CTG: Cơ bản là bình thường. Vẫn đang trong xu hướng giảm và chưa có lý do nào để vào. Ngành ngân hàng thì mình đã nhận định trước đó rồi. Mình nghĩ nên quan sát thôi. Nếu @Quyen_Nguyen3 đã mua rồi thì có lãi cứ chốt nha. Chưa có vùng mua hợp lý. Chờ kiểm định lại ngưỡng 32.50.
Chào c Gấu, toàn tàu ngầm mà lâu lâu chưa comment.
Em đang nắm giữ DAH và có chút lãi, hiện theo chart thì đang tích lũy và đợi vượt cản 15,
nhưng phiên hôm nay có vẻ không được đẹp cho lắm.
Nhờ c cho e xin chút nhận định của mã này trong tương lai ngắn sắp tới (tới khoảng đầu tháng 4)
Mình rất thích cafe trứng đó nha Món này mình chưa từng thử ở HN bao giờ, cũng muốn một lần ra quán cà phê Giảng để biết hương vị “gốc” thế nào
EVF là mã mình đã khen và đang trong giai đoạn tích lũy. Vẫn như nhận xét lần trước nên mình trích dẫn lại bên dưới nha.
Mình nhớ @sosad nha. Mặc dù mỗi lần nhìn thấy em thích bài viết thì mình lại cảm giác có chút gì đó “buồn”. Mong cuộc đời ngoài kia sẽ mang lại nhiều niềm vui cho em hơn “cái tên” nha. Lại nữa, khuya khuya mà thấy em còn tương tác với bài viết, rất “thương” nha
DAH đang được đội của một số anh chị trên F247 nắm nên mình sẽ không phân tích sâu nữa. Cơ bản DAH là bình thường và có một số điểm cần xem xét thêm. Như nhận xét của em, DAH đang tích lũy dưới 15 và đang cho tín hiệu thay đổi xu hướng từ tăng sang giảm. Phán đoán của em tương đối chính xác đó nha.
Về câu hỏi, đến khoảng đầu tháng 4, mình nghĩ DAH tiếp tục về lại 13 và kiểm tra lại ngưỡng 12.50. Nếu đang có lãi thì nên chốt để theo dõi. Lưu ý: mỗi khi DAH vào xu hướng giảm thì sẽ giảm rất mạnh. Hiện tại thì vẫn đang trong xu hướng tăng.
+++ Nền tảng kiến thức vững. Có lời khen nha
Mình lại dừng một chút để ăn mừng mốc 7000 nha
“Loay hoay” cả ngày mới “ngó” được cái bảng giá đó mọi người ơi
Nếu đã chọn được mã tốt rồi thì cứ an tâm nắm giữ, đây cũng là khuyến khích chung của mình dành cho mọi người. Anh chị nào “có tuổi” rồi thì nhường lại chuyện “lướt sóng” cho các bạn trẻ. Các bạn trẻ thì cố gắng “học” cách quản lý cảm xúc và mở rộng hiểu biết. Mình vừa trả lời một câu hỏi hay về kiểm soát cảm xúc, bạn nào quan tâm có thể bấm vào đây để xem nha.
Đúng - Sai trong các quyết định là bình thường, chỉ có mình là bất thường khi bản thân luôn nghĩ cái đúng hoặc sai đó tồn tại mãi. Chấp nhận sự thay đổi và hành động để đáp ứng sự thay đổi đó mới gọi là Bản lĩnh nha.
Cảm ơn vì tất cả, sự quan tâm và ủng hộ của mọi người là một sự khích lệ, động viên lớn trong đời của BEAR đó nha
Cảm ơn c, e sẽ quan sát thêm phiên mai rồi ra quyết định.
Còn về lý do của nickname thì e chỉ suy nghĩ đơn giản là tìm điểm cân bằng giữa đời sống và online, vì cuộc đời e đang đủ đầy hạnh phúc nên đặt tên như vậy
Chúc c Gấu nhiều sức khoẻ, ngủ sớm nhé.
Câu hỏi rất hay và cần thiết cho những bạn mới tham gia chứng khoán đó @nguyendinh Tuy nhiên, để trả lời một cách chi tiết sẽ là điều không thể trong phạm vi chủ đề. Ở bài viết đầu tiên, mình đã nêu quan điểm về các phương pháp sử dụng trong chứng khoán, không có phương pháp nào là toàn diện. Mỗi người sẽ phải tự tìm ra cách riêng cho bản thân từ việc “xào nấu” kiến thức từ sách vở và từ người khác.
