Những điều chứng trường không dạy bạn. Điều đặc biệt nhất: Cú lừa về cổ phiếu cơ bản. Bài học DIG, HPG, HSG, TCB, HVN

, , , , ,

Hôm nay, lâu lắm rồi mới có thời gian và tâm trạng 1 chút để viết 1 bài viết chia sẻ cùng anh em, anh em nào đọc xong cảm nhận được, hiểu được thì mình tin rằng anh em sẽ có thể tồn tại được trên thị trường chứng khoán này và có thể làm giàu được.
Thị trường này không hiểu được cốt lõi thì khó, khó quá, chỉ có mất tiền chứ rất rất khó mang tiền về cho mẹ. Chỉ sợ mang sổ đỏ mẹ đi cắm mà thôi :rofl:
Anh em hãy đọc thật kỹ, chiêm nghiệm thật kỹ và cố gắng để áp dụng được. Tôi tin rằng anh em nào thay đổi được tư duy, số phận anh em từ đây sẽ thay đổi nơi chứng trường

Tôi biết hầu hết các anh em, nhà đầu tư, kể cả các chuyên gia đầu tư lâu năm khi vào thị trường này đều nghĩ và hiểu rằng các cổ phiếu sản xuất như Vinamilk ( VNM), Hòa Phát ( HPG), Hoa Sen ( HSG )… hay ngân hàng ACB, Techcom ( TCB)…, hay Bảo Việt ( BVH ), Vietnam Airline ( HVN)… vâng vâng và mây mây…là cổ phiếu cơ bản, là cổ phiếu ổn định, là cổ phiếu an toàn, là cổ phiếu đầu tư dài hạn, là cổ phiếu ít rủi ro…
Vì trong tâm trí anh em những cổ phiếu này là những tập đoàn thương hiệu, là hình ảnh nền kinh tế quốc gia, là sự gần gủi với cuộc sống anh em hàng ngày và là những cổ phiếu mà những chuyên gia, những công ty chứng khoán, những quỹ đầu tư hô hào hàng ngày…cứ nhìn đợt trước những thánh hô cho các anh em hãy về với cổ cơ bản cho an toàn, ổn định nào là HPG, TCB … các anh em sẽ rỏ.

Xin lỗi và chia buồn với các anh em, các anh em sai rồi. Xin lỗi vì bài viết này không thể đến với các anh em sớm hơn.

Cuộc đời nếu đơn giản như thế cứ mua cổ phiếu quốc dân VNM,HPG, TCB, HVN… mà giàu thì xã hội này giàu hết rồi​:sweat_smile:. Chứ làm gì 95% nhà đầu tư khóc ròng mấy tháng vừa qua. Nên anh em chưa giàu thì hãy chăm chú đọc ở dưới tiếp theo để tránh rơi vào sự nghèo đói và đau khổ trước khi muốn làm giàu :rofl:

Vì sao những cổ như VNM, HPG, TCB, HVN…và hàng ngàn cổ mà anh em cho là cổ cơ bản rất khó mang lại sự giàu sang?

Nói nôm na đơn giản cho anh em dễ hiểu nhất như thế này. Những doanh nghiệp mà anh em biết mặt đặt tên đó hầu hết là những công ty đầu ngành, công ty hàng đầu, công ty ông trùm, công ty bà chúa. Các anh em có biết vấn đề của các công ty đầu ngành mà làm sản xuất, ngân hàng hoặc dịch vụ là gì không? Anh em thử suy nghĩ đi rồi đọc tiếp nào?

