TAR 6X- nhân 2 TK cuối năm 2021- Thiên thời địa lợi nhân hòa

Phiên hôm nay là phiên đẹp nhất để mua mới hoặc gia tăng cổ phiếu . Bởi phiên nay nửa buổi sáng là phiên nhúng xuống chút nữa để đón hàng có khối lượng đột biến về kho. TAR tích lũy sau 1.5 tháng thì việc tăng lần này mới đang ở chân sóng tăng mới. Các Bác có thể cân nhắc ra vào hợp lý, và nhất thiết phải quản trị được tài khoản của mình luôn ở mức an toàn nhất có thể

1 Likes

Sáng nay ai có gia tăng vị thế không các Bác!

1 Likes

Em ấy đang đi đúng xu hướng rồi các Bác nhé

Chào mừng các Bác đã tới hành trình lên tới mặt trăng của em nó.
Như mình đã miệt mài chia sẻ cho các Bác, đến nay mọi thứ đã đi đúng dự đoánh và tính toán của mình.
image

1 Likes

Kết tuần dễ đóng nến trên 46 lắm các Cụ ạ!

Lợi nhuận thế này thì các Bác tính sao nào: 8X thằng tiến nào

TAR: lợi nhuận quý IV/2021 ước đạt 45 tỷ đồng, mức cao kỷ lục tính theo quý trong lịch sử hoạt động, gấp gần 6 lần cùng kỳ.

Cánh đồng hữu cơ tại Kiên Giang của TAR

Làn sóng Covid 19 càn quét qua các tỉnh phía nam giai đoạn vừa qua đã gần như làm tê liệt cả hệ thống cung ứng, sản xuất của khu vực, đặc biệt mang lại nhiều khó khăn cho vựa lúa Tây Nam Bộ, nơi cung ứng 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, quốc gia đang giữ vị trí thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong đợt phong tỏa kéo dài nhiều tháng liền, cả nền kinh tế gần như đóng băng. Hàng loạt doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo không đủ nguồn lực để vận hành mô hình 3 tại chỗ đã phải ngừng sản xuất, đóng cửa nhà máy, ngừng thu mua lúa cho nông dân. Cả hệ thống trong chuỗi cung ứng lúa gạo gần như tê liệt.

Tuy nhiên lãnh đạo của Trung An, cùng với số ít doanh nghiệp vươn lên vượt khó bằng chính tâm huyết và nội lực của mình, sẵn sàng đầu tư chia sẻ khó khăn với xã hội, nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất để cung cấp nguồn gạo cho thị trường, đảm bảo an ninh lương thực.

Những nỗ lực của công ty trong duy trì sản xuất, giữ cho nguồn cung hàng được thông suốt trong suốt mùa dịch nay đã sớm hái quả ngọt. Nhờ nguồn cung ổn định, không bị đứt gãy cùng hệ thống Silo trữ gạo lớn, Trung An đã liên tục trúng những gói thầu lớn như xuất khẩu gạo qua Hàn Quốc hay gói cung cấp 25.413 tấn gạo cho quỹ dự trữ quốc gia của chính phủ.

Dự kiến doanh thu quý IV đạt 750 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 45 tỷ, cao hơn 570% so với cùng kỳ năm trước, và đây cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục tính theo quý trong suốt hơn 20 năm hoạt động của công ty.

– Khẳng định đẳng cấp một Doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường gạo.

Trong năm 2021, Trung An đã liên tục trúng các gói thầu xuất khẩu gạo qua thị trường cao cấp ở Hàn Quốc. Tính cả năm, Trung An đã trúng thầu tới 48.763 tấn trên tổng số hạn ngạch 50.000 tấn (chiếm 98%) mà Hàn Quốc dành cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam. Mức giá trúng thầu của TAR luôn cao hơn 9% -10% so với mức giá mà các Doanh nghiệp khác chào thầu. Điều này thể hiện chất lượng gạo vượt trội mà lãnh đạo Trung An đã định hướng.

Theo Ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám Đốc Trung An, các đơn hàng lớn đi Hàn Quốc trước đó chuẩn bị xuất bến vài ngày tới, nên doanh thu và lợi nhuận của các đơn hàng này sẽ hoạch toán vào quý 1/2022, hứa hẹn kết quả kinh doanh năm sau có thể tốt hơn cả năm nay.

