Nhóm Ngân hàng và cổ phiếu MBB thì team có góc nhìn FA+TA như sau nhé:
1. Về câu chuyện cơ bản của MBB
MBB và một vài điểm nhấn đáng chú ý trong năm qua: Tăng trưởng mạnh trong bối cảnh chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt – Báo cáo KQKD
MBB đã công bố KQKD hợp nhất năm 2021 với lợi nhuận ròng đạt 13,2 nghìn tỷ đồng (+53,6% YoY). Thu nhập từ lãi (NII) năm 2021 tăng 29,2% YoY với NIM hợp nhất là 5,03% so với NIM dự báo năm 2021 của chúng tôi là 5,15%.
Tăng trưởng tín dụng hợp nhất năm 2021 đạt 24,6% do:
(1) tăng trưởng tổng dư nợ đạt 21,9% YoY
(2) tăng trưởng số dư trái phiếu doanh nghiệp đạt 54,5% YoY
Tăng trưởng cho vay của ngân hàng mẹ đạt 20,2% trong năm 2021. Tỷ trọng bán lẻ trong dư nợ vay của ngân hàng mẹ tăng 25,9% trong năm 2021, đóng góp 44,6% vào dư nợ vay của ngân hàng mẹ so với mức 42,5% của năm 2020.
Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) hợp nhất năm 2021 giảm 5,1 điểm % YoY còn 33,5%, chủ yếu là do kết quả kinh doanh thu nhập ngoài lãi (NOII) tăng mạnh 51,5% YoY, bù đắp cho mức tăng 17,3% YoY của chi phí vận hành do:
(1) chi phí nhân viên tăng 12% YoY
(2) chi phí tài sản cố định tăng 36% YoY
Nợ xử lý trên tổng dư nợ hợp nhất năm 2021 đạt 0,97%% so với mức 1,67% của năm tài chính 2020. Chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện cho thấy sự thận trọng của ngân hàng trong việc quản lý rủi ro.
Như vậy tính đến hết năm 2021, quy mô tổng tài sản của MB và các công ty con (MB Group) đạt 607 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2020. Lợi nhuận hợp nhất ở mức 16.527 tỷ đồng. MB nằm trong nhóm ngân hàng thương mại TOP đầu về các chỉ số hiệu quả, chất lượng hoạt động. Chỉ số ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) hợp nhất của Ngân hàng lần lượt đạt 2,4% và 23,49%.
Đầu tư cổ này thì anh chị có thể tham khảo thêm định giá của các CTCK về MBB
Cập nhật thêm chiều mua - bán gần đây của các nhóm NĐT ở MBB. Gần đây thì lực cầu chủ yếu đến từ nhóm NĐT cá nhân, trong khi đó là tổ chức trong nước, tự doanh và nước ngoài chủ yếu bán ròng.
2. Về bức tranh TA của MBB
Sau nhịp tăng tốt từ giữa tháng 1.2022, MBB đang retest vùng đỉnh cũ hình thành từ tháng 6.2021. Cổ phiếu đang cho tín hiệu tạo nền tích lũy quanh khu vực này sau khi thiết lập nến Doji trong phiên 27.01 đi cùng với khối lượng thu hẹp. Việc MBB tạo nền mang lại cơ hội tích lũy cổ phiếu cho nhà đầu tư, đặc biệt khi dòng tiền vẫn đang dành sự ưu tiên cho nhóm Ngân hàng.
Theo Canslim và kinh nghiệm đầu tư thì việc một cổ phiếu break khỏi đỉnh cao gần nhất trong 52 tuần cho thấy lực cầu mạnh mẽ và có thể kỳ vọng hợp lý tăng ít nhất 20% tính từ đỉnh. MBB bám vào band trên của BB và đi lên với những cây nến xanh biên độ rộng cùng với khối lượng tăng đột biến là tín hiệu cực nên chú ý.
Các đường MA chụp lại và gióng lên tô điểm thêm cho bức tranh tím. Cổ này thì Team không đầu tư mà cùng dòng team view BID, STB… ở vùng giá đẹp, nhưng cũng muốn cung cấp thêm góc nhìn khách quan cho NĐT trong giai đoạn hiện tại.
Sẽ tư vấn chi tiết hơn nếu anh chị chia sẻ vị thế cụ thể và đi kèm chiều mua - bán hay nắm giữ, cần hỗ trợ thêm thì có thể liên hệ với team thông qua bạn cộng sự của team là Ngọc Hiệp (0354562093).
- Ngọc Hiệp - Team Vẽ Tranh Tím