Vấn đề của họ là rất khó có khả năng mở rộng hoặc tăng trưởng về quy mô, rất khó để có doanh thu, lợi nhuận đột biến. Anh em thử nghĩ mà xem. Ví dụ một nhà máy sản giấy hay sữa hay thép… khi chiếm thị phần 30-40% doanh số toàn thị trường rồi, anh em nghĩ thử xem làm sao mà bán hàng tăng thêm 10-20% nữa. Chẳng lẻ đối thủ mình không bán sao. Họ để im cho mình bán chắc. Anh em nào làm doanh nghiệp thì sẽ hiểu về điều này rỏ hơn. Rất khó để 1 doanh nghiệp sản xuất đầu ngành tăng trưởng thêm được thị phần nha anh em. Mà cứ cho là anh em bán được đi anh em nghĩ anh em sản xuất được chắc. Vì các anh em là doanh nghiệp đầu ngành thì gần như công suất nhà máy anh em đã khai thác full 100% rồi. Mà máy khai thác full rồi muốn bán thêm tăng được 10-20% chẳng lẻ đi đầu tư máy móc mới hay sao. Há chẳng phải lại tốn thêm chi phí rồi. Bao giờ mới chia được lãi cho mình :cry:

Thế các ngành như hàng không thì sao: cũng vậy thôi, mua thêm tàu bay? Hạ giá? Đối thủ đâu ngồi im.
Thế bank thì sao: bank thì vừa tăng trưởng thì bị cạnh tranh lại vừa bị tuýt còi room tín dụng, ví dụ mỗi năm ngân hàng nhà nước tăng 10% rom tín dụng thì lấy đâu doanh thu đột phá. Nên các ngân hàng tăng trưởng được đợt vừa qua là mở rộng bán bảo hiểm, gia tăng dịch vụ khách hàng…

Thế thì anh em sẽ hỏi mình: thế sao cổ phiếu nó vẫn tăng đó. Đây chính là điểm chết người và là điểm mà các anh em bị lợi dụng

Họ dạy các anh em : chứng khoán là kỳ vọng của tương lai. Nhưng họ hành động : chứng khoán là sự đầu cơ vào kỳ vọng tương lai. Và họ chỉ đầu cơ thôi

Tôi giải thích như thế này: khi đại dịch xảy ra các doanh nghiệp đầu thời kỳ này gần như tê liệt, hoạt động kém, tồn kho rất cao. Nhiều doanh nghiệp tồn kho đến 3 tháng, 6 tháng. Giá cổ phiếu rớt về đáy bà con khóc thét. Đứt gãy chuỗi cung ứng vô tình làm cho giá hàng hóa tăng 150%-200%. Anh em đang tồn kho nữa năm, đùng cái giá tăng 200% mà còn khan hiếm hàng hóa thì chả phải là ăn

được mấy trăm phần trăm lợi nhuận hay sao. Điều này lý giải vì sao DHC, HPG, HSG giá cổ phiếu tăng đột biến thời gian trước. Nhưng rồi sao, quay lại thì khả năng tăng trưởng vô cùng khó, những con cáo già đã đầu cơ vào sự lên xuống của giá cả hàng hóa, ra báo cáo lợi nhuận hàng Quý I, Quý II cao ngất ngưỡng. Họ chạy media khen doanh nghiệp lời XXX tỷ, khuyến cáo anh em đọc báo cáo doanh nghiệp, soi tới soi lui, doanh thu 1000 tỷ lợi nhuận đã 3-400 tỷ rồi. Quý tới năm tới doanh thu 3-4000 tỷ thì lời bao nhiêu? :sweat_smile: Anh em bị lùa rồi
Lại phải xin lỗi anh em, quý tới năm tới lỗ thí mẹ. Đến nỗi anh Long HPG phải thốt lên các nhà đầu tư hãy đợi báo cáo quý II để thấy thê thảm như thế nào?
Trở lại thực tại ai làm doanh nghiệp sản xuất sẽ hiểu. 1 năm tỷ suất lợi nhuận 10% trên doanh thu là đã khó lắm rồi. Tất cả lợi nhuận lên xuống hàng quý chỉ là sự đầu cơ, trượt giá hàng hóa, hoặc những ngành mang tính mùa vụ như bánh kẹo mùa tết, bánh trung thu…
Thế thì đánh loại cổ này phải nhảy ra nhảy vào, phải đầu cơ anh em ạ. Anh em nào đầu tư vào loại này thì hãy nhìn bài học VNM công ty quốc dân ấy :rofl:. Hãy hỏi nỗi đau những nhà đầu tư dài hạn VNM 10 năm qua

