STB - Có thêm 1.336 tỷ đồng và game xử lý 32,5% vốn

Tháng 5 năm 2024 đã qua đi…… ít nhiều đã đạt được thành công rực rỡ…. sau khi quyết đoán…. dũng cảm để nhặt, tính đến 31/5/2024:

-VEA giá 37 (tạm lãi: 44.3-37=7.3N đồng/cổ);
-TCM giá 43.5 (tạm lãi: 54.8-43.5=11.3N đồng/cổ);
-TNG giá 24.4 (tạm lãi: 26.6-24.4=2.2N đồng/cổ);

….và để rồi có thành quả ngoài mong đợi …. (tạm cho két khoá lại để tính tiếp)…

Tiếp nối sự may mắm, cảm nhận STB đã và đang bị đè nén ….và sắp đến lúc STB có thể sẽ không thể chịu được sự đè nén thêm được nữa để bung lụa lên một tầm cao mới……

=>Những câu chuyện dẫn dắt giá cổ phiếu STB hiện nay có thể kể đến:

(1) sóng ngành ngân hàng.

(2) thương vụ bán 32,5% vốn tại VAMC.

(3) triển vọng chia cổ tức khi thoát khỏi đề án tái cơ cấu.

Kinh nghiệm cho thấy ở thời kỳ mà các câu chuyện “sáng rõ” như vậy, triển vọng giá cổ phiếu tăng mạnh là có……

=>Lãnh đạo Sacombank (STB) chia sẻ tại ĐHCĐ 2024: “Hiện tại lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng là 18.400 tỷ đồng - tương đương với 100% vốn điều lệ”.

=>Nào để xem…… Giá nào cho nhịp tới sau khi Sacombank (STB) đã xử lý được 1 trong 2 câu chuyện lớn là khoản nợ xấu tại Khu công nghiệp Phong Phú và số cổ phần của ông Trầm Bê. Dự kiến, ngân hàng sẽ ghi nhận khoản thu nhập bất thường ngay trong năm 2024.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Sacombank STB cho biết đã bán thành công khoản nợ liên quan đến Khu công nghiệp (KCN) Phong Phú. Đến thời điểm hiện tại, ngân hàng đã thu hồi được 20% tổng giá trị bán đấu giá thành công. Bên đấu giá sẽ thanh toán theo tiến độ hoàn thành hồ sơ pháp lý dự án, dự kiến 40% tổng số tiền sẽ được thanh toán tiếp trong năm 2024 và 40% còn lại sẽ thanh toán nốt trong năm 2025.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán KB kỳ vọng Sacombank sẽ ghi nhận thu nhập khác từ thương vụ khoảng 1.336 tỷ đồng trong năm 2024 sau khi trích lập toàn bộ nợ trái phiếu VAMC.

Theo tìm hiểu, khoản nợ xấu này đã tồn tại hàng chục năm qua, được phát sinh từ khoản cho vay tại Ngân hàng TMCP Phương Nam giai đoạn 2011 - 2012, với tài sản đảm bảo là toàn bộ lợi ích phát sinh từ quyền sử dụng đất dự án KCN Phong Phú (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM). Đến năm 2015, Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào Sacombank thì khoản nợ này trở thành nợ xấu mà Sacombank phải xử lý.

Bên cạnh việc xử lý khoản nợ xấu tại KCN Phong Phú, một câu chuyện khác được nhà đầu tư rất quan tâm khi muốn “rót vốn” vào cổ phiếu STB là việc xử lý 32,5% vốn liên quan đến ông Trầm Bê đang được VAMC nắm giữ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ngân hàng không thể chia cổ tức trong suốt nhiều năm qua.

Trước đó, vào đầu tháng 12/2023, Sacombank đã trình phương án lên Ngân hàng Nhà nước để được chủ động xử lý theo hình thức bán đấu giá. Tuy nhiên, Chứng khoán KB cho rằng đây là thương vụ có quy mô lớn, cũng như mang tính chiến lược với ngân hàng nên thời gian hoàn thành sẽ diễn ra khoảng năm 2026 - 2027.

Năm 2024, Sacombank đặt kế hoạch dư nợ tín dụng là 535.800 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 11% YoY, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, lợi nhuận trước thuế đạt 10.600 tỷ đồng, tăng 10,47% YoY. Tuy nhiên, nhờ vào việc ghi nhận khoản lợi nhuận từ đấu giá KCN Phong Phú, cũng như chất lượng tài sản đang được kiểm soát tốt, Chứng khoán KB dự đoán nhà băng này có thể mang về 13.707 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn gần 30% so với mục tiêu đề ra.