Cuối phiên các Anh ấy khoe lệnh kinh quá:

1 Likes

Cập nhật cái chart cho các Bác xem nhé. Quá đẹp

1 Likes

8X đầu quý 1 2022 là rất dễ xảy ra với tình hình công ty hiện tại:
Còn nguyên về mảnh đất 11 ngàn mét vuông giá 60-80 triệu/ m
Còn nguyên kế hoạch chia 1:1 vào năm tới:
Còn nguyên hợp tác và bán vốn cho Nhật, mở đường xuất khẩu gạo vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Nhật,

1 Likes

Sáng các anh ấy thường dậy muộn, đầu giờ chiều nổ máy nhỉ anh em. Làm gì còn cách nào khác, vol cạn lắm rồi !

Hành trình của TAR không thể khác được có quá nhiều yếu tố khiến nó phải tăng .Giá 1 doanh nghiệp xuất khẩu gạo vốn 460 tỷ/ lợi nhuận 110 tỷ. Quỹ đất sạch tới 800 ha để trồng gạo hữu cơ xuất khẩu sang các nước khó tính, giá 1000 đô/ tấn gấp 2 giá xuất bình thường.
THị trường rộng mở, cơ hội cạnh tranh là quá tốt khi hiệp định EVFTA được ký kết .Gạo việt nam là 1 trong loại gạo ngon nhất thế giới có độ đậm doanh nghiệp sở hữu hạ tầng thuộc loại top 1 trong sx gạo và hơn hết sở hữu 1 quỹ đất có giá trị về bất động sản lớn.
Chả có lý do gì mà nó không tăng cả mình tin sang tuần mới sẽ khó mà còn cái giá 42 này
8x Vẫy gọi trong quý 1 2022

1 Likes

Vậy là kết phiên của năm 2021 TAR chinh phục ở mốc 42.5, hi vọng sang đầu 2022 sẽ là cú tăng mạnh mẽ, khởi đầu cho 1 hành trình mới, 1 cổ phiếu có chất lượng doanh nghiệp tốt, hàng đầu trong ngành xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam ta. Chúc cả nhà 1 Năm mới 2021 An Khang- Thịnh Vượng

1 Likes

lái lởm.

1 Likes

Trung An lên kế hoạch lãi ‘đột biến’ 600 tỷ đồng năm nay

Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 600 tỷ đồng, lần lượt tương đương và gấp 6 lần so với kế hoạch năm trước.Lũy kế năm 2021, lợi nhuận sau thuế ước đạt 102 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2020 và tương đương 97% mục tiêu cả năm.

Thảo Anh Thứ hai, 17/1/2022, 22:08 (GMT+7)

HĐQT Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu thuần 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 600 tỷ đồng, lần lượt tương đương và gấp 6 lần so với kế hoạch 2021.

Trung An là doanh nghiệp chuyên gia công xay xát và chế biến gạo xuất khẩu. Doanh thu hàng năm thường đạt hơn nghìn tỷ đồng, song giá vốn “ăn mòn” nguồn thu khiến lợi nhuận dưới 100 tỷ đồng. Vì vậy, kế hoạch 600 tỷ đồng lợi nhuận trong năm nay là mức “đột biến” so với bức tranh kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.

Ở một diễn biến khác, HĐQT giao Ban giám đốc tiến hành định giá khu đất diện tích hơn 10.900 m2 tại lô 96, khu phố 4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ thuộc sở hữu của Trung An. Việc định giá chuyển nhượng tài sản này phải hoàn thành trước 30/6.

Thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 cho thấy tài sản tại lô đất này đang là tài sản thế chấp cho khoản vay tại Sacombank - Chi nhánh Cần Thơ theo hợp đồng tín dụng ngày 20/1/2020 và thỏa thuận sửa đổi ngày 3/12/2020 với hạn mức 300 tỷ đồng, thời gian cấp hạn mức 12 tháng. Dư nợ vay của hợp đồng tín dụng này đến 30/9/2021 vẫn là gần 300 tỷ đồng.

