok con dê : đó là dữ liệu đấu thầu bán đất tăng lên. Bên trung quốc khống chế thời gian triển khai dự án rất chặt, mua đất lập dự án xong mà sau 2 năm ko triển khai sẽ bị tịch thu. Do đó khi dữ liệu bán đất tăng cũng là lúc dòng BĐS khởi động lại.

Công nhận mũi mấy bé sắt thép tinh hơn bạn Cún, chưa gì sắt thép đã phi zồi





Hâu chặt

Để Mị nói cho mà nghe

Tác động của việc cắt giảm RRR của ngân hàng trung ương đối với bất động sản đang phục hồi là gì?

2023-03-18 09:41
“ Vào chiều ngày 17 tháng 3, trang web của ngân hàng trung ương đã thông báo rằng họ đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi của các tổ chức tài chính xuống 0,25 điểm phần trăm vào ngày 27 tháng 3 năm 2023 (không bao gồm các tổ chức tài chính đã thực hiện tỷ lệ dự trữ tiền gửi 5%).

Về mục đích của đợt cắt giảm RRR này, NHNN cho biết để thúc đẩy cải thiện hiệu quả nền kinh tế và tăng trưởng hợp lý về lượng, sẽ kết hợp tốt giữa các chính sách vĩ mô, nâng cao mức độ phục vụ nền kinh tế thực. , duy trì thanh khoản hợp lý và đầy đủ trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời, cần hỗ trợ tốt hơn cho các vùng trọng điểm và các mắt xích yếu, tránh ngập úng, cân đối nội - ngoại lực, nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao.

Mặc dù ngân hàng trung ương không nêu rõ “các lĩnh vực trọng điểm” cụ thể, nhưng ngành bất động sản hiện đang phục hồi cũng sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ tài chính do việc cắt giảm RRR mang lại.

Thị trường bất động sản đã ổn định trong thời gian gần đây. Doanh số bán nhà ở thương mại trên toàn quốc trong tháng 1 và tháng 2 năm nay, bao gồm cả nhà ở đã qua sử dụng và nhà ở đã qua sử dụng, đã kết thúc 13 tháng tăng trưởng âm, giá nhà ở tại 70 thành phố lớn và vừa cũng ổn định và ổn định. Chỉ số bán nhà ở thương mại được cải thiện và giá bước vào giai đoạn ổn định là những chỉ báo quan trọng nhất cho sự hồi phục của thị trường BĐS. “

Chiều 17/3, Ương Hành PBOC tuyên bố hạ dự trữ bắt buộc RRR thêm 25 điểm xuống còn 10.75%. Qua đó giải phóng 600 tỏi CNY tức gần 100 tỉ đô. Media lập tức lên tiếng tán thưởng hành động này của PBOC, cho rằng có ý nghĩa giúp đỡ rất nhớn đối với thị trường BĐS.

Đối với chúng ta thì điều quan trọng là Bộ trưởng Bộ Nhà ở Nghê Hồng tuyên bố 2023 là năm ổn định và củng cố 2 trụ cột của thị trường BĐS gốm doanh nghiệp XD và doanh nghiệp BĐS. Nhìn vào thứ tự có thể thấy Bộ Nhà ở chọn việc dễ trước, tức củng cố doanh nghiệp xây dựng đã. Sau đó dần dần o bề các chủ dự án BĐS.

Mặt khác chúng ta mặc kệ media bên ấy nói huơu nói vượn. Theo quan điểm chúng ta thì đây là hành động đối phó với khả năng khối ngoại rút vốn khỏi hệ thống ngân hàng trung quốc. Tức đa phần khoản tiền được giải phóng khi hạ RRR sẽ vẫn nằm chờ ở hệ thống tài chính đề phòng khối ngoại nổi hứng rút xiền về. Chỉ sau khi sóng gió qua đi thì người ta mới dám đưa số tiền này vào sử dụng.

