Đón sóng chu kỳ mới?

đoạn này chỉnh để lên nên cứ bình tĩnh bạn ạ, còn chốt lời thì hấp thụ xong sẽ phi thôi… cũng nhiều lần nói v rồi :smiley: :smile: :rofl:

Mấy con này năm nào cũng chia cổ tức rất đều:

https://thitruongtaichinhtiente.vn/sze-chot-danh-sach-chia-co-tuc-bang-tien-mat-8-62926.html

Theo báo cáo của HSC, trên thực tế khả năng thua lỗ là 44% với “giao dịch theo ngày”, nhưng rủi ro giảm dần xuống 22% trong thời gian đầu tư là 3 năm, giảm xuống dưới 10% với thời gian đầu tư 10 năm & chỉ còn dưới 2% với thời gian đầu tư 15 năm. Nói cách khác, thời gian đầu tư trên thị trường càng lâu, khả năng có lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn.

1 Likes

Lợi suất gộp hàng năm và mức độ rủi ro (dựa trên độ lệch chuẩn của các chỉ số trên toàn cầu trong 15 năm qua, giai đoạn 2009-2023). Kết quả cho thấy chỉ số VNIndex có lợi suất 8,9% và mức độ rủi ro hơn 40%, cả hai đều ở mức cao nhất trong số các chỉ số chứng khoán khác. Điều này cho thấy tính chất “rủi ro cao, lợi nhuận cao” của các thị trường cận biên sắp được nâng hạng lên thị trường mới nổi như Việt Nam.

2 Likes

MCH: Công bố Nghị quyết ĐHCĐ

  1. Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua việc triển khai chuyển giao dịch cổ phiếu của Masan Consumer Corporation (MCH) từ sàn UPCoM sang niêm yết trên sàn HOSE. Thời điểm niêm yết dự kiến trong năm 2025.

  2. HĐQT thông qua việc lựa chọn Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap (VCI) làm đơn vị tư vấn niêm yết cổ phiếu cho MCH.

  3. HĐQT thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2024 từ nguồn lợi nhuận giữ lại, với mức tạm ứng tối đa là 10,000đ/cp

  4. HĐQT thông qua phương án chào bán thêm cổ phần phổ thông ra công chúng cho cổ đông hiện hữu như sau:

  • Giá chào bán 10,000 đ/cp,

  • Tỷ lệ thực hiện quyền 45.1% (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua, cứ 1,000 quyền mua sẽ được mua 451 cổ phiếu phát hành thêm).

  • Tổng giá trị huy động vốn dự kiến: 3,268 tỷ đồng.

  • Thời gian dự kiến chào bán: trong năm 2024 hoặc 2025

  • Phương án sử dụng vốn: Khoảng 2,200 tỷ đồng (66% tổng giá trị huy động vốn dự kiến) được dùng để trả nợ vay, còn lại dùng để thanh toán tiền thuê văn phòng cho công ty TNHH Zenith Investment

Nguồn: Tham khảo

Xuất khẩu thủy sản đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ Q3/2024:

Theo báo cáo từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 7,16 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, riêng trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu đạt 866 triệu USD, tăng 6,4% so với tháng 9 năm ngoái.

1 Likes

ANV ổn không ạ

1 Likes

doanh nghiệp thì ổn, nhưng xét về điểm mua thì theo mình hiện tại chưa nên vào, nên bạn theo dõi thêm để bắt đáy nhé. DN này cũng sắp phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần bạn có thể theo dõi thêm thông tin này nhé

1 Likes

Khai sáng luôn ạ, v mà mới biết tới Chứng khoán em toàn nghe về “em có thể tham khảo các cổ phiếu phòng thủ như…”

Giống 1 kiểu đánh tráo khái niệm đó bạn, thị trường chứng khoán đã giảm thì phòng thủ chỉ có cách chạy thôi :smile:

1 Likes

Chuẩn luôn ạ, làm em đó giờ vẫn cứ kiếm cổ phòng thủ, aisss

1 Likes

Năm 2023 là đáy của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, do đó bắt đầu từ 2024 thì các doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn của sự phục hồi. Hiện tại, giá cổ phiếu ANV đang cách khá xa vùng đỉnh trong quá khứ, NĐT có thể mua gom cổ phiếu để đợi các chu kỳ tăng trưởng tiếp theo của ngành nghề. Khi mua cổ phiếu ANV này nên xác định vị thế nắm giữ trong trung và dài hạn, vùng mua gom hợp lý đối với cổ phiếu này là từ 28 – 33.

ace có thông tin gì thêm cho em tham khảo thêm nhé, ANV em cũng đang khá quan tâm

Ad chia sẻ một vài view cho tuần tới đi ạ

Chắc vẫn chưa vượt được 1k3

theo mình sẽ còn 1 đợt xuống mới có thể bay lên 13xx một cách chắc chắn

Anh em cứ theo chiến thuật lên bán, giảm cover hàng nhưng luôn giữ tỷ trọng tương đối là được. Mình thấy đoạn này có thể kéo vượt bất cứ lúc nào

2 Likes

Tổng hợp các bài stockpick mình có viết để anh em tiện theo dõi nhé!

