CPI đã giảm Từ 4.31% xuống 3.35% do từ nền CPI cao tết Nguyên đán và được hỗ trợ từ việc giá xăng dầu giảm. GDP giảm thảm hại từ 5.92% xuống 3.32% do việc doanh nghiệp khó tiếp cận được đến nguồn vốn tăng trưởng tín dụng kém. Lãi suất đã giảm nhưng chưa thực sự hấp dẫn. Sản lượng công nghiệp giảm từ 7.2% xuống -1.6% do dính tết Nguyên Đán và doanh nghiệp ko vay được tiền ngân hàng lãi suất thấp để làm ăn kinh doanh và dư âm của việc thắt tín dụng cuối 2022.
.Trong kinh tế vĩ mô tồn tại một định luật ” Bộ ba bất khả thi” tức là ko thể đảm bảo GDP tăng, Lạm phát thấp, Dự trữ ngoại hối cao…do đó muốn duy trì GDP cao phải chấp nhận lạm phát cao. Giai đoạn này GDP giảm lạm phát (CPI) giảm thì chính phủ chỉ có cách là phải bơm tiền để kích thích kinh tế. Chấp nhận CPI quý 2 tăng. Nhưng bù lại GDP và dự trữ ngoại hối tăng, sản lượng công nghiệp được cải thiện giúp ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
Chứng khoán là kì vọng tương lai. Ai suy luận và hiểu được kì vọng này thì mới có thể thành công. Cùng chờ đợi ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm lãi suất lần nữa nào
Tụ hiền trang luận chính sách vĩ mô
Ở những quốc gia XHCN như VN và Trung Quốc thì lạm phát có cao cũng không bao giờ cao quá. Do đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước. VN và TQ chỉ cần đầu tư công tăng giá BDS rồi bán cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước thông qua đấu giá hoặc thu hút FDI vào các khu công nghiệp. Thế là nắn được dòng tiền của dân vào BDS. Còn về nợ xấu ngân hàng thì chơi 3 bài tủ chính để giảm nợ xấu
Bộ 3 bất khả thi lại ứng nghiệm dự trữ ngoại hối cao bơm tiền tăng GDP thì lạm phát phải cao. Lạm phát cao lại đi tích đất và mua vàng, mua chứng khoán chứ cũng chả có vẹo gì khác.
Lạm phát quý này thấp rồi. Sợ quái gì mà ko bơm tiếp cho vay thêm ra. Hôm qua em xem trên VTV thủ tướng ép giải ngân 110 ngàn tỉ cho bọn NOXH và bọn ct BDS xây NOXH vay rồi
bài tus không biết có rõ ý đủ ko, về cơ bản tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ chấp nhận một mức lạm phát vừa đủ để có thể kích thích kinh tế mà, vấn đề bơm tiền sau này sẽ dễ gây hiểu lầm khi nđt sẽ lại quá kỳ vọng tt sẽ bùng nổ như 2020-2021, chu kỳ thì vẫn sẽ tích lũy rồi tới ngày uptrend, tuy nhiên kích nđt vụ bơm tiền quá thì lại làm ngta dễ mang tâm lý thái quáá
thì mình phải đánh giá kỹ cách dòng tiền vào các thị trường như nào, với việc định hướng chính sách vĩ mô giữa VN với các nước khác để xem mình sẽ cần đánh đổi thế nào trong quá trình vận hành vĩ mô, hồi cuối 2022 mà không tăng lãi suất thì mốc meo cũng ko kích dòng vốn vào VN nổi. Ai cũng nghĩ duy trì lãi suất thấp là tốt nhưng chính nó là nguyên nhân chính kéo tt giảm đoạn sau năm 2022. Nên cẩn thận khi phân tích vĩ mô, còn việc tín dụng thấp cần kích lại bằng giảm lãi suất thì chắc cũng ko có gì mới, nhưng để kích 1 uptrend thì cần xem xét nhé, đừng quá máy móc giảm lãi suất lúc nào cũng là tốt
Năm 2022 do USD tăng sốc nên phải tăng lãi suất để giữ tỉ giá ổn định. Cái đó là bắt buộc. Năm nay khác rồi USD giảm mạnh sợ gì mà ko bơm tiền. Chủ Tịch nước mới nữa chứ. Bơm tiền ra lấy 6.5% GDP cuối năm cả nước tung hô luôn. Cả bạn nên nhớ VN luôn theo chính sách TQ
Với thế trận chính trị hiện tại thì có thể dễ dàng thấy 3/4 trụ vẫn đang có phần thiên về TQ. Tuy nhiên Mỹ vẫn đang là Cường quốc kinh tế và chúng ta vẫn chiến lược quan hệ quốc tế ôn hòa giữa các ông lớn, đồng bạc xanh vẫn là chưa thể thay thế, đi kèm chính sách của Mỹ vẫn đang là định hướng chính sách có thể ảnh hưởng toàn cầu, dự trữ ngoại hối vẫn chưa thể tách rời USD được. USD giảm có thể phản ánh sự áp lực lên tỷ giá tạm thời được hạ nhiệt, GDP 6.5% vẫn chỉ là con số mục tiêu chứ vẫn chưa diễn ra, kịch bản giả định về suy thoái toàn cầu vẫn còn đó, nên nói việc hỗ trợ thanh khoản hiện tại để tạo nên 1 uptrend mới có vẻ chưa phù hợp thời điểm, VN vẫn phải phụ thuộc vào các Cường quốc, Cường quốc toang thì mình cũng hơi…