Công ty mới đây cũng đưa ra kết quả kinh doanh ước tính trong quý IV/2021. Cụ thể, doanh thu ước tăng 22% đạt 750 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ở mức 45 tỷ, gấp 6,7 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục theo quý trong hơn 20 năm hoạt động của công ty.

Như vậy, lũy kế năm 2021, doanh thu giảm 4% về 2.705 tỷ đồng, hoàn thành 77% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế tăng 21% lên 102 tỷ đồng, tương đương 97% mục tiêu cả năm.

capture-png85-9718-1642430573.png

Năm qua, Trung An liên tục trúng các gói thầu xuất khẩu gạo qua thị trường cao cấp ở Hàn Quốc. Cụ thể, doanh nghiệp đã trúng thầu 48.763 tấn trên tổng số hạn ngạch 50.000 tấn (chiếm 98%) mà Hàn Quốc dành cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam.

Mức giá trúng thầu của công ty luôn cao hơn 9-10% so với mức giá mà các doanh nghiệp khác chào thầu. Theo ông Phạm Thái Bình – Tổng giám đốc Trung An, doanh thu và lợi nhuận của các đơn hàng lớn đi Hàn Quốc sẽ hoạch toán vào quý I năm nay.

Bên cạnh đó, trong Nghị quyết HĐQT vừa công bố cũng có nội dung xin ý kiến cổ đông thay đổi hoặc bỏ các nhóm ngành bị hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài, nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 0% lên 49%.

1 Likes

Thứ 2 em nó chính thức vào sóng chưa các Bác/ Thấy bảo giá lương thực năm 2022 chỉ có lên mà không có xuống.

TAR chính thức vào sóng các Bác nhé.

1 Likes

1 bài phỏng vấn có thể nói là đầy đủ nhất về TAR, kế hoạch hành động cho những năm tới. Nghe chừng rất nhiều thứ hay ho đấy các Bác ạ.

Phó chủ tịch TAR: Chuyển nhượng bất động sản lợi nhuận tối thiểu 500 tỷ đồng, sẽ chào đón đối tác ngoại năm nay

Tác giả Phan Hằng

15 phút trước

(ĐTCK) CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) sẽ tiến hành đấu giá lô đất tại Cần Thơ, giá trị ghi sổ khoảng 28 tỷ đồng. Ông Phạm Thái Bình, Phó chủ tịch HĐQT TAR cho biết, lợi nhuận thu về từ chuyển nhượng bất động sản không dưới 500 tỷ đồng.

Chuyển động lớn khác ở TAR là nới room ngoại từ 0% lên 49%, đây là bước “dọn đường” để TAR đón các đối tác ngoại trong năm nay. Theo ông Bình chia sẻ, đã có đối tác muốn trở thành cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu không dưới 30% vốn tại TAR.

Giá cổ phiếu TAR có sự bứt phá trong tuần qua với kỳ vọng của giới đầu tư về ngành gạo sẽ hưởng lợi từ giá xuất khẩu tăng tốt, cộng thêm các biến động về chính trị có thể khiến giá bán tiếp tục neo cao. Ông có thể chia sẻ góc nhìn của ông về ngành gạo trong năm 2022?

Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid đã làm cho nhiều ngành nghề trên toàn thế giới gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành lúa, gạo ít bị ảnh hưởng thậm chí còn là cơ hội để tăng trưởng.

Hiện tại, các biến cố chính trị hiện nay giữa Nga và phương Tây khiến kinh tế thế giới đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng với riêng ngành lương thực nói chung hay ngành lúa, gạo nói riêng – lại có cơ hội nhiều hơn là thách thức. Đơn giản, bởi nhu cầu sử dụng lương thực luôn có ở bất cứ hoàn cảnh nào, mặt khác, các sản phẩm chế biến từ thực phẩm thay thế gạo đang gặp nhiều khó khăn vì bị đứt gãy nguồn cung ứng, hay thậm chí một số ngưng hẳn, mà thời gian phục hồi chuỗi cung ứng trong vài năm tới của nhiều quốc gia là rất chậm.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang nhấn chìm nhiều diện tích đất trên toàn thế giới; đất trồng cây lương thực đang giảm do nước biển dâng nhấn chìm gây mất an ninh lương thực trên diện rộng. Chính vì vậy, ngành lúa, gạo của Việt Nam từ năm 2022 sẽ có nhiều cơ hội phát triển, thách thức gần như bằng không. Trong đó, TAR là doanh nghiệp tiên phong ở Việt Nam, đầu tư bài bản vào quy trình trồng trọt và sản xuất lúa, gạo theo hướng bền vững từ nhiều năm nay, do vậy TAR không thể bỏ lỡ cơ hội phát triển sâu rộng này. Sự tăng trưởng trong thời gian tới là chắc chắn.