Trong chủ đề này, mình đã có các bài viết nói về cách xác định một số khái niệm cơ bản và đó là kinh nghiệm của mình. Khi các bạn đọc được thì nó lại trở thành lý thuyết. Chỉ có áp dụng, trải nghiệm, kiểm chứng và điều chỉnh thì những điều đó mới trở thành kinh nghiệm của các bạn.
Mình cũng từng được đặt câu hỏi như trên khi còn học ở trường. Có cách nào “đơn giản” để đạt được kết quả một cách nhanh chóng không? Câu hỏi này cũng chính là phần thi thử thách cuối cùng trong cuộc thi ngày đó (xem Bài số 947). Câu trả lời của mình là… mình không nói đâu nha
Nếu mình có khả năng quay về quá khứ vào ngày thi hôm đó, mình cũng chỉ muốn làm khán giả để ngồi nghe và nhìn lại bản thân thôi, sẽ không có sự sửa đổi nào khác. Vì sao nhỉ? Vì cơ bản đáp án không có đúng, không có sai. Trong hoàn cảnh, thời điểm, nơi ở khác nhau thì chỉ có nhận thức của mình phải thích nghi và xây dựng các phương pháp dựa trên các nền tảng kiến thức có sẵn. Kể cả khi tìm được cách đơn giản với mình thì với người khác có thể không phù hợp.
Vì vậy, thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi trên, mình sẽ “tạo ra” một giới hạn an toàn cho các bạn mới tham gia chứng khoán như @nguyendinh. Giới hạn này như “vòng tròn bảo vệ” mà Tôn Ngộ Không đã tạo ra cho người thầy của ông để tránh khỏi nguy hiểm. Đó là bộ các Nguyên tắc cơ bản được tổng hợp từ các trang sách, tài liệu nghiên cứu và đã được mình kiểm chứng sự hiệu quả. Đây không phải nguyên tắc do mình viết ra. Khi về VN, mình đã có một vài điều chỉnh cho phù hợp và chia làm 2 nhóm: “lướt sóng” và “nắm giữ”. Bắt đầu ngay thôi
Lướt sóng:
-
Biết đủ và chốt lãi luôn đúng.
(Đặt ra % lợi nhuận kì vọng cố định và chốt lãi khi đạt hoặc vượt kì vọng) - Cắt lỗ khi cp đã về tài khoản và tổng âm hơn 7%.
- Mua trong xu hướng Tăng và vào ra đúng Nhịp.
(Mua sau Đáy của nhịp và Bán sau Đỉnh của nhịp) - Mua sau nến xanh. Bán sau nến đỏ.
- Mua giá đỏ. Bán giá xanh.
- Mua từng phần. Bán toàn bộ.
- Tránh cp thanh khoản trung bình quá thấp (<250K).
- Nương vào lái nếu là cp bị chi phối mạnh.
- Luôn kiểm chứng lại các khuyến nghị.
Nắm giữ:
-
Cơ bản tốt hoặc rất tốt.
(Phải tự tìm hiểu và học hỏi từ người có chuyên môn hoặc… đã được BEAR khen) -
Cam kết nắm giữ ít nhất 1 năm. Mặc kệ “sóng gió”.
(Chỉ có Target về Thời gian nắm giữ. Không đặt Target về Giá) - Mua trong xu hướng Tăng và vào ra đúng Nhịp.
(Mua sau Đáy của nhịp và Bán sau Đỉnh của nhịp) - Mua giá đỏ. Bán giá xanh.
- Mua toàn bộ. Bán toàn bộ.
- Tìm những bạn đồng hành thật sự. Tránh xa “đám đông”.
- Luôn theo dõi thông tin về cty. Không được “làm lơ”.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia.
Bản thân mình đã áp dụng hai bộ nguyên tắc này vào các quyết định giao dịch chứng khoán trong suốt quá trình học tập ở nước ngoài. Một số nguyên tắc đã được mình loại bỏ và thay thế để phù hợp với thực trạng TTCK VN và TTCK ở các quốc gia từ năm 2020. Cứ mỗi 10 năm sẽ được mình đánh giá lại một lần.
