Thị trường xe ô tô và phụ tùng: “đất diễn” liệu có còn?

, , , , , , , ,

Thị trường ô tô Việt Nam hiện đang biến động mạnh mẽ với sự tham gia ngày càng nhiều của các hãng xe lớn trên thế giới và những chính sách ưu đãi từ chính phủ. Từ dòng xe bình dân, những chiếc xe sang trọng đến những chiếc xe tải cục mịch cho từng lĩnh vực khác nhau, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Ngoài ra, xu hướng sử dụng xe điện và các công nghệ tiên tiến cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường, mở ra một giai đoạn mới đầy tiềm năng và thách thức cho ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Tổng quan ngành xe ô tô tại Việt Nam

Xét về tổng quan thị trường Việt Nam, ngành ô tô vẫn đang là một ngành chủ đạo trong tiến trình hội nhập và phát triển quốc gia, trong đó ngành đã thể hiện nhiều khía cạnh:

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ lúc sơ khai đến hiện nay đã trải qua nhiều giai đoạn biến động, cụ thể theo từng thời kỳ:

Các yếu tố ảnh hưởng tới ngành ô tô Việt Nam

  • Chính sách thuế của Nhà nước

Việt Nam là nước có giá xe ô tô khá cao, cao hơn gần 2 lần so với Thái Lan, Indonesia và cao hơn các nước có công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Mỹ, Nhật Bản. Nguyên nhân chính là do chính sách thuế và các chi phí. Theo quy định, mỗi chiếc ô tô muốn lăn bánh sẽ phải chịu các loại thuế, gồm thuế nhập khẩu (trừ xe sản xuất, lắp ráp trong nước), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, ô tô còn chịu các loại phí, như phí trước bạ, phí kiểm định, phí bảo trì đường bộ, phí cấp biển ô tô, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Nhà nước luôn đánh thuế cao các mặt hành công nghiệp, đặc biệt là mặt hàng ô tô. Ngoài ra, ô tô còn được xếp vào danh mục hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cho tới nay, thị trường ô tô Việt Nam phải chịu tới 15 loại thuế và phí khác nhau. Việc đánh thuế chồng thuế đối với mặt hàng ô tô khiến cho giá xe trong nước tăng cao. Những đề xuất thu phí trong tương lai có thể khiến người dùng đắn đo trong việc mua xe ô tô làm phương tiện di chuyển chính. Mục tiêu của việc gia tăng các loại phí và thuế đối với mặt hàng ô tô đó là hạn chế lưu lượng xe lưu thông. Qua đó giảm tải tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông và tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông. Đã có nhiều chính sách ra đời nhằm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô nhưng vẫn chưa thu được kết quả tốt. Trong hơn 20 năm qua, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô như miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này… Tuy nhiên cho tới nay, ngành công nghiệp ô tô Việt vẫn phát triển chậm, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp.

  • Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông

    Cơ sở hạ tầng giao thông nước nhà vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng xe ngày càng gia tăng. Riêng ở Hà Nội và TP.HCM, đất dành cho giao thông chỉ chiếm khoảng 6 – 8%, trong khi tiêu chuẩn cần phải đạt 20%. Chiều rộng của các tuyến giao thông không đủ nhiều để lưu lượng xe có thể thoát lưu và người đi lại thì ngày càng gia tăng dẫn tới tình trạng ùn tắc. Hiện nay, phương tiện giao thông chính của nước nhà vẫn là xe máy nên chưa thể đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông chuyên biệt cho phương tiện ô tô được.


    (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Tới thời điểm năm 2022, Việt Nam đứng thứ 77 về chất lượng hạ tầng tổng thể, 103 về đường bộ, 83 về cảng, 103 về vận tải hàng không và 87 về cung ứng điện. mặc dù các kết quả này đã phần nào khởi sắc hơn giai đoạn 2013-2014 nhưng về tổng thể thì vẫn kém cạnh tranh hơn khi nhà đầu tư đặt lên bàn cân so sánh với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia hay Thái Lan.

    (Nguồn: Báo cáo xếp hạng cạnh tranh toàn cầu WEF giai đoạn 2013 – 2014)

Tỷ lệ nội địa hóa của thị trường


(Nguồn: Bộ Công thương)

Tỷ lệ nội địa hóa thấp cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến giá thành của xe ô tô cao. Hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam có tỷ lệ nội địa hóa cực thấp. Cụ thể, xe tải dưới 7 tấn đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình chỉ 20%, xe khách từ 10 chỗ trở lên, xe chuyên dụng đạt 45 – 55%. Riêng đối với xe cá nhân từ 9 chỗ ngồi trở xuống chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa là 7 – 10% (trừ dòng Innova của Toyota là đạt 37%). Nếu so với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay là quá thấp. Tỷ lệ nội địa hóa trung bình của các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á đạt khoảng 55 – 60%, riêng Thái Lan con số này đã lên tới 80%. Theo Toyota Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa thấp khiến giá thành các sản phẩm ô tô Việt Nam cao hơn 10% so với các nước khác trong khu vực.

