[HỖ TRỢ] Lựa chọn vùng giá mua bán - Hành trình của Hiểu biết và Yêu thương

Đôi khi dòng đời xối xả, làm chúng ta bỏ quên những điều chúng ta mong muốn. Hãy trở nên giàu có vì khi bạn nghèo, bạn nói gì cũng sai, duy nhất một điều bạn không sai, đó là bạn nói với người khác bạn đang nghèo!

4 Likes

Dạ g9 anh. Bức ảnh dễ thương. :relaxed::relaxed:

2 Likes

Ước thế này chẳng bao giờ thoát đc kiếp luân hồi!

2 Likes

Chỉ là những lời dễ thương thôi @Hu_Khong nha. Thoải mái nha nha :smiling_face_with_three_hearts:

Cảm ơn anh @RGB :smiling_face_with_three_hearts:

:sunflower: :sunflower: :sunflower:

191 Likes

Ồ, mình ko có ý gì xấu nhé. Chỉ là bạn ấy lựa chọn 1 bài thơ nặng trĩu nỗi buồn, bất chợt mình nhớ đến lời dạy của Thiền sư Nhất Hạnh về luân hồi nên nói vậy. Có gì đó ko phải mong bạn bỏ qua.

2 Likes

Vâng ạ. Mình cũng là học trò của Sư Ông nên sẽ y nghĩa bất y ngữ nha. Mình chỉ lo là anh @RGB nghe những lời đó sẽ buồn vì ý tốt ạ. Anh @Hu_Khong tâm hoan hỉ, rộng lớn tiếp nhận và dung chứa nha.

:four_leaf_clover: :four_leaf_clover: :four_leaf_clover:

Nếu bạn cho một nhúm muối vào một chén nước thì nó sẽ trở thành thứ không thể uống được. Nhưng nếu bạn đổ một nhúm muối vào một dòng sông thì mọi người vẫn tiếp tục lấy nước để nấu nướng, tắm rửa và uống. Dòng sông rộng lớn và nó có khả năng nhận lấy, ôm trọn và chuyển đổi.

Khi trái tim của chúng ta nhỏ, hiểu biết và lòng trắc ẩn của chúng ta bị giới hạn, và chúng ta đau khổ. Chúng ta không thể chấp nhận hoặc tha thứ cho những người khác và những thiếu sót của họ, và chúng ta đòi hỏi họ thay đổi. Nhưng khi trái tim của chúng ta rộng mở, những thứ đó sẽ không còn khiến chúng ta đau khổ nữa.

Chúng ta có nhiều hiểu biết và lòng trắc ẩn hơn và có thể đón nhận những người khác. Chúng ta chấp nhận con người thật của họ và khi đó, họ có cơ hội để thay đổi.

Lời dạy của Sư ông Nhất Hạnh trong tựa sách How to Love

:sunflower: :sunflower: :sunflower:

200 Likes

Hello @WINTERBEAR và bác @Hu_Khong,

Mình không có suy nghĩ gì đâu các bác ơi.

Bạn @WINTERBEAR có bài số 14 hay nên mình sưu tầm 1 bài tương tự gửi bạn @WINTERBEAR.
Khóc òa khi đau cũng như hóa thành mưa rơi cho nhẹ ưu phiền mà. :heart: :heart:

Chúc các bác ngủ ngon nhé.

4 Likes

Câu hỏi rất hay nha @sosad :smiling_face_with_three_hearts: Vì chưa biết nên không thể gọi là “lủng”. Mình sẽ giải thích một cách chi tiết hơn về Ngưỡng để mọi người cùng rõ nha. Bắt đầu thôi :smiling_face_with_three_hearts:

+++ Đây là bài tiếp nối của Bài số 544, bạn chưa xem thì quay lại bài trước để dễ hiểu hơn nha.

+++ Tất cả nội dung bài viết của Gấu sẽ không nhắc lại những kiến thức đã được viết trong sách. Đây là hướng dẫn để bất kì bạn nào dù chưa hiểu về TA và FA cũng có thể áp dụng.

Ngưỡng là khái niệm cơ bản trong chứng khoán. Có nhiều định nghĩa khác nhau và đây là cách giải nghĩa của Gấu.

Ngưỡng là mức giá xác định vùng giới hạn vận động giá của một cổ phiếu, được chia làm hai loại: Ngưỡng cố định và Ngưỡng không cố định.

Đặc điểm của Ngưỡng: chỉ là thông tin tham chiếu để biết rằng giá có khả năng tăng hoặc giảm trong vùng giới hạn của Ngưỡng. Chỉ có giá trị xác định vùng giá mua bán khi kết hợp với khái niệm Nhịp (Bài số 544) và được sử dụng phổ biến trong “Lướt Sóng”.