Với riêng TAR, công ty đã công bố kế hoạch kinh doanh 2022 tăng trưởng mạnh, cơ sở nào để thực hiện, thưa ông?

Đầu tư vào ngành hàng lúa, gạo theo hướng công nghệ cao, bền vững là chiến lược lâu dài mà TAR đã được thực hiện gần 10 năm nay. Năm 2022 và các năm kế tiếp doanh nghiệp sẽ bứt phá mạnh mẽ hơn khi các kết quả từ việc đầu tư trước đó dần được thể hiện, bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng thêm vùng trồng nguyên liệu, phát triển chuỗi các sản phẩm từ gạo và một số lĩnh vực kinh doanh khác.

Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển lúa, gạo hữu cơ trên diện rộng (từ năm 2022 đến năm 2025 đạt 100-200 ngàn ha) phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước theo xu hướng phát triển xanh toàn cầu (đến 2025 lượng gạo xuất ra thị trường tối thiểu đạt 840.000 tấn , tương ứng doanh số 11.500 tỷ đồng/năm)

Bên cạnh đó, TAR đã ký kết hợp đồng lắp đặt nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ từ nguyên liệu than bùn, công nghệ tiên tiến hiện đại châu Âu để cung cấp phân bón hữu cơ cho các cánh đồng Công ty liên kết tại các tỉnh thành vùng ĐBSCL; Tiến độ dự kiến là tháng 3/2022 lắp đặt, tháng 5/2022 nhà máy cho ra sản phẩm. Mục tiêu đến 2025 sản lượng phân xuất ra thị trường tối thiểu đạt 200.000 tấn, tương ứng doanh số 1.215 tỷ đồng/năm.

Công ty cũng đầu tư lắp đặt 10 nhà máy chiết dầu gạo từ cám, theo tiến độ các dự án cánh đồng liên kết tại các địa phương vùng ĐBSCL, dự kiến đến 2025 sản lượng dầu gạo xuất ra thị trường tối thiểu đạt 14.000 tấn , tương ứng 990 tỷ đồng/năm.

Đầu tư lắp đặt 10 nhà máy bột giấy từ trấu, theo tiến độ các dự án cánh đồng liên kết tại các địa phương vùng ĐBSCL. Đến 2025, sản lượng bột giấy xuất ra thị trường tối thiểu đạt 196.000 tấn, tương ứng 968 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, Công ty đã đầu tư lắp đặt 10 nhà máy bột giấy từ rơm, theo tiến độ các dự án cánh đồng liên kết tại các địa phương vùng ĐBSCL, mục tiêu đến 2025 sản lượng bột giấy từ rơm xuất ra thị trường tối thiểu đạt 490.000 tấn, tương ứng 2.475 tỷ đồng/năm.

Đầu tư lắp đặt 20 nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt và phát điện với 20 module mỗi module 150.000 tấn rác/năm, sản xuất ra 1.280 triệu kW điện/năm. Đến năm 2024 với 20 module hoàn thành mỗi năm doanh thu của Công ty thu thêm trên 3.000 tỷ đồng.

Phó chủ tịch TAR: Chuyển nhượng bất động sản lợi nhuận tối thiểu 500 tỷ đồng, sẽ chào đón đối tác ngoại năm nay ảnh 1

Như vậy, ngoài gạo cốt lõi sẵn có từ năm 2021, năm 2022 trở đi, TAR có thêm những hợp đồng gạo Organic với giá trị cao hơn gạo thông thường, cùng với các sản phẩm khác mà doanh nghiệp dự tính triển khai như phân bón, dầu gạo, bột giấy, điện-rác, là cơ sở chắc chắn cho sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Với kế hoạch nâng cấp và mở rộng diện tích cánh đồng liên kết trồng lúa và đầu tư thêm các nhà máy theo chuỗi lúa gạo nêu trên chắc chắn Công ty phải tăng vốn để đầu tư, việc kêu gọi nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tham gia đồng hành với TAR là phương thức huy động vốn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với cơ chế chính sách của Nhà nước Việt Nam nói riêng, của thế giới nói chung hiện nay về ưu đãi vốn vay để doanh nghiệp phát triển nông nghiệp xanh, bền vững cũng là kênh huy động vốn mà TAR lưu ý đến trong thời gian sắp tới.

