Đoản khúc cuộc đời

Nếu đánh sóng nên xem chart 1h,4h là chủ yếu hả a

1 Likes

Thường dùng 2 khung giờ nhưng đánh sóng nhìn khung Day trở xuống. Khung tuần thường mục tiêu không chính xác, phù hợp cho cầm dài.

6 Likes

Gex anh có trả lời rồi, nếu breakup có mục tiêu sóng 5 anh đánh dấu, không breakup được thì bộ 5 sóng đã hoàn thành.

7 Likes

a vẽ sóng đen gex hơi bị chuẩn luôn nha

2 Likes

Nhờ anh Bach_Nam view giùm em còn LHG còn điểm vào ko ah? Em cảm ơn anh

1 Likes

Nhờ anh @Bach_nam view giùm e ELC điểm vào ra với ạ,Em cảm ơn anh ạ

VNI đã có 4-5 phiên hồi gần đây và giữ được mốc 1150, a Nam đánh giá thế nào về vni hiện tại ạ. Tình hình căng thẳng khu vực Trung Đông ảnh hưởng đến kte và CK Việt Nam sao ạ

3 Likes

Cơ bản đủ sóng và không còn an toàn. Cầm dài dưới 23k thì gom được.

2 Likes

Rủi ro cao rồi.

4 Likes

Em chào a Nam. A cho em tham khảo TA sóng chính của công ty FOX nhé. Em cám ơn a Nam nhiều!!

1 Likes

Em tham khảo cái này:

1 Likes

Mấy hôm trước có nhẫn xét rồi, 5 đã xong hoặc chưa xong, cấu trúc hồi có thể lên 1180-1200. Vượt lên thì có thể lên sóng V. Việc chiến sự xảy ra có thể tác động thêm sự suy thoái diễn ra nhanh hơn, còn bản chất vẫn là xác suất cao có sự suy thoái trong thời gian tới.

11 Likes

Cấu trúc sóng 1H xong, nhưng còn 4H nếu vẽ từ đỉnh thì có vẻ cũng đã đi đầy đủ 5 sóng chỉnh rồi he a. Việc còn lại là kế tiếp xác định đi theo sóng nào

1 Likes

thủng 1133.77 mới coi như khung 1H mới đi đủ 5 sóng. Theo mình là như vậy

1 Likes

Em cám ơn a Nam đã luôn cảnh báo mọi người thận trọng. Nhưng em cũng có một chút thắc mắc có gì a giải thích giúp em (vì có thể em hiểu sai). Em thấy xác suất Mỹ xảy ra suy thoái là có và ngày càng tăng dần khi các sự kiện xảy ra dồn dập trong thời gian gần đây như lãi suất trái phiếu, chiến sự tại Israel, lạm phát,…Nếu nhìn trong chu kỳ dài hơi hơn của kinh tế Mỹ kể từ khủng hoảng 2008-09 tới nay thì cũng thấy một xu hướng tương tự là Mỹ sẽ đi tới suy thoái do môi trường ở đó đang biến động theo hướng ngược lại.

Nhưng em thắc mắc là việc dự đoán Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam là rất khó. Chưa kể chứng khoán trong ngắn hạn bị sự ảnh hưởng lớn bởi tâm lý. Nhiều khi kinh tế giảm, chứng khoán tăng và ngược lại. Nên kể cả Mỹ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, thì cũng không chắc chắn được chứng khoán Việt Nam giảm. Ở đây khi a Nam thấy xác suất Mỹ suy thoái càng cao nên có khi nào a phân tích TA theo hướng chứng khoán VN giảm nhiều hơn không ạ? Trong trường hợp ngược lại nếu như chứng khoán không đi theo dự kiến sóng TA, và kinh tế VN cũng không suy thoái nhiều thì sao ạ. Có lần em nghe a Nam dặn là TA không bất biến. Vì thế e hiểu là cấu trúc sóng hoàn toàn có khả năng bị phá vỡ phải không ạ? Kiểu như đang đi sóng 2 không đi sóng 3 nữa, hay đang đi sóng 4 không đi sóng 5 nữa.

Nhưng theo sóng TA dài (từ 1-> 5 lớn) có cố định không ạ, hay chỉ có sóng ngắn là bị thay đổi? Ví dụ, e đọc lại các đoạn a viết về VNI từ cuối năm 2022 thì a đã cho rằng đây chỉ là sóng hồi nếu nhìn dài hạn. Như vậy e có thể hiểu là a đã ấn định trước là sau đó sẽ là sóng giảm. Và a cũng khuyên là mọi người không cần vội vã. Em đọc các ý này thì hiểu sóng TA dài sẽ cố định. Mong a Nam có thể giải thích thêm ạ. Nếu thấy cái này cơ bản quá mà em không hiểu thì a cứ phản hồi lại để về em học thêm nhé. Em cám ơn a Nam!!

1 Likes

Thứ nhất, nếu muốn học hỏi thì hỏi câu hỏi ngắn gọn chứ không nên phân tích như một bài văn. Và nếu đã tìm hiểu thực sự thì nên dành thời gian đọc hiểu trước, cái gì chưa hiểu thì hỏi sau, với sự phân tích sóng như em thì chắc chắn chưa đọc lý thuyết, chưa đọc thì phân tích sẽ không hiểu gì cả.

