Đón sóng chu kỳ mới?

Chọn cổ phiếu thì linh hoạt, ở đây mình chỉ xét trên tình hình kinh doanh và kỳ vọng của cổ phiếu, còn cổ phiếu tăng giảm phục thuộc rất nhiều vào cơ cấu lưu hành, cổ đông lớn… như ACB vì quỹ với tổ chức nhiều nên giảm sẽ có người đỡ, EVF thì xui hơn xíu là chưa có tổ chức nhiều & freeloat cũng hơi cao nên giảm thì giảm mạnh. Cứ cho nó một cái mức giá hợp lý an toàn rồi thì mua đc nha bạn

1 Likes

Cảm ơn bác nhiều!!, các bài viết hay, chất như nước cất, giúp ae mở rộng tầm mắt!

2 Likes

Số liệu tháng 7 đã công bố - Nên đầu tư gì 6 tháng cuối năm ?

Sau cú rơi điểm từ mốc tiệm cận 1296 về quanh mốc 1210 vừa qua, thị trường đang cho thấy sự chán chường khi cho thấy sự mất hút của dòng tiền. Kết quả kinh doanh Q2.2024 và số liệu kinh tế tháng 7 vừa qua cũng đã được công bố, đây là khoảng thời gian đánh giá lại tình hình vĩ mô để xây dựng chiến lược cho giai đoạn quý 3 và cuối năm.

Một vài điểm lưu ý về số liệu kinh tế tháng 7 bao gồm:

  • Mảng sản xuất vẫn là điểm nhất nổi bật trong bức tranh phục hồi với mức tăng trưởng 11,2% YoY. Trong đó các nhóm chế biến chế tạo và sản xuất phân phối điện có tốc độ phục hồi cao nhất.

  • Đối với mảng tiêu dùng thì chỉ số bán lẻ vẫn duy trì xu hướng phục hồi tích cực với mức tăng 9,4% so với cùng kỳ, tuy nhiên vẫn chưa đạt tốc độ tăng trưởng trung bình từ 10-11% trước dịch Covid và chủ yếu nhờ vào sự phục hồi của mảng du lịch. Khả năng kinh tế quý 3 sẽ tăng trưởng chậm lại so với quý 2 và sẽ vẫn chủ yếu dẫn dắt bởi một vài nhóm ngành chính.

  • Các mảng xuất nhập khẩu và vốn đầu tư FDI vẫn duy trì tốc độ tích cực tuy nhiên chưa quá nổi bật.

=> Nhìn chung nền kinh tế vẫn duy trì đà phục hồi tích cực tuy nhiên chưa có sự đột phá mạnh mẽ vì vẫn tồn tại một vài khó khăn nhất định liên quan đến mảng bất động sản chậm phục hồi và đầu tư công chậm tiến độ. Các áp lực liên quan đến tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt, triển vọng hạ lãi suất cần phải chờ đợi thêm từ quyết định hạ lãi suất của FED từ tháng 9.2024 khi nền kinh tế Mỹ cũng đang cho thấy dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và có khả năng suy thoái.

VN-Index hiện tại - Rủi ro hay cơ hội ?

  • Đầu tiên, như nhiều bài viết trước đó đã có đề cập, đầu tư là câu chuyện về kỳ vọng tương lai nên việc báo cáo tài chính hiện tại công bố tốt hay xấu thì thực tế đã phản ánh vào giá của cổ phiếu và chiết khấu của thị trường chung. Có nhiều doanh nghiệp được kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ tuy nhiên số liệu công bố lại không cho thấy đúng kỳ vọng điển hình như STK, DBC, REE,…Điều này góp phần gây ra sự hoài nghi về kỳ vọng tăng trưởng tiếp theo trong quý 3.2024.

  • Tiếp theo, thị trường đã điều chỉnh và tạm thời đang cân bằng ở 1230 và đang trong giai đoạn nghi ngờ. Có thể nói tình trạng hiện tại trong ngắn hạn của VN-Index thật sự là thế “tiến thoái lưỡng nan” khi giảm sâu thì khó mà phục hồi mạnh mẽ thì cũng không thể vì đang ở giai đoạn ít thông tin hỗ trợ khi các số liệu cần thiết cũng đã công bố. Định giá thì cũng không đắt nhưng vẫn chưa đủ rẻ và hấp dẫn dòng tiền mới tham gia.

Biến động định giá của VN-Index (Nguồn: TPBS, Research)

  • Yếu tố thứ ba cần quan tâm giai đoạn này đó là VN-Index đang có sự phân hóa mạnh mẽ thành nhiều lớp cổ phiếu khác nhau, đây là lúc nhà đầu tư cần phải biết " đãi cát tìm vàng " những nhóm cổ phiếu có kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong cuối năm và tránh xa những nhóm cổ phiếu tăng nóng và đã điều chỉnh vì những cổ phiếu này sẽ khó phục hồi về đỉnh khi xu hướng kỳ vọng của nhà đầu tư đang tập trung nhiều hơn về câu chuyện tăng trưởng đến cuối năm. Về việc Mỹ công nhận Việt Nam kinh tế thị trường sẽ công bố cuối tuần này này và xác suất công nhận vẫn là cao.

  • Khối ngoại có xu hướng bán chậm lại khi tỷ trọng sở hữu đang thấp kỷ lục và đà bán kỳ vọng sẽ ngưng trong cuối quý 3 và đầu quý 4 khi bức tranh tăng trưởng rõ ràng hơn. Tỷ trọng margin thực sự không phải yếu tố quá quan trọng khi thực tế cho thấy room cho vay của các công ty chứng khoán vẫn còn dư và “ế ẩm”.

