Thiên hạ sắp đảo điên vì Đất

, , , ,

Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 tháo gỡ hàng loạt vấn đề “nóng” cho thị trường bất động sản

12-03-2023 - 07:58 AM | Bất động sản

Ngày 11/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 tháo gỡ hàng loạt vấn đề “nóng” cho thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Chính phủ đưa ra 3 mục tiêu lớn nhằm tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản.

Thứ nhất, tiến hành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong đó: Tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá…

Đồng thời, tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường.

Bên cạnh đó, tiến hành tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Thứ hai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân trong đó: Đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án bất động sản để tăng nguồn cung cho thị trường.

Nghị quyết cũng nêu rõ, thúc đẩy thị trường bất động sản thông qua chính sách hỗ trợ nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án khả thi, hiệu quả; Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành ít nhất khoảng 01 triệu căn nhà ở xã hội.

Thứ ba, thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.

Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ đưa ra 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Một là hoàn thiện thể chế. Hai là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ba là nguồn vốn tín dụng. Bốn là nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp. Năm là tổ chức thực hiện của các địa phương như nâng cao tinh thần trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Sáu là thông tin, truyền thông khôi phục niềm tin, hỗ trợ trị trường và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục khẩn trương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; các Công điện (số 1156/CĐ-TTg; số 1163/CĐ-TTg; số 1164/CĐ-TTg;…) và Thông báo Kết luận số 242/TB-VPCP ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Thị trường địa ốc đã đi qua điểm đáy?

Hải Nam

Nhịp sống thị trường

7 Likes
SIÊU BÍ KÍP đầu tư cổ phiếu BDS ăn bằng lần! CỰC TÂM HUYẾT KHÔNG ĐỌC phí đời đầu tư CHỨNG KHOÁN!
Lịch sử sẽ lặp lại! Con sóng thần vẫn ở trước mặt!
Lại dự đúng chính sách vĩ mô. Không nhớ nổi đã đúng bao nhiêu lần liên tiếp. 4 lần hạ LS sóng CK to hơn 2020 2021?
Ối dồi ôi! Tăng trưởng TÍN DỤNG chậm như RÙA BÒ. Ko hạ lãi cho vay khẩn cấp thì BUNG TOANG TOI. Update các nghị định mới về BDS! Sắp có lần hạ LS vào tháng 7
BÍ KÍP ĐẾM CUA cổ BDS. Bí kíp ĂN TO ăn bằng LẦN. Ai đang vặt tiền lẻ bơi hết vào đây mà Nghiền Ngẫm!
Lại đào trúng siêu cổ BDS. Vốn hóa bé tí tài sản mệnh mông. Hưởng lợi bơm tiền cực lớn. Có video minh họa
TIN CHÍNH THỨC! A7 rời khỏi HDQT L14. Có đôi điều nhắn nhủ với anh em ôm cổ BDS!
Sóng Midcap BDS đã nổi. Giờ sẽ là sóng Penny BDS. 3 em hàng Penny hot nhất tam sàn lên sóng! Có video minh họa cho bài viết
Vĩ mô nắm rõ. Con đường dù chông gai ta vẫn đi!
NGÔI NHÀ CHIÊM TINH. UPDATE và cho ngày tại đây! Anh em phái sinh T+ lấy ngày vào pic này!
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. ĐÃ KÍ QUYẾT ĐỊNH GIẢM LÃI SUẤT. NGÔi NHÀ CỔ ĐẤT DẪN SÓNG VNI!
Phương pháp đầu tư trăm phát ăn cả trăm, nhân đôi tài khoản trong 3 tuần
ỐI DỒI ÔI! BUNG rồi! TOANG rồi! TOI rồi! SUY THOÁI NẶNG! Họ Lã nói chuẩn quá VNIDEX sắp thủng 850!
NGÔI NHÀ CỔ ĐẤT. Nơi Quy tụ các Thánh soi CỔ ĐẤT! Mạng lưới tình báo phủ khắp mọi miền tổ quốc! THỜI BDS TỚI RỒI!
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo. Khẩn trương giảm ... Bơm khẩn trương! Thôi chết rồi các quỹ các CTCK tây nhòm ngó EVG rồi!
Giảm lãi cho vay rồi. Chính phủ quá tuyệt vời nhanh gọn dứt khoát! BDS ăn to nhất xã hội không nói nhiều
HOT HÒN HỌT! 3 lần giảm … liên tiếp tái diễn kịch bản 2020. Cuộc chiến TIỀN RẺ. Đại sóng PHT. Bí mật đầu tư chứng khoán sẽ được tiết lộ!
10 Chỉ đạo điều hành mới nhất của Chính Phủ thì 8 cái hướng vào ngành BDS. Phó thủ tướng chỉ đạo phải giảm thêm lãi suất. Cổ BDS dẫn sóng VNI. DJ tăng khủng 5/5
BƠM OXI cho anh em ôm cổ BDS. Cổ tăng 30-40% vắng chim lợn cổ giảm 1 phiên chim ngợp trời. Mai 19/5 ngày chiêm tinh BDS tím hàng loạt nhé!
HOT HOT HOT! CPI Mỹ giảm sâu FED chắc chắn ngừng tăng LS vào tháng 5 này! Sẽ có lần thứ 3 liên tiếp SVB hạ LS điều hành
SIÊU SÓNG THẦN BDS. Cơ hội nhân tài khoản quá rõ ràng! KHÔNG đọc bài này phí một đời đầu tư CHỨNG KHOÁN!
Mỹ doanh số bán nhà T2 tăng 14.5%. Cao nhất kể từ 12/2020. Làn sóng trú ẩn lạm phát chỉ mới bắt đầu!
Lùa được nhiều "GÀ" vào cho ăn béo quá. Chuẩn bị "THỊT HẾT THÔI"

