VLG + Logistics đường sắt, đường biển, đường bộ, hàng không = Nâng tầm giá trị. 🚀 Siêu cổ "Rũ bùn đứng dậy sáng lòa" nhất định sẽ x lần tài khoản!

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 864/QĐ-TTg về việc bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vân tải để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

17/08/2024 14:06

Bổ sung vốn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

CTCP Quỹ TM Holding và công ty con là CTCP Đầu tư Sao Á D.C đang cho thấy những bước đi quyết liệt trong ngành cảng biển.

Quá trình M&A sẽ khép kín chu trình.

VIMC Logistics lần đầu xuất ngoại: VLG chơi lớn.

1 Likes

Săn cổ đất nay thành săn cổ dạt :sunglasses:

Bác bán DL1 dồi à. Không thấy hô nữa ta kk

1 Likes

Làm ăn tốt như VLG nó phải chất chơi như này.

Nói là làm, cho cán bộ, nhân viên du lịch quốc tế 5 ngày 4 đêm. Chỉ có doanh nghiệp làm ăn có lãi và lãi to mới làm được điều này.

VLG - Ký nguyên logistics đường sắt.

Còn 200k

1 Likes

1 vài hình ảnh chuyến đi du lịch quốc tế của cán bộ nhân viên VIMC Logistics VLG




Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến quy hoạch như thế nào?

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có khổ đường 1.435 mm, điểm đầu tại ga Lào Cai, điểm cuối tại cảng Lạch Huyện – Hải Phòng.

Dự án dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km; xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

Trên tuyến có 73 cây cầu lớn với tổng chiều dài hơn 130km, 25 hầm dài 25km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga. Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ khai thác vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 10 - 11 tỷ USD.

Tín hiệu mới ở tuyến đường sắt 11 tỷ USD, nối Hà Nội với biên giới Việt-Trung và cụm cảng số 1 miền Bắc- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: AI ChatGPT

Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày.

1 Likes

Ưu tiên phát triển cho đường sắt trong 25 năm tới

23-08-2024 - 14:14 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

[Chia sẻ0](javascript::wink:

Nghe đọc bài

5:33

1x

Hạ tầng giao thông đất nước chủ yếu tập trung cho lĩnh vực đường bộ, tiếp đến là hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt ít được chú trọng đầu tư. Để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 theo hướng hợp lý, tận dụng lợi thế của các phương thức vận tải, Bộ GTVT cho biết sẽ ưu tiên đầu tư cho phương thức vận tải này trong những năm tới đây.

Ưu tiên phát triển cho đường sắt trong 25 năm tới- Ảnh 1.

Đường sắt là phương thức có ưu thế về vận chuyển khối lượng lớn, nhanh, an toàn, thuận tiện, chi phí hợp lý, giảm ô nhiễm môi trường nên sẽ là một trong các ưu tiên đầu tư.

Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam đã có những phát triển đáng ghi nhận với hơn 24.300km quốc lộ, 2.000km đường bộ cao tốc, 6.800km đường thủy nội địa, 2.640 đường sắt quốc gia, 298 bến cảng, 22 cảng hàng không và nhiều công trình quan trọng, quy mô lớn được đầu tư.

Hạ tầng mất cân đối

Tuy nhiên, ông Lưu Quang Thìn, Vụ phó Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT) nhận định, hạ tầng giao thông đất nước vẫn đang mất cân đối giữa các dự án, chủ yếu tập trung cho lĩnh vực đường bộ, tiếp đến là hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa.

Trong khi đó, hệ thống đường sắt mặc dù là phương thức có nhiều ưu điểm nhưng chưa được ưu tiên đầu tư, còn lạc hậu; đường sắt đô thị triển khai chậm nên chưa giải quyết được tình trạng ùn tắc, ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn; chưa phát huy tiềm năng của đường thủy nội địa trong các khu vực có lợi thế.

Nguyên nhân chủ yếu do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp, vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ mục tiêu đầu tư.

Để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 theo hướng hợp lý, bảo đảm cân đối, hài hòa, tận dụng lợi thế của các phương thức vận tải, nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn, Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT) cho rằng, với vận tải đường bộ, đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc.

Trong đó, cần tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn. Ước tính theo quy hoạch, tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 24,8 tỷ USD; đến năm 2050 vào khoảng 33,64 tỷ USD.

Ưu tiên cho đường sắt

Riêng hệ thống đường sắt là phương thức có ưu thế về vận chuyển khối lượng lớn, nhanh, an toàn, thuận tiện, chi phí hợp lý, giảm ô nhiễm môi trường nên sẽ là một trong các ưu tiên đầu tư.

Do đó, Bộ GTVT tập trung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM để giảm ùn tắc giao thông, kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao để hình thành mạng lưới vận chuyển hành khách thuận tiện trong cả nước; đầu tư các tuyến đường sắt mới, điện khí hóa để kết nối cảng biển quan trọng, kết nối cảng hàng không; cải tạo, nâng cấp các tuyền đường sắt hiện có đồng bộ hạ tầng.