11 Likes

=>VEA tạm thời đã nhặt đủ cơ số giữa tháng 5/2024 giá 37, chốt ngày 31/5/2024 (tạm lãi: 44.3 - 37 = 7.300 đồng/cổ)

=>Chốt ngày 31/5/2024, về cơ bản cổ dệt may đã nhặt xong TCM giá 43.5 giữa tháng 5/2024 (tạm lãi: 54.8 - 43.5 = 11.300 đồng/cổ) ; TNG đã tạm múc vùng 24.4 ngày 30/5/2024 (tạm lãi: 26.6 -24.4 = 2.200 đồng/cổ)

1 Likes

Bắt đầu tuần đầu tiên của tháng 6/2024 sẽ đưa STB để quan sát nhặt nhịp tới….

=>Để xem STB thế nào ?

3 Likes

STB: Tâm thế mới với cổ phiếu Sacombank

Việc Sacombank “sang trang mới” là tin tốt với ngân hàng này, nhưng với cổ phiếu của Sacombank thì không hẳn như vậy. Cổ phiếu thường tạo đáy trong thời kỳ “tranh tối tranh sáng”, còn khi đã “sáng rõ” rồi thì điểm mua tốt nhất đã qua đi từ lâu.

Sao Thái Bạch

Năm 2017, không lâu sau khi ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB), ông Dương Công Minh cùng các thành viên HĐQT ngân hàng này đã đưa ra đề xuất lạ, đó là đổi tên mã chứng khoán STB thành SCM, bởi “về mặt phong thuỷ, người ta nói STB có nghĩa là “Sao Thái Bạch” là sao rất xấu, gắn với câu “Thái Bạch quét sạch cửa nhà”.

Mặc dù sau đó đề xuất này đã “rơi vào quên lãng” nhưng nhìn lại cả cuộc hành trình tái cơ cấu Sacombank, vận đen không khỏi đeo bám ngân hàng này nói chung và ông Dương Công Minh nói riêng khi trong 3 năm trở lại đây, liên tục chịu “tai bay vạ gió” khi vô tình chịu ảnh hưởng từ việc bắt ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) và bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Gần đây nhất là vụ trang facebook cá nhân mang tên “Thang Dang” đăng tin vào đầu tháng 4/2024 về việc ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh vì tham gia rửa tiền cho bà Trương Mỹ Lan và một số thông tin khác. Sacombank sau đó đã khẳng định thông tin nêu trên hoàn toàn bịa đặt và vu khống để bôi xấu lãnh đạo Sacombank, ông Dương Công Minh hoàn toàn không bị cấm xuất cảnh; và tiếp đó lãnh đạo Bộ Công an cũng đã xác nhận rằng ông Minh không bị cấm xuất cảnh.

Tuy nhiên, trong ngày 2/4, cổ phiếu STB của Sacombank có lúc giảm rất sâu, sau đó có hồi phục nhưng chốt phiên vẫn mất tới 3,8% thị giá. Điều đáng chú ý là khối lượng khớp lệnh trong phiên tăng đột biến, lên tới 105 triệu đơn vị, tương đương hơn 5% vốn của Sacombank. Tính đến nay, cổ phiếu STB vẫn hồi phục yếu hơn VN-Index khi chốt phiên 21/5 vẫn thấp hơn khoảng 9% so với giá chốt phiên 2/4, trong khi VN-Index chỉ còn thấp hơn chưa tới 1%.

Tại đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 26/4 vừa qua, ông Dương Công Minh tái khẳng định: “Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan và các vụ việc của bà Trương Mỹ Lan. Vụ việc của bà Lan đã có kết luận điều tra, có cáo trạng truy tố. Tòa án đã xử. Tôi không có liên quan một câu, một chữ, một dấu chấm, dấu phẩy nào trong đó cả”. Trước đó, việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vào ngày 29/3/2022 cũng khiến Sacombank phải “gồng mình” ứng phó với dư luận. Nhà đầu tư đặt câu hỏi rằng Sacombank đã cho Tập đoàn FLC và Bamboo Airways vay bao nhiêu và việc bắt ông Trịnh Văn Quyết ảnh hưởng như thế nào đến các khoản nợ này.