Thứ hai: TA và FA đều là dự đoán kịch bản với thông tin dữ liệu ít ỏi, chứ không phải chạy macro (không có dữ liệu đầy đủ với cá nhân, kể cả chạy macro thì dữ liệu của các tổ chức họ cũng cập nhật định kỳ), là phương pháp để theo dõi điểm có thể mua, bán theo giai đoạn (ngắn, dài). Sóng E là dự đoán cấu trúc theo chu kỳ tâm lý và hành động giá, sử dụng riêng rẽ sẽ không đạt hiệu quả cao. Anh đã nói đến việc sử dụng cùng fibo và volume profile và một số chỉ báo khác.

Muốn hiểu Mỹ tác động như thế nào, về lý thuyết và số liệu thì nghiên cứu nợ công, tỉ giá, GDP, FDI, xuất nhập khẩu,… rủi ro hệ thống (Mỹ và toàn cầu), rủi ro phi hệ thống (chứng khoán VN). Chứng khoán VN có PE trung bình 14.3, độ lệch chuẩn 3.3, tức biên độ 11-17.6, có thể vượt ra vùng cao hay thấp này nhưng mức độ cơ hội (dưới 11) và rủi ro (trên 17.6) là cao. Lời khuyên của anh từ lúc mở topic là gom, sau khi lên vượt trung bình tiến đến vùng đỏ là khuyên không cần vội. Nếu muốn nhắc quá khứ thì nên tìm hiểu quá khứ của anh nói cho đầy đủ. Kịch bản anh đưa ra hồi hoặc lên sóng, nó không cố định bởi vì sự dịch chuyển của vĩ mô. Giả sử lên sóng tăng thì cũng có cơ hội vào hàng ở nhịp chỉnh II, không lên được và thủng đáy thì có cơ hội mua giá thấp (nhịp hồi). Vậy có cần vội không?

Về việc không cần vội, đó là lời khuyên khi nó đã vượt qua giá trị thực với những người có mong muốn cầm dài nhưng chưa mua được, đối tượng khác hoàn toàn nhau khi so sánh với người đánh sóng, người đánh sóng có thể đánh hàng ngày, người cầm dài không như vậy.

19 Likes

Em cám ơn a Nam nhiều nhé. Do em sơ sót. Em đã hiểu chỗ sóng hồi và lên sóng rồi ạ.

1 Likes

Em tìm lại giúp bác.

2 Likes

Các bài viết cũ của bác được em lưu lại.

Nợ công / GDP = tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước + tác động của lãi suất thực tế - tác động của tăng trưởng kinh tế + tác động của tỷ giá. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như FDI, FPI, hiệu quả sử dụng vốn,…

Covid đẩy USA vào thế tăng nợ để tránh suy thoái, tăng nợ từ ngưỡng quanh 100% lên gần 140% là mức nguy hiểm, giờ họ không thể làm như thế, bắt buộc phải thắt chặt tiền tệ. Nhìn tổng thể Core CPI và nợ công / GDP để thấy sự đáng lo ngại. VN thì phải nhớ lại cách làm cực đột phá của ông Đỗ Mười phù hợp với lúc bấy giờ. Mọi người cứ hình dung mỗi yếu tố tác động đến vĩ mô nền kinh tế như một thanh volume, có nhiều thanh như thế, biên độ trượt lên xuống như thế nào phụ thuộc áp dụng mô hình, lịch sử áp dụng,…để chọn biên độ.

5 Likes

I. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán có thể chia ra làm hai loại bao hàm:

1. Rủi ro hệ thống:

Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các cổ phiếu. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi,… là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các cổ phiếu trên thị trường.

Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Phản ứng dây truyền này làm tăng số lượng bán, giá cả cổ phiếu sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở.

Tiếp đến là rủi ro lãi suất. Giá cả cổ phiếu thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất. Giữa lãi suất thị trường và giá cả cổ phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, người đầu tư có xu hướng bán cổ phiếu để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá cổ phiếu giảm và ngược lại. Nhiều công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức lãi suất tăng cũng làm cho chi phí vốn tăng.

Một yếu tố rủi ro hệ thống khác không kém phần quan trọng là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lợi tức thực tế của cổ phiếu đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực thế giảm.

2. Rủi ro không hệ thống:

Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại cổ phiếu cụ thể nào đó. Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến. Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty. Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động. Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoại động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh…

Rủi ro tài chính cũng là một loại rủi ro không hệ thống. Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty. Công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả cổ phiếu công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ chút nào.

II. Xác định mức bù rủi ro

Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định lợi nhuận yêu cầu là sử dụng mức lãi suất không rủi ro cộng với mức bù của từng loại rủi ro một. Đầu tiên, chúng ta xác định mức lãi suất không rủi ro, sau đó xác định mức bù rủi ro cho mỗi thị trường. Tổng số rủi ro liên quan đến cổ phiếu bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Trong đó, rủi ro không hệ thống có thể được loại trừ thông qua việc đa dạng hoá đầu tư, còn rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá. Đây cũng là yếu tố đã được đưa vào các phương pháp định giá mà tôi đã giới thiệu.

III. Quản lý rủi ro
Việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro.

Bước 1: Nhận dạng rủi ro

Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro.

Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro

Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty niêm yết đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty niêm yết được gì và mất gì.

Bưóc 3: Đánh giá tác động của rủi ro

Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi tức.
Khi đó chúng ta có thể dự tính ước lượng được thị giá cổ phiếu.

Bước 4: Lựa chọn quản lý rủi ro thích hợp

Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro cho danh mục đầu tư. Trong bước này phải chọn một giải pháp cụ thể. Gia tăng hay hạ tỉ trọng hay bán hoàn toàn, cơ cấu danh mục?..

3 Likes