Liệu trụ có đảo. BDS có lại dẫn sóng cho VNI trong giai đoạn cổ BANK khó khăn chồng chất. Ai sẽ là nhóm dẫn sóng.

3 Likes

Mất việc, thu nhập giảm, nhiều công nhân ở TP.HCM muốn bỏ phố về quê

12-03-2023 - 08:06 AM | Xã hội

Doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng khiến công nhân mất việc, giảm thu nhập, cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn, vì thế nhiều người dự định bỏ phố về quê.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • Khối ngoại bán ròng trên HoSE phiên thứ 14 liên tiếp,

Khối ngoại bán ròng trên HoSE phiên thứ 14 liên tiếp, “xả” mạnh NVL

  • Phiên 6/3: Tự doanh CTCK bán ròng gần 200 tỷ đồng, tập trung

Phiên 6/3: Tự doanh CTCK bán ròng gần 200 tỷ đồng, tập trung “xả” chứng chỉ quỹ

Hoà Phát (HPG): Thị trường trầm lắng do sức cầu yếu, sản lượng bán hàng trong tháng 2 chỉ bằng 70% cùng kỳ

Những ngày qua, nhiều khu trọ gần Công ty Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP.HCM) không còn tiếng nói cười của công nhân khi tan ca, thay vào đó là sự im ắng và bầu không khí nặng trĩu vì hơn 2.300 công nhân bị mất việc.

Nhiều phòng trọ đã cửa đóng then cài, đa số các công nhân đều trả phòng, ngậm ngùi về quê ngay sau khi hoàn tất các thủ tục tại công ty. Một số ít vẫn bám trụ lại với thành phố để tìm việc làm mới, nhưng với gánh nặng cơm áo gạo tiền, nhiều người dự định sẽ về quê lập nghiệp.

Mất việc, thu nhập giảm, nhiều công nhân ở TP.HCM muốn bỏ phố về quê - Ảnh 1.

Công nhân Công ty Pou Yuen giờ tan ca. (Ảnh minh họa)

Học hết lớp 12, để các em được đi học tiếp, chị Nguyễn Thu Hoài (29 tuổi, quê Vĩnh Long) khăn gói lên TP.HCM làm công nhân. 5 năm sau, chị Hoài gặp anh Nguyễn Đình Tuấn, người cùng quê. Hai người quen nhau chưa đầy 1 năm thì làm đám cưới và sau mấy năm, gia đình nhỏ của họ đã có 4 thành viên.