:four_leaf_clover: :four_leaf_clover: :four_leaf_clover: Thứ nhất, Ngưỡng Cố Định: trong Bài số 544, khái niệm về Ngưỡng cố định đã được nêu. Mình chỉ nhắc lại ngắn gọn như sau:

Ngưỡng Cố Định là các bước giá nguyên và + phẩy 2.50 (từ 5) hoặc + phẩy 5 (từ 100) (theo giá ở TTCK VN), ví dụ: 1 - 2 - 4 - 5 - 7.50 - 10 - 12.50 - 15 - … - 100 - 105 - 110 … chính vì quy luật này mà nó còn có tên gọi khác (trong một số tài liệu nước ngoài)Ngưỡng cố định theo bước giá.

Lưu ý: Ngưỡng cố định không có khái niệm Kháng cự và Hỗ trợ. Thường gọi là Ngưỡng Trên và Ngưỡng Dưới.

Sau đây là ví dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung nha:

:sparkle: Ví dụ 1: Bảng giá một số mã trong phiên ngày 6/4/2022.

Các bạn nhìn vào hình ảnh bên dưới và trả lời đâu là các ngưỡng cố định (Trên và Dưới) của từng mã nha.
.

.

.

.

Đáp án:

  • CII: Ngưỡng Trên 32.50, Ngưỡng Dưới 30.

  • KDH: Ngưỡng Trên 52.50, Ngưỡng Dưới 50.

  • HAG: Ngưỡng Trên 15, Ngưỡng Dưới 12.50.

  • BCG: Ngưỡng Trên 27.50, Ngưỡng Dưới 25.

  • MWG: Ngưỡng Trên 160, Ngưỡng Dưới 155.

  • TTZ: Ngưỡng Trên 7.50, Ngưỡng Dưới 5.

Bạn nào có đáp án đúng thì đã biết cách xác định ngưỡng cố định rồi đó. Trong các mã trên, mình lấy ra BCGMWG để nói rõ hơn.

  • BCG: giá khớp là 26.40. Đây là giá Đỏ, cho thấy giá đã giảm từ ngưỡng trên 27.50 về gần ngưỡng dưới 25. Khi giá càng gần về ngưỡng dưới 25 và nếu chỉ kết hợp với nguyên tắc Mua giá Đỏ, một quyết định Mua trong phiên là hợp lý.

  • MWG: giá khớp là 158.80. Đây là giá Xanh, cho thấy giá đã tăng từ ngưỡng dưới 155 về gần hơn ngưỡng trên 160. Khi giá càng gần về ngưỡng trên 160 và nếu chỉ kết hợp với nguyên tắc Bán giá Xanh, một quyết định Bán trong phiên là hợp lý.

+++ Tuy nhiên, cả hai trường hợp trên chỉ là suy đoán và phải kết hợp với bài học Nhịp và Bước giá của Lái (nếu cp bị chi phối) để có một lựa chọn chính xác hơn.

Đó là về Ngưỡng cố định. Cùng sang đến Ngưỡng không cố định nhé.

:four_leaf_clover: :four_leaf_clover: :four_leaf_clover: Thứ hai, Ngưỡng không cố định:mức giá đỉnh và đáy của Nhịp của xu hướng liền trước đó HOẶC là mức giá được nhà đầu tư tự đặt ra. Mức giá phải là giá CHẴN NGUYÊN (không lẻ, không phẩy).

Giá cao hơn được gọi là Kháng cự, giá thấp hơn được gọi là Hỗ trợ. Đây cũng chính là cách phân biệt giữa Ngưỡng cố định và Ngưỡng không cố định.

+++ Lưu ý: khi nhắc đến Kháng cự và Hỗ trợ phải biết đó là Ngưỡng không cố định.

Vì khái niệm này được chia làm hai nên mình sẽ có hai ví dụ nha:

:sparkle: Ví dụ 2: Ngưỡng không cố định là đỉnh và đáy của Nhịp của xu hướng liền trước đó. Hình bên dưới là biểu đồ giá mã BCG.

  • Các bạn sẽ thấy từ tháng 8/2021 đến tháng 12/2021, BCG nằm trong một xu hướng tăng. Trong xu hướng tăng này, Nhịp gần nhất có đỉnh cao nhất là 28 và đáy thấp nhất là 24. Trong đó, 28 gọi là ngưỡng Kháng cự và 24 là ngưỡng Hỗ trợ.

