Sá chi một kiếp phù du nhỉ? Mà chẳng trao nhau trọn chữ tình?

Em cảm ơn chị ạ!!! Chúc chị, anh BN cuối tuần vui vẻ và mạnh khoẻ ạ…

3 Likes

Tăng lãi suất là điều Fed không mong muốn, tăng mạnh lại càng không mong muốn, bởi đó sẽ là những “bài kiểm tra” sức khỏe của nền kinh tế Mỹ khi mà môi trường cả bên trong và bên ngoài còn rất nhiều yếu tố rủi ro.

Fed lo ngại rằng lãi suất tăng sẽ khiến giá bất động sản thương mại sụt giảm mạnh khoảng 40%, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các tài sản khác biến động mạnh theo hướng mất giá, thậm chí tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng vọt lên 10% trong hai năm tới, và trong tình huống xấu hơn thì Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể giảm hơn 3,5% trong khoảng thời gian hơn một năm.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, chi phí logistics tăng phi mã, khu vực thị trường châu Mỹ vẫn được các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng khai thác tốt. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang châu Mỹ trong năm 2021 đạt hơn 114 tỷ USD, tăng gần 27% so với năm 2020.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ châu Mỹ tăng 14%, trị giá 25 tỷ USD, nhờ đó, cán cân thương mại của nước ta với khu vực thị trường này đạt xuất siêu lớn với gần 89 tỷ USD (vượt xa mức xuất siêu năm 2020 là 68,1 tỷ USD), qua đó đóng góp quan trọng vào thặng dư thương mại của Việt Nam.

2 cai nay ma ko lien ket ha? ko anh huong luon? ko biet ai khap khien.

5 Likes

Mọi người có khi không biết nó ở đâu. Những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, xuất nhập khẩu đều có dữ liệu báo cáo hàng tháng. Nam đã nhắc nhiều lần. Tổng cục thống kê và hải quan đều có lịch phát hành trước.

Đọc ở các trang khác sẽ bị phân tích theo một khía cạnh khác, tùy mục đích. Và dữ liệu cũng đều từ các trang gốc mà ra.

https://www.gso.gov.vn/

29 Likes

Anh chào anh @Bach_nam. Mấy hnay em nghe thông tin các NH sắp phải hạ ls để hỗ trợ nền kinh tế. Như vậy thì dòng tiền sắp tới sẽ tiếp tục được bơm ra ngoài xh nhằm thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế. Không biết là sẽ tác động ntn đến TTCK anh nhỉ, nhất là đối với hệ thống NH ạh?

7 Likes

Phân tích chuyên sâu kia đã được trao đổi mấy năm vừa rồi bởi các chuyên gia. Chính sách tiền tệ nước nhà, dự đoán bởi Nam sẽ rơi vào cuối năm, cũng sẽ dần thắt chặt tiền tệ.

Một điều mang tỉ trọng lớn, đó chính là bước đột phá về số lượng nhà đầu tư chứng khoán. Liệu có chấp nhận mặt bằng giá cao hơn chưa? Khác với giai đoạn trước không?.. Chờ xong đỉnh, xác định đáy chỉnh, chúng ta sẽ biết được.

Tâm thế mỗi người khác nhau. Nam dùng một phần nhỏ của lãi đánh, khác với những người đang dùng tiền gốc hoặc đi vay. Sẽ có những suy nghĩ khác nhau. Ý muốn nói đến tâm lý đám đông. Không có thước đo. Các vấn đề khác cũng vậy, chỉ là thước đo tương đối.

31 Likes

Đúng rồi anh ạ. Mọi thứ chỉ là tương đối thôi. Đáy sâu vẫn có đáy sâu hơn, đỉnh cao vẫn có đỉnh cao hơn, quan trọng là các ndt có chấp nhận 1 điều rằng, hàng hóa ngày càng tăng giá hay không, và quản trị rủi ro luôn đặt ra mọi lúc như vậy thì mức độ an toàn sẽ cao, tâm lý sẽ thoải mái. Em nghĩ với tốc độ bơm tiền thế này, thì 1 năm nữa thôi, chúng ta sẽ phải chấp nhận 1 mặt bằng giá cả hàng hóa ở 1 tầng cao mới! Haiz, sự phân hóa sẽ ngày càng cao hơn. Đúng là để đánh đổi sự phục hồi và phát triển kinh tế, thì cái giá không hề thấp.

12 Likes

Mỹ tăng lãi suất vì lạm phát Mỹ đạt đỉnh, đó là hệ quả của việc bơm hàng nghìn tỉ USD cứu trợ đại dịch, hỗ trợ tiêu dùng trong khi dịch COVID-19 khiến hàng hóa bị khan hiếm. Như vậy, khác biệt ở Mỹ và VN chính là việc CP VN bơm tiền nhưng tập trung vào hỗ trợ SX, thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm cân bằng cung cầu xã hội. Hơn nữa, Mỹ đã bơm lượng tiền khổng lồ tiền suốt 2 năm qua, trong khi VN thì còn đang tiếp tục bơm. Như vậy, lạm phát sẽ tăng, nhưng ít nhất phải đến cuối năm nay và sang năm sau. Lúc đó lãi suất sẽ bắt đầu có sự điều chỉnh. Tôi cho rằng đến năm 2024 - 2025, lạm phát tại VN sẽ đạt đỉnh.