Thông tin sau đó được biết, Sacombank cho 2 doanh nghiệp liên quan ông Trịnh Văn Quyết vay tới 5.000 tỷ đồng và cho tới tháng 4/2024, dư nợ của Bamboo Airways tại Sacombank vẫn còn trên 3.500 tỷ đồng. Chính việc ông Dương Công Minh “nhảy vào” Bamboo Airways với vai trò cố vấn, theo lời ông Dương Công Minh là để đảm bảo khoản vay không bị mất vốn, chính là nguồn cơn khiến trang facebook “Thang Dang” của ông Đặng Tất Thắng - nguyên Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways đăng tải các thông tin như đã đề cập ở trên.

Có lẽ khi nhận “ghế nóng” tại Sacombank từ năm 2017, sau khi cựu phó chủ tịch kiêm chủ tịch hội đồng tín dụng của ngân hàng này là ông Trầm Bê bị bắt, ông Dương Công Minh không thể ngờ được trong chặng cuối của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng vốn đã rất vất vả, lại vướng phải mớ bòng bòng lớn đến như vậy.

Trạng thái “bình thường mới” của Sacombank Vận đen là một khía cạnh, nhưng ở khía cạnh khác quan trọng hơn, ông Dương Công Minh nhìn chung đã làm chủ được tiến trình tái cơ cấu Sacombank và về cơ bản, đã đưa ngân hàng này trở về trạng thái “bình thường mới”. Điều này được thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu tài chính, từ kết quả kinh doanh mảng tín dụng đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận sau thuế hay lãi dự thu.

Đầu tiên phải kể đến kết quả kinh doanh mảng tín dụng - lĩnh vực cốt lõi của ngân hàng. Thống kê của VietnamFinance trong giai đoạn quý I/2014 - quý I/2024 cho thấy thu nhập lãi thuần (có thể coi như doanh thu thuần của mảng tín dụng) của Sacombank đã “hồi sinh” từ quý III/2022. Theo đó, thu nhập lãi thuần của Sacombank giai đoạn quý III/2022 - quý I/2024 dao động trong khoảng 4.800 - 6.100 tỷ đồng, trong khi ở giai đoạn trước đó dao động trong khoảng 900 - 3.400 tỷ đồng. Có thể thấy, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này đã tạo một mặt bằng cao mới.

Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank cũng đã tạo một mặt bằng thấp mới kể từ quý I/2023. Cụ thể, chi phí này duy trì ở mức rất cao trong quý II/2022, quý III/2022 và quý IV/2022, lần lượt ở mức 2.204 tỷ đồng, 2.425 tỷ đồng và 3.288 tỷ đồng. Tuy nhiên tới quý I/2023, chi phí dự phòng sụt sâu xuống chỉ còn 1.002 tỷ đồng. Trong 3 quý gần nhất (quý III/2023, quý IV/2023 và quý I/2024), chi phí dự phòng còn chưa đến 1.000 tỷ đồng/quý.

Thu nhập lãi thuần tạo mặt bằng cao mới, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tạo mặt bằng thấp mới, hệ quả tất yếu là lợi nhuận sau thuế của Sacombank cũng tạo một mặt bằng cao mới. Thống kê cho thấy từ quý IV/2022 đến quý I/2024, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này dao động trong khoảng 1.600 tỷ đồng - 2.300 tỷ đồng, trong khi giai đoạn trước đó cao nhất cũng chưa đến 1.300 tỷ đồng/quý, thậm chí đa số chưa tới nghìn tỷ.

Một chỉ tiêu hết sức quan trọng khi xem xét quá trình tái cơ cấu Sacombank là lãi dự thu (thể hiện qua chỉ tiêu “Các khoản lãi, phí phải thu” trong báo cáo tài chính ngân hàng). Đây là khoản lãi mà ngân hàng đã ghi nhận vào kết quả kinh doanh nhưng chưa thu được; và với các ngân hàng gặp vấn đề như Sacombank, một lượng lớn trong số lãi này là không thu được, khi đó ngân hàng sẽ phải thoái lãi dự thu và khiến cho kỳ kinh doanh đó phải ghi giảm lợi nhuận.

Khi nhận ghế Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh phải đối mặt với lượng lãi dự thu rất lớn. Số liệu cuối năm 2017 cho thấy lãi dự thu của ngân hàng này lên đến trên 24.700 tỷ đồng. Qua từng năm, số lãi dự thu này liên tục suy giảm, xuống khoảng 23.100 tỷ đồng vào cuối năm 2018, khoảng 19.500 tỷ đồng vào cuối năm 2019, 17.500 tỷ đồng vào cuối năm 2020, tiếp tục rơi xuống khoảng 9.900 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Sang đến năm 2022, mức lãi dự thu chỉ còn chưa tới 5.100 tỷ đồng, thấp hơn cả thời điểm cuối năm 2014 - thời điểm trước khi Sacombank sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) của ông Trầm Bê vào năm 2015.