  • Sang đầu tháng 1/2022, giá BCG đã giảm xuống dưới ngưỡng Hỗ trợ 24 nên đã xác nhận đảo xu hướng (từ tăng sang giảm). Tuy nhiên, xu hướng giảm này chỉ kéo dài trong ngắn hạn (vài ngày) nên chưa tạo Nhịp nào cả. Chính vì vậy, hai ngưỡng 28 và 24 của xu hướng tăng trước đó vẫn được lấy làm tham chiếu cho biến động giá tăng về sau.

  • Vào ngày 17/2/2022, giá BCG đã vượt mạnh lên khỏi ngưỡng 24 và chính thức xác nhận xu hướng tăng. Chính lúc này, ngưỡng Kháng cự 28 được xác định là mốc chốt lãi gần nhất. Đúng như vậy, vào ngày 24/3/2022, BCG vượt 28 thì sau đó giá đã giảm về lại 26.40 (phiên ngày 6/4/2022).

Như vậy, qua ví dụ trên, các bạn hình dung được các bước xác định ngưỡng không cố định như sau: Xác định xu hướng – Xác định Nhịp gần nhất – Xác định 2 ngưỡng Kháng cự và Hỗ trợ.một quyết định chốt lãi/lỗ sẽ là phù hợp khi giá giảm xuống gần Hỗ trợ hoặc giá tăng gần đến Kháng cự.

+++ Tương tự như trên, cả hai trường hợp trên chỉ là suy đoán và phải kết hợp với bài học Nhịp và Bước giá của Lái (nếu cp bị chi phối) để có một lựa chọn chính xác hơn.

:sparkle: Ví dụ 3: Ngưỡng không cố định là mức giá được nhà đầu tư tự đặt ra.

Theo đúng định nghĩa, nhà đầu tư có thể tùy ý chọn bất kì mức giá nào theo kinh nghiệm của bản thân để áp dụng vào phương pháp phân tích riêng. Tuy nhiên, phải đảm bảo theo khái niệm của Ngưỡng không cố định, đó là: giá CHẴN NGUYÊN (không lẻ, không phẩy).

Riêng với Gấu, bạn nào theo dõi sẽ biết trong các bài nhận xét, mình đã đề cập rất nhiều về các ngưỡng như 24 – 26 – 28 – 30 (trong chủ đề C4G) hoặc 14 – 16 – 18 – 20 (trong chủ đề OCH). Đây chính là Ngưỡng không cố định do Gấu tự đặt ra và hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứng khoán ở VN của bản thân. Nó không cố định, tất nhiên rồi.

Tùy theo những mã khác nhau mà mình đặt ra các Ngưỡng không cố định khác nhau như 100 – 104 – 108… hay 50 – 56 – 60… Còn cụ thể thế nào thì mình nói trong các bài nhận xét của mã đó. Bạn nào “nắm giữ” thì không cần quan tâm mấy cái Ngưỡng này nha.

Mình sẽ lấy C4G ra nói rõ hơn một chút.

  • Các ngưỡng mình đặt ra cho C4G là 24 – 26 – 28 – 30. Các bạn cần xem giá tham chiếu đang nằm trong đoạn nào thôi. Ví dụ, giá tham chiếu C4G phiên ngày 6/4/2022 là 25.90, cho nên nằm trong 2 ngưỡng: Hỗ trợ 24 và Kháng cự 26.

  • Nếu giá tăng vượt kháng cự 26, tức là giá Xanh. Đây là lúc cho một quyết định Bán hợp lý.

  • Nếu giá giảm về gần hỗ trợ 24, tức giá Đỏ. Đây là lúc cho một quyết định Mua hợp lý.

  • Kết phiên ngày 6/4/2022, giá đóng cửa là 26, đúng bằng ngưỡng 26 và đây sẽ là giá tham chiếu cho ngày kế tiếp (7/4/2022), vậy nghĩ thế nào cho đúng nhỉ? Nếu giá tham chiếu bằng ngưỡng chẵn thì mình kẹp nó với 2 ngưỡng còn lại là được. Ở đây là 24 – 28. Tương tự như trước đó mà lựa chọn giao dịch cho hợp lý.

+++ Cũng như trên, tất cả chỉ là suy đoán và phải kết hợp với bài học Nhịp và Bước giá của Lái (nếu cp bị chi phối) để có một lựa chọn chính xác hơn.

:four_leaf_clover: :four_leaf_clover: :four_leaf_clover:

Bài viết cũng dài rồi nên mình sẽ tóm tắt lại như sau:

  • Ngưỡng chỉ là tham chiếu cho việc ra quyết định, phù hợp cho “lướt sóng” và phải kết hợp các bài học về Nhịp và Bước giá. Được chia làm 2 loại.