Về việc tỷ lệ nội địa hóa còn chiếm nhỏ giọt, Bộ Công Thương cũng thẳng thắn nhìn nhận ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm lốp, một số sản phẩm nhựa. Trong số các doanh nghiệp trong ngành, chỉ một số rất ít đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.

Chuỗi giá trị ngành ô tô Việt Nam

Hiện nay, trong nước mới chỉ một vài nhà cung cấp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến con số 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như kính, săm,…

Một điều tuy ít người quan tâm nhưng lại vô cùng quan trọng, mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là khâu lắp ráp cuối cùng, và cũng là khâu có phần giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Không những thế, khi chuỗi giá trị toàn cầu tiến lên chuỗi giá trị 4.0 thì phần giá trị gia tăng trong khâu lắp ráp lại càng thu hẹp. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước, Hyundai Thành Công, Trường Hải và VinFast được kỳ vọng sẽ tạo tam giác cho sự phát triển của ngành sản xuất ôtô Việt Nam.

Đặc điểm của cổ phiếu ngành ô tô

  • Cổ phiếu ô tô thường có mức biến động cao do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá nguyên liệu thô, chi phí sản xuất và tình hình kinh tế toàn cầu.
  • Giá cổ phiếu có thể thay đổi nhanh chóng dựa trên những tin tức liên quan đến ngành công nghiệp ô tô, hoặc các ngành có liên quan như logistic, chính sách thuế quan hay tình hình GDP của quốc gia,…
  • Cổ phiếu ô tô cũng chịu sự tác động mạnh mẽ từ sự đổi mới công nghệ. Những tiến bộ trong công nghệ xe điện, tự lái và hệ thống kết nối thông minh có thể làm thay đổi cục diện ngành, tạo ra cơ hội mới hoặc thách thức cho các nhà sản xuất. Công ty nào dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ mới thường có lợi thế lớn về mặt cổ phiếu.
  • Tình hình cung cầu trên thị trường ô tô cũng ảnh hưởng đến cổ phiếu. Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ ô tô ở các thị trường mới nổi, có thể thúc đẩy giá cổ phiếu.

Tiềm năng của cổ phiếu ngành ô tô (lắp ráp, sản xuất, phụ tùng, …)

Ngành phân phối, lắp ráp, sản xuất ô tô đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với xu hướng ngày càng thân thiện với môi trường. Các công nghệ mới, như việc sử dụng năng lượng điện thay vì xăng dầu để giảm tác động xấu đến môi trường. Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài các dòng xe điện đang thịnh hành trong thời gian từ giữa năm 2023 trở về sau, các dòng xe tải hạng nặng chạy bằng điện hay hydro cũng đang trở thành tâm điểm khi nhiều “Ông lớn” như MAN, Scania, Volvo, Sinotruk, Hino, … đang đưa ra thị trường nhiều dòng với các mức giá hấp dẫn hướng tới cạnh tranh và thay thế các phương tiện thuần chạy bằng xăng và dầu.
Cùng với đó, Việt Nam được dự đoán là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành ô tô trong những năm tới với sự hậu thuẫn từ Chính phủ và các khoản đầu tư tiềm năng từ các Quỹ, hãng xe lớn trên thế giới. Dù hiện tại tỷ lệ sở hữu ô tô của người dân còn thấp hơn so với các nước trong khu vực do thuế đặc biệt, chính phủ đang có xu hướng mở cửa hơn và nhu cầu về ô tô ngày càng gia tăng.

Trong năm 2023, giá cổ phiếu ngành Ô tô đã ghi nhận sự dụt giảm 4% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mức tăng 12% của chỉ số VNIndex. Bất chấp các biện pháp hỗ trợ kích cầu từ cả Chính phủ và các đại lý phân phối, doanh số bán hàng vẫn thấp do người tiêu dùng trì hoãn mua ô tô trong thời điểm kinh tế khó khăn. Theo ước tính của SSI, doanh số bán ô tô và xe máy mới trong năm 2023 có sự sụt giảm lần lượt 25% và 17% so với cùng kỳ.

Về triển vọng năm 2024, nhiều công ty chứng khoán hiện đưa ra đánh giá “Trung lập” cho triển vọng của ngành Ô tô trong năm 2024, theo đó, thị trường sẽ phục hồi cả về số lượng và giá trị, dự báo mức tăng trưởng doanh số ô tô và xe máy mới trong năm 2024 lần lượt là 9% so với cùng kỳ và 4% so với cùng kỳ. Nguyễn nhân của sự phục hồi đến từ một số động lực như sự phục hồi kinh tế vào nửa cuối năm, các mẫu xe mới ra mắt, tình trạng thiếu chip cho xe ô tô được giải quyết, cũng như lãi suất cho vay ở mức hấp dẫn hơn so với 2023. Công ty Chứng khoán này cho rằng, để nhu cầu tăng mạnh hơn thì cần có thêm các động lực khác như nhu cầu tiêu dùng phục hồi hoặc tăng trưởng thị phần rất mạnh mẽ, hay các chính sách hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ để các cổ phiếu trong ngành trở nên hấp dẫn hơn, bên cạnh mức giảm 12% thuế tiêu thụ đặc biệt và miễn phí trước bạ đối với xe điện.