Tóm lại, mặc dù chưa chính thức được công nhận là hoàn thành đề án tái cơ cấu Sacombank nhưng xét về mặt tài chính, hành trình này đã tới hồi kết, mở ra chặng đường phát triển mới cho ngân hàng từng “vang bóng một thời” này.

Tâm thế mới với cổ phiếu STB Việc Sacombank “sang trang mới” là tin tốt với ngân hàng này, nhưng với giá cổ phiếu thì không hẳn như vậy. Cổ phiếu thường tạo đáy trong thời kỳ “tranh tối tranh sáng”, còn khi đã “sáng rõ” rồi thì điểm mua tốt nhất đã qua đi từ lâu.

Từ năm 2017 cho tới năm 2020, giá cổ phiếu STB dao động với biên độ khá rộng nhưng nhìn chung vẫn ở quanh mức giá khoảng 12.000 đồng/cổ phiếu. Sang tới năm 2021, trước khi kết quả tài chính của Sacombank tỏ rõ sự phục hồi, cộng với “đại sóng” của cả thị trường chứng khoán, đã đưa giá cổ phiếu STB tăng gấp đôi chỉ trong hơn một năm; và tạo một mặt bằng giá mới trong giai đoạn 2021 - 2023 ước chừng gấp đôi mặt bằng giá giai đoạn 2017 - 2020.

Kể từ đầu năm 2024 tới ngày 21/5, giá cổ phiếu STB chỉ tăng 1,3% trong khi chỉ số VN-Index tăng tới 13%. Còn nếu so với cổ phiếu ngân hàng khác, STB còn tỏ ra “yếu đuối” hơn nhiều, điển hình như trong cùng khoảng thời gian, thị giá CTG tăng tới 24%, MBB tăng 27%, TCB tăng 53%, ACB tăng 18%. Về định giá, xét theo cả hệ số P/E và hệ số P/B, hiện nay STB đều ở xấp xỉ mức trung bình ngành ngân hàng.

Xâu chuỗi diễn biến giá cổ phiếu STB từ đầu năm 2024 tới nay, cộng với định giá ở mức trung bình ngành, trong bối cảnh Sacombank đã bước sang trạng thái “bình thường mới”, có thể thấy nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu STB cần thiết lập một tâm thế mới, bỏ qua tâm thế cũ vốn “neo” vào câu chuyện phục hồi của Sacombank trong thời gian tái cơ cấu.

Những câu chuyện dẫn dắt giá cổ phiếu STB hiện nay có thể kể đến:

(1) sóng ngành ngân hàng.

(2) thương vụ bán 32,5% vốn tại VAMC.

(3) triển vọng chia cổ tức khi thoát khỏi đề án tái cơ cấu.

Kinh nghiệm cho thấy ở thời kỳ mà các câu chuyện “sáng rõ” như vậy, triển vọng giá cổ phiếu tăng mạnh là có nhưng trong khá nhiều trường hợp, giá cổ phiếu biến động khó lường, thường nằm ngoài dự tính thông thường của nhà đầu tư, khiến nhà đầu tư chọn sai thời điểm đầu tư (timing).

3 Likes

Ae dự báo sắp tới có sóng bank ko và sóng lớn ko?

1 Likes

Cứ để thị trường tự quyết định thôi bác. Tớ quan sát và đi sâu tìm hiểu thì cho thấy STB thời gian vừa rồi bị đạp mạnh nhất, khi mà các cổ Bank khác tăng mạnh đậm đà. Trong khi số đo cân nặng, chiều cao, số đo, eo ót…. của STB quá chuẩn mực và đẹp trai…: Hiện tại lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng là 18.400 tỷ đồng - tương đương với 100% vốn điều lệ".

Trước mắt theo dõi, quan sát đã …. khi lực cầu mạnh…. sẽ cân nhắc tham chiến…… Qua được mốc 30.x mới có thể chinh phục được các mốc tiếp theo….; còn có tổ chức đã định giá STB qua ngưỡng 40.x nhịp tới….cứ kệ …tự chủ động thôi:

3 Likes

là bác mua chưa?

1 Likes

Vẫn đang quan sát vì thấy STB hiện đang là đáy của đáy …. mấy tháng gần đây sau khi bị dính vụ lùm xùm ….