Theo tính toán, riêng lĩnh vực đường sắt, tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 151,2 tỷ USD (bao gồm cả đường sắt đô thị); đến năm 2050 vào khoảng 312 tỷ USD.

Với đường thủy nội địa, ngành GTVT chú trọng cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao; tập trung phát triển các tuyến vận tải thủy ven biển khu vực miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long; hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng, trong đó khuyến khích đầu tư cảng, luồng tuyến vận tải với tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 10,8 tỷ USD; đến năm 2050 vào khoảng 4,48 tỷ USD.

Lĩnh vực hàng hải sẽ cải tạo nâng cấp các luồng hàng hải quan trọng; tiếp tục phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Bà Rịa Vũng Tàu; kêu gọi đầu tư cảng Cần Giờ, Vân Phong, các bến cảng Trần Đề phục vụ Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng mức đầu tư theo ước tính của quy hoạch đến năm 2030 vào khoảng 4,16 tỷ USD; đến năm 2050 khoảng 6,65 tỷ USD.

Về hàng không, Bộ GTVT ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng Thủ đô Hà Nội, TPHCM; từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu; kêu gọi đầu tư đầu tư các cảng hàng không mới… với tổng mức đầu tư theo ước tính của quy hoạch đến năm 2030 vào khoảng 17,1 tỷ USD; đến năm 2050 vào khoảng 21,06 tỷ USD.

Tạo cơ chế hút vốn cho hạ tầng

Để có thể triển khai những dự án hạ tầng giao thông nêu trên, Vụ Kế hoạch đầu tư đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm để huy động nguồn lực đầu tư về cơ chế chính sách, huy động nhiều nguồn vốn “rót” vào hạ tầng.

Cụ thể, Bộ GTVT tiếp tục rà soát, sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan, rà soát, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, môi trường đầu tư; xây dựng cơ chế để tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư, tiếp tục rà soát các quy hoạch để định hướng đầu tư; ưu tiên phân bổ vốn ngân sách Nhà nước cho các công trình, dự án giao thông không có khả năng thu hồi vốn hoặc khó có khả năng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế.

Bộ GTVT đẩy mạnh huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với các ưu đãi đầu tư tối đa; tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế để đầu tư các công trình lớn có sức lan tỏa; khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng; nghiên cứu, xây dựng các cơ chế huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phù hợp với đặc thù từng chuyên ngành giao thông, có tính cạnh tranh quốc tế.

Song song đó, cơ quan này cũng xây dựng và công bố danh mục các dự án phát triển hạ tầng giao thông đề kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP và đầu tư nước ngoài giai đoạn đến năm 2030 và sau năm 2030.

1 Likes

hay quá Ad ơi

Ad cho em hỏi là về mấy cái đường sắt là có mã nào ạ

Gà cứ vào mà chê…bao giờ 3x anh bán cho các gà. :sweat_smile:

VLG & MVN Trọn em nảo? :rofl: :beer:

VLG

EPS 2,377

P/E 3.80

F P/E 18.29

BVPS 11,811

P/B 0.77

MVN

EPS 1,445

P/E 27.64

F P/E 19.25

BVPS 13,632

P/B 2.93

giá này m à y cũng x3 rồi ấy nhỉ, giờ bán lãi chán chê

Các sếp VLG tập huấn:

VLG

Logistics đường sắt
EPS 2,377

P/E 3.88

F P/E 18.75

BVPS 11,811

P/B 0.78

1 sự kiện với sự tham gia của hơn 300 khách mời tại khách sạn Daewoo Hà Nội.

VLG - Gia tăng giá trị, lợi ích của cổ đông.


Cùng nhìn lại Sự kiện Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập công ty Vinalines Honda Logistics Việt Nam (VHL) với sự tham gia của hơn 300 khách mời tại khách sạn Daewoo Hà Nội. 10 năm một chặng đường tuy chưa phải là dài nhưng đủ lâu để khẳng định được tên tuổi và chất lượng dịch vụ của VHL trên thị trường. 10 năm cùng gắn bó và làm việc khiến những con người của VHL ngày càng thắt chặt hơn nữa tình đồng nghiệp, sự gắn kết, hợp tác cùng nhau xây dựng phát triển.

1 Likes

Ông này tin toàn mập mờ dự án cái lân nhận đền bù 76 tỏi hạch toán nhiều năm không lỗ lòi làm gì có dự án nhà nào xem bctc và bc thường niên

EPS 2,377

P/E 3.83

F P/E 18.48

BVPS 11,811

P/B 0.77

Khối thằng rình mút đấy :kissing_heart:

Lãi lớn mới chơi lớn, đi du lịch quốc tế mấy nước. :rocket: :rofl:



1 Likes