13 Likes

Việt Nam chấp nhận bơm để phục hồi kinh tế, đó là điều chắc chắn. Và không chỉ cp lên mặt bằng giá mới, sự thật là giá cả hàng hóa, dịch vụ đã lên 1 nền giá mới. Việc làm, thu nhập cần khôi phục trước khi nghĩ đến việc thu tiền về. Mọi giả thiết đều có thể xảy ra, chỉ khi lượng hóa được tác động của chính sách mới có cơ sở điều chỉnh. Hàng triệu người mất thu nhập, việc làm đó là bài toán cần lời giải từ chính sách lần này. Hiệu quả dòng vốn bơm ra đến đâu, khi nào cần thu hồi tiền về. Tôi có nói đến việc đó ví như lái cỗ xe đổ đèo, ai cũng nhìn thấy xe đi ngược nhưng khi nó còn xa quá thì vẫn phải theo lộ trình mà đi. Không thể bẻ lái đột ngột, xe đâm xuống vực. 1 năm sau tăng ls liệu các ngành đã tê liệt trong 2 năm qua có kịp phục hồi.

23 Likes

Khi đại dịch đi qua, phục hồi kinh tế là yêu cầu quan trọng nhất của mọi quốc gia. Cả thế giới đang ở trong một cuộc khủng hoảng cung, trong khi tiền trong dân nhiều với nhu cầu tăng cao.

2 Likes

Anh có mảnh vườn, bố mẹ anh có mảnh ruộng, khoảng ao. Lạm phát 20% 10 năm trước anh không biết nó ảnh hưởng gì. Ý muốn nói đến, chúng ta có những biện pháp triệt tiêu lạm phát nội tại và khó khăn hơn một chút khi xử lý nhập khẩu lạm phát.

14 Likes

Vâng anh ạ. VN mình vẫn luôn có đường lối riêng. Và em tin, mình sẽ làm được. Kkk

3 Likes

Đợt này em đang thích con Aps anh xem giúp em target
tầm nhiêu với a

2 Likes

Tung hoa, tung hoa!

5 Likes

Nó hồi lại khi chạm hỗ trợ mạnh. Đánh dòng chứng cũng không đơn giản, đặc biệt vào lúc thị trường đang ở trên cao. Con này không nên giao dịch. Xu hướng tuần đã phá xu hướng giảm, nếu thị trường tốt có thể vượt qua 41-42.

17 Likes

Chúng ta chém gió với nhau về vĩ mô là chủ yếu. Ví dụ từ câu chuyện này. Một người lúc nào cũng sợ sẽ nói nó nguy hiểm, người bất chấp hiểm nguy nói nó an toàn mang lại cảm giác mạnh và người an toàn thì họ nghĩ ra cách có thêm sợi dây an toàn buộc vào mình để trải nghiệm.

18 Likes

Anh Nam cho em ít nhận định về DRI với ạ. Em cảm ơn anh.

1 Likes

Dạ. Cám ơn anh.

1 Likes

Nhìn vào điều hành kinh tế của Mĩ, rõ ràng lạm phát không phải mới tăng. Nhưng có 2 mục tiêu lớn là tăng trưởng kinh tế và lao động việc làm chưa đạt nên người ta kéo dài gói kinh tế và ngay cả việc nâng lãi suất đối phó lạm phát cũng thận trọng chia nhiều lần nhỏ để có thời gian đánh giá hiệu quả. Do vậy có thể Việt Nam cũng sẽ phải trải qua lộ trình như vậy. Trước khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội đạt được thì lạm phát sẽ là 1 hệ quả tất yếu nhưng chưa thể hô hào thắt chặt ngay. Giờ cho vay làm ăn chưa kịp biết có trả nổi nợ không mà ls tăng ngay có khác gì bẫy tín dụng, thế thì ai dám vay.

20 Likes

Em nhìn ảnh thôi đã chóng mặt, vì khoảng trống đủ lọt 1 chân vào. Nên trải nghiệm cảm giác mạnh cũng chỉ dám trải nghiệm ở một lỗ hổng bé bé thôi, giữ cái chân ở lại để chạy được.

5 Likes

Nếu tin vào xu hướng hàng hóa leo thang, mua được giá rẻ thì nắm giữ. Nó đang xu hướng hồi và trước đó không vượt được đỉnh gần mấy năm trước. Còn an toàn thì hạ dần, chốt lời. Điểm quăng dép 13-13.5. theo dõi để có quyết định, quan tâm đến nội tại và giá cả thị trường để xem khả năng vượt đỉnh cao không.

11 Likes