  • Những phiên giảm vừa qua theo mình đánh giá đến từ 2 lý do chính: (1) là nhà đầu tư cá nhân & tổ chức đang “no cổ phiếu”, hiện tượng no này xảy ra khi nhiều công ty phát hành tăng vốn phải giữ giá liên tục khi cổ phiếu bị khối ngoại bán làm cho tỷ lệ dùng margin của nhà đầu tư tổ chức cao nên họ phải bán bớt để hạ rủi ro, (2) dòng tiền muốn dịch chuyển và cư trú vào những nhóm có kỳ vọng hơn nên xuất hiện sự tái phân bổ giữa các nhóm ngành.

  • Cuối cùng, kẻ thù lớn nhất của VN-Index trong suốt thời nửa đầu 2024 mang tên tỷ giá đang có dấu hiệu ổn định và lắng dần xuống. Lãi suất tiết kiệm đang có xu hướng tăng lên để phục vụ mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trọng quý 3 khi nhu cầu đảo nợ trái phiếu của nhóm bất động sản và đầu tư công sẽ sẽ gia tăng.

=> Trong giai đoạn này, hầu hết các kênh đầu tư khác như BĐS, vàng, trái phiếu đều khá yên ắng. Thị trường vẫn cần một cú hích nhất định về mặt định giá hấp dẫn hơn hoặc kỳ vọng mới đột biến hơn để có thể thu hút được dòng tiền thông minh tham gia thị trường. Chiến thuật hợp lý nhất lúc này nên là duy trì tỷ trọng phù hợp (40-60%) để chờ đợi những diễn biến tiếp theo khi các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế và giải quyết khó khăn ngành bất động sản cần thời gian để phát huy tác dụng.

Đầu tư gì 6 tháng cuối năm ?

Nguồn: GSO, CEIC, VCBS Research

  • Nhóm sản xuất: HDG, TV2, REE => Nhóm điện vẫn là nhóm có triển vọng tích cực từ Q.3 trở đi khi mảng thủy điện phục hồi, hơn nữa số liệu quý 2 cho thấy mảng điện đang là nhóm tích cực nhất trong nhóm ngành sản xuất. Thị trường chiết khấu khiến nhóm cổ phiếu này cũng đang có mức định giá hợp lý và không quá đắt. Về dài hạn thì vẫn là câu chuyện tiếp nối sự phát triển của ngành điện thông qua Quy hoạch Điện VIII.

  • Nhóm bán lẻ: MSN, MWG => Nhóm này mình tiếp tục duy trì khuyến nghị (kéo lên trên bài viết mình đã có phân tích), Q3 & Q4 là giai đoạn cao điểm tiêu thụ giai đoạn cuối năm và cận tết nên bán lẻ tiếp tục là nhóm ngành có kỳ vọng tốt kể cả về trung hạn 2025. Thị trường điều chỉnh là cơ hội để cơ cấu thêm nhóm bán lẻ với chiết khấu giá hợp lý.

  • Nhóm ngân hàng: ACB, CTG, MBB => Nhóm ngân hàng sẽ là nhóm có triển vọng dài hơi hơn trong suốt chu kỳ phục hồi. Những mã CP trên đều đang ở vùng chiết khấu phù hợp. Với kỳ vọng chất lượng tài sản sẽ chạm đáy vào Q3.2024 và mở ra giai đoạn tăng trưởng mới cho nhóm ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh.

Chúc các bạn đầu tư thành công!!

12 Likes

AD lên bài chắc sắp đáy rồi nhỉ :smiley:

1 Likes

thời gian qua bán lẻ khá khởi sắc, hi vọng thời gian tới được sự ủng hộ của nhiều bên

1 Likes

Có lẽ góc nhìn trên cũng tương tự như góc nhìn của mình về VN Index trong dài hạn.

8 Likes

Cám ơn b

2 Likes

từ giờ đến đầu năm 2025, mình nghĩ sẽ nhiều biến động, tốt nhất nên đứng im

1 Likes

EVF con này mình cũng đang theo dõi :grin: :grin:

1 Likes

cảm ơn anh

2 Likes

Em thấy ở trên có nè bác, theo dõi series này cũng lâu rồi nên nhớ có cập nhật chi tiết lắm

2 Likes

Em cảm ơn anh, bài viết anh rất là chi tiết luôn ạ

1 Likes

có nên vào VHM đoạn này ko ad

2 Likes

Đoạn này cơ cấu danh mục sao cho hợp lý đây ad nhỉ?

1 Likes

từ nay đến cuối năm thì nằm trong giai đoạn nào v ad

2 Likes

Cảm ơn AD nhiều

1 Likes

Em cũng đang theo dõi TV2, không biết có thông tin gì mới về tiềm năng cổ phiều này không AD

1 Likes

mặc dù thanh khoản TT thấp nhưng các CP vẫn tạo câu chuyện cho NĐT đỡ buồn ngủ :d

2 Likes

EVF đang tạo đáy đi ngang rồi, mong về 17 sớm :grin:

3 Likes

bài viết thật sự hữu ích cho các sinh viên kinh tế tài chính nói chung để hiểu sâu hơn về chu kỳ kinh tế cũng như áp dụng nó cho đầu tư, cảm ơn anh

2 Likes