Chính vì là giới hạn an toàn nên chắc chắn sẽ không mang lại lợi nhuận tối ưu nhất. Những nguyên tắc này sẽ giúp các bạn mới tham gia TTCK có căn cứ để kiểm soát hành vi giao dịch của bản thân. Cho đến khi, các bạn trang bị “vừa đủ” kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tâm lý vững vàng và sự kỷ luật như “một người lính”. Lúc đó, các bạn mới có thể “bước ra” khỏi “vòng tròn an toàn” để đối mặt với những thử thách lớn hơn, kèm theo những khoản lợi nhuận vượt trội hơn.
Ở trên là bộ nguyên tắc được mình chọn. Quan trọng hơn, điều mình mong muốn là các bạn xem được bài viết này phải “biến” những điều trên thành bộ nguyên tắc riêng của bản thân các bạn. Tuân thủ, áp dụng, kiểm chứng và điều chỉnh để có sự phù hợp cho những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Từ đó, các bạn mới có “cách riêng” để chia sẻ cho người khác, đặc biệt là cho thế hệ sau.
Cuối cùng, dù có theo nguyên tắc nào đi nữa, hãy luôn nhớ: Lớn thuyền thì lớn sóng, muốn gặt hái thành quả lớn thì phải chấp nhận đương đầu với nhiều khó khăn. Và, điều không thể phủ nhận đó là tham vọng càng lớn thì phiền não cũng càng nhiều. Đừng bao giờ đánh mất những giá trị tốt đẹp của bản thân. Làm những điều tử tế sẽ nhận lại được sự tử tế.
Mình dừng ở đây nha Chúc @nguyendinh có được những quyết định ngày càng chính xác hơn và hãy tiếp tục học hỏi theo cách như vậy nha!
Đây là bài số 976. Các bạn xem được bài viết hãy ghi chép lại để “nhắc nhở” bản thân tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản và quan trọng này. Đồng thời, hãy chia sẻ bài viết đến nhiều bạn khác nữa nha
+++ Bài số 1 đã hết hạn chỉnh sửa nên Danh mục bài viết sẽ không được cập nhật nữa. Các bạn bấm vào đây hoặc theo dõi các bài cập nhật kế tiếp để xem danh sách mới nhất nha.
+++ Hãy chia sẻ chủ đề này cho những ai đang cần và mất phương hướng mà bạn biết nha. Điều này có thể thay đổi phần nào cuộc đời của họ.
Hay quá, cảm ơn Gấu nhiều lắm lắm…kể mà có 1000 trái tim nhỉ:smiling_face_with_three_hearts:
Cảm ơn bạn Gấu tốt bụng, rất ít người chia sẻ một cách chi tiết và dễ hiểu như bạn. Mới tham gia chứng khoán nên m chuyên mua xanh bán đỏ, đu đỉnh, đọc bài của bạn mới biết làm ngược lại… Tặng bạn gấu 1000
@nguyendinh vẫn đang giữ DIG chứ? Nếu kiên nhẫn qua “cơn bão” vừa rồi cho thấy tâm lý rất vững đó nha Ngày 19/2/2022 (bài số 30) và 20/3/2022 (bài số 922) vừa rồi mình đã có nhận xét mà nay nhìn lại đã vượt 100 rồi. Chúc mừng cổ đông DIG
+++ Mỗi người đều có cái hay để học và cứ tiếp tục như vậy nha. Nhớ tuân thủ các nguyên tắc để tự bảo vệ mình
[CẬP NHẬT DANH SÁCH BÀI VIẾT]
Theo yêu cầu của một số bạn mới biết đến mình hoặc mới tham gia vào chủ đề, mình xin phép liệt kê lại vị trí các nội dung quan trọng trong chủ đề này để các bạn tiện theo dõi nha.