2 Likes

THỜI ĐIỂM TÍCH LŨY CỔ PHIẾU KHÔNG THỂ TỐT HƠN

VN-Index có pha điều chỉnh mạnh khi các biến số mới liên tục xảy ra trong suốt 2 tuần qua. Những biến số mới tác động đến thị trường bao gồm cả yếu tố từ quốc tế đến Việt Nam như: chiến tranh Trung Đông, tỷ giá tăng mạnh và dòng tiền trên thị trường chứng khoán suy yếu.

Về tình hình thế giới

Căng thẳng hiện tại giữa Iran và Isreal là nguyên nhân chính khiến cho thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chiết khấu rủi ro này. Như thường lệ, giá vàng vẫn là con lắc giao động mạnh nhất và tăng mạnh khi những bất ổn về chính trị, kinh tế liên tục xảy ra trong suốt 5 năm qua. Tính đến hôm nay 29/10, giá vàng và hàng hóa như dầu khí quay đầu giảm khi căng thẳng được xoa xịu phần nào nhờ động thái sẽ không đáp trả bằng chiến tranh của Iran. Nhìn chung các bên sẽ vẫn giữ vị thế kìm chế trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp đến hồi kết. Rủi lo ngắn hạn về chính trị suy giảm sẽ tạo tiền đề để VN-Index tìm một điểm cân bằng tạm thời, có thể quanh 1240-1250.

Triển vọng kinh tế Mỹ được dự báo vẫn tốt, các số liệu sẽ được công bố vào tuần sau. Nhóm Mag7 vẫn là nhóm gánh tăng trưởng của kinh tế Mỹ, tuy nhiên xu hướng này sẽ chuyển dịch về các nhóm cổ phiếu có vốn hóa tầm trung. Việc kinh tế Mỹ vẫn tích cực sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái phân bổ của dòng tiền khối ngoại và ETF về các thị trường mới nổi và cận biên khi tốc độ này có thể chậm hơn. Đồng USD cũng tăng trở lại bởi vì triển vọng nền kinh tế vẫn tốt và rủi ro lạm phát tạm lắng xuống nhờ giá hàng hóa thế giới hạ nhiệt.

Dự báo tăng trưởng S&P 500 (Source: FactSet)

Về bối cảnh TTCK Việt Nam:

Thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng bởi rủi ro địa chính trị thế giới và tỷ giá tăng trở lại, đây là những lý do tác động mạnh đến tâm lý của VN-Index khiến cho dòng tiền hoạt động rất yếu. Giá vàng neo cao cùng với lĩnh vực bất động sản có dấu hiệu “ấm dần” trở lại cũng khiến cho TTCK trở nên chưa hấp dẫn đối với dòng tiền trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh kết quả KQ Quý III đang dần được hé lộ, nhìn chung triển vọng tăng trưởng cũng đã được giới đầu tư dự đoán từ trước và đã chiết khấu một phần vào giá cổ phiếu nên hiệu suất của nhiều nhóm cổ phiếu chưa được cao.

Các cuộc họp quan trọng đã diễn ra suông rẻ và cho thấy định hướng của nhà nước vẫn là tập trung cho mục tiêu kinh tế, điều này cho thấy tầm nhìn và định hướng trong 5-10 năm tới vẫn chủ đạo là tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là tiền đề quan trọng cho VN-Index tích cực trong dài hạn.

Tỷ giá tăng mạnh sẽ tác động rất lớn đến TTCK Việt Nam, điều này có thể thấy trong suốt giai đoạn 2024 khi rủi ro tỷ giá khiến TTCK kém khả quan. Về lý do tỷ giá tăng đến từ 2 yếu tố mình đánh giá là chính: (1) kỳ vọng cắt giảm lãi suất sẽ chậm và kéo dài hơn & (2) Trump sẽ thắng cử tổng thống nhiệm kỳ mới. Các chính sách của Trump nếu đắc cử bao gồm giảm thuế doanh nghiệp và cá nhân, giúp tăng chi tiêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Đồng thời, việc tái áp dụng thuế quan lên hàng nhập khẩu châu Âu có thể gây áp lực lạm phát và hỗ trợ cho USD. Nếu Đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện Quốc hội, các chính sách này sẽ được thực thi thuận lợi hơn, tạo động lực cho USD mạnh lên so với các đồng tiền khác.

SBV đã thực hiện bán USD để can thiệp tỷ giá và đồng thời kho bạc cũng công bố mua vào USD, bản chất của những hành động này là nhằm điều tiết lượng cung-cầu USD trên thị trường ổn định để tránh tình trạng đầu cơ dẫn đến ảnh hưởng thanh khoản trên thị trường. Đặc tính đầu cơ USD thường được đẩy mạnh bởi các ngân hàng thương mại & thị trường chợ đen khi đồng USD có xu hướng mạnh lên nên việc can thiệp này sẽ giúp giảm thiểu những áp lực trong ngắn hạn. Ngoài ra, một phần nhu cầu USD tăng cao gây áp lực là do tính mùa vụ khi nhu cầu sử dụng USD để thanh toán hoặc trả nợ trong cuối năm có xu hướng tăng lên nên hành động vừa bán vừa mua USD cũng điều hòa cán cân tỷ giá. Định hướng của chính phủ cũng hướng đến tăng vay nội, giảm vay ngoại nên việc mua USD để tăng cường dự trữ ngoại hối là cần thiết để củng cố sức mạnh đồng nội tệ cũng như có thể xử lý được việc USD tiếp tục leo thang.