Căn phòng nhỏ chưa đầy 15m2, được thuê với giá 2,1 triệu đồng/tháng là nơi ở của gia đình chị Hoài. Phòng chật chội nhưng được chủ nhà thiết kế đầy đủ chức năng như khu bếp, nhà vệ sinh, gác lửng… Thuê phòng, vợ chồng chị Hoài không cần phải sửa sang gì thêm, chỉ mua sắm đồ dùng, rồi chuyển vào ở.

Hai vợ chồng làm công nhân, trừ đi các khoản ăn uống, chi tiêu hằng ngày, cũng để dành được chút ít phòng khi ốm đau hay có việc đột xuất.

Cưới xong, vợ chồng tính ở lại TP.HCM làm công nhân một thời gian, dành dụm ít vốn rồi về quê cất cái nhà. Mấy năm trước, vợ chồng cũng từng bàn nhau về quê, rồi chần chừ ở lại làm công nhân tới bây giờ”, chị Hoài kể.

Dự định là thế, nhưng dịch COVID-19 ập đến, công việc của vợ chồng chị Hoài phải tạm ngưng. Mất đi thu nhập, 4 miệng ăn trong gia đình chị Hoài phải nhờ đến số tiền tiết kiệm bấy lâu nay.

Mất việc, thu nhập giảm, nhiều công nhân ở TP.HCM muốn bỏ phố về quê - Ảnh 2.

Chị Hoài đang chuẩn bị bữa tối cho gia đình.

Khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát, công việc của vợ chồng chị Hoài dần ổn định trở lại rồi nhà máy ít việc, công nhân bị cắt giảm, giá cả leo thang, trong khi đó thu nhập của vợ chồng lại ngày càng ít đi.

Anh Tuấn kể, những năm đầu vào làm công nhân, lương rất thấp, nhưng lúc ấy chi phí sinh hoạt chưa cao nên cũng đủ trang trải cuộc sống. Sau 13 năm làm việc tại nhà máy, lương của anh nay đã cao hơn trước, tuy nhiên vẫn còn thấp so với chi phí và mức sống tại TP.HCM hiện nay.

8 triệu đồng là thu nhập anh Tuấn nhận được sau khi trừ BHXH, cộng với tiền lương của vợ, mỗi tháng vợ chồng anh có khoảng 14 triệu đồng.

Với thu nhập này, vợ chồng anh không đủ chi tiêu vì tiền học của 2 con đã chiếm gần một nửa, chưa kể tiền trọ và ăn uống, khám chữa bệnh… Gần đây, giá xăng tăng cao, chi phí sinh hoạt và thực phẩm cũng tăng theo, vợ chồng anh Tuấn dự tính bỏ phố về quê.

Lúc mới cưới, vợ chồng cũng bàn tính với nhau làm vài năm dành dụm mua nền đất, làm cái nhà để định cư ở đây. Nhưng giá đất tăng nhanh, chi phí sinh hoạt ngày một đắt đỏ, giờ ý định đó đành gác lại. Ở quê bố mẹ cho một mảnh đất vài trăm mét vuông rồi, sắp tới nếu công việc không ổn định, gia đình tính về quê ở luôn" , anh Tuấn nói.

Mất việc, thu nhập giảm, nhiều công nhân ở TP.HCM muốn bỏ phố về quê - Ảnh 3.

Nhiều phòng trọ ở gần Công ty Pou Yuen Việt Nam cửa đóng then cài do công nhân mất việc về quê.

Cùng cảnh tha hương đến TP.HCM làm công nhân, chị Nguyễn Thị Trinh (51 tuổi, quê Sóc Trăng) cho biết, từ trước Tết, tình hình đơn hàng giảm, công nhân cũng lường trước năm nay sẽ khó khăn nhiều, thậm chí là mất việc. Dù vậy, khi bị cắt việc thật, chị cảm thấy rất buồn bởi không nghĩ mình sẽ rời công ty - nơi đã gắn bó hàng chục năm.