(Các bạn bấm vào thứ tự bài viết sẽ ra bài đó nha)
Mục tiêu của chủ đề: Bài số 1
+++ Ăn mừng 1000 : Bài số 105
Chuyện về SBT và ngành Đường: Bài số 141
Chiến tranh và Chứng khoán: Bài số 159
Chuyến đi Tây Ninh và VRE: Bài số 163
Cảm nghĩ về Ngành Nước: Bài số 177
GEG là của BEAR: Bài số 201 + Bài số 554
Tàm Quý: Bài số 230
Chuyện về HSG: Bài số 234
Trăn trở hành trình về VN: Bài số 240 + Bài 1014
Hướng dẫn tìm kiếm nhận xét: Bài số 272
Tôi vỡ tan để ánh sáng ngập tràn: Bài số 356
Chuyện về VIC: Bài số 362
Nương theo bước giá: Bài số 380
+++ Ăn mừng 2000 : Bài số 381
Lời nhắn nhủ về chuyện học chứng khoán: Bài số 389
Chuyện về VND: Bài số 399
Chánh Kiến: Bài số 407
Diminishing Returns: Bài số 420
Sống tích cực: Bài số 431
Chuyện về SSI: Bài số 456
Thời du học sinh của BEAR: Bài 461 + Bài số 468 + Bài số 680 + Bài số 711 + Bài số 756 + Bài số 801 + Bài số 855 + Bài số 921 + Bài số 948 + Bài số 1078
Hướng dẫn đánh dấu bài viết: Bài số 483
Hiểu về Quỹ ETF: Bài số 487
Sở thích đọc sách của BEAR: Bài số 495
Học có “tiêu hóa”: Bài số 498
+++ Ăn mừng 3000 : Bài số 506
Lời chúc mừng 8 tháng 3: Bài số 522
Xác định Nhịp và Ngưỡng cổ phiếu: Bài số 544
Đám đông: Bài số 548
Câu chuyện về Vĩ mô - Vi mô: Bài số 557
Nghĩ khác: Bài số 576
Xác định Tín Hiệu Dòng Tiền: Bài số 586
Chuyện về IDC: Bài số 621 + Bài số 695
+++ Ăn mừng 4000 : Bài số 632
Bài học CẮT LỖ: Bài số 638
Có nên đặt target khi đầu tư: Bài số 646
All in và Nguyên tắc Pareto: Bài số 711
Hiểu đúng về Đầu tư giá trị: Bài số 719
Hơn cả GEG, đó là REE: Bài số 708
Ảnh hưởng của việc Đặt tên: Bài 229 (chủ đề khác)
+++ Ăn mừng 5000 : Bài số 767
Mong muốn của BEAR: Bài số 769
Không may mắn cũng là một lợi thế: Bài số 776
Tham dự ĐHĐCĐ thì làm gì: Bài 291 (chủ đề khác)
Căn phòng Tri Ân: Bài số 799
Chơi chứng là phụ, kiếm tiền là thật: Bài số 801
Chuyện về YEG: Bài số 832
+++ Ăn mừng 6000 và mở rộng chủ đề : Bài số 864
Bốn mùa tự tại: Bài số 836
Bài học chứng khoán đầu tiên của BEAR: Bài số 855
Sự kiên nhẫn: Bài số 931
Tên gọi WINTERBEAR từ đâu: Bài số 947
Tự sự của BEAR: Bài số 952
+++ Ăn mừng 7000 : Bài số 974
Kiểm soát cảm xúc: Bài số 352 (chủ đề khác)
Các nguyên tắc cơ bản trong chứng khoán (dành cho các bạn mới): Bài số 976
Thói quen không xem Bảng giá của BEAR: Bài số 988
Định giá WTB: Bài số 999
"Xin" trở về với tiếng Việt: Bài 1014
Khái niệm Giá Chặn: Bài số 1021
Sự thực tập: Bài số 1057
+++ Ăn mừng 8000 : Bài số 1196
Bài học CHỐT LÃI: Bài số 1078
Mẹ cần được nghỉ ngơi: Bài số 1097
Lời cảm ơn chân thành: Bài số 1166
Những cơn mưa rào: Bài số 1186
+++ Ăn mừng 9000 : Bài số 1216
May mắn: Bài số 1214
Tôn Trọng và Bình Đẳng: Bài số 1215
… (sẽ tiếp tục cập nhật ở bài số 1242)
Trên đây là danh sách các bài viết “dài dòng” của mình trong chủ đề này. Khi có thời gian, các bạn nên xem lại nhiều lần các bài viết để hiểu hơn về cách nhìn nhận của mình và thị trường chứng khoán nha.