Hiện tại, đã có một số Quỹ và nhà đầu tư đã ngỏ ý muốn đầu tư đồng hành cùng TAR trong suốt chiều dài của chặng đường phát triển nông nghiệp bền vững mà TAR đã và đang xây dựng.

Riêng 20 module Điện-Rác khi TAR có dự án đối tác châu Âu đã ký cam kết đầu tư 100% vốn từ khi xây dựng lắp đặt đến khi ra sản phẩm điện bán cho EVN (vốn đầu tư 20 module khoảng 1.200 triệu EU), Công ty chỉ việc thu tiền từ bán điện cho EVN trả nợ cho đối tác châu Âu trong vòng 6 năm.

Mới nhất, HĐQT TAR giao Tổng giám đốc thực hiện định giá để chuẩn bị bán đấu giá lô đất tại Cần Thơ. Vì sao Công ty quyết định chuyển nhượng, đã có đối tác nào quan tâm tới lô đất? Nếu thành công, thì TAR dự kiến hoạch toán được doanh thu, lợi nhuận bao nhiêu từ việc chuyển nhượng này, thưa ông?

Hiện tại, TAR ghi nhận giá trị sổ sách quyền sử dụng đất của khu đất này chỉ khoảng 28 tỷ đồng, và dựa vào tiềm năng của mảnh đất này, khi công trình kè và đường chạy dọc bờ sông Cần Thơ nối liền từ Bến Ninh Kiều đến Cầu Đầu Sấu hoàn thành (công trình trọng điểm của Cần Thơ sử dụng vốn ODA, tháng 6/2022 hoàn thành), chúng tôi đã có các đối tác sẵn sàng trả 700-800 tỷ đồng, nhưng vì một số yếu tố bảo mật nên hiện tại chưa thể tiết lộ danh tính.

Công ty đang cân nhắc giữa việc đấu giá lô đất hoặc dùng mảnh đất này góp vốn bất động sản vào công ty con. Việc định giá lại tài sản nằm trong chiến lược của Trung An để xác định được mức giá khởi điểm phù hợp với tiềm năng của vị trí bất động sản hiện tại, sau khi kè và đường đi bộ nối dài từ bến Ninh Kiều đến Cầu Đầu Sấu hoàn thành, để nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho các cổ đông TAR. Thương vụ này lợi nhuận dự kiến sẽ không thấp hơn 500 tỷ đồng.

TAR cũng có khá nhiều chuyển động đáng chú ý từ năm 2021 tới nay, điển hình là việc nới room ngoại lên 49%, phải chăng Công ty đang có kế hoạch mời thêm đối tác ngoại tham gia?

Năm 2021 có một số quỹ nước ngoài từ châu Âu quan tâm và đặt vấn đề muốn sở hữu cổ phần của TAR vì nhìn thấy những yếu tố bền vững mà TAR đã theo đuổi 10 năm nay, nhưng ở thời điểm tháng 3 năm 2021 doanh nghiệp đang có một số ngành nghề bị hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 0% nên khi thực hiện việc nâng vốn TAR buộc phải thay đổi tỷ lệ room ngoại từ 49% xuống còn 0%. Năm nay, TAR muốn đổi mã ngành và nâng tỷ lệ room ngoại lên 49% để các đối tác lớn nước ngoài có thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp.

Hiện tại, đã có đối tác nước ngoài muốn làm cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu không dưới 30% trong năm nay.