Một doanh nghiệp lợi nhuận bình quân ngành 10% và khó có khả năng mở rộng thì giá trị nó phản ánh mẹ và cổ phiếu rồi. Lấy gì vào ăn được nữa. Lớ ngớ thì bị thấy thằng đầu cơ lùa vào giá vùng đỉnh thì đu không thấy bờ. Chỉ đi hốt bô thôi. Không phải ngẫu nhiên mà cổ đông HPG 1 công ty đầu ngành bức xúc như vậy. Vì họ ko biết khi nào về bờ mà họ không hiểu.

Ông nói thì hay quá! Nói như ông nghĩ mẹ đánh chứng cho rồi. Ngon thì ông nói mua được cái gì xem :rofl:

Đúng vậy! Tôi phải ở đây viết bài này để khai sáng cho anh em. Trong đầu tư để đánh giá 1 doanh nghiệp phải có 3 thứ vô cùng và vô cùng quan trọng mà anh em phải khắc cốt ghi tâm:
Thứ nhất: ngành nghề phải hợp thời thế hay còn gọi thiên thời
Thứ hai: doanh nghiệp phải có tiềm năng mở rộng và phải có khả năng thực hiện được việc mở rộng
Thứ ba: tài năng, đạo đức của người điều hành. Ở Việt Nam thì thêm 1 cái 3+ là lãnh đạo có quan hệ chính trị tốt.

Thế thì ứng dụng 3 điều này vào đầu tư được xem xét như thế nào?

Tôi ví dụ những công ty thành công sau để anh em tham khảo trước: Testla, Facebook, Grab…
Testla: ngành xe điện đi trước và phù hợp với định hướng, xu thế xã hội, tiềm năng mở rộng rất lớn và testla chứng minh mở rộng được và lãnh đạo của testla rất tài năng. Nên cổ phiếu testla đã tăng trưởng như thế nào anh em đã thấy
Tương tự facebook hay grab: ngành thiên thời vì sự bùng nổ smartphone và công nghệ, khả năng mở rộng không giới hạn và lãnh đạo đều giỏi

Các anh em để ý các quỹ đầu tư ngoại khi rót vốn cho doanh nghiệp gọi vốn họ rất quan tâm về những điều này.

Như bạn mình đầu tư vào ví điện tử momo mua cổ phần 2 tỷ.

Sau 2 năm thoái vốn được 20 tỷ vì bạn mình nhìn ra được: ví điện tử momo là ngành hợp thiên thời, mọi người sẽ dần dùng ví điện tử thay ngân hàng và khả năng mở rộng cũng không giới hạn.

Hiểu được những điều trên anh em đã đi được 2/3 tư duy làm giàu rồi. Một tuyệt chiêu cuối cùng sẽ chỉ cho các anh em luôn. Nhớ in ra đốt rồi uống. Mà uống vẫn chưa thấm thì hãy đốt tán thành bột rồi hít :rofl:. Vì phải thấm, phải hiểu mới giàu.

Ok. Tóm tắt trước: những cổ phiếu tạm gọi là cơ bản như kiểu các cổ sản xuất đầu ngành thì không có khả năng đột biến. =》Không đột biến thì không giàu được. Loại này thì chỉ đánh theo tồn kho, theo đầu cơ trượt giá, theo mùa vụ. Ví dụ: sản xuất, dệt may, thủy sản, dầu khí, phân bón… => chỉ nên đầu cơ, ôm dài hạn dễ mất tiền . Điều này cũng lý giải vì sao đa số sóng những loại cổ này chỉ 20-30% và diễn ra trong 1 thời gian rất ngắn rồi hàng loạt các nhà đầu tư bị úp bô. 95% nhà đầu tư thua lỗ. 1 lần nữa nhìn lại bài học VNM

Vậy ở Việt Nam không đầu tư vào cổ sản xuất, dệt may, thủy sản, dầu khí, phân bón… thì đầu tư vào điều gì?