+++ Hãy chia sẻ chủ đề này cho những ai đang cần và mất phương hướng mà bạn biết nha. Điều này có thể thay đổi phần nào cuộc đời của họ.
Ava mới mừng 7000 tim. Chúc mừng bạn Gấu
Mình vẫn giữ DIG,là F0 n m xác định đánh dài hạn , bjo chỉ mong sống sót cái đã nên giá vốn thấp, không margin nên đợt bão đó cung không ảnh hưởng gì. bjo chi muốn học lướt giống bạn Gấu, 20% tài khoản đi lướt.
Xem giúp mình: OIL + Muốn Bán + 12 Tháng;
Cảm ơn bạn GẤU nhé
Đặt lệnh Mua trên giá chặn Bán và đặt lệnh Bán dưới giá chặn Mua
Chỗ này em không hiểu lắm: “Giá chặn bán” và “Giá chặn mua” được xác định như nào ?
Theo em hiểu là giá chặn bán là giá ứng với mức giá có khối lượng lệnh chờ cao nhất ở bên Bán có đúng không GẤU ?
Cảm ơn Bear chia sẻ bài viết rất hữu ích này.
Tốt nha mình nghe @nguyendinh nói là biết đã “thẩm thấu” được bài viết trước đó của mình rồi. Mà cũng đừng “bắt chước” Gấu nha. Có những điều đang chờ được hỏi để viết nên bất cứ khi nào cũng phải dựa vào các nguyên tắc để ra quyết định.
Nói về cách “lướt” của mình thì đặc trưng nhất là Không xem bảng giá thường xuyên. Nghe thật kì lạ nhưng mình đã áp dụng nó từ lúc còn ở Canada đến khi về VN. Dĩ nhiên, một phần vì công việc không cho phép mình có thời gian để ngồi chỉ ngắm “màn hình xanh xanh đỏ đỏ”. Hơn nữa, đây lại là một bài tập nhỏ về chứng khoán trước khi mình nhận tấm bằng Dphil bên mảng Kinh Tế vào nhiều năm trước. Trong bài tập này, nhóm mình được giao nhiệm vụ phản biện một đề tài nghiên cứu có sẵn trước đó nói về Lợi ích của việc theo dõi của Bảng giá trong phiên hàng ngày. Và phương pháp mà nhóm mình chọn chính là thực nghiệm để đánh giá sự ảnh hưởng trực tiếp vào tính chính xác trong các quyết định “lướt sóng”. Bởi vì, bài tập này chỉ kéo dài 2 tuần thôi.
Nhóm mình đã tham gia vào mẫu và mời thêm một số anh chị trong trường. Sau đó, chia làm 2 nhóm: một nhóm sẽ thường xuyên theo dõi bảng giá trong ngày và nhóm còn lại chỉ xem bảng giá sau khi kết thúc phiên giao dịch hoặc một vài lần trong tuần. Kết quả thu được đã khiến nhóm mình bất ngờ. Nhóm không thường xuyên theo dõi bảng giá lại có số lượng quyết định chính xác nhiều hơn gấp 1,674 lần so với nhóm “ngắm” bảng giá liên tục. Dĩ nhiên, nhóm mình đã đặt ra những điều kiện nhất định để hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về trình độ của hai bên. Đó là câu chuyện ở “cái nơi lạnh lẽo” đó trong quá khứ của mình.
Hiện tại, bản thân mình không xem bảng giá là “chuyện thường ngày” và mình không “ép” bản thân phải làm điều đó. Mình không phủ nhận những lợi ích từ việc theo dõi bảng giá. Khi có thời gian, mình vẫn sẽ “ngó” một chút. Nhờ ít theo dõi như vậy, bên cạnh những lợi ích về mặt tâm lý có được, mình có thêm thời gian để ra quyết định chính xác hơn vào cuối ngày hôm đó. Hầu hết, các lệnh của mình được lên kế hoạch vào ngày hôm trước và được “đẩy đi” vào ngày hôm sau. Kết quả thực tế thế nào thì mình đã nói trong Bài số 711 rồi.
Vài chia sẻ thêm với @nguyendinh vậy nha
+++ Dành thời gian cho việc trau dồi kiến thức, ngoại ngữ và rèn luyện thể thao để luôn khỏe mạnh nha.