=>Không hiểu vì mục đích gì…… Nhưng với nhiều nhiều bạn có cái đầu điện tử, thông minh là đã và đang “Tập trung Tiền lực” đổ dồn con mắt vào STB chờ tín hiệu là chớp cơ hội tất tay trước khi STB đảo chiều tăng và tăng…… với sức hấp dẫn, lực cầu của STB…… có phiên gần đây (ngày 02/4/2024) đã có cả hơn 100 Triệu cổ đã bị hốt sạch cho thấy STB không phải dạng vừa……chỉ cần một vài phiên Xanh mạnh hoặc kéo Ce thì em nó lại sớm lên tầm cao mới.

=>Để chờ xem ……

2 Likes

Lãnh đạo STB và cổ đông trung thành tin tưởng vào nội lực của cổ phiếu STB có lẽ đã và đang mong từng ngày cơ quan pháp luật túm cổ được gã này ….để làm sáng tỏ ….gây thiệt hại vạ lây cho nhiều cổ của STB hơn 02 tháng nay….

(giảm từ 32.000 đồng/cổ phiếu về vùng hiện nay quả là thiệt hại không hề nhỏ, rất nghiêm trọng cần làm sáng tỏ để trả lại những gì STB đã bị mất; cũng như để làm gương cho những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân tung tin hay đồn thổi làm bóp méo giá trị thực của cổ phiếu).

=>Nếu túm cổ được gã trên…… cổ STB không Xanh và cũng có thể không kéo Ce mới là lạ….

2 Likes

Ô ….sáng nay, ngày 02/6/2024 lúc 07h30 lại thấy Tập chí Công thương này đăng đàn về STB ….Đúng như tiêu đề Píc của mình mở từ hôm qua 01/6/2024 đã dự tính…. quả là nhịp tới với STB lại nhiều tin vui đây……

4 Likes

STB thì thấy ngon đó, nhưng hàng Game và là dòng Bank lên hơi ì. Ngại nhất ý chí tạo lập cho ngân tôm, lại bị miss cơ hội khác Pro ah

1 Likes

Sẽ đưa STB vào tầm ngắm để múc…, khi có tín hiệu rõ ràng.

=>Kinh nghiệm cho thấy…… ở thời kỳ mà các câu chuyện “sáng rõ” như vậy, triển vọng giá cổ phiếu tăng mạnh là có…… Cũng có thể khi STB qua ngưỡng giá 30.x và lực cầu mỗi phiên trên dưới 20 triệu cổ khớp lệnh/phiên thì nhiều a,e lại mới để mắt đến

2 Likes

Tại phiên họp ĐHĐCĐ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB) ……, cổ đông đặt câu hỏi cho Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh: “Ông yêu Sacombank _ STB hay yêu LienVietPostBank _ LPB hơn?”.

Ông Dương Công Minh trả lời: LienVietPostBank là “con đẻ” của tôi. Còn Sacombank là “con dâu” của tôi. Con nào tôi cũng yêu hết.

“Con đẻ thì tôi gả chồng rồi, cháu nó đã về nhà người ta. Còn con dâu thì mới về nhà mình nên mình phải thương hơn, phải quý hơn”, ông Minh nói.

Ông Minh khẳng định, Sacombank và LienVietPostBank là hai ngân hàng hoàn toàn độc lập và tách biệt với nhau. Hiện tại, ông Minh đang tập trung toàn bộ thời gian, trí lực cho Sacombank. Bởi, Sacombank mới là nơi mang lại quyền lợi cho ông. Ông sẽ nỗ lực hết mình để đưa Sacombank ngày càng phát triển, vững mạnh.

Nghe cũng có lý… con đẻ thì bố mẹ đẻ có thể xưng hô mays_tao…. Nhưng khi xưng hô với con dâu hay con rể thì lại rất trìu mến …., nhẹ nhàng rằng thì là Anh_Chị bố bố bảo này …. kể cũng chuẩn…

=>Liệu sau nhịp LPB bứt phá từ 23 lên 26.x sẽ đến lượt STB từ 28 qua 32.x không ? Để chờ xem thế nào ?