Thời kỳ đơn hàng dồi dào, lương tôi được khoảng 12 triệu đồng/tháng, nhưng từ nhiều tháng nay công ty giảm đơn hàng, thu nhập xuống còn 7-8 triệu đồng. Chồng tôi làm công nhân của 1 công ty khác cũng đang phải nghỉ luân phiên, cắt giảm ngày làm việc thứ 7 vì công ty hết việc", chị Trinh nói.

Hơn 10 năm làm công nhân, chị Trinh đã quen sống cảnh thắt lưng buộc bụng, bởi lẽ hơn ai hết, chị hiểu rõ thu nhập của công nhân thấp, nếu không chi tiêu dè sẻn sẽ thiếu trước hụt sau.

“Ngày thường mua bó rau muống có 5.000 - 8.000 đồng, nay đã tăng lên đến 15.000 đồng. Những bữa ăn hôm trước cả gia đình chi khoảng 70.000 đồng/bữa và một ngày tầm 120.000 đồng nhưng nay 120.000 đồng rất khó để mua đủ thực phẩm cho cả gia đình như trước”, chị Trinh chia sẻ.

Chị Trinh cho hay, ở quê vườn khá rộng nên sắp tới khi con cái kết thúc năm học, cả nhà sẽ rời TP.HCM để về quê.

Mất việc, thu nhập giảm, nhiều công nhân ở TP.HCM muốn bỏ phố về quê - Ảnh 4.

Bữa cơm hàng ngày của gia đình chị Trinh nay chỉ còn 1 món mặn và canh.

" Sinh sống ở đây hơn 10 năm rồi, chẳng ai muốn thay đổi, chuyển đi đâu hay về quê sống cả. Nhưng cực chẳng đã, cứ đà làm chỉ đủ chi tiêu, không tiết kiệm được gì thì cả gia đình về quê kiếm việc làm thôi. Ở quê nuôi thêm con gà, con vịt nữa là sống tốt, con cái đi học cũng đỡ tốn hơn. Còn ở trên này hàng tháng ngoài tiền ăn uống cũng mất thêm tiền thuê phòng trọ rồi nhiều khoản khác nữa. ", chị Trinh tâm sự.

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, ngay khi nắm tình hình của Công ty Pou Yuen, Sở đã tìm kiếm và có khoảng 15 doanh nghiệp có ngành nghề tương đồng với Công ty Pou Yuen, để chuẩn bị giới thiệu việc làm cho người lao động khi có nhu cầu.

Ngoài ra, Sở cũng đã có trao đổi với Trung tâm dịch vụ việc làm tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang, để có thể giới thiệu việc làm, giới thiệu chính sách bảo hiểm cho những lao động ngay khi bị cắt giảm tại địa phương.

“Qua đánh giá tình hình lao động hiện nay khá ổn định. Tại các khu công nghệ cao, khu chế xuất, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn bình thường. Dự kiến tháng 6, 7 các doanh nghiệp mới bắt đầu tìm đơn hàng mới, tạo sự ổn định cho người lao động”, ông Nguyễn Văn Lâm nói.

Bà Lê Thị Kiều Phượng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM cho biết, nếu người lao động có nhu cầu về làm việc ở quê, trung tâm sẽ kết nối với các tỉnh để giới thiệu việc làm. Đối với lao động muốn tiếp tục làm việc tại TP.HCM, trung tâm sẽ kết nối với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng.

Hoàng Thọ/VTC News

2 Likes

Ko bơm tiền gấp thì. MAI CƠN TAN NÁT HẾT. GDP SẬP TAN HOANG

2 Likes

Ôm DIG đái ra quần chưa? Thanh tra chính phủ làm việc cả tháng chắc sai phạm lớn lắm đây

Nhóm BDS sẽ rất dễ sóng to. Chính phủ cứu rồi. Rõ ràng thế cãi đi. Giá đang rẻ. Chen nhau mà mua. Bẹp ruột

3 Likes

Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn

12-03-2023 - 07:54 AM | Bất động sản

VTV.vn - Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp gặp khó, tập trung phát triển nhà ở xã hội… là các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Giá cả bất động sản phải phù hợp quy luật thị trường

Trong Nghị quyết, Chính phủ nhấn mạnh quan điểm sẽ tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản đi đôi với kiểm soát rủi ro. Coi trọng việc giám sát, điều tiết thị trường. Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự; bảo vệ cán bộ, những người làm đúng.