Nghiện bất động sản khó bỏ, công ty chứng khoán Trung Quốc ở Hong Kong đồng loạt thua lỗ

2023-03-21 15:24
“ Theo khảo sát bảng câu hỏi về thị trường vốn năm 2023 do Hiệp hội Công nghiệp Chứng khoán Hồng Kông công bố cho các thành viên môi giới của mình, khoảng hơn 70% công ty môi giới Hồng Kông sẽ ghi nhận thua lỗ vào năm 2022, trong đó hơn 20% sẽ thua lỗ nghiêm trọng và chỉ 3 % sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận.

So với sự ớn lạnh của năm 2021, có thể nói năm 2022 là năm lạnh thấu xương đối với hoạt động kinh doanh bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán tại Hồng Kông.

Ngoài việc không kiếm được tiền từ hoạt động kinh doanh bảo lãnh phát hành, thu nhập hoa hồng của các công ty môi giới lớn cũng sẽ gặp Waterloo vào năm 2022. “

Câu chuyện BĐS năm 2022 chết thẳng cẳng thì đâu cũng thế, không có gì dáng nói. Thế nhưng từ bài báo này chúng ta nhìn thấy một cửa ra cho ngành BĐS nước ta: nghiệp vụ bảo lãnh.

Chúng ta đã nói các cti chứng khoán ở Việt nam mới chỉ triển khai mười mấy nghiệp vụ trên tổng số ít nhất 49 nghiệp vụ chứng khoán phổ thông cho khối thị trường mới nổi, ở các nước phát triển thậm chí còn cao hơn.

Và điều đáng buồn là khối chứng khoán của chúng ta chưa triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, nhất là các cti chứng khoán có ngân hàng hay cti tài chính chống lưng. Một khi được khối chứng khoán bảo lãnh, các doanh nghiệp BĐS sẽ có thêm cửa đẩy nhanh các dự án của mình và vượt cơn bĩ cực. Và đây là phương án win-win với 2 bên

Để Mị nói cho mà nghe

Ngày 7/3/2023, trả lời phỏng vấn bên lề hội nghị Lưỡng Hội, bộ trưởng Nhà ở trung quốc Nghê Hồng đã phát biểu :”Khái quát về ngành BĐS thì có thể dùng khái niệm 456. Tức cho vay liên quan tới BĐS chiếm 40% tổng tín dụng ngân hàng. Thu từ đấu giá đất và liên quan chiếm 50% ngân sách dịa phương. Còn nhà ở chiếm 60% tổng giá trị tài sản của người dân”.

Chưa đến 20 ngày, khái quát 456 đó có vẻ đã lan tới một nơi nào đó =))=))=))

Câu hỏi là: bao giờ có sóng? Zô

1 Likes

Năm nay tha hồ thất thu thuế bác ạ. Còn đâu H yên 1 DN nộp 40k tỉ thuế nữa

Để Mị nói cho mà nghe

Kinh nghiệm của trung quốc

Trước tết, đấu thầu đất 10 vụ thành công độ 7,8 mà đa phần là doanh nghiệp nhà nước, vốn tư nhân thắng thầu rất lẻ tẻ. Giá thắng thầu là giá khởi điểm tất. Coi như trung ương mượn tay để hỗ trợ ngân sách địa phương.Mà những lô đấu thầu đều là dạng tầm tầm.

Sang tháng 2 sau tết, coi như bán được hết, lác đác có giá thắng thầu cao hơn giá khởi điểm. Vốn tư nhân chiếm 1 nửa số thắng thầu.

Sang tháng 3 này bắt đầu dùng lô đất bạc đất vàng đấu thầu. Bán được hết, giá cao hơn rõ rệt. Đặc biệt 30% là đất bạc thì đấu thầu đạt giá trần. Có tới 3 ,4 ông cùng bỏ giá trần nên rốt cuộc phải bốc thăm xem ai trúng. Vậy là các cti BĐS bên đó ra sức chạy đua tìm người có linh căn để bốc được tờ giấy có ghi chữ THẮNG.

Đấu thầu bên đó ngoài giá khởi điểm còn có giá trần nữa . Đó là để đảm bảo người thắng ko phải trả giá quá cao khiến căn hộ cũng bị đội lên. Cho nên tránh trường hợp như Thủ Thiêm hay bỏ thầu sau khi thắng

2 Likes
1 Likes