Vẫn là 3 bài học khắc cốt ghi tâm ở trên. Nhưng ở Việt Nam có 1 đặc thù, công nghệ chúng ta không bằng thế giới, xu hướng thế giới bây giờ phải công nghệ và tinh gọn nhưng không một doanh nghiệp nào ở Việt Nam đáp ứng được. Ở Việt Nam mình chỉ nhìn thấy như thế giới di động đáp ứng được nhưng giờ cũng có dấu hiệu chững lại và một số rủi ro

mình không đi sâu nên không phân tích được ở đây.

Cổ cơ bản là cổ đầu cơ? Vậy cổ gì ở Việt Nam mới là cổ đầu tư. Vâng, chính là cổ tài sản. Cổ tài sản là cổ gì? Cái gì tài sản thì gọi là cổ tài sản. Ở VN thì BĐS là tài sản.

Một điều rất thú vị với BĐS thì đất vừa là chi phí sản xuất vừa là tài sản. Mà đất ở Việt Nam thì đang hợp thiên thời anh em ạ . Thiên thời đất là điều mà anh Bảy đã chia sẻ và phân tích rất rất nhiều lần rồi nên mình không phân tích lại ở đây.

Vậy hợp thiên thời là yếu tố thứ nhất, tiềm năng mở rộng là yếu tố thứ 2, tài năng lãnh đạo và quan hệ chính trị là yếu tố thứ 3. Ráp vào Việt Nam ta có…?
Gợi ý cho anh em nhé: DIG

  1. Quỹ đất vùng ven rộng lớn, đón thiên thời mở đường cao tốc, sân bay. Nằm im thì đất cũng tăng=> tài sản tăng. 1 doanh nghiệp mà tài sản tăng thì auto hưởng lợi rồi
  2. Tiềm năng mở rộng và khả năng triển khai dự án DIG đã được chứng minh. Anh em tự theo dõi
  3. Năng lực lãnh đạo và quan hệ chính trị ( 30 năm gầy dựng và phát triển DIG còn quan hệ chắc tôi không cần nói ở đây rồi)

Đôi lời chia sẻ cùng anh em, mong anh em đọc bài hợp duyên và có định hướng phù hợp trên con đường làm giàu. Chúc tất cả anh em nhiều may mắn!

Dat Nguyen- Dinhgiasieuco123

25.05.2022

52 Likes

DBC siêu cổ BĐS 2022-2025!


Nhà nhà đua đất à chú e

HPG HSG TCB khác gì penny

2 Likes

Cảm ơn anh những chia sẻ thật tuyệt vời

1 Likes

Kaka mong các anh em hiểu được

2 Likes

Chuẩn đấy

Bác viết hay quá ạ

1 Likes

Ô kê like cho bác!

2 Likes

bài viết hay… like.

1 Likes

Tks huynh đài

Haha khó kéo lên hơn. Penny dễ kéo

Bác khai sáng cho tôi nhiều! Cảm ơn bác Đạt Nguyễn nhiều

2 Likes

Ok. Chúc may mắn

Thật tuyệt vời! Cảm ơn anh!

1 Likes

bài viết quá hay ạ. Triệu tim Cám ơn diễn đàn, cám ơn trời đất, duyên số để cho con đọc được những bài viết của các cao thủ về đầu tư

2 Likes

Hữu duyên rồi đó

1 Likes

Đọc thêm các bài trước

1 Likes

Tóm lại là xúc Dig Ceo. Còn bọn Hpg Hsg khi nào nó báo lỗ nặng thì vào kiém tý cafe rồi lướt. Mấy thằng hô hào tích sẳn Hpg đợt 5x chắc đi viện rồi

3 Likes

Dạ vâng ạ. Em thấy may mắn!