Ngoài ra là có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà công nhân đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp.

Bên cạnh đó là phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán… dành cho bất động sản một cách bất hợp lý. Nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước.

Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, chắc chắn, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường.

Trong Nghị quyết, Chính phủ nhấn mạnh quan điểm giá cả bất động sản phải phù hợp quy luật thị trường, là động lực để thúc đẩy phát triển (Ảnh minh hoạ)

“Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Giá cả bất động sản phải phù hợp quy luật thị trường, là động lực để thúc đẩy phát triển”, Chính phủ nhấn mạnh quan điểm.

Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Về các giải pháp trong Nghị quyết, trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ sẽ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Trong đó, Chính phủ sẽ khẩn trương hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Chính phủ cũng sẽ xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của các địa phương.

Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn - Ảnh 2.

Chính phủ đặt mục tiêu đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp

Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng. Gói tín dụng sẽ giúp chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng.

Giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ… cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn

Cũng liên quan đến chính sách tín dụng, trong “Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Cùng với đó là có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…).

Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn - Ảnh 3.

Sẽ giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ… cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn

Nghị quyết nhấn mạnh nguồn vốn tín dụng sẽ tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch… Ngoài ra là có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu riêng lẻ

Trong Nghị quyết, Chính phủ cho biết sẽ kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Mặt khác sẽ tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh…) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn - Ảnh 4.

Chính phủ sẽ kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá (Ảnh minh hoạ)

Nghị quyết nhấn mạnh sẽ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp. Nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.

Theo Thùy An

VTV.vn

2 Likes

Chỉ là hoạt động thanh tra bình thường của chính phủ, không vấn đề gì. Nghị định mới ra cũng đa ban hành không hình sự hóa quan hệ kinh tế dân sự. TÚm váy lại là gì? Mai DIG, NVL,CEO ce cả lũ

3 Likes

Cụ khá quá. Dễ thế lắm. Hì hì.

3 Likes

Quên đi. Thằng thiên tân nó chạy trc rồi kia kìa ngồi đó mà mơ mộng

Thiên tân nó bán hôm DIG bị áp lực giá sàn, nguyên nhân bị giải chấp thôi bác. Đừng biến mọi thứ trở nên trầm trọng mà mất cơ hội.

2 Likes

Cơ hội tốt luôn rất mơ hồ. Chỉ ai tinh tế mới nhìn ra

2 Likes

Cụ Vanga đúng là thánh sống. Cụ toàn phán trước thôi. Thanks cụ

2 Likes

Cơ mà các bác chả bác nào bảo là sẽ cho doanh nghiệp tiếp tục nợ cả. =))) thiếu tiền thì tự bán bớt đi, chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các anh bán là chính thôi.

1 Likes

Thì nó PHT đó bạn. Nó sẽ cho lên thì mới PHT thành công chứ

2 Likes

Nó có đất NDT có tiền. Đôi bên cùng có lợi. Tội gì ko ủng hộ nó. Thời của nó đến rồi

2 Likes

Cái này thì hên xui, xem mấy vụ bank toang có ảnh hưởng gì ko, BDS mà không có bank hoặc bank ép lại thì khó sống lắm

2 Likes

Tôi chả hô hào gì đâu. Anh em tự suy ngẫm theo logic nhé.

2 Likes

Mình có pic về bank rồi bạn vào đọc. Mình đã phân tích rõ ràng ngọn ngành. Còn bạn có luận điểm gì cứ mạnh dạn chia sẻ. Mình cảm ơn bạn nhé

4 Likes

NVL NBB DIG BCG đều muốn PHT vào giai đoạn này
Thế bọn nó ngu mà nó PHT khi CP rơi tự do à. Bank cắm mỏ. LS giảm trái phiếu tháo gỡ thì phải chui vào thằng nào chính phủ ưu ái nâng đỡ chứ phải ko anh em

3 Likes