Kỳ vọng khi có thêm quỹ tham gia, sẽ hỗ trợ cấu trúc lại quá trình vận hành của TAR và nâng tầm nhận diện thương hiệu của TAR trên thị trường mạnh mẽ hơn. Đây là điểm yếu của TAR trong suốt 10 năm vừa rồi khi chỉ tập trung vào sản xuất. Các đối tác này cũng sẽ giúp phân phối gạo TAR lên các kệ hàng của Châu Âu.

Đáng chú ý, cổ đông nội bộ, cụ thể là lãnh đạo TAR năm 2021 có đăng ký bán hết số cổ phần nắm giữ, khiến các nhà đầu tư trên thị trường cho rằng Công ty đổi chủ, thực hư như thế nào, thưa ông?

TAR là doanh nghiệp chuyên ngành lúa, gạo từ 26 năm nay, phát triển lúa, gạo theo hướng xanh, bền vững là tâm huyết của lãnh đạo TAR, tư duy phát triển nông nghiệp xanh, bền vững thân thiện rất phù hợp với xu thế của thời đại. Nâng cấp quy trình canh tác sản xuất lúa hữu cơ để mang gạo Organic đến cung cấp cho đại đa số người tiêu dùng là tâm huyết của đội ngũ lãnh đạo TAR.

Việc biến động tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp ở từng thời điểm chủ yếu để xử lý công việc cá nhân, đội ngũ lãnh đạo vẫn tiếp tục cống hiến đưa doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.

Khi điều kiện tài chính cho phép ban lãnh đạo sẽ nâng cao tỷ lệ sở hữu là điều chắc chắn! Hiện tại, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của “cổ đông ủng hộ” cho đội ngũ lãnh đạo hiện tại không dưới 60%, việc thay đổi đội ngũ lãnh đạo thời điểm này là không thể xảy ra.

1 Likes

Thời tới cản không nổi rồi các Bác ơi!

Giá gạo tăng vọt

Gạo trở thành mặt hàng mới nhất bị cuốn vào tình trạng hỗn loạn khi Nga thực hiện “Chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine.

Thu giữ hàng ngàn kit test, hộp thuốc trị Covid-19 có chữ Trung Quốc nhập lậu

  • Dầu thô của Nga thành 'bát súp bỏng tay' không ai dám cầm

Dầu thô của Nga thành ‘bát súp bỏng tay’ không ai dám cầm

  • Hãng trà sữa “nhọ” nhất Trung Quốc: Mở được 114 chi nhánh xịn lại bị 7.000 cửa hàng nhái thản nhiên khai trương cạnh tranh, chi cả trăm tỷ chống hàng fake vẫn công cốc

Hãng trà sữa “nhọ” nhất Trung Quốc: Mở được 114 chi nhánh xịn lại bị 7.000 cửa hàng nhái thản nhiên khai trương cạnh tranh, chi cả trăm tỷ chống hàng fake vẫn công cốc

Các thương nhân trên thị trường gạo đặt cược rằng mặt hàng này sẽ trở thành một lựa chọn thay thế cho lúa mì – vốn đang trở nên quá đắt đỏ. Và người mua bắt đầu tranh giành mua bất cứ loại ngũ cốc nào.

Giá gạo Mỹ ngày 3/2 đã tăng 4,2% lên 16,89 USD/100 lb, cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020. Tính từ đầu tuần đến nay, giá gạo Mỹ đã tăng 11%, cao nhất kể từ năm 2018.

Xuất khẩu lúa mì từ Nga và Ukraine chiếm hơn 1/4 thương mại lúa mì của toàn thế giới và 1/5 doanh số bán ngô của toàn cầu.

Giá gạo tăng vọt - Ảnh 1.

Giá gạo Mỹ trên sàn Chicago tăng mạnh.

Trong khi đó, hoạt động giao thông vận tải ở khu vực Biển Đen đang chìm trong cảnh hỗn loạn. Giá cước vận chuyển trên toàn cầu đã bắt đầu tăng lên, khiến chi phí nhập khẩu ngũ cốc tăng cao.

“Mọi người đều cố gắng mua mọi loại tinh bột mà họ có thể mua”, Arlan Suderman, nhà kinh tế trưởng phụ trách mảng hàng hóa của StoneX, cho biết. “Với nguồn cung lúa mì đang bị thắt chặt nghiêm trọng trên thị trường thế giới, bạn sẽ thấy nhu cầu chuyển sang gạo để đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn cho mọi người.”

