NGÀNH XI MĂNG : KÌ VỌNG GÌ CHO NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM?
DIỄN BIẾN NGÀNH:
-
Biến động giá nguyên liệu đầu vào: Giá xi măng tăng nhẹ trong năm 2021 do áp lực của giá than đầu vào. Trong giai đoạn giãn cách, giá xi măng khó tăng do nhu cầu tiêu thụ giảm mặc cho giá than đầu vào tăng, cụ thể giá xi măng chỉ +3% trong khi giá than +144% kể từ đầu năm 2021.
-
Thị trường Nội địa: tiêu thụ 45.6 triệu tấn (-5.1% yoy). Ngược lại với việc tăng giá bán, sản lượng tiêu thụ nội địa trong năm giảm mạnh (chủ yếu trong Q3) do COVID-19. Đồng thời,các nhà máy sản xuất mới đi vào hoạt động trong năm 2021, gây trầm trọng thêm áp lực dư cung.
-
Thị trường Xuất khẩu: đạt 31.9 triệu tấn (+19.0% yoy). Xuất khẩu sang Trung Quốc là giải pháp nhằm giảm áp lực dư cung, tuy nhiên mặt hằng xuất khẩu chủ yếu lại là clinker, có giá bán và biên lợi nhuận gộp thấp so với mặt bằng chung.
TRIỂN VỌNG NGÀNH:
Thị trường trong nước:
- Hồi phục trở lại: Do dịch bệnh COVID-19, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn trong 9T/2021, tuy nhiên kế hoạch vốn giải ngân đầu tư công năm 2020-2021 đang ở mức cao so với trung bình 3 năm trước đó. Vậy nên, sau khi mở cửa lại nền kinh tế trong Q4/2021 sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu xi măng.
- Rủi ro: (1) Áp lực cạnh tranh gia tăng khi các nhà máy mới đi vào hoạt động trong năm 2021-2022 (+7.8 triệu tấn) làm dư thừa nguồn cung, gia tăng làm tình hình cạnh tranh giá bán. (2) Áp lực từ giá thành sản xuất khi: Giá than nhập khẩu (154 USD/tấn, +90% yoy) và Giá than trong nước vẫn còn tăng cao.
Thị trường xuất khẩu:
- Trung Quốc cắt giảm sản xuất xi măng theo kế hoạch kiểm soát vấn đề môi trường và tổ chức Thế vận Hội mùa đông 2022.
- Thị trường bất động sản Trung Quốc chững lại với chính sách “3 lằn ranh đỏ” để siết chặt thị trường BĐS và sự kiện Evergrande.
- Việt Nam dự kiến tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10%: nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo.
- Rủi ro: Sản lượng xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc suy giảm do sự suy yếu thị trường bất động sản, đi kèm với thuế suất xuất khẩu tăng lên.
*Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ VCBS
Trong giai đoạn khó khăn như hiện tại, yếu tố hỗ trợ sáng giá của ngành sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy cho sự bứt phá tăng giá của các cổ phiếu.
Để trao đổi thêm về các mã cổ phiếu cụ thể, Quý NĐT có thể liên hệ với Team nhé!. Vẽ Tranh Tím rất vui khi hỗ trợ được phần nào trên con đường đầu tư của Anh/chị.