14 Likes

Cổ ngành xe này theo tôi thì có em HAX với HHS là thơm nhất. Thú thật với bác mấy em còn lại có khi chẳng có vẹo gì ấy…? Tôi đọc vụ TMT lỗ chổng vó chiếc Wuling mà thấy sợ.

8 Likes

Tổng thể ngành thì quá tiềm năng nhưng những ông lớn như Thành Công, Thaco lại không có mặt trên sàn. Đổi lại thì những công ty nhỏ hơn cùng ngành dù niêm yết nhưng bức tranh toàn cảnh lại không được như kì vọng bác nhỉ?

6 Likes

thực ra mấy tay to của ngành này cũng chưa lên sàn nhiều ấy bác, có mấy ông lớn bên xe tải thì vẫn chưa được nhiều người biết, thành ra làm cho bức tranh tổng quan ngành này trông như hũ than :sweat_smile:

6 Likes

đúng rồi đó bác, cái hài là mấy ông lớn thì cứ nằm yên, không động thái gì, tạo nên bức tranh không được tích cực cho cổ phiếu ngành này, chứ như em thấy cũng có vài Công ty sức khỏe tài chính cũng rất tốt mà bị ngó lơ hết cả :saluting_face:

7 Likes

Đợt 2022 thử chơi thằng HHS nhưng bị vã cho 3 cột đỏ, sợ hãi chạy luôn. Mấy ông bên xe tài chính có vẻ ổn nhưng đánh chứng chán ghê, chả biết có phản ánh được chút nào về nội tại Công ty không

6 Likes

HHS nhà TCH thì đánh rát lắm bác ơi, mở mắt ra là biết kết quả hôm đó rồi haha

7 Likes

nghĩ lại cũng cay, tưởng chốt được giá vốn ngon ai dè nó đấm cho sưng cả hai mắt. Mà không thấy mấy bố Vin vủng với Thành Công lên sàn nhỉ, ỉm tiền xây lâu đài à

4 Likes

Tôi mới rà soát mấy mã CP xe tải thấy có ông VVS mới lên sàn này cụ ơi, vol nhỏ giọt nhưng thấy kinh doanh cũng ok. Cơ bản vẫn là SME nên họ không PR rầm rộ lắm nhỉ. So với HHS hay TMT thì độ phổ biến hơi kém?

5 Likes

Mình cũng để ý em VVS này lâu rồi mà vol bé quá ko dám vào ấy, soi BCTC thấy thơm fet. Cơ bản là ko có tay to nhúng vào mình tay tí hon cũng chỉ dám đứng nhìn LOL :smile:

5 Likes

VFS lên sàn Mỹ thôi ạ, chứ lên sàn Việt chắc sập hầm rồi. KQKD như hạch LOL :smiley: doanh thu buff bẩn hoài à…

5 Likes

Việt Nam dự kiến tiêu thụ một triệu ôtô vào 2030 - Báo VnExpress Kinh doanh.

3 Likes

Đến cả ngành bây giờ còn ít tin hỗ trợ, được mấy cái chính sách trợ giúp thì vực dậy cả ngành kiểu gì nhỉ? Nguồn tiền vào chứng thì cơ hội nào mà vào ngành này?

2 Likes

VVS nó là công ty thương mại hả Bác ?

2 Likes

Nó phân phối dòng xe gì đấy

2 Likes

CSM thì sao nhỉ?

2 Likes

nhìn mã bác bảo em mới xem thông tin, tạm thời mới thấy chuyên về lĩnh vực xe tải hạng nặng, còn lại về các thông tin ngoài lề khác thì chưa thấy gì nhiều.

image

7 Likes

Về anh Cao su thì em thấy kinh doanh bán niên vừa rồi vẫn duy trì đều sức khỏe tài chính, cơ mà xét về thị trường thì sẽ khó khăn hơn vì bây giờ phần nhiều nguyên liệu chịu tác động từ các chính sách thuế quan, với cả quá bán nguyên vật liệu bây giơ chủ yếu được nhập khẩu

Còn về tăng trưởng mảng chứng thì em chưa có nhiều thông tin :smiley:

8 Likes

mã xe thì chưa bao giờ thấy nổi bật, bây giờ tìm được mã ngon như mò kim

1 Likes

mã xe thì ai bảo bác là chưa bao giờ thấy nổi bật, trước hồi 2022 thì vẫn rất ổn nhé, xem mấy con HHS với HAX xem.
chắc bác không quan tâm thôi

1 Likes