Mọi thứ từ lúa mì đến dầu mỏ hay phân bón đều chứng kiến giá tăng vọt khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine lên đến đỉnh điểm, làm dấy lên lo ngại về sự tác động lan truyền đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều đó làm trầm trọng thêm nỗi lo về lạm phát vào đúng thời điểm nạn đói đang gia tăng.

Tại Châu Á, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này cũng tăng khi các tuyến đường vận chuyển sang Trung Quốc được mở cửa trở lại, giữa bối cảnh các thương nhân hai nước cũng đặt cược vào nhu cầu bổ sung từ những khách hàng đang tìm kiếm các nguồn thay thế do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 3/3 được chào bán ở mức 400 USD/tấn, so với 395- 400 USD một tuần trước đó.

Các thương nhân Việt Nam cho rằng xung đột ở Ukraine đang diễn ra có thể khiến người mua nhập khẩu nhiều gạo hơn từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng do Trung Quốc đang mở lại biên giới với Việt Nam sau giai đoạn hạn chế chống Covid-19.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này cũng tăng nhẹ lên 403 - 400 USD/tấn, so với 400 USD/tấn tuần trước, một phần nữa bởi những dấu hiệu về sự biến động tỷ giá, với việc đồng baht tăng lên 32,60 THB/USD hôm 3/3.

Cả Nga và Ukraine đều không nằm trong số những đối tác thương mại chính của Thái Lan nên cuộc khủng hoảng ở Đông Âu dự kiến không ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu gạo của Thái Lan. Tuy nhiên, việc giá gạo quốc tế tăng sẽ tác động lan truyền tới gạo nước này. Các thương nhân ở Bangkok cho biết tình hình ở Ukraine đã làm tăng giá cước vận tải một chút.

Nhu cầu đối với gạo xuất khẩu của Ấn Độ cũng đang được cải thiện. Giá gạo đồ 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ tuần này vững ở 370 - 376 USD/tấn trong bối cảnh tỷ giá rupee giảm bù lại cho nhu cầu xuất khẩu tăng. Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho hay nhu cầu đối với gạo tấm đã được cải thiện do giá ngô đang tăng, và một số người mua đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho ngô.

Điểm sáng trong bối cảnh này là nguồn cung gạo toàn cầu rất dồi dào, trong đó xuất khẩu gia tăng từ Ấn Độ - nước xuất khẩu và có lượng dự trữ lớn nhất thế giới - dự báo tăng 0,4 triệu tấn.

Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm 2021/22 ở mức kỷ lục 509,9 triệu tấn, tăng 2,6 triệu tấn so với sản lượng năm trước.

So với niên vụ 2020/21, dự báo sản lượng năm 2021/22 ở Australia, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Nigeria, Paraguay, Senegal, Hàn Quốc, Tanzania và Thái Lan chiếm phần lớn mức tăng sản lượng toàn cầu, trong đó đặc biệt tăng mạnh ở Australia, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Sản lượng của Ấn Độ năm 2021/22 dự báo sẽ đạt 125,0 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn so với năm trước đó và sẽ là vụ thứ 6 liên tiếp sản lượng cao kỷ lục. Sản lượng của Trung Quốc năm 2021/22 dự báo đạt gần 149,0 triệu tấn, tăng 0,7 triệu tấn so với năm trước đó, và cũng là mức cao kỷ lục. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm hơn một nửa sản lượng gạo toàn cầu hàng năm.

Tuy nhiên, sản lượng gạo Mỹ dự báo sẽ giảm, có thể khiến các khách hàng của Mỹ phải chuyển hướng sang nhập khẩu của những xuất xứ khác. USDA dự báo sản lượng gạo Mỹ năm 2021/22 sẽ đạt 191,8 triệu cwt (1 cwt = khoảng 45,4 kg), giảm 16% so với niên vụ trước, do cả diện tích thu hoạch và năng suất đều được điều chỉnh giảm. Việc gieo trồng lúa vụ xuân của Mỹ đang được tiến hành ở miền nam Louisiana và dọc theo bờ biển Texas, một nửa trong số đó sẽ được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Mời các Bác sinh hoạt sang bài mới nha!