4 Likes

STB vùng này quá an toàn bác nhỉ, sái tý theo LPB là ngon rồi

1 Likes

Quá an toàn mà bác. Nhìn số tiền 18.400 tỷ này sau nhiều năm chưa được chia cổ tức “tích luỹ” tính đến 31/12/2023; nếu tái cơ cấu xong được chia thì quả là khủng nhỉ ? A,e mình vẫn trẻ….chưa già cứ tích luỹ cổ STB chờ chia cổ tức dưỡng già ….quá ổn áp….

https://nguoiquansat.vn/loi-nhuan-sacombank-stb-thang-du-18-000-ty-dong-co-dong-noi-chung-toi-da-gia-khong-biet-con-du-suc-doi-nhan-co-tuc-128560.html

Chủ tịch Sacombank bộc bạch: "Thời điểm HĐQT mới vào Sacombank năm 2017, ngân hàng có lãi dự thu nhiều hơn cả vốn điều lệ. Đến hiện tại, sau 7 năm, Sacombank có vốn chủ sở hữu hơn 45.000 tỷ đồng, là điển hình ngân hàng tự tái cơ cấu thành công. Tổng tài sản và dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng qua các năm. Nợ xấu và tài sản ngưng đọng khoảng 94.000 tỷ trên dư nợ 222.000 (tỷ trọng 42%) vào thời điểm bắt đầu tái cơ cấu, hầu như một nửa tín dụng là nợ xấu. Nhưng đến hiện tại tỷ lệ này chỉ còn 6,9%.

Hiện Sacombank chỉ còn 1 vấn đề duy nhất để hoàn thành đề án tái cơ cấu là liên quan đến số cổ phần của ông Trầm Bê và nhóm liên quan (đây cũng là vấn đề được chia sẻ một năm về trước). Sacombank đang chờ NHNN duyệt cho phép bán 32% vốn điều lệ liên quan số cổ phần này, sau khi hoàn tất thì sẽ tái cấu trúc thành công. Nợ xấu của chúng ta cũng sẽ về dưới 3%.

Tiếp lời, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc nhấn mạnh: "Cấn đề cuối cùng của việc chia cổ tức là ngân hàng phải xử lý xong 32% cổ phần của ông Trầm Bê và những người liên quan. Sau khi được phê duyệt đấu giá xong thì chúng tôi không có lý do gì để không chia cổ tức.

=>Hiện tại lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng là 18.400 tỷ đồng - tương đương với 100% vốn điều lệ".

3 Likes

Có vẻ lại căng rồi bác…. Mới đang chỉ định đưa vào tầm ngắm quan sát thôi mà trong mấy ngày nghỉ giao dịch (ngày 01 và 02/6/2024)….tin tức tốt về STB cứ dồn dập ra thế này ……(vừa bơm tin lúc 18h02 tối nay) ….có lẽ lại phải cân nhắc lại để nhặt sớm hơn dự kiến rồi.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Khuyến nghị mua STB

KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, giá mục tiêu cho năm 2024 là 40.000 đồng/cp theo luận điểm đầu tư sau:

Lợi nhuận trước thuế quý I/2024 của STB cải thiện tốt đạt 2.654 tỷ đồng, tăng 11,4% svck.
Bên cạnh đó, STB đã bán thành công khoản nợ liên quan đến khu công nghiệp Phong Phú. Đến thời điểm hiện tại STB đã thực thu 20% tổng giá trị bán, dự thu tiếp 40% trong năm 2024 và 40% còn lại trong năm 2025. KBSV kì vọng STB sẽ ghi nhận thu nhập khác từ thương vụ khoảng 1.336 tỷ đồng trong năm 2024 sau khi trích lập toàn bộ phần nợ trái phiếu VAMC.

STB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 10.600 tỷ đồng, tăng 10,47% svck. Theo quan điểm của KBSV, STB sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn kế hoạch đã đề ra dựa trên:

(1) NIM duy trì ở mức tốt nhờ chi phí vốn được cải thiện,

(2) chất lượng tài sản vẫn đang được kiểm soát tốt,

(3) nguồn thu từ thương vụ bán khu công nghiệp Phong Phú.

2 Likes

Neo con Toyota Land Cruiser Prado 2024 ở đây cái:
Cổ BFC đã cho mình 4 bánh rồi; Lix cho được cái Vô lăng; Vea đã cho bộ ghế; TCM và TNG đã cho đủ cái vỏ xe;

=>Hy vọng nhịp tới nếu STB có tín hiệu tốt … để nhảy vào cân, múc…. kiếm thêm cái động cơ con Prado 2024 này

2 Likes

@f568f568 qua chi tiết về stb bác ạ

1 Likes

Cổ tốt rồi sẽ “Hữu xụ tự nhiên hương”.

1 Likes

Hữu xạ tự nhiên hương. Cổ tốt ko phải Pr mạnh. Pr mạnh còn hỏng

1 Likes