  • Ngưỡng cố định: 1 - 2 - 4 - 5 - 7.50 - 10 - 12.50 - 15 - … - 100 - 105 - 110 … (gọi là Ngưỡng Trên và Ngưỡng Dưới)

  • Ngưỡng không cố định: giá chẵn nguyên, chia thành 2 loại nhỏ là Đỉnh/Đáy của Nhịp liền trước và do NĐT tự đặt ra (gọi là Kháng Cự và Hỗ Trợ).

  • Khi áp dụng, chỉ nên chọn dựa vào một loại Ngưỡng duy nhất (cố định hoặc không cố định) tùy theo phương pháp phân tích và góc nhìn cá nhân.

:four_leaf_clover: :four_leaf_clover: :four_leaf_clover:

Đây là bài số 1396. Các bạn xem được bài viết này hãy ghi chép lại cùng với các nội dung trước và “xem đi xem lại” nhiều lần để hiểu sâu hơn.

Sẽ không ai giống ai, cả Gấu cũng thế. Phương pháp nào cũng tốt, miễn là các bạn Chốt Lãi là Luôn Đúng nha :smiling_face_with_three_hearts:

+++ Bạn nào “lướt sóng” thì bám theo các Ngưỡng và nhớ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản (Bài số 976).

+++ Bạn nào mới biết đến Gấu và lần đầu tham gia chủ đề này thì bấm vào đây để xem lại Danh sách các bài viết trước đó nha.

+++ Hãy chia sẻ chủ đề này cho những ai đang cần và mất phương hướng mà bạn biết nha. Điều này có thể thay đổi phần nào cuộc đời của họ :four_leaf_clover:

:sunflower: :sunflower: :sunflower:

224 Likes

Chị Gấu mất ngủ à? Em hậu Covid cũng hay bị mất ngủ đêm.

Đọc các bài viết của chị thật chi tiết, tỉ mỉ, văn phong thì khoáng đạt, gần gũi.
Em rất thích topic của chị vì giả sử có bị trôi mất mấy ngày thì vào đọc lại phần tổng kết của chị qua các bài là ko bị lỡ những phần quan trọng :smiling_face_with_three_hearts::kissing_heart:

6 Likes

May quá bài viết này của chị có nói về BCG là mã em thực chiến khá nhiều nên dễ tiếp thu hơn ạ!

BCG em cũng chốt lời từ 27 đến 28 và vẫn đang chờ điểm vào lại ạ!

4 Likes

Bạn Gấu cho mình hỏi ANV mình vào giá 44.8, có nên giữ ko ?

3 Likes

Morning cả nhà ạ :rose:

5 Likes

Cho mình xin nhận định pvl pgc và dc4 với ạ

ANV: Cơ bản là ổn. Ưu thế ngành cũng đang tốt. Nếu @Thoc “nắm giữ” dài hạn thì vẫn ok nha. Hiện tại, xu hướng tăng đang yếu dần và sẽ cần kiểm định lại ngưỡng 40, sẽ cân bằng ở vùng này ít nhất là hết tháng 4. Sẽ là “mất thời gian” nếu “lướt sóng”. Đợi giá xanh rồi cắt lỗ cũng chưa muộn nha. Sau đó, nên tìm cơ hội ở mã khác.

193 Likes

@Ga_con_lon_ton ơi, cả ba mã PVL - PGC - DC4 với mình là chưa tốt, kể cả có tăng giá đi nữa thì chỉ nên theo dõi nha. Trường hợp này mình sẽ không đưa ra nhận xét từng mã vì liên quan đến một số nhóm anh chị trên diễn đàn.

:four_leaf_clover: :four_leaf_clover: :four_leaf_clover:

194 Likes

Cảm ơn Gấu nhé.

1 Likes

@Meminmun chốt lời được là tốt nha :smiling_face_with_three_hearts: :four_leaf_clover:

+++ Kiến thức nền của em rất ổn đó. Khen thật lòng nha :sunflower:

191 Likes

Em ko có kiến thức về CK đâu, hihi, em cũng thật lòng ạ! Em may mắn là được các cao thủ hỗ trợ nhiều ạ!:smiling_face_with_three_hearts:

1 Likes

Cám ơn bạn Gấu nhé ạ

1 Likes

Chào buổi chiều. Sài Gòn hôm nay lại “nóng rực” như thị trường vậy. Mời mọi người ly cafe và chúng mình sẽ gặp lại nhau vào buổi tối nhé. Hi :smiling_face_with_three_hearts: :four_leaf_clover:

:sunflower: :sunflower: :sunflower:

209 Likes