Thời điểm tích lũy cổ phiếu không thể tốt hơn

Quay lại diễn biến của VN-Index, thị trường đã và đang chiết khấu gần xong những biến số rủi ro trong ngắn hạn. Sự điều chỉnh này mở ra cơ hội để tích lũy và phân bổ mang tính chiến lược cho trung hạn khi các kịch bản dự báo đưa ra đều cho thấy cơ sở tăng trưởng của kinh tế Việt Nam vẫn đang rất mạnh.

Nhiều nhóm cổ phiếu BĐS đã chiết khấu đủ sâu và đang đợi chờ thêm các chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong suốt 2 năm qua. Đối với dòng cổ phiếu chứng khoán, kết quả kinh doanh kém khả quan do dòng tiền rút khỏi thị trường chưa quay lại khiến cho thanh khoản thấp và giao dịch ảm đạm. Ngân hàng vẫn là nhóm trụ vững trước những biến động của các biến số vĩ mô và là một lựa chọn an toàn cho giai đoạn sắp tới khi hiệu suất chung của thị trường cũng có dấu hiệu khả quan trong giai đoạn cuối năm.

Nhóm cổ phiếu Midcap là nhóm phân hóa rất mạnh mẽ bởi giai đoạn khó khăn trong suốt giai đoạn vừa qua, nhiều cổ phiếu của các nhóm ngành riêng lẻ đã giảm sâu và ở vùng giá phù hợp để mua tích lũy như nhóm BĐS KCN, điện,… Nên nhớ rằng Midcap chính là nhóm đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng của VN-Index chứ không phải nhóm VN30, nhiều cổ phiếu midcap đã về vùng có thể mua đầu tư giá trị khi tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới còn lớn.

Nhóm ngành bán lẻ vẫn là sự ưu tiên hàng đầu trong mỗi chu kỳ phục hồi của nền kinh tế. Đây sẽ là nhóm ngành được kỳ vọng tăng trưởng cao khi các chính sách về VAT và tăng lương cơ bản đã đủ thẩm thấu kết hợp mặt bằng lãi suất thấp cùng tỷ lệ lạm phát được duy trì ổn định sẽ là xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng của bán lẻ.

Các nhóm ngành được lựa chọn theo mức độ ưu tiên và khẩu vị rủi ro của mình bao gồm: Bán lẻ > Midcap> Bank/BĐS/Đầu tư công.

=> Thị trường đang tạo điểm cân bằng mới quanh 1240-1250 để mở ra những đợt phục hồi ngắn xen kẻ tuy nhiên là cơ hội không thể tốt hơn để mua tích lũy cổ phiếu cho chu kỳ đầu tư từ Q1.2025 trở đi. Nền kinh tế đang có sự chuyển biến trước những thay đổi chính sách và tháo gỡ các khó khăn liên quan đến bất động sản, kỳ vọng ẩn số ngành bất động sản sẽ chính là câu trả lời phù hợp nhất khi đây là nhân tố có thể giúp thị trường quay lại thách thức 1300 một lần nữa trong cuối năm nay. Các yếu tố về dòng tiền khối ngoại sẽ quay trở lại vào Việt Nam vào 2025 và nâng hạng sẽ là những keys quan trọng để chúng ta đưa ra chiến lược phân bổ ở giai đoạn hiện tại.

3 Likes

Ngành Cá Tra và Tôm Việt Nam: Cơ hội nào từ chính sách thuế của Mỹ

1. Ngành cá tra Việt Nam hưởng lợi từ chính sách thuế thuận lợi của Mỹ

Ngành cá tra Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi nếu Donald Trump tái đắc cử và duy trì các chính sách thuế ưu đãi. Việc Mỹ tăng thuế 25% lên cá rô phi Trung Quốc tạo lợi thế cạnh tranh cho cá tra Việt Nam, vốn có giá bán thấp hơn đáng kể so với cá rô phi Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2024. Nhờ nhu cầu ổn định tại Mỹ và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành cá tra Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành lựa chọn thay thế tối ưu cho người tiêu dùng Mỹ.

2. Ngành tôm Việt Nam ghi điểm trong điều tra thuế chống bán phá giá (AD) và thuế đối kháng (CD)

Kết quả sơ bộ từ cuộc điều tra vào ngày 22/10/2024 cho thấy mức thuế CD áp dụng cho tôm Ấn Độ (5,77%) và Ecuador (3,78%) cao hơn đáng kể so với mức 2,84% của Việt Nam. Nếu kết quả này được giữ nguyên đến cuối năm, các doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh lớn tại thị trường Mỹ. Cơ hội củng cố vị thế trong xuất khẩu tôm không chỉ tạo động lực tích cực cho các nhà chế biến mà còn giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.

1 Likes